Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Khéo tay hay làm - Năm học 2020-2021

Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Khéo tay hay làm - Năm học 2020-2021

Nội dung 1: CHẤT LIỆU ĐẤT NẶN – Tiết 1

Vận dụng phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, nhận thức, thực hành sáng tạo.

Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện.

Ổn định, khởi động( 1 -3 phút )

* Trò chơi: Giải câu đố

- Con gì hai mắt trong veo

Thích nằm sưởi nắng

Thích trèo cây cau? ( Là con gì? )

- Con gì ăn no

Bụng to mắt híp

Mồm kêu ụt ịt

Nằm thở phì phò? ( Là con gì ? )

- Con gì mào đỏ

Gáy ò ó o

Sáng sớm tinh mơ

Gọi người thức dậy ? ( Là con gì ? )

- Con gì chân ngắn

Mà lại có màng

Mỏ bẹt màu vàng

 

doc 11 trang thuong95 9031
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Khéo tay hay làm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 5: KHÉO TAY HAY LÀM
Thời lượng: 4 tiết
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Về phẩm chất:
	Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thầ trách nhiệm ở HS, cụ thể là:
	- Biết cách sử sụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo;
	- Biết yêu quê hương, đất nước, di sản văn hóa qua nghệ thuật dân gian: nặn tò he;
	- Biết xây dựng tình thân và trách nhiệm với bạn bè;
	- Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét.
2. Về năng lực:
	Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: 
	2.1. Năng lực đặc thù môn học:
	- Biết được nghề nặn tò he trong nghệ thuật truyền thống Việt Nam;
	- Biết sử dụng một số công cụ, vật liệu để nặn và trang trí sản phẩm;
	- Sử dụng hình khối cơ bản để thể hiện tranh đất nặn ( phù điêu ), tượng tròn đề tài “ Nặn mâm quả ” bằng đất nặn;
	- Biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm;
	- Biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình khối, màu sắc trong sản phẩm của mình và của bạn.
	2.2. Năng lực chung:
	- Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập;
	- Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/ thực hành trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm;
	- Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm ( đất nặn ) để thực hành sáng tạo theo dạng 3D chủ đề “ Khéo tay hay làm ”.
	2.3. Năng lực đặc thù của học sinh:
	- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ thuật nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.
	- Năng lực tự nhiên: Vận dụng sự hiểu biết về hình khối 3D để áp dụng vào các học khác và trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	1. Giáo viên:
	- Một số hình ảnh và sản phẩm nặn ( tranh, ảnh, vật mẫu thật, sản phẩm tò he ) phù hợp với nội dung chủ đề.
	- Đất nặn, một số tranh, ảnh về quả và mâm ngũ quả. ( Mẫu quả thật, sản phẩm nặn nếu có )
	2. Học sinh: 
	- SGK, VBT ( nếu có )
	- Bìa cứng, đĩa giấy, đất nặn, bộ đồ dùng kèm đất nặn, vật liệu ( lõi giấy, vỏ hộp cũ), 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá;
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
ð (Tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở, năng lực tiếp nhận kiến thức của HS,
GV có thể chủ động linh hoạt bố trí thời gian thực hiện từng mạch nội dung, nhưng đảm bảo chủ đề được thực hiện trong 4 tiết học.)
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Đồ dùng thiết bị
Nội dung 1: CHẤT LIỆU ĐẤT NẶN – Tiết 1
Vận dụng phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, nhận thức, thực hành sáng tạo.
Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện.
Ổn định, khởi động( 1 -3 phút )
* Trò chơi: Giải câu đố
- Con gì hai mắt trong veo
Thích nằm sưởi nắng
Thích trèo cây cau? ( Là con gì? )
- Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò? ( Là con gì ? )
- Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dậy ? ( Là con gì ? )
- Con gì chân ngắn
Mà lại có màng
Mỏ bẹt màu vàng
Hay kêu cạp cạp ? ( Là con gì ? )
=> Giới thiệu bài mới : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chất liệu đất nặn và loại hình nghệ thuật có liên quan tới chất liệu này nhé.
HS tham gia trò chơi giải câu đố
Học sinh lắng nghe câu hỏi và trả lời.
Trình chiếu các câu hỏi trên slide, hình ảnh đất nặn, video về nghề nặn tò he.
 Làm quen với chất liệu đất nặn : ( 10 phút )
- Giới thiệu một số hình ảnh, đoạn phim ngắn về nghệ thuật dân gian : nặn tò he.
- Cho HS xem hình minh họa SGK trang 38, giới thiệu về đất nặn và dụng cụ đất nặn.
- Em thấy đất nặn thường có màu nào ?
- Em đã từng thấy hay chơi tò he chưa ?
- Tò he thường được làm bằng gì?
- Em có thích nặn các con vật, đồ vật, hoa quả bằng đất nặn không? Vì sao?
- Có thể giữ gìn, bảo quản sản phẩm bằng cách nào?
=> Tò he là một loại đồ chơi dân gian, thường làm bằng bột gạo, bột nếp, nhuộm nhiều màu, thêm một ít đường có thể ăn được. Ban đầu tò he dùng để cúng lễ nên có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, . Sau này các nghệ nhân nặn thêm nhiều con vật, nhân vật mà trẻ em yêu thích để làm đồ chơi.
- HS chú ý xem đoạn phim giới thiệu về trò chơi dân gian : Nặn tò he.
- HS xem hình minh họa về đất nặn trong SGK trang 38.
- HS trả lời câu hỏi.
Video về nghệ thuật dân gian: Nặn tò he.
Hình ảnh các loại đất nặn.
 Thực hành sáng tạo bằng đất nặn: ( 22 phút )
- Hướng dẫn HS thực hành làm quen một số kĩ thuật nặn căn bản.
- Trình chiếu video kết hợp cho các em xem sản phẩm mẫu trong SGK trang 38.
- HS thực hiện cá nhân rồi ghép lại tạo thành một chủ đề và sáng tạo một câu chuyện mà các em yêu thích.
Cách 1: Nặn rời từng bộ phận rồi ghép, dính lại( Nặn bộ phận lớn, nặn bộ phận nhỏ, ghép dính các bộ phận).
Cách 2: Từ một thỏi đất nặn các bộ phận dính liền nhau( Lấy một thỏi đất kéo, vuốt, uốn tạo các bộ phận.)
- GV giới thiệu thêm với các em một cách làm khác, kết hợp đất nặn với vật liệu tái chế như: chai nhựa, ly giấy, .để tạo thành hình con vật mà mình thích.
=> GV nhận xét đánh giá chung về sản phẩm.( GV 
Học sinh thực hành sáng tạo với đất nặn.
Học sinh thực hiện cá nhân và nhóm.
Video hướng dẫn cách nặn, một số sản phẩm từ đất nặn.
Nội dung 2: TRANH ĐẤT NẶN – Tiết 2
Vận dụng phương pháp: Quan sát, nhận thức, vấn đáp, thảo luận, thực hành sáng tạo.
Vận dụng quy trình: Tạo hình 3D tiếp cận chủ đề.
Ổn định lớp, hát khởi động đầu giờ.
 Quan sát, thảo luận về cảnh, vật trong tự nhiên và trong tranh đất nặn. (10 phút )
- Giới thiệu một số cảnh vật trong thiên nhiên và cuộc sống:
- Giới thiệu một số tranh đất nặn, tổ chức cho HS chủ động tìm ra đặc điểm về màu sắc, chấm, nét, mảng trong tranh đất nặn.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, tìm ra những khác biệt giữa tranh đất nặn và tranh vẽ màu.
- Em thấy tranh đất nặn và tranh vẽ trên giấy có gì khác nhau?
- Em sẽ bảo quản và sử dụng tranh đất nặn như thế nào?
- HS quan sát tranh, ảnh về tranh đất nặn.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Tranh, ảnh về tranh đất nặn.
Video hướng dẫn cách thực hiện.
 Dùng đất nặn để thể hiện bức tranh
 ( 25 phút )
- Giới thiệu video hướng dẫn cách thực hiện tranh đất nặn cho HS xem.
- Hướng dẫn kĩ thuật thực hành tranh đất nặn.
- Em cho biết các bước thực hành tranh đất nặn?
- Em đặt tên cho sản phẩm là gì? Vì sao em chọn tên đó?
- Nêu cảm nhận của mình về sản phẩm?
- GV yêu cầu HS thực hành. GV quan sát, khích lệ, hướng dẫn bổ sung.
- GV khuyến khích các em sử dụng vật liệu tái chế như: Giấy báo kết hợp với đất nặn để có một bức tranh sinh động hơn.
=> Gv theo dõi tiến trình thực hiện của HS, kịp thời đưa ra các nhận xét, đánh giá phù hợp, động viên HS có tiến bộ, chọn các sản phẩm sáng tạo của HS và gợi ý các em nêu được cảm nhận của các em về kĩ thuật thực hành tranh đất nặn.
- HS theo dõi video hướng dẫn cách thực hiện tranh đất nặn.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát và hỗ trợ thêm cho HS làm bài
Video hướng dẫn thực hành.
Tranh, ảnh tham khảo về tranh đất nặn.
Nội dung 3: MÂM NGŨ QUẢ - Tiết 3
Vận dụng phương pháp: Quan sát, nhận thức, vấn đáp, thảo luận, thực hành sáng tạo.
Vận dụng quy trình: Vẽ biểu cảm.
* Ổn định lớp, khởi động: ( 3 phút )
- Trò chơi: Ghi nhớ ( HS sẽ nghe bài hát “ Quả gì ” sau đó ghi nhớ và nhắc lại các loại quả có trong bài hát).
=> Tuyên dương các em ghi nhớ được nhiều các loại quả nhất.
 Quan sát, thảo luận về mâm ngũ quả trong cuộc sống và bằng đất nặn: ( 10 phút )
- GV cho HS xem tranh về mâm ngũ quả thật và mâm ngũ quả bằng đất nặn để HS có sự so sánh.
- Em hãy kể tên các loại quả mà em đã nhìn thấy trong mâm ngũ quả?
- Các quả có hình dáng, màu sắc gì?
- Người ta thường bày mâm ngũ quả vào những dịp nào?
=> Mâm ngũ quả thường có 5 loại trái cây khác nhau, được bày trên bàn thờ trong dịp lễ, tết hay cúng giỗ.
- HS tham gia trò chơi và ghi nhớ các loại quả có trong bài hát.
- HS tham gia thảo luận và trả lời câu hỏi.
Trình chiếu hình ảnh trên slide và hình ảnh trong SGK trang 42.
Trình chiếu các mâm ngũ quả, vùng miền khác nhau.
 Nặn mâm quả: ( 22 phút )
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- Hướng dẫn kĩ thuật thực hành nặn mâm quả.
* Gợi ý các bước thực hiện:
- Từ các hình khối cơ bản ( hình ảnh SGK trang 43) ta có thể nặn các loại quả theo các hình khối đó.
- HS chủ động thảo luận, phân công công việc, thực hành nặn 3D, sắp xếp thành mâm quả.
- Hướng dẫn HS tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.
- GV khuyến khích các em kết hợp với vật liệu tái chế như: đĩa giấy, chai nhựa, .làm thành đồ đựng hoa quả sau khi nặn.
- HS hoạt động theo nhóm.
- HS chú ý cách hướng dẫn kĩ thuật nặn mâm ngũ quả.
- Hs chú ý quan sát.
- HS chủ động phân công công việc trong nhóm.
- HS nhận xét sản phẩm của mình cũng như của bạn.
Tranh, ảnh về mâm ngũ quả.
Tranh, ảnh các khối đất nặn cơ bản SGK trang 43.
Nội dung 4: GÓC MĨ THUẬT CỦA EM
Vận dụng phương pháp: Quan sát, nhận thức, thảo luận, vấn đáp, thực hành sáng tạo, trưng bày và đánh giá sản phẩm.
Vận dụng quy trình: Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
Ổn định lớp, khởi động: ( 3 phút )
- HS nghe bài hát “ Rước đèn trung thu” và nhảy múa theo điệu nhạc.
=> Tết trung thu là tết của thiếu nhi, các bạn sẽ được rước đèn và phá cỗ, vậy các bạn cho cô biết:
- Trong mâm cỗ có những gì?
- Ngoài phá cỗ ra các bạn còn làm gì nữa?
 Hoàn thiện, trưng bày sản phẩm: ( 10 phút )
- GV yêu cầu HS hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình.
- GV hướng dẫn các em một số cách trưng bày sản phẩm.
- HS nghe bài hát và nhảy múa theo giai điệu của bài hát.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS hoàn thiện sản phẩm để chưng bày và thuyết trình trước lớp.
Góc trưng bày sản phẩm của các nhóm ( bảng phụ )
 Phân tích, đánh giá:( 22 phút )
- GV tổ chức cho HS giới thiệu, trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- Tổ chức cho các em nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.
- Em hãy nêu cảm nhận của mình về sản phẩm?
- Các sản phẩm này sẽ sử dụng để làm gì?
- Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình khi thực hiện chủ đề này?
- Em học tập được gì từ nhóm của các bạn?
- Em sẽ làm gì để bảo vệ nét đẹp của văn hóa dân tộc?
=> GV giới thiệu lại những ý nghĩa của văn hóa nghệ thuật nặn tò he và mâm ngũ quả ngày tết => Giáo dục các em yêu quê hương, đất nước.
Củng cố: Để thực hiện được nặn các loại quả và thực hiện tranh đất nặn, chúng ta cần chú ý quan sát để nắm được cách thực hiện và tìm được hình ảnh phù hợp với bản thân.
Dặn dò HS: Chuẩn bị cho chủ đề 6: Những người bạn.
- HS trình bày bài của nhóm mình trước lớp.
- HS thảo luận trình bày ý kiến của mình về sản phẩm của nhóm bạn.
Sản phẩm của các nhóm.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
 Mức độ
Năng lực
Mĩ thuật 
Biết
Hiểu
Vận dụng
Mức 1
Mức 2
Quan sát và nhận thức
Nhận biết được chất liệu, màu sắc và các đồ dùng của đất nặn.
Thể hiện hiểu biết về hình dáng, cấu trúc, đặc điểm của các hình khối trong đất nặn.
Biết liên hệ với những hình ảnh trong cuộc sống để nặn được những con vật hay đồ vật yêu thích.
Sáng tạo và ứng dụng
Biết lựa chọn con vật hoặc đồ vật để làm sản phẩm
Phối hợp với các vật liệu khác nhau và kĩ năng tạo hình để thực hành tạo thành sản phẩm.
Lựa chọn được con vật và chất liệu phù hợp để nặn con vật hoặc quả.
Tạo được một sản phẩm hài hòa về hình dáng, kích thước, hình thức trang trí và có tính sáng tạo cao.
Phân tích và đánh giá
Biết được một số thông tin về sản phẩm.
Nêu được một số yếu tố tạo hình trên sản phẩm.
Thể hiện được tình cảm quan tâm đến mọi người xung quanh, ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường qua sản phẩm.
Chia sẻ mục đích tạo ra sản phẩm tới mọi người, nêu được ý nghĩa của trò chơi dân gian.
Xếp loại
Đạt ( C )
Hoàn thành ( B )
Hoàn thành tốt ( A )

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mi_thuat_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu_de_5.doc