Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 5 lập dàn ý (thể loại miêu tả) đạt kết quả tốt
Nhìn chung chất lượng bài lập dàn ý chưa cao, còn rất nhiều HS viết chưa đạt điểm trung bình.
Nguyên nhân
a.GV:
GV chưa chú ý luyện kĩ năng lập dàn ý cho HS
GV dạy “chạy” theo thời gian qui định tiết học
Hướng dẫn lập dàn bài theo ý chung chung, chưa cụ thể.
Bản thân GV chưa chuẩn bị dàn ý khi lên lớp
Hướng dẫn HS quan sát chưa kĩ, GV phân tích đề rồi yêu cầu các em lập dàn ý
b.HS:
HS không thích học tập làm văn nhất là hoc bài lập dàn ý. Vì HS cho rằng viết dàn ý bài văn là khó viết
HS chưa ý thức về tầm quan trọng của việc lập dàn ý
Vốn từ của HS còn nghèo nàn, kỹ năng viết câu, dùng từ cũng bị hạn chế.Chưa sắp xếp ý theo trình tự hợp lí.
Chưa có kĩ năng quan sát tìm ý.
Phần lớn các em chưa hiểu rõ cách thức lập dàn ý
Bản thân ít được đi đó, đi đây để tăng thêm vốn kiến thức
HS thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả dàn ý. Đa số gia đình HS sống bằng nghề nông, thu nhập không ổn định kinh tế thiếu hụt
PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ & I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong đời sống, muốn mọi người cùng nhận ra những điều mà mình đã thấy, đã sống. Trong văn học các câu chuyện, truyện ngắn đã sử dụng khá nhiều đoạn văn miêu tả. Ngay đến khi viết văn nghị luận hay viết thư, nhiều khi người ta cũng xen vào các đoạn văn miêu tả. Vì thế, văn miêu tả rất quan trọng trong sáng tác văn chương. Trong nhà trường văn miêu tả góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm với thế giới xung quanh trong đó quan trọng nhất là thiên nhiên và con người. Chính văn miêu tả góp phần giáo dục, thẩm mỹ, lòng yêu cái đẹp góp phần phát triển ngôn ngữ và cuộc sống, con người với xã hội để khơi gợi tình cảm, cảm xúc và ý nghĩa cao thượng đẹp đẽ. Các em viết văn hay là cái nụ ban đầu. Cái nụ ấy là cơ sở xuất phát khởi đầu, giúp các em biến thành bông hoa rực rỡ, ngọt ngào nhất trong giao tiếp giúp các em đạt được ước mơ đẹp đẽ trong hôm nay và mai sau. Muốn giỏi văn phải tích lũy được vốn văn học đáng kể mà ở lứa tuổi các em điều này thật không dễ. Nếu không có vốn văn học bài văn sẽ trở nên nghèo nàn và khô khan. Vậy làm sao để phát huy năng lực học tập làm văn của các em, giúp các em trở thành 1 bông hoa rực rỡ trong chốn văn chương. Muốn thế, trước hết các em phải có vốn từ phong phú, biết quan sát tìm ý, phát huy trí tưởng tượng và điều quan trọng nhất là các em phải có dàn ý tốt khi nói và viết tập làm văn. Các em có dàn ý tốt thì viết văn sẽ đạt kết quả tốt. Nhận ra tầm quan trọng của việc lập dàn ý trong phân môn Tập làm văn, tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở trước những bài viết lập dàn ý bị điểm kém. Vì thế, tôi quyết tâm tìm tòi học hỏi nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 5 lập dàn ý(thể loại miêu tả) đạt kết quả tốt ”. II.MỤC ĐÍCH -NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học bài tập lập dàn ý, tôi tìm biện pháp hướng dẫn học sinh lập dàn ý một cách tích cực có hiệu quả. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT : Giáo viên (GV) và học sinh (HS) lớp 5 trường Tiểu học Hậu Mỹ Bắc B. Phương pháp dạy lập dàn ý của văn miêu tả và một số kinh nghiệm giảng dạy của GV trường bạn. VI.PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: Đề tài phân tích thực trạng và chủ yếu nêu ra kinh nghiệm dạy HS lớp 52 trường Tiểu học Hậu Mỹ Bắc B lập dàn ý ( thể loại miêu tả) đạt hiệu quả cao mà tôi đã đúc kết được trong thời gian qua. Đề tài được nghiên cứu và ứng dụng từ tháng 9/2011->1/2012. V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Phương pháp nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu sản phẩm bài viết của HS. Phương pháp khảo sát thực tế. Phương pháp so sánh đối chiếu. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. PHẦN II: NỘI DUNG { CƠ SỞ LÝ LUẬN : Tập làm văn (TLV) là sản phẩm tổng hợp của học sinh. Muốn có 1 bài văn miêu tả đạt kết quả tốt, các em phải biết quan sát bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, tích lũy vốn từ, vốn hiểu biết cuộc sống, văn hóa chung thông qua các môn học và thông tin trên sách báo cuộc sống hằng ngày. Trên cơ sở nhận xét, thu nhận cảm xúc cùng với sự huy động vốn hiểu biết của mình, các em sẽ lập được dàn ý tốt. Đây cũng là nền tảng để các em chuyển dàn ý thành bài văn mạch lạc, đầy cảm xúc. Ở lứa tuổi HS lớp 5, các em rất nhạy cảm với vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước, con người Việt Nam. Song với vốn ngôn ngữ nghèo nàn, việc sắp xếp ý chưa phù hợp, diễn đạt khô khan lủng củng, thiếu mạch lạc khi lập dàn ý chi tiết văn miêu tả. II. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU : 1. Quan điểm của GV và HS GV cho rằng: Việc lập dàn ý không phải là khâu quan trọng trong việc dạy HS viết văn. Vì thế, GV không chú trọng đến việc rèn kỹ năng lập dàn ý cho HS Dạy TLV rất khó dạy, nhất là khâu lập dàn ý bài văn. HS thích cái hay cái đẹp trong tác phẩm văn học nhưng các em ghét học TLV, nhất là khâu lập dàn ý. Vì các em không biết phải viết như thế nào, ý lớn ý nhỏ trình bày ra sao, nói gì tả gì để đạt kết quả tốt Chưa thật sự thấy việc lập dàn ý là khâu quan trọng 2.Thực trạng Qua tìm hiều thực tế, tôi nhận định chất lượng bài viết của HS như sau: Tổng số bài Điểm 10-9 Điểm 8-7 Điểm 6-5 Điểm dưới 5 Lớp 52: 31 bài 1 8 10 12 Nhìn chung chất lượng bài lập dàn ý chưa cao, còn rất nhiều HS viết chưa đạt điểm trung bình. Nguyên nhân a.GV: GV chưa chú ý luyện kĩ năng lập dàn ý cho HS GV dạy “chạy” theo thời gian qui định tiết học Hướng dẫn lập dàn bài theo ý chung chung, chưa cụ thể. Bản thân GV chưa chuẩn bị dàn ý khi lên lớp Hướng dẫn HS quan sát chưa kĩ, GV phân tích đề rồi yêu cầu các em lập dàn ý b.HS: HS không thích học tập làm văn nhất là hoc bài lập dàn ý. Vì HS cho rằng viết dàn ý bài văn là khó viết HS chưa ý thức về tầm quan trọng của việc lập dàn ý Vốn từ của HS còn nghèo nàn, kỹ năng viết câu, dùng từ cũng bị hạn chế.Chưa sắp xếp ý theo trình tự hợp lí. Chưa có kĩ năng quan sát tìm ý. Phần lớn các em chưa hiểu rõ cách thức lập dàn ý Bản thân ít được đi đó, đi đây để tăng thêm vốn kiến thức HS thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả dàn ý. Đa số gia đình HS sống bằng nghề nông, thu nhập không ổn định kinh tế thiếu hụt, gia đình thuộc hộ nghèo, cha mẹ ít học nên các em thiếu sự quan tâm của gia đình. Ở nhà, các em tự học là chính. III.BIỆN PHÁP THƯC HIỆN 1. Bồi dưỡng vốn từ Ở chương trình sách Tiếng Việt lớp 5, các bài tập đọc, bài tập làm văn gắn với các chủ điểm là cơ hội để các em tích lũy vốn từ và học hỏi nghệ thuật viết văn. Có vốn từ miêu tả phong phú, học sinh sẽ có hứng thú và say mê trong việc quan sát, tìm ý, lập dàn ý. Để tích lũy vốn từ ngữ miêu tả cho HS. Sau khi học các bài tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, tôi hướng dẫn các em lập sổ tay văn học viết những câu văn miêu tả, từ ngữ miêu tả và khắc sâu trình tự miêu tả, nghệ thuật sử dụng từ Ví dụ: Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tiếng Việt 5 tập 1) Màu lúa chín -> vàng xuộm Tàu lá chuối -> vàng ối xõa xuống như những vạt áo nắng đuổi áo trắng Thóc rơm -> vàng giòn Con chó -> vàng mượt Bài “ Dòng kinh quê hương” tôi cho các em ghi câu “ dễ thương làm sao giọng đưa lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ đưa con người vào niềm vui” Bài “ Một chuyên gia máy xúc” trang 45 ( Tiếng Việt 5 tập 1), các em ghi chép các câu tả ngoại hình “ tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng ửng lên như một mảng nắng”, “bộ quần áo xanh, màu xanh công nhân, thân hình chắc và khỏe. Khuôn mặt to chất phác.. tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị thân mật”. Dạy luyện từ và câu, tôi cho HS ghi những chi tiết tả tính cách “ Chấm không đua đòi, may mặc. Mùa hè một cái áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ 2 áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này sang năm mới”. Bên cạnh ấy, tôi lưu ý nghệ thuật chọn lọc chi tiết và so sánh của tác giả“ Chấm mộc mạc như hòn đất”, “mái tóc vàng ửng như mảng nắng” Ngoài ra, tôi còn chú ý luyện kĩ năng diễn đạt của các em, khắc sâu vốn từ bằng cách tổ chức chơi trò chơi tìm từ, đặt câu đối với những bài tập có từ ngữ miêu tả Ví dụ: Bài 3/78: Tìm từ miêu tả không gian. Đặt câu với 1 trong các từ ngữ vừa tìm được Tả chiều rộng: mênh mông , thênh thang, bao la , bát ngát .. Tả chiều sâu: thăm thẳm, hoăm hoắm, hun hút . Tả chiều cao: cao vút ,vời vợi,cao cao,chót vót Tả chiều dài: loằng ngoằn, dài thượt, . Bài 3 /151: Tìm từ ngữ miêu tả hình dáng của con người Miêu tả mái tóc -> đen nhánh, óng ả, đen mượt mà Miêu tả đôi mắt -> một mí, đen láy, mắt long lanh.. Miêu tả khuôn mặt -> trái xoan, vuông vức, chữ điền, tròn,.. Miêu tả vóc người -> vạm vỡ, dong dông, ốm yếu, khỏe mạnh Hướng dẫn HS nhận xét: hình ảnh đẹp, hình ảnh so sánh. Từ đó, các em biết quan sát tinh tế có chọn lọc khi miêu tả Ví dụ: Bài “Rừng trưa” trang 21 Hình ảnh “ Rừng khô hiện lên với tất cả uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng” hoặc “ Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh nắng ban trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẳn sàng ngả lưng dưới bóng cây nào đó” Hoặc bài “Kì diệu rừng xanh” có đoạn “ rừng khộp hiện ra trước mắt tôi, lá úa vang như cảnh mùa thu Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.” Học bài “ Hạt gạo làng ta” tôi cung cấp cho các em nghệ thuật tu từ, sử dụng hình ảnh đối lập, cách miêu tả so sánh độc đáo: “Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy” Hoặc “ Những năm bom Mĩ Trút trên mái nhà Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông” Hướng dẫn HS cách dùng từ ngữ sử dụng nghệ thuật nhân hóa “Nắng đứng ngủ quên Trên những bức tường” “Ngôi nhà tựa vào nền trời thẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” Để làm giàu vốn sống của các em và khả năng liên tưởng của trẻ, tôi hướng dẫn HS cảm thụ tác phẩm và khơi gợi vốn sống qua liên tưởng. Chẳng hạn bài “ Sắc màu em yêu” để các em có tình cảm sâu sắc đối với quê hương. Tôi cho các em nhớ lại tình cảm của mình đối với quê hương như thế nào. Bản thân các em tự hỏi: tình cảm của mình có giống với các bạn không? Trong tập làm văn, đối với bài nhận xét cấu tạo, trả lời câu hỏi, tôi hướng dẫn thật kĩ, khắc sâu những ý hay, những nét tả đặc sắc. Ngoài ra, tôi rèn luyện cho các em thói quen đọc sách, truyện, ghi chép ý hay và thường xuyên lật ra đọc lại hoặc nhẩm thuộc. 2.Hướng dẫn HS quan sát a.Hướng dẫn HS quan sát bằng nhiều giác quan để tìm ra màu sắc, âm thanh hình ảnh tiêu biểu và cảm xúc của người đối với sự vật. Quan sát bằng mắt để nhận ra màu sắc, hình khối sự vật Quan sát bằng mũi để biết những mùi vị tác động đến tình cảm Quan sát bằng vị giác, xúc giác để cảm nhận mọi vật xung quanh Quan sát bằng tai âm thanh, nhịp điệu để gợi cảm xúc Nhờ cách quan sát này, HS sẽ tìm được nhiều ý, nội dung phong phú Bên cạnh ấy, phải nhắc nhở HS quan sát nhiều lần, tỉ mỉ, quan sát ở nhiều góc độ khác nhau để phát hiện cái hay, cái độc đáo của đối tượng quan sát và ghi ý chính, từ ngữ vào sổ tay. b.Hướng dẫn HS xác định rõ vị trí, thời điểm thời gian, trình tự quan sát Trình tự không gian: quan sát từ trên xuống dưới, hoặc từ dưới lên trên, từ trái sang phải, từ ngoài vào trong, quan sát toàn bộ phận và từng bộ phận. Ví dụ: Bài 1 trang 43 Quan sát trường em từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường Xa: ngôi trường em thấp thoáng sau bụi tre ngà Gần: ngôi trường rộng lớn thoáng mát được xây kiểu hình chữ U Phía ngoài: sân trường tráng xi măng, có những cây xi tỏa bóng mát, có vườn thuốc nam Phía trong: dãy phòng học được gắn hàng chữ “ Trường xanh sạch đẹp”. Trong phòng bàn ghế được xếp ngay ngắn, bảng nam châm được lau bóng láng Trình tự thời gian: quan sát theo diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến kết thúc, từ mùa này sang mùa khác, tuần này sàn tuần khác, tháng này qua tháng khác, quan sát từ sang đến tối Ví dụ: Lập dàn ý miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. Buổi sáng, cảnh vật ra sao (sương mù dầy đặc, đầm sen hiện ra mờ mờ ảo ảo, trời lặng gió). Buổi trưa có gì khác (nắng đã lên cao, sương tan dần, không khí ấm áp hơn .Hoa sen không còn e ấp trong sớm mai mà bắt đầu nở rộ, tỏa hương ngào ngạt ) Buổi chiều: ( nắng nhạt dần , mọi người nhanh tay đưa gương sen vào thúng, đội vào nhà để kịp giao hàng cho mấy thương lái ). Em có suy nghĩ gì( chẳng những đầm sen là một phong cảnh tuyệt đẹp mà nó còn làm giàu cho quê hương) c. Hướng dẫn HS nắm được yêu cầu quan sát Khi quan sát cần lưu ý HS quan sát tìm những nét tiêu biểu đặc sắc của người, sự vật định tả mà ghi chép, không ghi chép tràn lan cần bám sát trọng tâm của bài - Đối với bài tả ngôi trường trọng tâm là quan sát tả cảnh ngôi trường chứ không nên sa đà vào quan sát tả hoạt động của người trong trường - Đối với bài tả người đang hoạt động tôi nhắc nhở HS đây là kiếu bài tả hoạt động của người nên tập trung quan sát vào cử chỉ động tác của người đó trong làm việc. Việc quan sát tả lại đặc điểm ngoại hình là nhằm để hoạt động của nhân vật hiện ra cụ thể sinh động mà thôi 3. Tổ chức HS quan sát Tùy theo đề bài, GV tổ chức cho HS quan sát tại địa điểm của cảnh vật con người hoặc dùng tranh hướng dẫn mẫu tại lớp(ít nhất 1 bài trên 1 thể loại miêu tả miêu tả người, tả cảnh) Khi dùng tranh quan sát thì dùng tranh khổ to và đẹp. Để các em quan sát thuận lợi, tôi chia tranh nhiều mảng, có thể chia bức tranh theo chiều không gian, nửa trên bức tranh nửa dưới bức tranh, bên phải bên trái, giữa bức tranh. Chia theo nhóm nhân vật hoặc hoạt động trong tranh hoặc quan sát theo bộ phận. Khi đặt hệ thống câu hỏi, tôi cũng hướng các em tới vị trí này và kết hợp câu hỏi có huy động các giác quan mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi bằng cách yêu cầu các em nhớ lại, liên tưởng đến sự vật cảnh vật. Ví dụ: quan sát tranh vẽ cơn mưa. Tôi hỏi các em khi mưa xuống, em có cảm giác như thế nào (lạnh), mùi đất bốc lên lúc đó ra sao(ngay ngáy, nồng hăng) Đặc biệt khi cho các em quan sát, tôi yêu cầu các em ghi những gì quan sát được vào nháp theo cách lập mạng ý nghĩa Ví dụ: Đề : Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước(1 vùng biển,1 dòng sông, 1 con suối hay 1 hồ nước) Tôi hướng dẫn các em ghi như sau: Uốn khúc hoa điên điển Nước trong veo ốc, hến Nước đục ngầu, phù sa Sông Nguyễn Văn Tiếp vàng rực mát lạnh cá chép, cá mè tấp nập người Đề: lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của 1 bạn nhỏ hoặc 1 em bé ở tuổi tập đi, tập nói nói ngọng Tóc loe hoe mắt long lanh da hồng hào hơi ốm miệng mớm Bé An nhõng nhẽo đi chập chững hay té tóc quăn môi trái tim 12 tháng hét to Từ đó, các em biết ứng dụng cách quan sát, tìm ý đối với các bài GV không tổ chức quan sát tại lớp được mà chỉ yêu cầu về nhà quan sát, tìm ý. 4.Xây dựng dàn ý Bước 1: phân tích đề bài. Sau khi chép đề bài, tôi gọi HS đọc đề nhiều lần, chọn ra từ quan trọng nhất và trả lời câu hỏi - Đề yêu cầu viết hoặc lập dàn ý loại văn nào?(tả cảnh hay tả người) ->GV gạch dưới 2 gạch dưới từ tả - Đề bài muốn ta giải đáp vấn đề gì?(miêu tả ai, cảnh gì?)-> GV gạch dưới 1 gạch đối tượng miêu tả. - Phạm vi làm bài đến đâu? Trọng tâm bài ở chỗ nào?->gạch từng gạch bằng phấn khác màu dưới phạm vi làm bài và trọng tâm yêu cầu đề. Ví dụ: Lập dàn ý cho bài văn tả 1 người mà em thường gặp( thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm) Loại văn tả người Đối tượng miêu tả: thầy giáo, cô giáo, chú công an, hang xóm.. Phạm vi trọng tâm: người mà em thường gặp Bước 2: Sắp xếp ý và lập dàn ý Dựa vào vốn từ đã có và những kết quả quan sát đã lập được mạng ý nghĩa, GV hướng dẫn HS dựa vào mạng ý nghĩa và dàn ý chung để xây dựng dàn ý cụ thể. Khi xây dựng dàn ý, HS sẽ sắp xếp ý theo thứ tự thời gian, không quan, bao quát, chi tiết, từng bộ phận hoặc từ cảnh xa lại gần, gần lại xa tả phần nào trước cũng được nhưng không được tả lộn xộn. Ví dụ: Từ mạng ý nghĩa “Bé An” HS sẽ sắp xếp dàn bài của thân bài như sau: Bé An có nước da hồng hào, khoảng 12 tháng tuổi, hơi ốm Tóc bé loe hoe mà quăn tít Bé có đôi mắt long lanh, miệng mớm, môi trái tim Bé nhõng nhõe, hay hét to Bé có bước đi chập chững, hay té. Giọng nói ngọng Cấu tạo chung của bài văn tả cảnh Mở bài: giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian Kết bài: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết Cấu tạo của bài văn tả người Mở bài: giới thiệu người định tả Thân bài: tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặt, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt,..) Tả tính tình, hoạt động( lời nói, cử chỉ, thói quen cách cư xử với người khác ) Kết bài: nêu cảm nghĩ về người được tả Trong quá trình lập dàn ý, tôi lưu ý các em lồng cảm xúc của mình về đối tượng được tả, sử dụng biện pháp liên tưởng so sánh, nhân hóa để miêu tả. Để hướng dẫn HS xây dựng dàn ý tốt, bản thân tôi cũng chuẩn bị một dàn ý để kịp thời giúp đỡ, định hướng cho các em bằng những câu hỏi gợi mở. Ví dụ Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người trong gia đình em Mở bài: Giới thiệu về người em định tả. Đó là ai? Nêu đặc điểm khái quát của người đó Cha của em làm nghề nông Thân bài: - Tả đặc điểm hình dáng(Tầm vóc người đó như thế nào? Cách ăn mặc ra sao? Khuôn mặt mái tóc, cặp mắt như thế nào? - Tả đặc điểm tính tình Có đặc điểm gì khi nói năng? Có thói quen gì? Khi tiếp xúc cư xử với mọi người, người đó như thế nào? Dáng cha to khỏe, thường cởi trần, mặc quần sọc Khuôn mặt chữ điền, tóc hớt cao Mắt cha to tròn, lông mi cong vút, chân mày xếch trông cha vẻ nghiêm nghị và đẹp trai làm sao đấy Giọng nói của cha trầm bỗng, ấm áp Cha hay nói chuyện với trẻ con Cha luôn vui vẻ, hòa đồng với mọi người Buổi sáng có thói quen uống trà cùng với các chú các bác Kết bài: Nêu ấn tượng Cảm nghĩ của em Cha dạy con rất nghiêm khắc Em thương cha nhất trên đời * Lưu ý: Khi HS sắp xếp từ ngữ, dùng từ chưa đúng, câu văn chưa hay, tôi gợi mở giúp các em sử dụng từ cho đúng cho hay. Từ đó, các em viết được dàn ý với nội dung phong phú, sinh động KẾT QUẢ Sau thời gian tìm tòi, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm vận dụng vào thực tiễn, tôi thu được kết quả đáng kể Bản thân tôi có thêm vốn kinh nghiệm trong việc hướng dẫn HS lập dàn ý văn miêu tả Kiến thức dạy TLV phong phú hơn Bản thân nhận thức được việc dạy học sinh lập dàn ý đạt hiệu quả là điều kiện nhanh nhất để HS viết TLV( miêu tả nhất là thể loại tả cảnh, tả người) đạt hiệu quả cao. * Học sinh HS có khả năng quan sát, tìm ý :100% HS nắm được thể loại yêu cầu bài: 100% HS tiến bộ nhiều, biết cách thức lập dàn ý văn miêu tả (thể loại tả người, tả cảnh): 100% Ngoài ra, HS biết cách trình bày rõ nội dung, đúng trình tự từ ngữ chính xác, HS không còn viết lung tung hoặc nhầm lẫn giữa việc lập dàn ý với viết nhiều đoạn văn Hầu hết, HS thích học TLV, nhất là học lập dàn ý.HS rất tích cực xây dựng dàn bài văn miêu tả nói chung, văn tả cảnh, tả người nói riêng. Cụ thể sau thời gian rèn luyện, chất lượng bài tập lập dàn ý của em đã được nâng cao Tổng số bài Điểm 10-9 Điểm 8-7 Điểm 6-5 Điểm dưới 5 Lớp 52: 31 bài 16 7 8 0 BÀI HỌC KINH NGHIỆM Muốn lập dàn ý tốt thì GV phải bồi dưỡng vốn từ cho HS. GV phải hướng dẫn HS quan sát, tìm ý một cách chu đáo, biết chọn lọc chi tiết để quan sát, ghi chép. Khi quan sát phải sử dụng nhiều giác quan: thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, vị giác. Xem trọng cách thức xây dựng dàn ý luôn phát huy tính tích cực của HS, sáng tạo của HS khi tìm ý, lập dàn ý. Bản thân GV phải chuẩn bị kỹ dàn ý để hướng dẫn Hs. Động viên khuyến khích HS mạnh dạn, tích cực trong việc xây dựng dàn ý của mình. Mỗi HS đều có trang bị sổ tay ghi chép. GV phải kiểm tra thường xuyên. Những HS nào ghi chép nhiều câu văn, đoạn văn hay, GV tuyên dương HS đó. Nếu có điều kiện, GV cho HS quan sát, trải nghiệm trên thực tế thì các em sẽ tìm ý xúc tích và giàu hình ảnh hơn. GV đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn suy nghĩ trong các em khi quan sát. Khi chấm bài, chỗ nào chưa đạt, GV ghi bên lề đỏ, nhắc nhở hướng dẫn HS làm lại. PHẦN III. KẾT LUẬN & Là người GV, ai cũng khao khát được đọc, được nghe những bài văn hay từ những tâm hồn bé bỏng của những HS thân yêu. Nhưng từ lâu, người GV luôn cảm thấy dạy HS viết TLV là khó, là vất vả. Để HS viết tốt nội dung và hình thức bài TLV, GV và HS phải trải qua một quá trình dạy và học Tiếng việt trong đó có việc dạy HS lập dàn ý. HS lập dàn ý tốt là con đường quan trọng dẫn các em đến sự thành công trong việc viết TLV. Vì vậy, GV cần xem trọng việc hướng dẫn HS lập dàn ý Tôi tin rằng với những biện pháp tôi thực hiện trọng việc “hướng dẫn HS lớp lập dàn ý (thể loại miêu tả) sẽ giúp ích anh chị trong việc dạy HS lập dàn ý (tả cảnh, tả người) nâng dần chất lượng học TLV của HS. Rất mong sự đóng góp của quí thầy cô. Người viết. Phạm Thị Như Đài TÀI LIỆU THAM KHẢO & Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả- Nhà xuất bản giáo dục Tiểu học. Rèn kỹ năng Tập làm văn cho HS lớp 5 theo chương trình tiểu học mới - Thạc sĩ Lê Anh Xuân- Nhà xuất bản giáo dục . Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học-Tiến sĩ Nguyễn Trí. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1-Bộ giáo dục và đào tạo- Nhà xuất bản giáo dục. Sách Tiếng Việt 5 tập 1-Bộ giáo dục và đào tạo- Nhà xuất bản giáo dục Một số tài liệu khác. MỤC LỤC & PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1 I.Lý do chọn đề tài Trang 1 II.Mục đích - Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 2 III.Đối tượng nghiên cứu và khảo sát Trang 2 IV.Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu Trang 2 V.Các phương pháp nghiên cứu Trang 2 PHẦN II: NỘI DUNG Trang 3 I.Cơ sở lí luận Trang 3 II.Thực trạng nghiên cứu Trang 3 III.Xây dựng dàn ý Trang 5 1.Bồi dưỡng vốn từ Trang 5 2Hướng dẫn HS quan sát Trang 7 3.Tổ chức HS quan sát Trang 9 4.Xây dựng dàn ý Trang 11 IV.Kết quả Trang 15 V. Bài học kinh nghiệm Trang 16 PHẦN III: KẾT LUẬN Trang 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_5_lap_dan_y_the.doc