Phân phối chương trình môn Mĩ thuật Lớp 1 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Lê Ngọc Hân
1. Mục tiêu chung: (của môn họctheo CTGDPT 2018)
Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có ý thức trân trọng di sản văn hoá, nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật vào đời sống; có hiểu biết tổng quát về ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và khả năng định hướng được nghề nghiệp cho bản thân; trải nghiệm và khám phá mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Mục tiêu cụ thể: (của môn đối với cấp tiểu học theo CTGDPT 2018)
Mục tiêu cấp tiểu học Môn Mĩ thuật giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng về thế giới xung quanh, từ đó hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; bước đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, hình thành năng lực tự chủ và tự học; góp phần hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN TP. BUÔN MA THUỘT PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN MĨ THUẬT LỚP 1 NĂM HỌC: (2020 – 2021) I - MỤC TIÊU MÔN HỌC: Mục tiêu chung: (của môn họctheo CTGDPT 2018) Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có ý thức trân trọng di sản văn hoá, nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật vào đời sống; có hiểu biết tổng quát về ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và khả năng định hướng được nghề nghiệp cho bản thân; trải nghiệm và khám phá mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Mục tiêu cụ thể: (của môn đối với cấp tiểu học theo CTGDPT 2018) Mục tiêu cấp tiểu học Môn Mĩ thuật giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng về thế giới xung quanh, từ đó hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; bước đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, hình thành năng lực tự chủ và tự học; góp phần hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II -NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC: 1. Đặc điểm chung: Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại. Chương trình môn Mĩ thuật được xây dựng theo cấu trúc tuyến tính và đồng tâm với hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng; tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và vận dụng mĩ thuật vào đời sống; giúp học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa mĩ thuật với văn hoá, xã hội, kết nối mĩ thuật với các môn học và hoạt động giáo dục khác; làm tiền đề cho học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cũng như chủ động tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật và đời sống xã hội. Nội dung giáo dục mĩ thuật được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. – Giai đoạn giáo dục cơ bản: Mĩ thuật là nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Chương trình tạo cơ hội cho học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; hình thành, phát triển ở học sinh khả năng quan sát và cảm thụ nghệ thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới; khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật. – Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Mĩ thuật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung giáo dục mĩ thuật được mở rộng, phát triển kiến thức, kĩ năng mĩ thuật đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tiếp cận các nhóm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và có tính ứng dụng trong thực tiễn; giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng phản biện phân tích và sáng tạo nghệ thuật; hiểu được vai trò và ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống; tạo cơ sở cho học sinh được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội. 2. Nội dung yêu cầu cần đạt của môn học a . Nội dung khái quát * Nội dung giáo dục cốt lõi: Chương trình môn Mĩ thuật phát triển hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng, trong đó nền tảng kiến thức cơ bản dựa trên yếu tố và nguyên lí tạo hình. Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục gồm Lí luận và lịch sử mĩ thuật, 10 Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thủ công; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật được giới hạn trong phạm vi làm quen với tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận. b. Yêu cầu cần đạt và nội dung cụ thể LỚP 1 Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Biết được mĩ thuật có ở xung quanh. – Biết được một số đồ dùng, màu vẽ và vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. – Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu sắc. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Đọc được tên một số màu trong thực hành, sáng tạo. – Tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau, biết sử dụng chấm trong tạo hình và trang trí sản phẩm. – Tạo được một số loại nét khác nhau, biết sử dụng nét để mô phỏng đối tượng. – Tạo được hình, khối dạng cơ bản. – Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. – Sắp xếp được sản phẩm của cá nhân tạo thành sản phẩm nhóm học tập. – Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, đất nặn, giấy màu, trong thực hành, sáng tạo. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, của bạn bè. – Nêu được tên một số màu; bước đầu mô tả, chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh chính ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp: Yếu tố tạo hình – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Thể loại Lựa chọn, kết hợp: –Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Hội hoạ – Đồ hoạ (tranh in). -Điêu khắc Hoạt động thực hành và thảo luận Thực hành – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. Thảo luận Lựa chọn, kết hợp: – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Thiên nhiên; Con người; Gia đình; Nhà trường. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nêu được tên một số công cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo. – Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu ở sản phẩm thủ công. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo. Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp: Yếu tố tạo hình – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. – Vận dụng được nét để tạo nên sản phẩm. – Tạo được sản phẩm từ vật liệu dạng hình, khối. – Sử dụng được chấm, nét, màu sắc khác nhau để trang trí sản phẩm. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. – Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản một số đồ dùng học tập. Thể loại: Thủ công Lựa chọn, kết hợp: – Đồ thủ công bằng vật liệu tự nhiên. – Đồ thủ công bằng vật liệu nhân tạo. – Đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng. Hoạt động thực hành và thảo luận Thực hành – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 2D. – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 3D. Thảo luận Lựa chọn, kết hợp: – Sản phẩm thủ công. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Đồ chơi, đồ dùng học tập. 3. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực mĩ thuật với các thành phần: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ thông qua các biểu hiện sau: Quan sát thẩm mĩ – Nhận biết được một số yếu tố thẩm mĩ cơ bản trong đời sống và ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Nhận biết được một số yếu tố tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. – Nhận biết được dấu hiệu của một số nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Nhận thức thẩm mĩ – Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. – Nhận biết được chủ đề của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Bước đầu nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. – Biết liên tưởng vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ với thực hành sáng tạo. Sáng tạo thẩm mĩ – Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản. – Vận dụng được một số hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. – Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo ở mức độ đơn giản. – Sử dụng được một số công cụ, thiết bị trong thực hành sáng tạo. Ứng dụng thẩm mĩ – Biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo ở mức độ đơn giản. – Biết trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. – Biết vận dụng sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống Phân tích thẩm mĩ – Chia sẻ được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản. – Biết tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Mô tả được một số yếu tố, dấu hiệu của nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn. Đánh giá thẩm mĩ -Bước đầu đánh giá được đối tượng thẩm mĩ thông qua một số yếu tố và nguyên lí tạo hình. – Bước đầu học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ. 4. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC HỌC KÌ I Tuần Số tiết Chủ đề/bài học Mục tiêu bài học 1-2 2 CHỦ ĐỀ I: MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG Bài: Mỹ thuật quanh ta 1. Quan sát, nhận thức Nhận biết được mĩ thuật có ở mọi nơi trong cuộc sống. 2. Sáng tạo và ứng dụng Vẽ được một hình theo ý thích. 3. Phân tích và đánh giá Chỉ ra được nét đẹp và các hình thức mĩ thuật có ở xung quanh. 3-4 2 CHỦ ĐỀ I: MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG Bài: Những chấm tròn thú vị 1. Quan sát, nhận thức Nhận ra được chấm lặp lại nối nhau sẽ tạo thành nét. 2. Sáng tạo và ứng dụng Tạo được hình bằng cáchchấm. 3. Phân tích và đánh giá Nêu được cảm nhận về bài vẽ chấm. Chỉ ra được các hình thức chấm và sự hài hòa của chấm trong tranh. 5-6 2 CHỦ ĐỀ I: MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG Bài: Những chấm tròn thú vị 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biết và nêu tên được một số loại nét thường gặp trong tạo hình. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Vẽ và trang trí được hình bằng các loại nét. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Chỉ ra được sự lặp lại và tương phản của nét trong bài vẽ. Nêu được cảm nhận về bài vẽcủa mình, của bạn. 7-8 2 CHỦ ĐỀ I: MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG Bài: Sắc màu em yêu 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biết màu sắc và kể được tên ba màu cơ bản. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Tạo được bức tranh với các màu khác nhau. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Chỉ ra tên màu, sự lặp lại của màu cơ bản trong bài vẽ và trong tác phẩm mĩ thuật. 9-10 2 CHỦ ĐỀ I: MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG Bài: Ngôi nhà của em 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biết được hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác là các hình cơ bản qua hình ảnh ngôi nhà. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Tạo được hình ngôi nhà bằng cách xé, dán và ghép các hình cơ bản từ giấy màu. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Chỉ ra được các hình lặp lại có tỉ lệ khác nhau trong sản phẩm và tác phẩm mĩ thuật 11-12 2 CHỦ ĐỀ I: MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG Bài: Những chấm tròn thú vị 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biết được khối tròn, dẹt, trụ có thể kết hợp để tạo sản phẩm 3D. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Tạo được hình trái cây từ khối tròn, dẹt, trụ 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Chỉ ra được vẻ đẹp về sự hài hoà, tỉ lệ của các khối tròn, trụ, dẹt trong sản phẩm, tác phẩm điêu khắc. 13-14 2 CHỦ ĐỀ II: THIÊN NHIÊN Bài: Ông mặt trời và những đám mây 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biết được hình, màu của mặt trời, mây và bầu trời trong tự nhiên và trong sản phẩm mĩ thuật. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Tạo được bức tranh có hình mặt trời, mây bằng giấy, màu. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và chỉ ra sự kết hợp hài hòa của hình, màu có thể diễn tả thiên nhiên. 15-16 2 CHỦ ĐỀ II: THIÊN NHIÊN Bài: Những chiếc lá kì diệu 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ - Nhận biết được hình in và cách in chà xát. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ - Tạo được bức tranh bằng cách in chà xát lá cây. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Nhận biết được vẻ đẹp của lá cây và nêu được cảm nhận về chất của bề mặt hình in mĩ thuật. 17-18 2 CHỦ ĐỀ II: THIÊN NHIÊN Bài: Những chú cá đáng yêu 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biết được cách tạo hình bằng xé, dán giấy màu. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Tạo được hình cá và trang trí bằng cách xé, dán giấy màu. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Biết được giá trị của sự hợp tác trong học tập sáng tạo mĩ thuật. HỌC KÌ II 19-20 2 CHỦ ĐỀ III: CON NGƯỜI Bài: Gương mặt đáng yêu 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biết được cách kết hợp hài hòa nét, chấm, màu khi diễn tả chân dung. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Vẽ được tranh chân dung theo cảm nhận. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Chỉ ra được điểm đáng yêu trên gương mặt bạn và nêu được cảm nhận về sự hài hoà của nét, hình, màu trong bài vẽ. 21-22 2 CHỦ ĐỀ III: CON NGƯỜI Bài: Lung linh đêm pháo hoa 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ - Nhận biết được cách sử dụng màu sắc thể hiện nét, hình, màu và đậm nhạt để diễn tả ánh sáng trong tạo hình. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Vẽ được bức tranh Đêm pháo hoa. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Cảm nhận được vẻ đẹp của pháo hoa, chỉ ra sự tương phản về đậm nhạt của chấm, nét, màu tạo nên ánh sáng và sự chuyển độngtrong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 23-24 2 CHỦ ĐỀ IV: GIA ĐÌNH Bài: Gia đình em 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biết được cách tạo nhân vật bằng xé và dán giấy màu. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Tạo được hình nhân vật bằng cách xé, dán giấy màu. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Nhận ra sự hài hòa ở hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật. Quan tâm đến những người thân trong gia đình và biết sử dụng sản phẩm mĩ thuật làm đồ chơi, đồ dùng học tập. 25-26 2 CHỦ ĐỀ IV: GIA ĐÌNH Bài: Bình hoa muôn sắc 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biết được cách tạo hình từ đồ vật. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Vẽ được bức tranh tĩnh vật hoa theo cảm nhận. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Biết thêm được vẻ đẹp của đồ vật. Chỉ ra được sự hài hòa của nét, hình, màu trong bài vẽ. 27-28 2 CHỦ ĐỀ V: NHÀ TRƯỜNG Bài: Cây trong sân trường em 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biết được cách vẽ cây từ chấm, nét, màu. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Vẽ được bức tranh cây trong sân trường bằng các nét, chấm, màu. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Nhận ra vẻ đẹp tạo hình của cây và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây. 29-30 2 CHỦ ĐỀ V: NHÀ TRƯỜNG Bài: Giờ ra chơi 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biếtđược cách vẽ hình người tạo bức tranh theo đề tài. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Vẽ được bưc tranh diễn tả hoạt động vui chơi trong sân trường. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Chỉ ra được hình, màu tạo nênkhông gian của bức tranh. Biết hợp tác cùng bạn trong học tập. 31-32 2 CHỦ ĐỀ VI: ĐỒ CHƠI – ĐỒ DÙNG Bài: Chiếc bát xinh xắn 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biết được cách tạo chiếc bát từ khối tròn và sự tương phản của khối. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Nặn và trang trí được chiếc bát. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Chỉ ra được khối lõm trên sản phẩm mĩ thuật. Biết quý trọng đồ dùng trong gia đình. 33-34 2 CHỦ ĐỀ VI: ĐỒ CHƠI – ĐỒ DÙNG Bài: Con gà ngộ nghĩnh 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ - Nhận biết được cách tạo hình con vật 3D đơn giản bằng hình thức gấp và cắt dán giấy. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Tạo hình và trang tríđượccon gà từ giấy, bìa màu. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Nhận ra được vẻ đẹp của hình, chấm, nét, màu trong tạo hình và trang trí sản phẩm 3D. Biết cách sử dụng sản phẩm mĩ thuật làm đồ chơi, đồ dùng học tập 35 1 Bài Ôn tập: Trang trại mơ ước 1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Nhận biếtđược cách kết hợp các sản phẩm mĩ thuật để tạo hình chung. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Tạo được trang trại cùng bạn từ các sản phẩm mĩ thuật phù hợp. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Chỉ ra được các yếu tố, nguyên lý mĩ thuật đã học trong các sản phẩm mĩ thuật. Nêu được ý tưởng sử dụng sản phẩm vào các môn học khác hoặc trong đời sống thực tế.
Tài liệu đính kèm:
- phan_phoi_chuong_trinh_mon_mi_thuat_lop_1_nam_hoc_2020_2021.docx