Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 22: Cơ thể của em
1. Tổ chức hoạt động khởi động
HĐ 1: Bạn biết những gì về cơ thể của mình? Nói hoặc vẽ về những gì bạn biết?
- Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân, vẽ vào vở cơ thể người theo cách hiểu của mình.
- Một số HS lên trình bày về hình vẽ trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhận xét:
+ Các bạn vẽ hình người như thế nào?
+ Các hình có điểm nào giống và khác nhau?
- HS phát hiện điểm khác nhau trên hình các bạn đã vẽ. GV có thể gợi ý so sánh các bộ phận trên hình, HS phát hiện được:
+ Có bạn vẽ đầy đủ các bộ phận cơ thể người.
+ Có bạn vẽ khuôn mặt và thân người.
+ Có bạn vẽ không đầy đủ tay chân.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy cơ thể chúng ta đều có những bộ phận chính nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo?
2. Tổ chức hoạt động khám phá
HĐ 2: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài cơ thể.
a, Làm việc với SGK: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của bạn trai
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI – LỚP 1 BÀI 22: CƠ THỂ CỦA EM I. MỤC TIÊU - Nói được tên và chỉ được vị trí một số bộ phận bên ngoài cơ thể. - Nêu được chức năng một số bộ phận bên ngoài cơ thể. - Xác định được trên hình những vùng riêng tư của cơ thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Chuẩn bị của GV: Ba hình tròn đỏ có gạch chéo ( vòng tròn cấm) Chuẩn bị của HS: SHS, giấy, bút vẽ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tổ chức hoạt động khởi động HĐ 1: Bạn biết những gì về cơ thể của mình? Nói hoặc vẽ về những gì bạn biết? Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân, vẽ vào vở cơ thể người theo cách hiểu của mình. Một số HS lên trình bày về hình vẽ trước lớp. GV yêu cầu HS nhận xét: + Các bạn vẽ hình người như thế nào? + Các hình có điểm nào giống và khác nhau? HS phát hiện điểm khác nhau trên hình các bạn đã vẽ. GV có thể gợi ý so sánh các bộ phận trên hình, HS phát hiện được: + Có bạn vẽ đầy đủ các bộ phận cơ thể người. + Có bạn vẽ khuôn mặt và thân người. + Có bạn vẽ không đầy đủ tay chân. GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy cơ thể chúng ta đều có những bộ phận chính nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo? Tổ chức hoạt động khám phá HĐ 2: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài cơ thể. a, Làm việc với SGK: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của bạn trai, bạn gái trên hình. GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi : Liên hệ cơ thể của mình quan sát hình 2,3 chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của bạn trai, bạn gái trên hình. HS chia sẻ với bạn sau khi làm việc cá nhân. HS chia sẻ trước lớp kết quả sau khi làm việc cặp đôi.Đại diện các cặp HS lên bảng trình bày. b, Thảo luận và trả lời câu hỏi: Trên cơ thể chúng ta có những vùng riêng tư nào cần được giữ kín và bảo vệ? GV chiếu hình 3 phóng to lên bảng. GV đọc câu của bạn trong hình. Một số HS lên bảng, chỉ trên hình các vùng riêng tư nào cần được giữ kín và bảo vệ: + Vùng mặc quần áo lót của bạn trai và bạn gái + Vùng má, miệng của bạn trai và bạn gái. Lưu ý: HS có thể chưa nói chính xác tên các vùng riêng tư, GV giúp HS nói chính xác tên các vùng riêng tư và đặt “vòng tròn cấm” hoặc khoanh vào vùng đó trên hình. Hs thảo luận theo hướng dẫn của GV: Hãy nói những các để bảo vệ vùng riêng tư trên cơ thể. GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý: + Để không ai nhìn thấy các vùng riêng tư, chúng ta cần làm gì? + Để tránh người khác sờ, chạm vào vùng riêng tư, chúng ta cần làm gì? + Có nên đứng quá gần người lạ, người khác giới không? Có nên để người lạ, người khác giới động chạm vào cơ thể như: cầm tay, bế, ôm không? HS chia sẻ các ý kiến. HĐ 3: Tìm hiểu hoạt động của cơ thể. a, Quan sát và nêu chức năng các bộ phận của cơ thể. Gv yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: Quan sát từ hinh 4 đến 8 hỏi đáp theo hai câu hỏi: + Bạn nhỏ trong mỗi hình đang làm gì? + Cần sử dụng bộ phận nào của cơ thể để thực hiện hoạt động đó? GV tổ chức trò chơi đoán xem bạn nhỏ trong hình đang làm gì? HS lựa chọn hoạt động của bạn nhỏ trong hình mà em thích và thực hiện lại. các bạn dưới lớp đoán xem: Bạn vừa thực hiện hoạt động gì ? Cần sử dụng bộ phận nào của cơ thể để thực hiện hoạt động đó? b, Liên hệ hoạt động hằng ngày vả nói về chức năng của các bộ phận cơ thể. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hằng ngày các bộ phận cơ thể giúp chúng ta thực hiện những hoạt động nào? GV yêu cầu HS liệt kê thêm nhiều hoạt động hằng ngày. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu tay, chân, miệng bị đau, mũi bị viêm, đau thì các bạn sẽ gặp khó khăn gì trong các hoạt động hằng ngày? GV gợi ý để HS nhận ra: Hầu hết các hoạt động hằng ngày đều cần sử dụng một hay nhiều bộ phận của cơ thể. Tổ chức hoạt động luyện tập. HĐ 4: Cùng nói tên và hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể. GV chia lớp thành các đội chơi GV phổ biến luật chơi: Các đội kể được nhiều tên và đặt câu hỏi tìm hiểu chức năng các bộ phận cơ thể. Các đội chơi thảo luận và luyện tập đưa ra cách hỏi – cách trả lời. HS có thể đưa ra nhiều câu trả lời cho một câu hỏi: mắt để nhìn, miệng để ăn( hoặc để nói , để hát) HS cùng GV tổng kết kết quả các đội chơi, tuyên dương. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Làm thế nào có thể kể nhiều tên và chức năng của các bộ phận cơ thể? GV yêu cầu HS có cách liệt kê khác nhau lên chia sẻ. GV lựa chọn cách làm hay mà HS nêu ra, gợi ý HS nói được một số cách: + Kể theo các phần cơ thể. + Kể theo thứ tự các bộ phận từ trên xuống dưới. HĐ 5: Cùng chơi “vận động cơ thể” theo lời bạn nói. GV nêu luật chơi: HS làm theo lời nói của bạn, không làm theo hành động của bạn. Ở mỗi lượt chơi, GV cùng HS cùng nhau đánh giá người chơi thực hiện đúng hay sai. Củng cố, dặn dò. HS nhắc lại tên bài học Gv yêu cầu HS kể tên và chỉ được vị trí, chức năng một số bộ phần bên ngoài cơ thể? Xác định vùng riêng tư trên cơ thể? HS lắng nghe HS thực hiện vẽ vào vở. HS trình bày HS nêu phần nhận xét HS phát hiện điểm khác nhau trên hình. HS lắng nghe HS thảo luận nhóm đôi thảo luận: chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của bạn trai, bạn gái trên hình. + Các bộ phận chính của cơ thể: Đầu , mình , tay và chân. + HS có thể phân biệt được cơ thể con trai , con gái. HS quan sát, lắng nghe HS thực hiện HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. + Cần mặc quần áo kín đáo để che vùng riêng tư, không thay đồ ở chỗ có người khác, không nên để người không phải ruột thịt cầm tay, bế , ôm, Khi phải thăm khám cơ thể cần có người giám hộ. HS thảo luận nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi. HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. + Hình 4: Bạn nhỏ đang đọc bài. Cần sử dụng mắt để nhìn, miệng để đọc. + Hình 5: Bạn nhỏ đang ăn cơm. Cần sử dụng tay mắt miệng. + Hình 6: Bạn nhỏ đang chơi bóng, cần sử dụng đầu, cổ,thân người,chân để di chuyển và đón bóng. + Hình 7: Bạn nhỏ đang chạy. Cần sử dụng chân, tay, mắt. + Hình 8: Bạn nhỏ đang bê khay đồ ăn. Cần sử dụng chân, tay, mắt. HS trả lời + Chân để đi, đá bóng, nhảy dây,miệng để ăn, nói, HS trả lời HS theo dõi, lắng nghe HS lắng nghe Các đội thảo luận và đưa ra nhiều câu trả lời cho một câu hỏi HS trả lời HS chia sẻ HS lắng nghe HS thực hiện HS trả lời
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.doc