Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch

Như chúng ta đã biết từ năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phương pháp dạy - học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình Mĩ thuật của Đan Mạch ở tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc. Đó là sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ Vương quốc Đan Mạch và nền giáo dục nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan mạch đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó, các em có thể hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi là:

+ Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân ( suy nghĩ, tình cảm, mong muốn, ).

+ Hiểu cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật (phân tích, đánh giá được sản phẩm, tác phẩm).

+ Giao tiếp - trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

Ngoài những năng lực nói trên, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá.

 

doc 26 trang thuong95 4831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
* * * * * * * * *
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
	 Kính gửi: - UBND huyện Đông Hưng.
	 - Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Đông Hưng.
	 - Trường TH&THCS Đồng Phú - Đông Hưng - 
 Thái Bình 
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Phạm Minh An
01-01-1973
Trường TH&THCS Đồng Phú
Giáo viên
Cao đẳng sư phạm Họa
100%
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch”
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Minh An - Trường TH &THCS Đồng Phú
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy môn Mĩ thuật cấp Tiểu học.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2019.
- Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến “ Giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch” nhằm giúp học sinh lớp 1 dễ dàng tiếp cận được với phương pháp dạy học mới thông qua các quy trình dạy học. Từ đó giúp các em yêu thích và nắm được kiến thức môn học, bước đầu tạo ra được các sản phẩm phù hợp, tạo nền tảng vững chắc cho các năm học tiếp theo.
 - Những thông tin cần bảo mật: Không 
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Gồm cơ sở vật chất, phòng học, thiết bị và đồ dùng dạy học. Sự đổi mới và sáng tạo của giáo viên, học sinh, sự phối hợp các môi trường giáo dục giữa nhà trường , gia đình và xã hội.
 - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: Học sinh thích học môn Mĩ thuật, tự tin , yêu trường , yêu lớp . Tích cực tham gia các hoạt động của trường của lớp. Chất lượng giáo dục thẩm mĩ được cải thiện hơn.
 - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tập thể giáo viên và các cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu : Học sinh thích học vẽ, có các sản phẩm bài vẽ phù hợp, chất lượng đại trà được nâng cao hơn.
 - Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật.
 Minh Phú, ngày 15 tháng 6 năm 2020
 Người viết
 Phạm Minh An 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I, THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch” 
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy môn Mĩ thuật cấp Tiểu học 
 3. Tác giả: 
 Họ và tên: Phạm Minh An
 Giới tính: Nam
 Ngày tháng năm sinh: 01- 01-1973
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Họa
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Mĩ thuật 
 Trường TH&THCS Đồng Phú – Đông hưng – Thái Bình
 Điện thoại: 0389110471. Email : quanghuya911@gmail.com
 4. Đồng tác giả : Không
5. Chủ đầu tư sáng kiến : Phạm Minh An
 Trường TH&THCS Đồng Phú – Đông hưng – Thái Bình
 Điện thoại: 0389110471. Email : quanghuya911@gmail.com
 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến : 
 Trường TH&THCS Đồng Phú – Đông Hưng – Thái Bình
 Điện thoại : 0363898052
 7. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 
 năm 2020.
II, BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. TÊN SÁNG KIẾN
“ Giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch .” 
	2. LĨNH VỰC SÁNG KIẾN
-	Áp dụng trong giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học.
Sáng kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật ở lớp 1, từ đó giúp cho học sinh thích học Mĩ thuật hơn và nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường.
 3. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
 3.1. TÌNH TRẠNG GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Như chúng ta đã biết từ năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phương pháp dạy - học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình Mĩ thuật của Đan Mạch ở tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc. Đó là sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ Vương quốc Đan Mạch và nền giáo dục nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan mạch đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó, các em có thể hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi là:
+ Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân ( suy nghĩ, tình cảm, mong muốn, ).
+ Hiểu cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật (phân tích, đánh giá được sản phẩm, tác phẩm).
+ Giao tiếp - trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
Ngoài những năng lực nói trên, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá.
Qua thực tế áp dụng phương pháp Đan Mạch dạy học ở trường TH&THCS Đồng Phú hiện nay tôi thấy một vấn đề là : 
+ Học sinh còn bỡ ngỡ khi áp dụng phương pháp dạy học mới, đặc biệt là các em học sinh lớp 1.
+ Việc triển khai dạy học theo phương pháp Đan Mạch yêu cầu hoạt động nhóm rất nhiều gây khó khăn cho học sinh các lớp đầu cấp học.
+ Bên cạnh đó để học tốt môn học theo phương pháp mới, học sinh cần chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đáp ứng cho từng quy trình dạy học khác nhau như : các vật liệu sưu tầm, giấy màu, bìa cứng, hồ dán, kéo, màu vẽ, đất nặn gây khó khăn cho học sinh các lớp nhỏ.
+ Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học khối 1 năm học 2019 – 2020 : 
Số HS
Kiến thức kỹ năng
Năng lực
Phẩm chất
HTT
HT
CHT
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Đạt
Chưa đạt
59
15
44
0
30
29
0
37
22
0
Là người giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật, tôi luôn mong muốn tìm các giải pháp giúp các em học tốt hơn, đáp ứng các mục tiêu của môn học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 1còn rất nhiều bỡ ngỡ với môn học, cần phải có cách thức tổ chức hoạt động học tập ( thông qua các quy trình dạy học) phù hợp giúp các em nhanh chóng thích nghi với môn học và thể hiện được hết khả năng của mình, tạo nền tảng vững chắc khi lên các lớp trên. 
Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn sáng kiến: “ Giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch .” 
 3.2. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
A, Mục đích của giải pháp :
Nhằm giúp các em học sinh lớp 1 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan mạch, bản thân tôi thấy cần phải làm tốt một số nhiệm vụ sau : Biết lập kế hoạch và tổ chức thực hiện những quy trình dạy học hiệu quả và tích cực tại trường và tạo cảm hứng học tập môn Mĩ thuật , bao gồm cả trong và ngoài lớp học. Biết cách tổ chức và dạy Mĩ thuật một cách linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với thực tế văn hóa, cơ sở vật chất của nhà trường. Biết cách tổ chức và đánh giá liên tục quá trình học Mĩ thuật để phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng sống cho mỗi học sinh. Theo dõi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua đó có biện pháp điều chỉnh và sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của học sinh cũng như cải tiến phương pháp dạy- học môn mĩ thuật hiện nay. Chia sẻ và giúp cho phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội thấy được tầm quan trọng của Mĩ thuật và hoạt động giáo dục Mĩ thuật trong cuộc sống. 
 B, Nội dung của giải pháp :
	Để dạy tốt chương trình môn Mĩ thuật đối với khối lớp 1. Chúng ta cần thực hiện được các yêu cầu sau:
	B1. Nắm vững chương trình môn học :
Chương trình Mĩ thuật của khối lớp 1 có 13 chủ đề được cấu trúc phương thức đồng tâm các quy trình :
 - Quy trình Tạo hình ba chiều và – Tiếp cận theo chủ đề. 
 - Xây dựng cốt truyện 
 - Vẽ theo âm nhạc
 - Vẽ cùng nhau và Sáng tác các câu truyện.
 - Vẽ biểu cảm. 
 - Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian.
 - Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
	Ngay từ đầu năm học người giáo viên cần xây dựng kế hoạch chu đáo cho cả năm học, có kế hoạch cụ thể cho từng tháng từng tuần để có những phương án chuẩn bị tốt nhất cho cả năm học.
B2. Vận dụng linh hoạt 7 quy trình dạy học phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh :
Giáo viên tạo hứng thú cho học sinh bằng cách lập nên các quy trình dạy - học mĩ thuật tích hợp, linh hoạt theo chủ đề liên quan đến kinh nghiệm cá nhân, tâm lý lứa tuổi và kiến thức của học sinh. Tùy điều kiện cơ sở vật chất mà giáo viên tổ chức các hoạt động học tập vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới. cụ thể áp dụng cho các quy trình như sau :
* Phương pháp dạy theo quy trình tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề : 
Quy trình này được áp dụng cho các chủ đề cụ thể như sau :
- Chủ đề 13: Khu nhà nơi em ở: gồm 4 (Tiết)
- Chủ đề 3: Sáng tạo cùng hình vuông,hình tròn,hình chữ nhật,hình tam giác: gồm 2 (Tiết)
Ví dụ : - Chủ đề 13: Khu nhà nơi em ở
	Ở chủ đề này giáo viên có thể cho học sinh vẽ ngôi nhà hoặc tạo ngôi nhà bằng các vật liệu tìm được .
	* Cách 1 : Vẽ ngôi nhà 
 Giáo viên chuẩn bị nhiều tranh ảnh về ngôi nhà, hoặc mô hình nhà thật với nhiều màu sắc Cho các em làm việc theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 em, tạo điều kiện để các em biết làm việc tập thể và làm quen với các bạn mới.
 Giáo viên khuyến khích học sinh tìm hiểu ngôi nhà của các em bằng các câu hỏi gợi mở.
- Học sinh vẽ và tô màu ngôi nhà của mình, khuyến khích các em vẽ thêm nhiều chi tiết như: cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà, chi tiết về ngôi nhà 
- Khi các thành viên trong nhóm đã hoàn thành xong ngôi nhà, có thể vẽ tiếp cảnh vật xung quanh hoặc xé, cắt dán những ngôi nhà dán qua tờ giấy mới để các em điều chỉnh lại khoảng cách ngôi nhà cho phù hợp.Tiếp theo các em bắt đầu thảo luận vẽ thêm cảnh vật xung quanh như thế nào cho phù hợp: cây, vườn hoa, hàng rào,mây, mặt trời 
Tranh vẽ ngôi nhà của nhóm 2 lớp 1B
* Cách 2 : Tạo ngôi nhà bằng các vật dụng tìm được
- Giáo viên gợi ý học sinh các vật liệu sử dụng phù hợp với lứa tuổi của các em như: Vỏ hộp sữa, bìa cattong, đất nặn, giấy màu 
+ Giáo viên hướng dẫn các thành viên trong nhóm sắp xếp các hộp sữa để tạo thành hình vuông hoặc hình chữ nhật đứng (ngôi nhà cao tầng), sau đó dùng giấy màu tạo thành mái nhà ( mái nhà được gấp lại như hình tam giác )
+ Khi các thành viên đã hoàn thành xong ngôi nhà của mình, các em sẽ bắt đầu thảo luận xem sẽ sử dụng giấy màu nào để trang trí vào ngôi nhà, các em cũng sẽ trang trí thêm cửa sổ, cửa ra vào và những cảnh vật xung quanh theo sự nhất trí của cả nhóm. 
Sản phẩm ngôi nhà được tạo từ các vật liệu sưu tầm của lớp 1A
* Phương pháp dạy theo quy trình Xây dựng cốt truyện
Quy trình này có thể áp dụng cho các chủ đề :
- Chủ đề 11: Vườn rau của bác nông dân: gồm 3 (Tiết)
- Chủ đề 10: Đàn gà của em: gồm 3 (Tiết)
- Chủ đề 7: Tìm hiểu tranh theo chủ đề: Những con vật ngộ nghĩnh: gồm 2 (Tiết)
 Phương pháp xây dựng cốt truyện giúp học sinh vận dụng những hiểu biết và sự trải nghiệm cá nhân để phát triển, mở rộng chủ điểm thành một câu truyện có các nhân vật ( người hoặc sự vật ) với các mối quan hệ trong nội dung sự việc cụ thể của câu truyện. giáo viên tạo hứng thú giúp học sinh chủ động khám phá những sự việc, sự kiện và các đối tượng trong cuộc sống liên quan đến cốt truyện, từ đó học sinh biểu đạt được câu truyện bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ tạo hình ( vẽ tranh hay xé dán giấy ).
Ví dụ: Chủ đề 7: Tìm hiểu tranh theo chủ đề: Những con vật ngộ nghĩnh: gồm 2 (Tiết)
 Xác định chủ điểm từ cốt truyện đến hình thành câu truyện:
- Các nhóm học sinh trao đổi thảo luận nhằm hình thành bối cảnh liên quan đến câu truyện.
- Từ cốt truyện các nhóm có thể liên tưởng sáng tạo theo trí nhớ và gợi ý của giáo viên.
- Giáo viên hướng dẫn các em trình bày câu truyện của mình trước nhóm, cả nhóm sẽ lần lượt trình bày và trao đổi, sữa chữa hay bổ sung nhằm mở rộng các tình tiết trong câu truyện.
Xây dựng hình tượng và tạo hình các con vật trong câu truyện:
- Tùy theo hứng thú hoặc sự nhất trí của cả nhóm, học sinh tạo hình các con vật bằng các hình thức và chất liệu khác nhau:
+ Vẽ tranh cá nhân hoặc nhóm thể hiện các con vật có trong câu truyện. Sau đó sẽ sắp xếp vào bức tranh lớn của nhóm.
+ Các con vật được xé dán từ giấy màu, sau đó sắp xếp dán vào tờ giấy mới, tạo thêm khung cảnh xung quanh sinh động cho các con vật.
- Khi học sinh tạo hình các nhân vật, giáo viên gợi ý đặc điểm hình dáng, động tác tư thế như thế nào để phù hợp với sự việc của câu truyện.
Giới thiệu, trao đổi về các nhân vật:
- Trình bày các con vật tại nhóm ( bày trên bàn hoặc treo dán trên bảng lớp )
- Học sinh giới thiệu và phân tích về các con vật đã sáng tạo.
- Học sinh các nhóm cùng trao đổi.
Hình thành bức tranh từ các con vật trong câu truyện:
- Lựa chọn các con vật phù hợp với nội dung câu truyện.
- Hình thành bức tranh trong bối cảnh địa điểm.
- Bố cục, sắp xếp các con vật để biểu đạt câu truyện.
- Sửa đổi tư thế động tác, thêm các con vật phụ và cảnh vật làm phong phú thêm cho tác phẩm.
 Sản phẩm tranh con vật của các thành viên trong nhóm - Lớp 1B
Giới thiệu tác phẩm từ cốt truyện ( treo dán, trưng bày trước lớp )
- Đại diện nhóm phân tích, diễn giải về tác phẩm của nhóm mình.
+ Nêu rõ nội dung đã thể hiện trong bức tranh.
+ Học sinh các nhóm khác trao đổi và chia sẻ về nội dung và cảm nhận từ những bức tranh của nhóm mình và nhóm bạn đã thể hiện.
* Phương pháp dạy theo quy trình Vẽ theo nhạc:
Quy trình này có thể áp dụng cho các chủ đề :
 - Chủ đề 1: Cuộc dạo chơi của đường nét: gồm 2 (Tiết)
 - Chủ đề 2: Sắc màu em yêu: gồm 2 (Tiết)
 - Chủ đề 9: Thiên nhiên tươi đẹp: gồm 2 (Tiết)
 Nghe nhạc và vẽ theo giai điệu:
Giáo viên tạo nhóm khoảng 4 - 6 học sinh
- Khởi động: giáo viên nên chọn nhạc không lời, học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu âm nhạc, di chuyển quanh bàn hoặc nhún nhảy theo giai điệu. Học sinh dùng màu sáp bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy, các em có thể vẽ bằng 2 tay, mỗi tay có thể cầm từ 2 đến 3 cây màu tùy theo ý thích ( không nên sử dụng màu đen ). Âm nhạc tăng dần sang tiết tấu nhanh, các em sẽ vẽ nhanh hơn, nhún nhảy mạnh mẽ hơn. Hoạt động này chỉ nên kéo dài khoảng trong khoảng 15 - 20 phút. Đối với các em học lớp 1, khi thực hiện quy trình này giáo viên cần có những khẩu lệnh giúp học sinh mạnh dạn hơn.
- Ví dụ: Trước khi bật nhạc giáo viên cần đặt câu hỏi như : 
+ Các em đã sẵn sàng chưa nào?
+ Vậy quy trình vẽ theo âm nhạc bắt đầu nào.
Sau khi bật nhạc giáo viên cũng nhún nhảy cùng các em để tạo sự sôi động và mạnh dạn hơn. khuyến khích các em cười vui tươi trong hoạt động này giúp các em cảm thấy yêu thích và thoải mái.
Từ vẽ tranh đến thưởng thức và cảm nhận về màu sắc: 
- Học sinh quan sát bức tranh vừa thực hiện, đưa ra nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện. Các em tưởng tượng ra những hình ảnh hoặc đề tài từ bức tranh lớn đó.
Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng:
- Ở hoạt động này giáo viên có thể linh hoạt ở mỗi bài
Ví dụ: - Chủ đề 1: Cuộc dạo chơi của đường nét: gồm 2 (Tiết)
*Cách 1: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm khung giấy, hoặc giáo viên chuẩn bị sẵn. học sinh dịch chuyển khung trên bức tranh lớn của nhóm mình để tìm phần đường nét màu sắc mình thích, rồi dán khung giấy vào vị trí đó. Mỗi học sinh sẽ tìm cho mình những hình ảnh từ nét cong như: bông hoa, trái cây, (vẽ tạo thành bức tranh tĩnh vật) ; mây núi, mặt trời, chim, cá, (vẽ tạo thành bức tranh phong cảnh biển), 
- Sau đó các em dùng cây màu tối (màu đen) vẽ chồng lên sản phẩm âm nhạc, sau khi đã vừa ý với nét vẽ, học sinh tiếp tục chọn những màu sắc mình thích tô nhấn vào những hình ảnh của mình, khi nhấn các em cũng sẽ dùng những nét ngoằn ngoèo để không làm mất đi đường nét ban đầu của sản phẩm âm nhạc nhưng vẫn thể hiện được hình ảnh mà các em muốn vẽ.
 Sản phẩm vẽ theo nhạc của học sinh lớp 1A
* Cách 2:
- Mỗi nhóm sẽ nhất trí chọn một chủ đề từ nét cong như: Tĩnh vật, phong cảnh, Các em sẽ tìm kiếm phần đường nét và màu sắc, sau đó dùng sáp màu tối vẽ những hình ảnh mình thích , tiếp theo các em sẽ xé, cắt dán phần mình vừa vẽ và dán qua tờ giấy mới, các thành viên trong nhóm sẽ thống nhất dán như thế nào để phù hợp với nội dung và tạo được bố cục đẹp, sinh động. 
 Sản phẩm vẽ theo nhạc của học sinh lớp 1B
* Phương pháp dạy theo quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác câu truyện:
- Mục tiêu của phương pháp dạy thep quy trình vẽ cùng nhau nhằm giúp học sinh biết cách hợp tác và hoạt động theo nhóm, cặp. Biết cách vẽ và trải nghiệm hiệu ứng màu sắc, biết tạo ra các sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh. Học sinh có kiến thức đơn giản về màu sắc và phân biệt được đậm nhạt của màu sắc khi sử dụng trong trang trí.
 Ví dụ: Chủ đề 4: Những con cá đáng yêu – 3 tiết
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng dạy vẽ trang trí: tranh, ảnh, mẫu vật thật, Giáo viên linh động trong việc chuẩn bị đồ dùng phù hợp với nội dung bài học.
Hướng dẫn học sinh cách quan sát:
- Giáo viên giới thiệu bài mẫu, đồng thời đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, quan sát và thấy được vẻ đẹp của những chú cá đáng yêu.
- Cá nhân mô phỏng,vẽ hình ảnh con cá sau đó tạo kho hình ảnh.
- Giáo viên nhắc nhở các em chú ý đến quá trình quan sát với các hình thức như: hình dáng, màu sắc, đặc điểm của những con cá, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với học sinh khối lớp 1 và sở thích của các em.
- Nên để các em tự nhận xét, đánh giá rút ra cái hay, cái đẹp. Giáo viên tổng kết, động viên khen ngợi. ở lớp 1 các em còn rất nhỏ, vì vậy tuyên dương và khen thưởng luôn là hình thức học mà các em thích thú nhất. Đây sẽ là động lực giúp các em hăng hái hơn, tích cực hơn trong các hoạt động tiếp theo của bài.
Biểu đạt:
Học sinh làm việc theo nhóm 2-4 em, giáo viên sẽ hướng dẫn các em các vẽ sao cho cân đối.
- Trên tờ giấy trắng A3 hoặc A4, hoạt động theo nhóm,mỗi e tự chọn cho mình một chú cá có hình dáng theo ý thích vẽ ra giấy A4 sau đó tô màu, rồi xé hoặc cắt dán – Rồi cùng nhau sắp xếp vào giấy A3 sao cho phù hợp với ý tưởng của các em giáo viên cùng các nhóm sắp xếp hoàn thành bài theo chủ đề sao cho hợp lý
 Sản phẩm vẽ theo âm nhạc của học sinh – Lớp 1B 
* Phương pháp dạy theo quy trình Vẽ biểu cảm :
- Vẽ qua quan sát (hoặc trí nhớ),khi vẽ nét không nhìn giấy,đưa bút liên tục theo quan sát và cảm nhận. Đường nét,màu sắc vẽ theo cảm xúc.
 - Quy trình vẽ biểu cảm giúp học sinh có khả năng khám phá ra năng lực của mình thông qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui thích khi tạo ra những sản phẩm, những biểu đạt mang lại tính độc lập và đặc sắc của mình.
- Điều này giúp học sinh có thể sử dụng và ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để có thể biểu đạt kinh nghiệm và thái độ của các em bằng nhiều cách khác nhau.
- Trong quy trình Mĩ thuật sáng tạo, giáo viên phải luôn chỉ ra cho học sinh thấy rằng sẽ có vô vàn cách thức biểu đạt khác nhau chứ không phải chỉ có một cách duy nhất.
* Phương pháp dạy theo quy trình Điêu khắc- Nghệ thuật tạo hình không gian.
 Quy trình này có những hình ảnh chạm khắc và đắp nổi. 
Tạo hình ghép nối (Tạo hình ba chiều từ các vật tìm được)
Nặn (đất sét,đất màu). 
Giáo viên cho học sinh quan sát vật mãu bao gồm nhiều kiểu hình dáng khác nhau, học sinh nhận biết được hình dáng,màu sắc, chất liệu, .
Giáo viên hướng dẫn các thực hiện,xé dán, sử dụng đất nặn 
Học sinh rất hứng thú với chủ đề này.
Ví dụ: Hình ảnh - Chủ đề 8: Bình hoa xinh xắn.
 Sản phẩm vẽ theo quy trình Điêu khắc của học sinh – Lớp 1A
* Phương pháp dạy theo quy trình Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
- Xây dựng ý tưởng từ vật liệu, câu chuyện cổ tích, chuyện dân gian hoặc câu chuyện của chính mình để tạo hình con rối (người,con vật,đồ vật).
- Lựa chọn hình thức biểu diễn và thực hiện, phát triển các câu chuyện.
Chủ đề này thường áp dụng nhiều ở các lớp lớn, ở lớp một các em còn bỡ ngỡ do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh tạo hình con rối đơn giản bằng cách nặn hoặc vẽ hình các nhân vật sau đó gắn bằng tăm tre. Các em có thể đọc nội dung câu truyện , chia nhóm tập và trình bày cho cả lớp cùng thưởng thức.
	B3. Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học và thiết kế bài dạy chu đáo :
Để có được tiết dạy thành công mỗi giáo viên cần nghiên cứu thiết kế bài dạy cho phù hợp với các đối tượng học sinh. Thiết kế bài dạy theo phương pháp mới, giáo án theo chủ đề bám sát vào kế hoạch dạy học đăng kí đầu năm. Mỗi chủ đề, cần xác định mục tiêu của chủ đề, vận dụng các quy trình MT để giảng. Tôi chia bài soạn thành các hoạt động, mỗi hoạt động gồm 1 đến 2 tiết học và vận dụng các quy trình học cho phù hợp với chủ đề bài soạn. Bên cạnh đó tôi tìm hiểu tham khảo thêm các phương pháp dạy trên vô tuyến, băng đĩa hình, sách, báo Ngoài việc thiết kế bài giảng trước khi lên lớp, tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan: Tranh vẽ/sản phẩm của học sinh về đề tài liên quan đến bài học, các tranh/sản phẩm phải có nét điển hình, đặc biệt có thể giúp giáo viên khai thác phục vụ tốt cho bài dạy ( các bức tranh/sản phẩm có 3 loại : Tốt, trung bình và loại chưa tốt ), tranh của giáo viên vẽ hoặc đồ dùng, hình gợi ý cách vẽ, hoặc những dụng cụ cần thiết phục vụ cho bài vẽ ngoài trời, máy chiếu, băng đĩa hình Tôi dặn học sinh chuẩn bị bài ( mẫu vẽ, sưu tầm tranh ảnh, bài vẽ của học sinh liên quan đến bài vẽ, nếu tạo hình 3D chuẩn bị đất nặn, băng dính, vật liệu tạo hình ), đồ dùng học tập ( màu vẽ, kéo, giấy thủ công, bút chì, giấy A4 ).
Thiết kế một bài dạy cụ thể :
CHỦ ĐỀ 11: VƯỜN RAU CỦA BÁC NÔNG DÂN (3 TIẾT)
I/ MỤC TIÊU:
 	 - Nhận ra và nêu được đặc điểm hình dáng, màu sắc của một số loại rau, củ quả.
 	- Vẽ hoặc nặn được một số loại rau, củ, quả theo yêu thích.
 	- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
Phương pháp:
+ Sử dụng quy trình Tiếp cận theo chủ đề
Hình thức tổ chức:
+ Hoạt động cá nhân.
+ Hoạt động nhóm.
III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 	 + Giáo viên: Chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật 1.
Hình ảnh minh họa.
Các hình ảnh,các bài các bài vẽ của nhóm ..
Các bài vẽ của thiếu nhi.
Hình minh họa cách vẽ.
Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, CD hỏng, đĩa giấy .
 	+ Học sinh: - Sách học Mĩ Thuật 1.
 Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ,kéo ,đất nặn 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
/ TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
2’
3’
14’
14’
2’
- Kiểm tra đồ dùng học tập
Khởi động: 
- Giáo viên chia lớp ra làm 2 đội, mỗi đội 10 em, lần lượt lên bảng ghi các loại rau, củ, quả mà em biết. Thời gian thực hiện trò chơi 2 phút.
- Giáo viên kết luận: Trong thiên nhiên có rất nhiều loại rau, củ, quả. Mỗi loại có hình dáng, màu sắc và công dung khác nhau.
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu.
- Cho HS hoạt động nhóm
- Giáo viên treo một số tranh, ảnh và cho học sinh tham khảo thêm ở hình 11.1 sách học mĩ thuật.
+ Em có nhận ra các loại rau, củ, quả nào?
+ Chúng có những bộ phận gì? Màu sắc của chúng như thế nào?
+ Củ quả nào dạng tròn, củ quả nào dạng dài?
+ Công dụng của từng loại rau, củ, quả?
- Giáo viên nhận xét bổ sung
- Giáo viên cho HS quan sát một số loại rau, củ, quả thật và quan sát hình 11.2 sách học mĩ thuật.
+ Em nhận ra những loại rau củ quả nào trong các sản phẩm?
+ Chỉ ra các loại rau, củ, quả, chất liệu để tạo thành sản phẩm mĩ thuật.
* Ghi nhớ: Mỗi loại rau, củ, quả có đặc điểm và vẽ đẹp riêng. Có thể tạo hình rau, củ, quả bằng hình thức vẽ, nặn, xé dán/ cắt dán.
2. Hoạt động 2: Cách thực hiện
- Giáo viên treo biểu bảng các bước nặn rau, củ, quả.
+ Có mấy bước và kể tên các bước?
- Giáo viên minh họa các bước vẽ và nặn rau, củ, quả và chỉ rõ các bước
- Các bước vẽ rau, củ, quả:
+ B1: Vẽ bộ phận chính của rau, củ, quả.
+ B2: Vẽ chi tiết (rễ, lá, cuống....).
+ B3: Vẽ màu (Vẽ giống màu vật thật hoặc vẽ màu theo ý thích).
Các bước nặn rau, củ, quả:
+B1: Nặn các bộ phận chínhcác bước vẽ rau, củ, quả:
+B2: Nặn chi tiết (Cuống, lá)
+B3: Ghép các bộ phận, hoàn chỉnh hình.
3.Dặn dò: - Chuẩn bị tốt giờ sau.
- Ban đồ dùng kiểm tra báo cáo.

- Học sinh tham gia trò chơi
- Học sinh lắng nghe
- HS hoạt động nhóm
- Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi
- Củ cải,c ủ hành tây, củ cà rốt, quả cà tím .
- Thân, cuống, lá, ,mầu tím, xanh, đỏ, trắng, 
 - Hình tròn: củ hành tây, Củ cà rốt dạng dài, 
- Cung cấp rau xanh, vi ta min ..
- Chú ý nghe.
+ HS quan sát và trả lời các câu hỏi
- Cà rốt, bí đỏ, xúp lơ, cà tím 
- Củ cà rốt: thân củ dùng đất nặn màu cam, cuống dùng đất nặn màu xanh.....
- HS ghi nhớ.
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS chú ý quan sát GV minh họa
- HS quan sát GV nặn
- HS nghe và ghi nhớ
TIẾT 2
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
3’
15’
15’
2’
Khởi động
3. Hoạt động 3: Thực hành 
3.1.Hoạt động cá nhân
- Giáo viên cho học sinh lựa chọn loại rau, củ, quả và cách thực hiện (vẽ, cắt, xé, dán) để tạo kho hình ảnh
* Lưu ý: Thể hiện đặc điểm của từng loại rau, củ, quả. Vẽ vừa hình với khổ giấy và vẽ màu sắc theo ý thích, chú ý đến độ đậm, nhạt để sản phẩm đẹp và sinh động hơn.
 3.2. Hoạt động nhóm:
 - Giáo viên cho học sinh thực hiện theo nhóm 6
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn từ kho hình ảnh và sắp xếp thành “Vườn rau”.
 - Tạo thêm các hình ảnh khác cho sản phẩm sinh đọng hơn (ví dụ: Hình 11.5 sách học mĩ thuật)
* Lưu ý: Có nhiều cách sắp xếp để tạo thành vườn rau. Cần sắp xếp các hình ảnh cho cân đối và đẹp mắt. Vẽ hoặc cắt dán hình ảnh phụ, tạo cho không gian vườn rau thêm sinh động. Chú ý độ đậm nhạt của màu sắc
3.Dặn dò: - Chuẩn bị tốt giờ sau.
- Học sinh lắng nghe thực hành cá nhân.
- HS lắng nghe và thực hiện
- Học sinh thực hành theo nhóm tạo thành bức tranh vườn rau cắt dán trên giấy A4
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS nghe và ghi nhớ
TIẾT 3
T/G
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
3’
27’
3’
2’
Khởi động
4. Hoạt động 4. Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm 
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. 
+ Em có thấy thú vị khi thực hiện sản phẩm của nhóm không? Em có cảm nhận gì về bài vẽ của nhóm?
+ Em đã lựa chọn và thể hiện màu sắc như thế nào trong bài vẽ của nhóm? 
+ Em thích bài vẽ nào của các bạn trong lớp (Nhóm) Em học hỏi được gì từ bài vẽ của các bạn?
- Giáo viên nhận xét chung
5. Hoạt động 5: Đánh giá:
- Yêu cầu học sinh tự đánh giá bài học của mình vào sách học mĩ thuật (Tr 53)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành bài của nhóm, sự cố gắng của các thành viên trong nhóm, chốt lại kiến thức chung của chủ đề.. Tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài.
Vận dụng sáng tạo:
 - Giáo viên hướng dấn học sinh tham khảo bức tranh ở hình 11.7 và vẽ một bức tranh về chăm sóc vườn rau
Ý nghĩa giáo dục của bài học: 
- Qua bài học này giúp em cảm nhận điềugì ?
- Em cần có những việc làm thiết thực gì để chăm sóc và bảo vệ vườn rau của nhà ?
Dặn dò:
- Vệ sinh lớp học
- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm bằng cách lưu vào tủ cá nhân hoặc trang trí trên lớp học
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau 
Hát
- Học sinh thực hiện 
- Các nhóm lên trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của giáo viên
- Lần lượt đại diện thành viên của mỗi nhóm lên thuyết trình về sản phẩ của nhóm mình theo các hình thức khác nhau, các nhóm khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho nhóm, bạn.
- HS nghe và cảm nhận
- HS thực hiện đánh giá.
- HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện 
- HS trả lời các câu hỏi
- HS lắng nghe
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Phần bổ sung : .................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
B4: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập :
 Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh được thực hiện ở tất cả các môn học. Đối với việc giảng dạy môn Mĩ thuật càng yêu cầu vận dụng phương pháp này một cách hợp lý để tạo hứng thú và phát huy tính sáng tạo của các em trong bài học. Bản thân tôi thường hay áp dụng các biện pháp sau để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh :
+ Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo bằng cách đặt những câu hỏi gợi mở, học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức thông qua hệ thống các câu hỏi này.
+ Thường xuyên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, thông qua trao đổi trong nhóm sẽ giúp cho các em tự tin và chủ động hơn trong hoạt động học tập.
+ Thường xuyên động viên khuyến khích cho học sinh tự tìm ra cách thực hiện bài vẽ, nặn, không bắt học sinh phải làm theo cách của mình.
+ Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh trong lúc thực hành. Giáo viên không gò ép học sinh phải làm theo ý mình mà nên để cho học sinh tự do sáng tạo theo ý thích của các em, chỉ uấn nắn khi học sinh làm sai mục tiêu của bài vẽ. Ngoài ra giáo viên nên động viên khen ngợi kịp thời khi học sinh có bài vẽ đẹp, có ý tưởng hay 
+ Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh qua việc nhận xét, đánh giá bài của bạn. Trong khi trưng bày kết quả học tập cuối mỗi chủ đề, giáo viên nên để cho học sinh tự nhận xét bài làm của bạn, hoặc thường xuyên cho học sinh lên tự trình bày về sản phẩm bài vẽ của mình. 
 + Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua lồng ghép các trò chơi, hội thi phù hợp. Thường xuyên quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, có biện pháp khuyến khích học sinh học yếu hoàn thành nhiệm vụ 
	3.3. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA GIẢI PHÁP
- Sáng kiến kinh nghiệm : “ Giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ” có thể áp dụng cho học sinh các khối lớp 1 và 2 tại các trường Tiểu học.
3.4. HIỆU QUẢ , LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG GIẢI PHÁP :
Qua thời gian giảng dạy được áp dụng những phương pháp mới trong năm học qua, với sáng tạo của tôi và họat động tích cực của học sinh cùng với một số phương pháp tổ chức hợp lý, bản thân tôi nhận thấy kết quả đạt được một cách rất tích cực. Các tiết học đã trở nên sinh động, học sinh đã tích cực hoạt động nh

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_1_hoc_tot_mon_mi_thu.doc