Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 27: Chăm sóc cơ thể khoẻ mạnh
Hôm nay bạn đã gặp những ai? Bạn cảm thấy vui vẻ hay khó chịu khi gặp họ?( GV có thể trình chiếu ảnh thực tế.)
GV dẫn dắt: Nếu tiếp xúc với ai đó, chúng ta cảm thấy không thoải mái, khó chịu, thậm chí sợ hãi, chúng ta sẽ phải làm như thế nào?
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Quan sát và trả lời:Nhận biết tình huống vui vẻ, thoải mái, an toàn và tình huống không vui vẻ, sợ hãi, không an toàn.
- Yêu cầu HS quan sát tranh.
- Yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Bạn nhỏ trong từng hình đang làm gì? Bạn đang tiếp xúc, giao tiếp và trò chuyện với ai?
+ Trong hình nào các bạn cảm thấy vui vẻ, an toàn? Trong hình nào các bạn cảm thấy sợ hãi, không an toàn.
GV yêu cầu HS quan sát thêm cử chỉ, lời đối thoại trong từng hình.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- GV giải thích thêm cho HS hiểu:động chạm an toàn xảy ra với người thân, ruột thịt, gây cảm giác thoải mái, dễ chịu, hạnh phúc. Còn động chạm không an toàn: cần né tránh, xảy ra khi người lạ động chạm vào vùng riêng tư( má, chỗ mặc đồ lót ) hoặc tình huống người khác ép mình làm việc gì đó mà mình không muốn, không thích. Trừ một số trường hợp đặc biệt: khi đi khám bệnh, cần phải có người lớn đi cùng.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 27: BẢO VỆ CƠ THỂ AN TOÀN I. Mục đích- yêu cầu: - Nhận ra được những hành vi an toàn hay không an toàn, đe dọa đến sự an toàn của bản thân thông qua tình huống giả định hoặc thực tế. - Biết cách nói không hoặc tránh xa những hành vi động chạm hoặc đe dọa sự an toàn của bản thân. - Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần thiết. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Video một số tình huống mất an toàn có thể gặp. - Hình ảnh giao tiếp hằng ngày của học sinh. - Tranh ảnh về ba bước phòng tránh xâm hại. - Hình sơ đồ 4 vòng tròn tếp xúc. Học sinh: Sách giáo khoa môn TNXH. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Khởi động: - Hôm nay bạn đã gặp những ai? Bạn cảm thấy vui vẻ hay khó chịu khi gặp họ?( GV có thể trình chiếu ảnh thực tế..) GV dẫn dắt: Nếu tiếp xúc với ai đó, chúng ta cảm thấy không thoải mái, khó chịu, thậm chí sợ hãi, chúng ta sẽ phải làm như thế nào? 2. Khám phá: Hoạt động 1: Quan sát và trả lời:Nhận biết tình huống vui vẻ, thoải mái, an toàn và tình huống không vui vẻ, sợ hãi, không an toàn. - Yêu cầu HS quan sát tranh. - Yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau: + Bạn nhỏ trong từng hình đang làm gì? Bạn đang tiếp xúc, giao tiếp và trò chuyện với ai? + Trong hình nào các bạn cảm thấy vui vẻ, an toàn? Trong hình nào các bạn cảm thấy sợ hãi, không an toàn. GV yêu cầu HS quan sát thêm cử chỉ, lời đối thoại trong từng hình. - Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. - GV giải thích thêm cho HS hiểu:động chạm an toàn xảy ra với người thân, ruột thịt, gây cảm giác thoải mái, dễ chịu, hạnh phúc. Còn động chạm không an toàn: cần né tránh, xảy ra khi người lạ động chạm vào vùng riêng tư( má, chỗ mặc đồ lót ) hoặc tình huống người khác ép mình làm việc gì đó mà mình không muốn, không thích. Trừ một số trường hợp đặc biệt: khi đi khám bệnh, cần phải có người lớn đi cùng. Hoạt động 2: Em làm gì khi gặp các tình huống đó? - Yêu cầu HS quan sát hình 4 và hình 6 trong sách và trả lời câu hỏi: Ở tình huống không an toàn, bạn nhỏ đã làm gì? Nếu ở trong tình huống đó, em sẽ làm gì khác nữa? - Sau mỗi tình huống và cách xử lí, GV khen ngợi, nhắc lại, chốt cách xử lí đúng đắn nhất. 3. Luyện tập- Vận dụng: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7, dưới sự hướng dẫn của GV, HS mô tả tình huống và thực hành đóng vai. - Sau khi HS đóng tình huống và đưa ra cách ứng xử, GV tiểu kết nhắc HS: phải tỏ thái độ cương quyết, không tỏ ra sự hãi, nhắc HS chia sẻ cới người lớn nếu thấy không bình thường, e ngại hay sợ một ai đó. - Yêu cầu HS quan sát hình 8, mô tả tình huống. - Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và đưa ra cách giải quyết tình huống. - GV nhận xét phương án đúng và hợp lí, hoặc có thể đưa ra tình huống để HS lựa chọn. - Cho HS đóng tình huống mà mình đã lựa chọn. - GVTK: Các em có quyền bất khả xâm phạm thân thể, trong đó, các em có quyền không cho người khác động chạm vào cơ thể mình nếu em không muốn. - Yêu cầu HS đọc Lá nhắn nhủ. 4. Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn bài. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - Nhiều HS trả lời. - HS thảo luận theo hướng dẫn của GV. - Đại diện các nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ ý kiến và bày tỏ cách giải quyết. - HS đóng tình huống và đưa ra cách xử lí. - HS lắng nghe. - HS mô tả. - HS thảo luận. - HS đóng tình huống. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.docx