Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 19: Cây cối và con vật đối với con người

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 19: Cây cối và con vật đối với con người

1. Kiểm tra bài cũ

- GV tổ chức HS chơi trò chơi đố vui “Tôi là ai?”

+ GV sưu tầm 3-4 câu đố về các con vật cho HS chơi đố vui, thi đua (GV đọc câu hỏi bằng lời hoặc dùng bóng nói)

- GV gọi HS đoán.

+ GV chiếu hình ảnh con vật đó, hỏi nhanh: Con có đặc điểm gì? Em có thích con vật đó không? Vì sao?

- GV nhận xét, khen ngợi HS ghi nhớ bài.

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài và ghi tên bài trên bảng lớp.

2.2. Khởi động:

- GV cho HS nghe bài hát “Vườn cây của ba” (nhạc và lời Phan Nhân)

- Bái hát nhắc đến những loài cây nào?

- Mẹ trồng những cây gì?

- Ba trồng những cây gì?

- Bạn nhỏ cảm thấy thế nào về vườn cây nhà mình?

- Vườn cây nhà bạn nhỏ có rất nhiều loài cây, mỗi loài cây bạn nhỏ lại có những tình cảm khác nhau. Không chỉ với cây, với các con vật cũng như vậy.

- Thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu loài cây, loài vật mà bạn mình yêu thích nhé!

+ Em thích cây gì? Cây đó được dùng để làm gì?

+ Em thích con vật gì? Con vật đó được nuôi để làm gì?

- GV gọi 2-3 nhóm đôi lên hỏi đáp.

- GV khen ngợi các em thảo luận sôi nổi có nhiều ý kiến hay.

- Các loài cây, loài vật các em yêu thích đều có ích đối với cuộc sống của con người đấy.

- Ngoài những điều có ích vừa nêu, các loài cây, loài vật còn có những ích lợi nào nữa? Và có những loài nào có hại với con người để chúng ta tránh gặp phải. Cả lớp cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo nhé.

 

docx 16 trang thuong95 15831
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 19: Cây cối và con vật đối với con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 19: CÂY CỐI VÀ CON VẬT ĐỐI VỚI CON NGƯỜI (tiết 1)
Mục tiêu
- Kể được ích lợi của một số cây trồng và vật nuôi đối với con người.
- Kể được tên một số cây và con vật gây nguy hiểm đối với con người.
- Phân biệt được một số cây theo ích lợi; một số con vật theo ích lợi, tác hại của chúng đối với con người.
- Nêu và có ý thức thực hiện một số việc để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với các con vật.
Chuẩn bị
- GV: BGĐT, video một số loài vật có ích/có hại.
- HS: SGK, tranh ảnh một số loài vật em biết.
Các hoạt động dạy và học
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
Kiểm tra bài cũ
- GV tổ chức HS chơi trò chơi đố vui “Tôi là ai?”
+ GV sưu tầm 3-4 câu đố về các con vật cho HS chơi đố vui, thi đua (GV đọc câu hỏi bằng lời hoặc dùng bóng nói)
- GV gọi HS đoán.
+ GV chiếu hình ảnh con vật đó, hỏi nhanh: Con có đặc điểm gì? Em có thích con vật đó không? Vì sao?
- GV nhận xét, khen ngợi HS ghi nhớ bài.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời: Nó có lông trắng, có đuổi dài, nó biết hót hay, 
+ Con thích nó vì nó rất đáng yêu/ không thích vì 
1’
Bài mới
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài trên bảng lớp.
- HS nhắc lại tên bài.
5’
Khởi động:
- GV cho HS nghe bài hát “Vườn cây của ba” (nhạc và lời Phan Nhân)
- Bái hát nhắc đến những loài cây nào?
- Mẹ trồng những cây gì? 
- Ba trồng những cây gì?
- Bạn nhỏ cảm thấy thế nào về vườn cây nhà mình?
- Vườn cây nhà bạn nhỏ có rất nhiều loài cây, mỗi loài cây bạn nhỏ lại có những tình cảm khác nhau. Không chỉ với cây, với các con vật cũng như vậy.
- Thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu loài cây, loài vật mà bạn mình yêu thích nhé!
+ Em thích cây gì? Cây đó được dùng để làm gì? 
+ Em thích con vật gì? Con vật đó được nuôi để làm gì?
- GV gọi 2-3 nhóm đôi lên hỏi đáp.
- GV khen ngợi các em thảo luận sôi nổi có nhiều ý kiến hay.
- Các loài cây, loài vật các em yêu thích đều có ích đối với cuộc sống của con người đấy.
- Ngoài những điều có ích vừa nêu, các loài cây, loài vật còn có những ích lợi nào nữa? Và có những loài nào có hại với con người để chúng ta tránh gặp phải. Cả lớp cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo nhé.
- HS nghe hát.
- Đó là hoa, lúa, bưởi, sầu riêng, dừa 
- Cây bông, hoa, lúa.
- Bưởi, sầu riêng, dừa.
- Bạn thấy mẹ trồng cây dễ thương, Ba trồng cây trong dễ sợ nhưng cũng dễ thương.
- HS hỏi đáp trong nhóm đôi, nêu hiểu biết của mình về loài cây, loài vật.
+ HS nêu tên một số loài cây các em thích, các vai trò khác nhau của cây (cây táo cho nhiều quả ngon, cây hoa hồng dùng để cắm trong nhà cho đẹp hơn, cây bắp cải dùng đế ăn )
+ HS nêu tên một số loài vật yêu thích và vai trò của chúng (Con mèo giúp bắt chuột, con chó trong giữ nhà, con thỏ là bạn đáng yêu của em )
7’
Khám phá:
HĐ1: Nói về những ích lợi của cây đối với con người.
- GV y/c HS quan sát SGK. GV cho HS nêu, gọi tên riêng hoặc tên chung của các cây trong hình vẽ.
- GV nhận xét, đưa tên gọi phù hợp, đúng cho mỗi hình.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. 
+ Tranh vẽ những gì?
+ Cây trong hình được dùng để làm gì?
- GV gọi từng nhóm lên hỏi đáp cho mỗi tranh.
* Tranh 1:
- GV chiếu hình ảnh thật của cây rau cải hoặc vườn cây rau.
- Bạn nào biết một số cây rau khác hoặc nhà con có trồng những cây nào khác nữa không?
- GV chốt: Rau rất tốt cho sức khỏe. Dùng để làm thức ăn là một ích lợi mà các loài cây đem lại cho chúng ta.
*Tranh 2:
- GV chiếu các hình ảnh của cây bưởi.
- Con đã nhìn thấy cây bưởi/quả bưởi chưa? Ở đâu? Vào lúc nào?
- Cây cối cho chúng ta rất nhiều quả ngon, trái ngọt. Gọi là cây ăn quả. Đó là một ích lợi nữa của cây trồng. 
*Tranh 3:
- Cây xanh trong hình khác gì với cây trong hình trước?
- Con đã từng tham gia hoạt động nào dưới bóng mát của cây xanh chưa?
- GV chốt: Cây xanh có tán lá rộng giúp tỏa bóng mát cho mọi người. Chúng ta còn gọi đó là những cây cho bóng mát.
*Tranh 4: 
- Con biết tên những loài hoa nào khác nữa? Chúng đẹp như thế nào?
- GV chốt: Giúp làm đẹp cho cuộc sống là lợi ích của cây trồng.
- GV cho HS quan sát cả 4 hình vẽ, gọi HS nêu lại ích lợi của mỗi loài cây trong hình.
- Ngoài những ích lợi trên, em còn biết cây cối có những ích lợi nào nữa?
+ GV cho HS thảo luận nhóm 4
- GV có thể cung cấp một số hình ảnh gợi ý, mở rộng hiểu biết cho HS.
+ Quan sát hình ảnh, cho biết cây cối có ích lợi gì?
- Cây ray (cải), cây có quả (bưởi), cây to, cây hoa (đồng tiền).
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi và chia sẻ.
- HS trình bày cặp đôi.
+ Tranh 1: Cây rau cải dùng để làm thức ăn.
- HS quan sát hình thật và kể tên thêm một số cây rau mình biết.
+ Tranh 2: Cây bưởi cho nhiều quả ngon. Hoa bưởi có mùi rất thơm.
+ Tranh 3: Cây xanh, to che mát cho người ngồi đọc sách.
- Cây to, cao hơn, cây nhiều lá, tán cây rộng.
+ HS kể: chơi trò chơi với các bạn lúc ra chơi, ngồi hóng mát, 
+ Tranh 4: Hoa đồng tiền trồng để cho đẹp.
- HS nêu tên: hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ, 
+ Chúng có màu sắc đpẹ, tỏa hương thơm, 
- Mọi người dùng cây để làm thuốc, trồng cây cảnh để thư giãn, cây cho gỗ để xây nhà, làm đồ dùng, .
12’
HĐ2: Con vật nào có ích, con vật nào gây hại cho con người? 
- GV cho HS quan sát các tranh từ 5-10, gọi tên các con vật trong hình.
- Những con vật nào có ích? Những con vật nào có hại?
- GV nhận xét, khen ngợi.
- GV chia nhóm phù hợp thảo luận về loài vật có ích, loài vật có hại.
(GV cho nhóm bốc thăm tranh để thảo luận. Yêu cầu thảo luận nhóm 4 về con vật trong hình vẽ đó).
+ Con vật của nhóm con là gì? Nó có ích lợi/có hại thế nào?
- GV gọi nhóm trình bày.
* Tranh 5: 
- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh gà trống Con gà này khác gì với con gà trong hình vẽ? Nó có ích gì?
*Tranh 6: 
- Con biết tên những loài cá nào khác không? Chúng còn được dùng làm gì nữa?
(GV có thể cung cấp thêm một số hình ảnh)
*Tranh 9: 
- Ngựa là loài vật khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có ích cho con người. Con còn thấy hình ảnh những chú ngựa ở đâu? Chúng còn có ích thế nào?
(GV chiếu hình ảnh minh họa)
*Tranh 10:
- Nhà con có nuôi mèo không? Con có yêu quý chú mèo của gia đình mình không? Vì sao?
- Nhà con còn có vật nuôi nào khác không?
* Tranh 7,8
- Trong gia đình con, mọi người đã làm gì để phóng tránh các loài vật gây hại này?
- GV nhận xét, chốt: Nhiều loài vật có ích, giúp đỡ con người trong lao động sản xuất, dùng làm thức ăn, nhưng cũng có những loài vật có hại như phá hoại mùa màng, truyền dịch bệnh cho con người.
- Con gà, con cá vàng, con muỗi, con gián, con ngựa, con mèo.
- Con vật có ích là: con gà, con cá vàng, con ngựa, con mèo.
- Con vật có hại là: con muỗi vằn, con gián.
- Con gà đẻ trừng, và chúng ta có thể nấu nhiều món ăn từ thịt gà.
- Con gà trống có tiếng gáy to, khỏe, gọi mọi người thức dậy.
- Cá vàng để làm cảnh, làm đẹp trong nhà.
- Cá chép, cá mè, cá rô phi, dùng để nấu ăn.
- Cá heo biết làm xiếc, 
- Con ngựa giúp người chở hàng hóa.
- Mọi người cưỡi ngựa để di chuyển, đua ngựa để vui chơi, ngựa vằn trong các vườn thú để tham quan, 
- Con mèo bắt chuột là có ích. Chuột là loài vật có hại vì chúng đục khoét và ăn đồ ăn trong nhà.
- HS chia sẻ.
- Nuôi chó để trông giữ nhà, chơi rất gần gũi.
- Con muỗi đốt, hút máu người; con gián hôi; chúng truyền bệnh cho con người.
- Mắc màn khi đi ngủ, phun thuốc diệt muỗi, gián, giữ vệ sinh nhà cửa, .
5’
2.3.3. HĐ3: Thám tử thiên nhiên
- GV tổ chức trò chơi để HS thể hiện hiểu biết về các loài vật có ích, có hại hoặc một số loài có thể gây nguy hiểm cho con người.
+ GV cung cấp các mảnh ghép là một chi tiết về bộ phận của con vật, hoặc âm thanh tiếng kêu, 
+ GV gọi HS trả lời cá nhân HS đoán đó là con vật gì? Là loài vật có ích hay có hại? Vì sao?
- GV sưu tầm cho HS xem video ngắn về các loài vật có ích và loài vật gây hại là phần thưởng cuối cùng.
- HS quan sát, theo dõi.
+ HS đoán được các con vật: chuột, trâu, chim, ruồi, sâu ăn lá, ong, voi 
- HS xem, nêu cảm xúc.
3’
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay các con học bài gì?
- Sau bài học này, con biết thêm điều gì?
- Với những loài cây, loài vật có ích, chúng ta cần có hành động như thế nào?
- Dặn dò: Sưu tầm mẫu vật của một cây (dán/ép khô trên giấy bìa) hoặc chụp ảnh với một loài vật xung quanh em. Viết lời giới thiệu đơn giản để giới thiệu về loài cây hoặc loài vật đó trong tiết học tới.
- HSTL
- Cây cối và con vật đều ích với con người, nhưng cũng có loài gây hại, chúng ta cần phòng tránh.
- Yêu thiên nhiên, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, 
BÀI 19: CÂY CỐI VÀ CON VẬT ĐỐI VỚI CON NGƯỜI (tiết 2)
Mục tiêu
- Phân biệt được một số cây theo ích lợi; một số con vật theo ích lợi, tác hại của chúng đối với con người.
- Nêu và có ý thức thực hiện một số việc để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với các con vật.
Chuẩn bị
- GV: BGĐT.
- HS: SGK, tranh ảnh một số loài vật em biết.
Các hoạt động dạy và học
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
Ổn định tổ chức:
- GV cho HS nghe, hát múa vui bài “Em yêu cây xanh”
- HS khởi động vui.
3’
Kiểm tra bài cũ
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm tranh/ảnh hoặc thủ công về loài cây/ vật của mình.
- GV gọi HS giới thiệu cá nhân trước lớp:
+ Tên gọi cây/con vật.
+ Giới thiệu về lợi ích/tác hại của chúng với con người.
- GV khen ngợi HS chuẩn bị bài tốt.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời cá nhân.
1’
Bài mới
Giới thiệu bài
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài và ghi tên bài trên bảng lớp.
- HS nhắc lại tên bài.
9’
HĐ1: Cảnh báo nguy hiểm
- GV y/c HS quan sát SGK trang 65 các tranh từ 11-14.
- Một số loài cây, loài vật có ích, một số loài thì gây hại. Tuy nhiên cũng có những loài vừa có ích, vừa có thể gây nguy hiểm cho con người khi tiếp xúc. Hãy tìm hiểu và phát hiện cảnh báo nguy hiểm trong mỗi tình huống trong tranh.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 các tranh từ 11-14 và TLCH:
+ Tranh vẽ gì?
+ Cây và con vật đó gây nguy hiểm như thế nào?
- GV gọi nhóm trình bày:
* Tranh 11:
- Gai nhọn từ bộ phận một số cây trồng là một cảnh báo nguy hiểm cho chúng ta.
* Tranh 12: 
- Con có biết chất màu trắng chảy ra khi cành cây bị gãy là gì không?
- Ai biết nhựa cây có gì nguy hiểm không?
+ GV gợi ý HS trả lời hoặc cung cấp thông tin.
- Loài cây nào cũng có thể có độc hoặc gây ngứa khi tiếp xúc mà con biết? (GV cung cấp hình ảnh nếu có)
- GV chốt: Một số cây có lông hoặc chất gây ngứa, thâm chí có độc gây chết người. Đó là một cảnh báo nguy hiểm con cần ghi nhớ.
*Tranh 13:
- Vì sao những chú chó hiền lành lại có khi tức giận và tấn công con người? 
* Tranh 14: 
- Con đã nhìn thấy tổ ong bao giờ chưa? Chúng thường ở những đâu?
- Khi nhìn thấy, con cảm thấy thế nào hoặc có hành động gì không?
- GV chốt: Loài vật có thể tấn công; mang chất độc, tấn công làm bị thương hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng.
- GV cho HS quan sát cả 4 tranh và nhắc lại.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS chia nhóm thảo luận.
- Bác làm vườn đang cắt cành hoa hồng. gai hoa hồng nhọn có thể làm bị thương.
- Cây xương rồng có gai nhọn, khi chạm vào sẽ bị đau.
- Đó là nhựa cây.
- Nhựa cây xương rồng rất độc, khi chạm vào có thể gây dị ứng, rất ngứa.
- HS nêu
- Con chó có răng nhọn, khi tức giận nó thể cắn, vồ lên người làm mình bị thương. Một số trường hợp còn có thể gây bệnh dại, chết người.
- Có thể do người có hành động trêu chọc, 
- Người nuôi ong đang lấy mật, ong có ngòi chích có thể đốt, chích làm chúng ta bị thương, sưng đỏ, 
- Trên cây, trên góc tường, mái nhà, 
8’
3.3. HĐ3: Trợ giúp an toàn
- GV cho HS đọc lời đối thoại của hai bạn nhỏ trong tranh. 
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 và tìm cách phòng tránh các tín hiệu nguy hiểm vừa nêu.
+ Để không gặp phải tình huống nguy hiểm như vậy, em làm gì?
- GV cho các nhóm lên báo cáo từng tranh.
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận bằng các hình ảnh/biểu tượng an toàn.
+ GV cho HS xem video cách tự vệ khi bị chó, mèo là những vật nuôi quen thuộc tấn công để HS biết cách phòng tránh trong thực tế.
- Liên hệ, mở rộng:
+ GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về loài vật, côn trùng gây nguy hiểm có ở địa phương (nếu có): kiến ba khoang, bọ xít, 
- GV chốt: (Khung kiến thức SGK)
- 2-3 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ.
- Đi găng tay, mặc đồ bảo hộ để không bị thương do gai nhọn, nhựa cây hoặc các con vật đốt, tấn công.
- Không trêu chọc vật nuôi.
11’
3.4. HĐ3: Phòng tranh thiên nhiên
a. Chuẩn bị quan sát:
- GV phát mẫu phiếu cho HS.
- GV cho HS đọc nội dung mẫu phiếu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung các cột, các hàng và cách điền thông tin.
+ HS chuẩn bị các tranh ảnh quan sát.
- GV nêu chia nhóm 6 và nêu yêu cầu:
+ Mỗi HS lựa chọn một mẫu phiếu quan sát.
+ Mỗi nhóm quan sát các tranh ảnh thành viên trong nhóm đã chuẩn bị được, chọn đúng đối tượng quan sát của mình và ghi kết quả vào phiếu quan sát (tên loài cây/con vật, đánh dấu vào cột tương ứng)
+ Sau khi quan sát nhóm mình, các nhóm di chuyển theo một hướng vòng tròn sang các nhóm tiếp theo để quan sát tranh ảnh của nhóm đó và đánh dấu thông tin trên phiếu mình.
b. Thực hành quan sát:
- HS quan sát theo yêu cầu.
- GV quan sát, điều chỉnh, hỗ trợ HS quan sát, di chuyển 
- GV cho HS ổn định, trình bày kết quả quan sát.
+ Con đã quan sát được những loài cây/con vật nào?
+ Bao nhiêu loài có ích/có hại?
- GV cho các nhóm nhận xét 
- GV khen ngợi những nhóm hoạt động tốt, quan sát tốt, có kết quả ghi chép đầy đủ.
- HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày, cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS thực hành.
2’
Củng cố, dặn dò
- Tiết học hôm nay con đã học những gì?
- Dặn dò HS ghi một mẫu quan sát trên phiếu về cây/vật nuôi có ở gia đình.
- HS nhắc lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.docx