Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 3: Nơi gia đình chung sống

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 3: Nơi gia đình chung sống

. Hoạt động khám phá

Hoạt động 2: Quan sát và nói về những ngôi nhà trong hình

- GV tổ chức hoạt động cặp đôi yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3/ trang 12 và mô tả các nhà khác nhau có trong hình.

- GV treo tranh 1, 2, 3 .

- Yêu cầu học sinh chia sẻ trước lớp

- GV chốt : Có rất nhiều loại nhà và mỗi nhà ở một nơi khác nhau, có nhà ở phố, nhà thì ở vùng quê, cao nguyên,.

+ Hình 1 là nhà lợp ngói, xung quanh nhà có ao, đồng ruộng, luỹ tre, .đây là nhà ở nông thôn.

+ Hình 2 là nhà sàn, xung quanh nhà có đồi, núi, ruộng bậc thang, suối,.đây là nhà ở miền núi.

+ Hình 3 là nhà cao tầng, nhà chung cư san sát nhau, phố xá đông vui, nhộn nhịp, đây là nhà ở thành phố.

- GVgiải thích thêm: Trong hình 3 đây là chung cư, có nhiều hộ gia đình chung sống, địa chỉ của chung cư là N8. Vậy mỗi nhà đều có một địa chỉ riêng VD: Nhà bạn A ở địa chỉ số 77, đường Ngô Đức Kế. Các em phải nhớ được địa chỉ của nhà mình ở, phòng khi mình đi lạc .

Hoạt động 3: Cùng hỏi và trả lời

a) Kể các phòng nơi gia đình chung sống:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK ( hình 4/ trang 13), thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:

 

doc 3 trang thuong95 15471
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 3: Nơi gia đình chung sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 3: NƠI GIA ĐÌNH CHUNG SỐNG
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh:
+ Nói được địa chỉ nhà, kiểu nhà, một vài đặc điểm xung quanh nhà thông qua hình ảnh.
+ Nhận biết được tên gọi, chức năng của một số đồ dùng, thiết bị phổ biến trong nhà.
+ Nhận biết được sự cần thiết của việc sắp xếp đồ dùng trong nhà và thực hiện được việc sắp xếp một số đồ dùng của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học
+ Giáo viên
- Chuẩn bị video bài hát “ Nhà là nơi” của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong.
- Chuẩn bị một số hình ảnh, một số kiểu nhà phổ biến ở địa phương ( hình ảnh thể hiện ở trong nhà và ngoài nhà).
- Hình 5 trong SGK phóng to khổ lớn. 
+ Học sinh
- Ảnh chụp hoặc ảnh về nơi sinh sống của gia đình.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
A. Hoạt động khởi động.
- Cho HS xem video hát bài “ Nhà là nơi” của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong.
- Qua bài hát giáo viên dẫn dắt học sinh cảm nhận được nhà là nơi mọi người trong gia đình chung sống và giới thiệu bài. 
+ Hoạt động 1: Nhà bạn ở đâu? Xung quanh nhà bạn có những gì?
- Em hãy cho biết địa chỉ nhà của mình? Các đặc điểm ngôi nhà của em?
- Xung quanh nhà bạn có những gì?
( Giáo viên gợi ý: Nhà của em to hay nhỏ, nhà mái tôn hay cao tầng, )
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Hoạt động khám phá
Hoạt động 2: Quan sát và nói về những ngôi nhà trong hình 
- GV tổ chức hoạt động cặp đôi yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3/ trang 12 và mô tả các nhà khác nhau có trong hình.
- GV treo tranh 1, 2, 3 .
- Yêu cầu học sinh chia sẻ trước lớp
- GV chốt : Có rất nhiều loại nhà và mỗi nhà ở một nơi khác nhau, có nhà ở phố, nhà thì ở vùng quê, cao nguyên,... 
+ Hình 1 là nhà lợp ngói, xung quanh nhà có ao, đồng ruộng, luỹ tre, ..đây là nhà ở nông thôn.
+ Hình 2 là nhà sàn, xung quanh nhà có đồi, núi, ruộng bậc thang, suối,..đây là nhà ở miền núi.
+ Hình 3 là nhà cao tầng, nhà chung cư san sát nhau, phố xá đông vui, nhộn nhịp, đây là nhà ở thành phố.
- GVgiải thích thêm: Trong hình 3 đây là chung cư, có nhiều hộ gia đình chung sống, địa chỉ của chung cư là N8. Vậy mỗi nhà đều có một địa chỉ riêng VD: Nhà bạn A ở địa chỉ số 77, đường Ngô Đức Kế.... Các em phải nhớ được địa chỉ của nhà mình ở, phòng khi mình đi lạc .
Hoạt động 3: Cùng hỏi và trả lời
a) Kể các phòng nơi gia đình chung sống:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK ( hình 4/ trang 13), thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi: 
+ Nhà bạn có những phòng nào?
- Mời đại diện từng nhóm lên nêu.
- GV nhận xét.
b) Kể các đồ dùng thiết bị trong gia đình
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4/ trang 13 hỏi đáp
+ Trong nhà có những đồ dùng gì? Thiết bị nào?
- Mời từng cặp đứng lên hỏi đáp trước lớp.
* Liên hệ: 
- Nhà em có những phòng nào?
- Kể những đồ dung trong mỗi phòng? 
( Gợi ý : Phòng khách nhà em có những đồ dùng gì?)
- GV nhận xét, chốt: Nhà thường có nhiều phòng, mỗi phòng có các đồ dùng, thiết bị cần thiết cho sinh hoạt. 
C. Hoạt động luyện tập
Hoạt động 4: Cùng chơi “ Dọn nhà”
- GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 5/ trang 14 trong SGK và thảo luận cặp đôi theo nội dung sau:
+ Hãy chỉ ra những đồ dùng chưa đúng chỗ và nói vị trí phù hợp của chúng
+ Theo bạn vì sao phải để đồ dùng đúng chỗ?
- GV chia lớp thành 3 đội và cho HS sắp xếp một số đồ dùng ở trong lớp VD: sách vở, bút,...
- GV tuyên dương đội xếp đồ dùng đúng vị trí nhanh nhất.
- GV GD tư tưởng: Trong lớp cũng như ở nhà chúng ta nhớ sắp xếp đồ dùng đúng chỗ, ngăn nắp, gọn gàng để sử dụng thuận tiện khi cần thiết.
* Củng cố, dặn dò.
- HS nghe bài hát. 
+ Hoạt động cả lớp.
- HS chia sẻ những điều mình biết về địa chỉ, các đặc điểm ngôi nhà của mình.
- VD: Nhà mình ở khu phố 1, phường Long Toàn...
- Nhà mình ở gần trường học, nhà thờ, bệnh viện, 
- Xung quanh nhà mình ở có hàng quán, cây cối, ruộng vườn, sông nước,... 
- HS quan sát tranh SGK và hỏi đáp đôi bạn.
Hỏi: Hình 1 nhà ở đâu? 
Bạn trả lời: Hình 1 ở gần ao cá và cánh đồng lúa.
Hình 2: Nhà ở Tây Nguyên vì có ruộng bậc thang và nhà sàn...
Tương tự hình 3.
- HS lên chỉ và nêu
Hình 1: Nhà ngói 
Hình 2: Nhà sàn
Hình 3: Nhà cao tầng, nhà chung cư
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4, từng nhóm trả lời các câu hỏi.
VD: HS nói tên một số phòng trong nhà như: phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp, phòng khách,.....
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+Hoạt động cặp đôi
VD:
Hỏi: Trong nhà có những đồ dung gì?
-Phòng khách có tivi, quạt, ghế sofa,..
- Phòng ngủ có tủ quần áo, giường, gối nệm,..
- Phòng bếp có....
VD: 
Hỏi: Nồi cơm điện dùng để làm gì?
Đáp: Nồi cơm điện dùng để nấu cơm.
- Các cặp hỏi đáp trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời
+Hoạt động cặp đôi
- HS quan sát và thảo luận cặp đôi.
VD: Quả bóng để giữa nhà, giày dép để mỗi nơi một chiếc, cặp sách để trên ghế ngồi uống nước, quần để trên ghế,...
- HS trả lời: Để dễ tìm khi cần sử dụng.
- HS thi đua sắp xếp vị trí.
- HS nhận xét
 Ngày 09 tháng 7 năm 2020
 Người soạn
 Nhóm GV khối 1- TH Điện Biên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.doc