Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Bài 4: HS thực hiện đếm và chỉ ra đủ 10 bông hoa mỗi loại.

*Lưu ý:GV có thể tổ chức thành trò chơi: tô màu vào 10 bông hoa, khoanh vào 10 chữ cái hoặc lấy cho đủ 10 que tính.

 -Lấy ví dụ số 10 để nói về số lượng đồ vật, sự vật xung quanh em. Chẳng hạn:

Có 10 ngón tay, có 10 ngón chân; Trong hộp có 10 chiếc bút, .

 G. Củng cố, dặn dò(2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Về nhà, em hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các số đã học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Tiếng Việt

ê , l (2 tiết)

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

-Nhận biết các âm và chữ cái ê, l; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có ê,

l với mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”.

-Nhìn tranh ảnh minh hoạ, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm ê, âm l.

 -Đọc đúng bài Tập đọc.

 -Biết viết trên bảng con các chữ ê, l và tiếng lê.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Máy chiếu, chữ mẫu, bảng con.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1

A.KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)

GV kiểm tra 2 - 3 HS đọc bài Tập đọc (bài 9) hoặc kiểm tra cả lớp viết

bảng con các chữ cờ đỏ, cố đô.

B.DẠY BÀI MỚI(30’)

 

doc 14 trang thuong95 3350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần3
Thứ 2 ngày 28 tháng 9 năm 2020
Toán
 Số 1O
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 10. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 10.
Đọc, viết được số 10.
Lập được các nhóm có đến 10 đồ vật.
Nhận biết vị trí số 10 trong dãy các số từ 0 đến 10.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Tranh tình huống.
Một số chấm tròn, que tính, hình vuông, hình tam giác (trong bộ Đ D Toán 1).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC(3O’)
 A.BÀI CŨ.
 B.Hoạt động khởi động
HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.
HS đếm số quả mỗi loại có trong cửa hàng và nói. Chẳng hạn: “Có 5 quả xoài”, “Có 6 quả cam”,...
Chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).
 C.Hoạt động hình thành kiến thức
Hình thành số 10
HS quan sát khung kiến thức:
HS đếm số quả táo và số chấm tròn.
HS nói: “Có 10 quả táo. Có 10 chấm tròn, số 10”.
HS lấy thẻ số trong bộ đồ dùng học toán gài số 10 lên thanh gài.
HS tự lấy ra 10 đồ vật (chấm tròn hoặc que tính, ...) rồi đếm.
Viết số 10
HS nghe GV giới thiệu số 10, GV hướng dẫn cách viết số 10.
HS thực hành viết số 10 vào bảng con.
D. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
a) Đếm số lượng mỗi loại quả, đọc số tương ứng.
b) Trao đổi, nói với bạn về số lượng mỗi loại quả đếm được. Chẳng hạn: Chỉvào hình vẽ bên phải nói: Có mười quả xoài, chọn số10.
*Lưu ỷ: GV chủ ý rèn cho HS cách đếm, chỉ vào từng đối tượng cần đếm đểtránh đếm lặp, khi nói kết quả đếm có thể làm động tác khoanh vào tất cả đối tượngcần đếm, nói: Có tất cả 10 quả xoài.
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:
Quan sát hình vẽ, đếm số hình vuông có trong mẫu.
Đọc số ghi dưới mỗi hình.
Lấy hình cho đủ số lượng, đếm để kiểm tra lại.
Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe cách làm và kết quả.
*Lưu ý: GV có thể tổ chức theo nhóm, theo cặp hoặc tổ chức thành trò chơi. GVcũng có thể thay đổi vật liệu và số lượng để hoạt động phong phú hơn. Chẳng hạn: Lấy cho đủ 10 hình tam giác hoặc vẽ cho đủ 10 hình tròn, ...
Bài 3 : HS đếm tiếp các số theo thứ tự từ 0 đến 10, rồi đọc số còn thiếu trong các ô.
HS đếm lùi các số theo thứ tự từ 10 về 0, rồi đọc số còn thiếu trong các ô.
Đếm tiếp từ 0 đến 10 và đếm lùi từ 10 về 0.
 E. Hoạt động vận dụng
Bài 4: HS thực hiện đếm và chỉ ra đủ 10 bông hoa mỗi loại.
*Lưu ý:GV có thể tổ chức thành trò chơi: tô màu vào 10 bông hoa, khoanh vào 10 chữ cái hoặc lấy cho đủ 10 que tính.
 -Lấy ví dụ số 10 để nói về số lượng đồ vật, sự vật xung quanh em. Chẳng hạn:
Có 10 ngón tay, có 10 ngón chân; Trong hộp có 10 chiếc bút, ...
 G. Củng cố, dặn dò(2’)
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
Về nhà, em hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các số đã học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.
Tiếng Việt 
ê , l (2 tiết)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-Nhận biết các âm và chữ cái ê, l; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có ê, 
l với mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”.
-Nhìn tranh ảnh minh hoạ, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm ê, âm l.
 -Đọc đúng bài Tập đọc.
 -Biết viết trên bảng con các chữ ê, l và tiếng lê.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Máy chiếu, chữ mẫu, bảng con.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A.KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)
GV kiểm tra 2 - 3 HS đọc bài Tập đọc (bài 9) hoặc kiểm tra cả lớp viết 
bảng con các chữ cờ đỏ, cố đô.
B.DẠY BÀI MỚI(30’)
Giới thiệu bài
- GV viết lên bảng tên bài: ê, l; giới thiệu bài học mới: âm ê và chữ ê; âm l và chữ l.
 -GV chỉ chữ ê, nói: ê. HS (cá nhân, cả lớp): ê.
 -GV chỉ chữ l, nói: l (lờ). HS (cá nhân, cả lớp): l.
 -GV giới thiệu chữ Ê, L in hoa.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
GV chỉ hình quả lê (hoặc vật thật); Đây là thứ quả rất thom ngon. Các em có biết đó là quả gì không? (Quả lê).
GV viết lên bảng lần lượt chừ l, chữ ê. HS nhận biết: l, ê = lê. Cả lớp: lê.
-Phân tích (1 HS lấm mẫu, một vài HS nhắc lại): Tiếng lê gồm có âm l đứng trước, âm ê đứng sau.
GV đưa lên bảng mô hình tiếng lê. HS (cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc trơn): lờ - ê - lê / lê.
* Củng cố: HS nói 2 chữ mới vừa học là: chữ ê, chữ l; tiếng mới là lê. GV chỉ mô hình tiếng lê, cả lớp đánh vần. HS cài lên bảng cài chữ l, chữ ê.
Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm ê? Tiếng nào có âm l?)
GV chỉ hình theo số TT, cả lớp nói tên từng sự vật: bê (bê là con bò con), khế, lửa, lứa, (cá) trê, (thợ) lặn (thợ lặn dưới đáy biển). (Từ nào HS không nói được, GV nói hộ). / Lặp lại lần 2 (chỉ hình TT đảo lộn).
Từng cặp HS chỉ hình, nói tên các sự vật có âm ê, âm l; làm bài trong
VBT.
2 HS báo cáo kết quả: Những tiếng có âm ê: bê, khế, trê. Những tiếng có âm l: lửa, lúa, lặn.
-GV chỉ từng hình theo số TT, cả lớp: Tiếng bê có âm ê... Tiếng lửa có âm l...
 -HS nói tiếng ngoài bài có âm ê (bể, ghế, lễ, thề,...); âm l (lá, làm, lo,lội,...).
Tập đọc (BT 3)
Luyện đọc từ ngữ
GV hướng dẫn HS đọc từng từ dưới mồi hình. Có thể cho HS đánh vần trước khi đọc trơn hoặc đọc trơn luôn. GV kết họp giải nghĩa từ: la (con vật cùng họ lừa); lồ ô (một loài tre to, mọc ở rừng, thân thẳng, thành mỏng); le le (một loài chim sống dưới nước, hình dáng giống vịt nhưng nhỏ hơn, mỏ nhọn); đê (bờ ngăn nước lũ, bảo vệ nhà cửa, đồng ruộng khi có mưa to, nước sông dâng cao); lê la (đi hết chồ này chồ kia; hình trong bài: cậu bé bò lê la theo quả bóng hết chồ này đến chỗ kia).
GV chỉ hình theo TT đảo lộn, kiểm tra một vài HS đọc.
Tiết 2
a)GV đọc mẫu: la, lá, lồ ô, le le, dế, dê, đê, lọ, lê la.(32’)
b)Thi đọc cả bài
-(Làm việc nhóm đôi) Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc. GV kiểm
tra các nhóm làm việc:
-Các cặp, tổ, cá nhân thi đọc cả bài (mỗi cặp, tổ, cá nhân đều đọc cả bài).
-Cuối cùng, cả lớp đọc đồng thanh.
* Cả lớp nhìn SGK đọc đồng thanh 2 trang nội dung bài 10.
3.3. Tập viết (bảng con - BT4)
-Cả lớp nhìn bảng đọc các chữ, tiếng: ê, l, lê.
-GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp (ê, l, lê) vừa hướng dẫn quy trình:
+Chữ ê: cao 2 li. Nét l viết như chữ e. Nét 2 và nét 3 là hai nét thẳng
xiên ngắn chụm đầu vào nhau tạo thành dấu mũ (A).
+ Chữ l: cao 5 li, là kết hợp của 2 nét cơ bản: khuyết xuôi và móc ngược.
+ Tiếng lê: viết chữ l (nét khuyết xuôi, nét móc ngược), nối sang chữ ê
(nét cong phải, nét cong trái), thêm dấu mũ để tạo thành ê; chú ý nối nét giữa l và ê.
+HS viết: ê, l (2 lần). Sau đó viết lê (2 - 3 lần).
4.Củng cố, dặn dò(3’)
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe tiết
học hôm nay em đã biết thêm những sự vật, con vật, hoạt động gì; xem trước bài 11 (b, bễ).
Khuyến khích HS tập viết chữ trên bảng con.
Tiếng Việt 
b,bễ (2 tiết)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-Nhận biết âm và chữ cái b; nhận biết thanh ngã, dấu ngã; đánh vần, đọc
đúng tiếng có b (mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”): bê, bễ.
 -Nhìn hình, phát âm, tự phát hiện được tiếng có âm b, có thanh ngã.
 -Đọc đúng bài Tập đọc Ớ bờ đê.
 -Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng và chữ số: b, bễ; 2, 3.
II.ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh ảnh, mẫu vật, vật thật hoặc máy chiếu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ(5’)
2 HS đọc lại bài Tập đọc (bài 10) hoặc cả lớp viết các chữ ê, l, lê.
B. DẠY BÀI MỚI(30’)
Giới thiệu bài: âm và chữ cái b; thanh ngã và dấu ngã - chữ bễ.
GV chỉ chữ b, nói: b (bờ). HS (cá nhân, cả lớp): b.
GV chỉ chữ bễ, nói: bễ. HS (cá nhân, cả lớp): bễ.
GV giới thiệu chữ B in hoa.
Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Âm b và chữ cái b
GV chỉ hình con bê, hỏi: Đây là con gì? (Con bê).
GV viết bảng chữ b, chữ ê. HS nhận biết: b, ê = bê. Cả lớp: bê.
Phân tích tiếng bê (1 HS làm mẫu, một số HS nhắc lại): gồm có 2 âm: âm b đứng trước, âm ê đứng sau. GV chỉ mô hình, HS (cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc trơn); bờ - ê - bê / bê.
 Tiếng bễ
GV chỉ hình ảnh cái bễ (lò rèn): Đây là cái bễ ở lò rèn. Bễ dùng để thổi lửa cho to horn, mạnh horn. GV chỉ tiếng bễ: Đây là tiếng bễ. Tiếng bễ khác tiếng bê ở điểm nào? (Tiếng bễ khác tiếng bê là có thêm dấu). GV: Đó là dấu ngã. GV đọc: bễ. HS (cá nhân, cả lớp): bễ.
GV đưa lên bảng mô hình tiếng bễ. HS (cá nhân, tổ, cả lớp) đánh vần, đọc trơn: bờ - ê - bê - ngã - bễ / bễ.
GV cùng HS đánh vần nhanh (bê - ngã - bễ), thể hiện bằng động tác tay:
+ Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bễ.
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bê.
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ngã.
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bễ.
Sau đó, gộp 2 bước đánh vần: bờ - ê - bê - ngã - bễ.
* Củng cố: HS nói chữ và dấu thanh, tiếng mới học là chữ b, dấu ngã, tiếng bễ. HS ghép trên bảng cài chữ bễ.
Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm b?)
GV chỉ từng hình, 1 HS nói tên sự vật (bỏ, lá, bàn, búp bê, bóng, bánh). / GV chỉ hình lần 2 (TT đảo lộn), cả lớp nói tên từng sự vật.
-Từng cặp HS chỉ hình, nói tiếng có âm b; làm bài trong VBT (Nối b với hình chứa tiếng có b). / 2 HS báo cáo: Các tiếng có âm b (bò, bàn, búp bê, bóng, bánh).
 -GV chỉ hình, cả lớp đồng thanh: Tiếng bò có âm b. Tiếng lá không có âm b...
 -HS có thể nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có âm b (ba, bế, bể, bi,...).
 3.2.Mở rộng vốn từ (BT 3: Tiếng nào có thanh ngã?)
-Như BT 2: HS (cá nhân, cả lớp) nói tên từng sự vật, hoạt động (vẽ, đũa, quạ, sữa, võ, nhãn).
 -Từng cặp HS làm bài, báo cáo kết quả.
 -Cả lớp nói: Tiếng vẽ có thanh ngã... Tiếng quạ không có thanh ngã...
 -HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có thanh ngã (dễ, khẽ, lễ, vẫn,...).
 4.Tập đọc (BT 4) (Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài đọc dài đầu tiên)
Giới thiệu bài
GV chỉ trên bảng 3 hình minh hoạ bài Tập đọc, hỏi: Đây là hình ảnh 
những con vật gì? (Tranh 1: con dê. Tranh 2: con dế. Tranh 3: con bê).
GV: Bài đọc nói về con dê, con dế, con bê ở bờ đê. GV chỉ từng con 
vật cho cả lớp nhắc lại: dê, dế, bê. Các em cùng nghe xem các con vật làm gì.
GV đọc mẫu.
Luyện đọc từ ngữ: HS (cá nhân, cả lớp) nhìn bài đọc trên bảng đánh 
vần, đọc trơn các từ ngữ (đã gạch chân hoặc tô màu) theo thước chỉ của GV: bờ đê, la cà, có dế, có cả bê, be be. GV giải nghĩa: bờ đê (bờ đất cao chạy dài dọc theo bờ sông, bờ biển để ngăn nước ngập); la cà (đi chỗ nọ chỗ kia); be be (từ mô phỏng tiếng kêu của con dê).
Tiết 2
Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh(30’)
-GV: Bài đọc có 3 tranh và 4 câu (GV chỉ từng câu cho cả lớp đếm). GV 
đánh số TT từng câu trong bài trên bảng. (Tranh 3 có 2 câu).
(Đọc rõ từng câu): GV: Các em sẽ đọc thầm tên bài, đọc từng câu 
theo thước chỉ. / GV chỉ chậm từng tiếng trong tên bài (Ở bờ đê) - cả lớp đọc thầm; sau đó 1 HS đọc, cả lớp đọc. Làm tương tự với câu 1 (dưới tranh 1) và 3 câu còn lại.
 -(Đọc tiếp nối) (cá nhân / từng cặp):
- Từng HS (nhìn bài trên bảng) tiếp nối nhau đọc từng lời dưới tranh: HS 1 (đầu bàn) đọc tên bài và câu 1, các bạn khác tự đứng lên đọc tiếp nối. Có thể lặp lại vòng 2 với những HS khác. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS.
+ 3 cặp HS tiếp nối nhau đọc lời dưới 3 tranh. (Mỗi cặp cùng đọc lời dưới 1 tranh). Có thể lặp lại vòng 2 với các cặp khác.
GV chỉ vài câu (TT đảo lộn), kiểm tra một vài HS đọc.
Thi đọc cả bài (theo cặp / tổ)
(Làm việc nhóm đôi) Từng cặp HS (nhìn SGK) cùng luyện đọc trước khi thi. GV hướng dẫn HS chụm đầu, chỉ chữ trong SGK cùng đọc. Nhắc: 2 em cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả đọc trước lớp. Phải hợp tác tốt các em mới đọc đều, đọc đúng. (GV kiểm tra HS làm việc nhóm).
-Các cặp / tổ thi đọc cả bài (mỗi cặp, tổ đều đọc cả bài). Có thể lặp lại vòng 2.
1 HS đọc cả bài. (Có thể mời thêm 1 HS nữa).
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
* GV nhắc HS theo dõi các cặp, tổ đọc để nhận ra ưu điểm, phát hiện lỗi. Khi đọc theo tổ, cả lớp, cần đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn.
g) Tìm hiểu bài đọc
Gợi ý các câu hỏi:
Con gì la cà ở bờ đê?	(Con dê la cà ở bờ đê).
- Dê gặp nhữngcon gì?	(Dê gặp con dế, con bê).
- Con bê kêu thế nào?(Con bê kêu “be be”),
* Cả lớp nhìn SGK, đọc lại những gì vừa học ở bài 11.
3.4. Tập viết (bảng con - BT 5)
HS đọc trên bảng lớp các chữ mẫu (b, bê, bễ), chữ số (2, 3).
Viết: b, bê, bễ
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình:
+ Chữ b: cao 5 li. Gồm 3 nét: nét khuyết xuôi, nét móc ngược và nét thắt. Chú ý: Tạo khoảng rỗng nửa đầu chữ b không nhỏ quá hoặc to quá; nét thắt (vòng xoắn nhỏ) cuối nét lượn mềm mại.
+ Tiếng bễ: viết chữ b, chữ ê, dấu ngã đặt trên chữ ê. Viết dấu ngã là 1 nét lượn lên xuống từ trái sang phải (~).
HS viết bảng con b, bễ (2 lần).
Viết các chữ số: 2, 3
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình:
+ Số 2: cao 4 li. Gồm 2 nét - nét 1 là kết họp của hai nét cơ bản: cong trên 
và thẳng xiên; nét 2 là nét thẳng ngang.
+ Số 3: cao 4 li. Gồm 3 nét - nét 1 thẳng ngang, nét 2 thẳng xiên, nét 3 
cong phải.
HS viết trên bảng con: 2, 3 (2 lần).
Củng cố, dặn dò(5’)
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc cho người thân nghe bài Tập đọc Ở bờ đê', xem trước bài 12 (g, b).
Khuyến khích HS tập viết chữ trên bảng con.
Tập viết
Sau bài 10, 11
 IMỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Tô đúng, viết đúng các chữ ê, l, b, các tiếng lê, bễ - chữ thường, cỡ 
vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đũng khoảng cách giữa các con chữ.
Tô, viết đúng các chữ số 2, 3.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các chữ mẫu ê, l, b „, các chữ số 2, 3 đặt trong khung chữ.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
Luyện tập
Cả lớp nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng, chữ số: ê, l, lê, b, bê, bễ, 2, 3.
Tập tô, tập viết: ê, l, lê
GV vừa viết mẫu từng chữ ê, l, lê, vừa hướng dẫn quy trình:
+ Chữ ê: cao 2 li, như chữ e, nhưng có thêm dấu mũ (là 2 nét thẳng xiên 
ngắn). Cách viết dấu mũ: Từ điểm dừng của nét 1, lia bút lên đầu chữ để viết dấu mũ nhỏ vừa phải, cân đối (khoảng giữa ĐK 3 và ĐK 4).
+ Chữ l: cao 5 li; viết liền 1 nét. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 2, viết nét 
khuyết xuôi (đầu nét khuyết chạm ĐK 6), đến gần ĐK 2 thì viết tiếp nét móc ngược; dừng bút ở ĐK 2.
+ Tiếng lê: Viết chữ l trước, chữ ê sau, chú ý nối nét giữa l và ê.
 -HS viết: ê, l, lê (2 lần).
 c)Tập tô, tập viết: b, bê, bễ
- GV vừa viết mẫu từng chữ b, bê, bễ, vừa hướng dẫn:
+ Chữ b: cao 5 li. Gồm 3 nét: nét khuyết xuôi, nét móc ngược và nét thắt. Cách viết:
+Đặt bút trên ĐK 2, viết nét khuyết xuôi cao 5 li, rộng 1 li. Đưa bút ngược lại theo thân nét khuyết xuôi, đến ĐK 2 nối liền với nét móc ngược và nét thắt; dừng bút gần ĐK 3.
+ Tiếng bê: gồm chữ b trước, chữ ê sau; chú ý nét nối giữa b và ê.
+ Tiếng bễ: viết bê, đặt dấu ngã trên chữ ê (dấu ngã đặt cân đối trên ê, 
không quá gần hoặc quá xa ê).
 -HS viết: b, bê, bễ (2 lần).
c.Tập tô, tập viết chữ số: 2, 3
-GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
+ Số 2: cao 4 li. Gồm 2 nét. Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong 
phải và thẳng xiên. Nét 2 là thẳng ngang. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 4, viết nét cong phải nối với nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến ĐK 1 thì dừng. Từ điểm dừng của nét 1, chuyển hướng viết nét thẳng ngang (trùng ĐK 1) bằng độ rộng của nét cong trên.
+ Số 3: cao 4 li; gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên, nét 3: cong phải. Cách viết: (nét 1) đặt bút trên ĐK 5, viết nét thẳng ngang (trùng ĐK 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng. Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng viết nét thẳng xiên đến giữa ĐK 3 và ĐK 4 thì dừng. Nét 3: từ điểm dừng của nét 2 chuyển hướng viết nét cong phải xuống đến ĐK 1 rồi lượn lên đến ĐK 2 thì dừng.
HS viết: 2, 3 (2 lần).
GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS.
 Củng cố, dặn dò
GV nhận xét chung giờ học
Đạo đức
Gọn gàng ngăn nắp (tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt. 
- Biết ý nghĩa của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt. 
- Thực hiện được hành vi gọn gàng, ngăn nắp nơi ở, nơi học. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, SGV, hình ảnh
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Khởi động
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- GV chia sẻ: Thầy/cô thích căn phòng thứ hai vì rất gọn gàng, sạch sẽ. 
- GV giới thiệu bài học mới. 
B. Khám phá
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh “Chuyện của bạn Minh”
Mục tiêu: HS trình bày được nội dung câu chuyện. 
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: 
- GV kể lại nội dung câu chuyện theo tranh: 
Hoạt động 2: Thảo luận
Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của việc sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt. 
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ HS trả lời những câu hỏi 
+ Vì sao bạn Minh đi học muộn?
+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có ích lợi gì?
- GV kết luận: sống gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tìm được đồ dùng khi cần sử dụng, giữ gìn đồ dùng thêm bền đẹp. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp
Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
+ Bạn trong tranh đang làm gì?
+ Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Em còn biết những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp nào khác?
- GV nêu các biểu hiện gọn gàng, ngăn nắp sau khi HS thảo luận từng tranh: 
Tranh 1: 
Tranh 2: 
Tranh 3: 
Tranh 4:
 Tranh 5: 
Tranh 6: 
-GV kết luận: Những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt là đế đồ dùng vào đúng chồ sau khi dùng; xếp sách, đồ dùng học tập vào cặp sách, giá sách, góc học tập; quần áo sạch gấp và để vào tủ;
HS Quan sát hai tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 7 và cho biết: Em thích căn phòng trong tranh nào hơn? Vì sao?
- HS chia sẻ cảm xúc và lí do thích hay không thích căn phòng. 
HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát và mô tả việc làm của bạn Minh trong từng tranh. 
- HS làm việc theo nhóm và kể chuyện theo tùng tranh. 
HS trả lời những câu hỏi sau khi kể chuyện theo tranh “Chuyện của bạn Minh”. 
HS thảo luận theo nhóm. Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. 
HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát tranh SGK Đạo đức 1, trang 9 và trả lời câu hỏi sau:
HS làm việc theo nhóm đôi. Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước Lớp. 
Các nhóm khác lắng nghe và trao đổi ý kiến.
Treo quần áo lên giá, lên mắc áo. 
xếp sách vào giá sách ở thư viện sau khi đọc. 
xếp giày dép vào chỗ quy định. 
xếp gọn đồ chơi vào chỗ quy định (tủ, hộp). 
Treo hoặc cất chổi vào chồ quy định. 
sắp xếp sách vở sau khi học trong góc học tập ở nhà. 
Thể dục
Ôn tư thế nghiêm nghỉ, tập hợp hàng dọc, dóng hàng,
điểm số hàng dọc. Trò chơi : Người lịch sự
I MỤC TIÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết và thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết được khẩu lệnh và thực hiện được tập hợp hàng dọc dóng hang, điểm số, trò chơi
- Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẩu của GV để thực hiện .
- Hoàn thành lượng vận động. Tích cực tham gia tập luyện 
II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Nhà giáo dục thể chất, sân tập.
- Phương tiện: Sách giáo khoa,bài soạn, còi, tranh trực quan.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức và yêu cầu
TG
SL
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I.Phần mở đầu
Nhận lớp:
- Hoạt động của lớp trưởng.
- Hoạt động của giáo viên
2.Khởi động
Xoay các khớp cổ, tay cổ chân, vai, hông, gối
5p
4l 8n
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
Kiểm tra sức khỏe của học sinh
GV mở nhạc cho học sinh khởi động .Quan sát làm mẫu và hướng dẫn cho học sinh.
Đội hình nhận lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
Lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo sĩ số cho GV
Đội hình như trên
GV hướng dẫn cả lớp khởi động và hướng dẫn lớp trưởng cách điều hành.
HS tích cực chủ động tập luyện
II.Phần cơ bản
1 Ôn tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điemr số
Trò chơi.
Chuẩn bị : Đội hàng ngang
 Trò chơi : Người lịch sự
Cách chơi: Người quản trò mời thì các em làm và không mời thì các em không làm
 VD: Mời các em ngồi xuống thì các em ngồi xuống. Ngồi xuống thì các em không ngồi 
Các trường hợp phạm quy: Không mời mà các em làm hoặc mời mà các em không làm. Làm sai hiệu lệnh, hàng ngũ lộn xộn.
25p
 Gv gọi 1-2 học sinh lên thực hiện. Cả lớp theo dỏi nhận xét. GV sữa sai
 GV hướng đẫn tập đồng loạt cả nhóm
GV chia nhóm cho học sinh tập luyện và hướng đẫn cách nhận xétlaanx nhau
Gv gọi tên trò chơi và hướng dẫn học sinh chơi
 Đội hình hàng ngang
HS tập luyện cả lớp
GV hướng dẫn làm mẫu cho học sinh tập luyện.
 Học sinh tập đồng loạt 
Gv sữa sai và hướng dẫn cách hô cho các nhóm trưởng, lớp trưởng.
HS tập luyện theo nhóm và nhận xét lẫn nhau.
Đội hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
Học sinh chơi thử.
 Học sinh thi đua chơi với nhau.
GV sữa sai cho học sinh
Phần kết thúc
Thả lỏng các khớp cơ bắp 
Nhận xét giờ học
5p
GV điều hành cả lớp tập luyện
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
HS Lắng nghe và thực hiện
Thứ tư , ngày 30 tháng 9 năm 2020
Tiếng Việt
 g, h ( 2 tiết)
IMỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
HS nhận biết các âm và chữ cái g, h; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có g, h với mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”: ga, hồ.
Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm g, âm h.
Đọc đúng bài Tập đọc Bé Hà, bé Lê.
Viết đúng trên bảng con các chữ g, h và các tiếng ga, hồ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
KIỀM TRA BÀI CŨ: 2-3 HS đọc lại bài Tập đọc Ở bờ đê (bài 11).
DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài học mới: âm và chữ cái g, h.
GV chỉ chữ g, nói: g (gờ). HS (cá nhân, cả lớp): g. / Làm tưong tự với chữ h.
GV giới thiệu chữ G, H in hoa.
Chia sẻ, khám phá (BT 1: Làm quen)
Âm g và chữ g
GV chỉ hình ảnh nhà ga; hỏi: Đây là cái gì? (Nhà ga).
GV viết chữ g, chữ a. HS nhận biết: g, a - ga. Cả lớp: ga. GV giải nghĩa: ga / nhà ga là bến đỗ, nơi xuất phát của các đoàn tàu.
Phân tích tiếng ga: có 2 âm, âm g đứng trước, âm a đứng sau.
GV giới thiệu mô hình tiếng ga. HS (cá nhân, tổ, lớp): gờ - a - ga / ga.
Âm h và chữ h: Thực hiện như âm g và chữ g. / HS nhận biết: h, ô, dấu huyền = hồ. / Phân tích tiếng hồ. Đánh vần: hờ - ô - hô - huyền - hồ / hồ.
* Củng cố: HS nói 2 chữ / 2 tiếng mới vừa học. HS ghép bảng cài chữ: ga, hồ.
Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm g? Tiếng nào có âm h?)
GV nêu YC; chỉ từng hình theo số TT cho HS (cá nhân, cả lớp) nói tên từng sự vật: hổ, gấu, hoa hồng, hành, gừng, gà.
Từng cặp HS làm bài; báo cáo kết quả: HS 1 chỉ hình trên bảng lớp, nói các tiếng có âm g (gấu, gừng, gà,). HS 2 nói các tiếng có âm h (hổ, hoa hồng, hành).
GV chỉ từng hình, cả lớp: Tiếng hổ có âm h; tiếng gấu có âm g,...
HS nói thêm 3-4 tiếng có âm g (gò, gạo, gáo, gối,...); có âm h (hoa, hoả, hỏi, hội, húi,...).
Tập đọc (BT 3)
GV chỉ hình minh hoạ bài Bé Hà, bé Lê, giới thiệu: Bài có 4 nhân vật: Hà, bà, béLê (em trai Hà), ba của Hà. GV xác định lời nhân vật trong từng tranh: Tranh
là lời Hà (mũi tên chỉ vào Hà). Tranh 2: Câu 1 là lời bà (mũi tên chỉ vào bà). Câu
(Dạ) là lời Hà. Tranh 3: lời của Hà. Tranh 4: lời của ba Hà.
GV đọc mẫu từng lời, kết họp giới thiệu từng tình huống
Tranh 1: Đọc lời Hà: Hà ho, bà ạ. Tình huống: Bà nghe Hà nói, vẻ lo lắng. Cạnh đó là bé Lê ngồi trên giường, đang khóc.
Tranh 2: Đọc lời bà: Để bà bế bé Lê đã. Nghe bà nói, Hà ngoan ngoãn, đáp: Dạ.
Tranh 3: Đọc lời Hà: A, ba! Ba bế Hà! Ba về, Hà reo lên, chạy ra đón. Hà giơ hai tay, muốn ba bế Hà.
Tranh 4: Đọc lời ba: Ba bế cả Hà, cả bé Lê. (Ba nói: Ba sẽ bế cả Hà, bế cả bé Lê).
Luyện đọc từ ngữ: HS (cá nhân, cả lớp) nhìn bài trên bảng, đọc các từ ngữ (đã gạch chân / tô màu) theo thước chỉ của GV: Hà ho, bà bế, cả Hà, cả bé Lê.
Tiết 2
Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh
GV: Bài đọc có 4 tranh và lời dưới 4 tranh.
(Đọc rõ từng câu): GV chỉ chậm từng chữ trong tên bài cho cả lớp đọc thầm. Sau đó 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc. / Tiếp tục với câu 1 (lời Hà dưới tranh 1), lời dưới
tranh còn lại (Đọc liền 2 câu lời bà, lời Hà ở tranh 2).
(Đọc tiếp nối cá nhân / từng cặp):
+ 1 HS đầu bàn đọc lời dưới tranh 1, các bạn khác đứng lên tự đọc tiếp.
+ 1 cặp HS bàn đầu đọc, các cặp ở bàn tiếp theo tự đứng lên đọc tiếp.
Thi đọc cả bài (theo cặp / tổ)
(Làm việc nhóm đôi): Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi.
Các cặp, các tổ thi đọc cả bài. /1 HS đọc cả bài. / Cả lớp đọc cả bài.
g) Tìm hiếu bài đọc (lướt nhanh)
GV: Qua bài đọc, em hiểu điều gì? (Hà rất thích được bà và ba bế. / Hà rất yêu quý bà và ba. / Bà và ba rất yêu quý chị em Hà, Lê. / Mọi người trong gia đình Hà rất quan tâm, yêu quý nhau).
* Cả lớp nhìn SGK, đọc lại những gì vừa học ở bài 12.
3.3. Tập viết (bảng con - BT 4)
HS đọc trên bảng lớp: g, h, ga, hồ.
GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn quy trình
Chừ g: cao 5 li; gồm	1 nét cong kín (như chữ o) và 1 nét khuyết ngược.
Chữ h: cao 5 li; gồm	1 nét khuyết xuôi và 1 nét móc hai đầu.
Tiếng ga: viết chữ g	trước, chữ a sau, chú ý viết g gần a.
Tiếng hồ: viết chữ h	trước, chữ ô sau, đặt dấu huyền trên ô.
HS viết bảng con: g, h (2 lần). Sau đó viết: ga, hồ (2 lần).
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc cho người thân nghe;

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_canh_dieu_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.doc