Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 17: Các bộ phận của cây

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 17: Các bộ phận của cây

- Giấy, kéo, bút vẽ, bút màu, hồ dán.

- Một số vật thật các bộ phận của cây (lá khô, cánh hoa khô,.) và tranh ảnh một số cây quen thuộc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

1. Tổ chức hoạt động khởi động.

HĐ1: Kể về cây một cây bạn thích.

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

Trước khi vào giờ học cô trò mình cùng vận động và hát theo bài hát “Lý cây xanh” (dân ca Nam Bộ),

? Nội dung bài hát nói về cái gì? Cây được mô tả như thế nào?

- ? Em hãy kể về một cây HS thích.

- GV tập trung vào các ý kiến mô tả về đặc điểm bên ngoài của cây để dẫn dắt vào bài mới.

 - Hs hát theo

- HS có thể trả lời các nội dung khác nhau cảm nhận được từ bài hát.

- 1 số Hs kể.

Các em ạ! Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây xa

docx 4 trang thuong95 18521
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 17: Các bộ phận của cây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 17:CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY
I. MỤC TIÊU
- Nói được tên, đặc điểm bên ngoài, nhận biết được bộ phận bên ngoài của một số cây thường gặp. 
- Nêu được các bộ phận giống nhau và khác nhau của một số cây thường gặp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Chuẩn bị của GV: 
- Video bài hát "Lý cây xanh", dân ca Nam bộ. 
- Một số vật thật và hình ảnh cây cho rau, cây cho hoa, cây cho quả quen thuộc (một số cây có cả rễ). 
- Hình ảnh khoa học các bộ phận bên ngoài của cây. 
2. Chuẩn bị của HS: 
- Giấy, kéo, bút vẽ, bút màu, hồ dán. 
- Một số vật thật các bộ phận của cây (lá khô, cánh hoa khô,...) và tranh ảnh một số cây quen thuộc. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Tổ chức hoạt động khởi động.
HĐ1: Kể về cây một cây bạn thích.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Trước khi vào giờ học cô trò mình cùng vận động và hát theo bài hát “Lý cây xanh” (dân ca Nam Bộ), 
? Nội dung bài hát nói về cái gì? Cây được mô tả như thế nào? 
- ? Em hãy kể về một cây HS thích. 
- GV tập trung vào các ý kiến mô tả về đặc điểm bên ngoài của cây để dẫn dắt vào bài mới. 
- Hs hát theo
- HS có thể trả lời các nội dung khác nhau cảm nhận được từ bài hát. 
- 1 số Hs kể.
Các em ạ! Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây xanh, mỗi cây đều có các đặc điểm chung và đặc điểm riêng biệt. Để biết cây có các bộ phận giống nhau, khác nhau như thế nào cô trò mình cùng tìm hiểu qua bài 17: Các bộ phận của cây - GV ghi đầu bài.
HS nhắc lại đầu bài
2. Tổ chức hoạt động khám phá.
* HĐ 2: Chỉ trên hình và nói tên các bộ phận của cây. 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Hoạt động cặp đôi: 
- HS quan sát từng hình từ 1 đến 4, chỉ trên hình và nói tên các bộ phận của cây mà các em biết. 
- HS xung phong làm mẫu chỉ hình và nói tên các bộ phận của một cây. 
- Từng cặp HS tiếp tục chỉ trên hình, nói với nhau tên các bộ phận của cây. Có thể trao đổi để tìm hiểu: Cây có những bộ phận nào? 
Lưu ý: Dựa trên hiểu biết của mình, HS có thể nêu nhiều hơn hoặc ít hơn các bộ phận chính của cây. 
Hoạt động cả lớp: 
- Mỗi HS có thể chọn một trong các hình từ 1 đến 4 để giới thiệu trước lớp về tên cây và các bộ phận của cây. 
- GV có thể đặt hình ảnh các cây HS vừa trình bày cạnh nhau để HS dễ nhận xét. 
- HS có thể vẫn còn ý kiến khác nhau về tên gọi của cùng một bộ phận hoặc gọi tên chưa đúng. GV nhắc lại các ý kiến khác biệt đó để chuyển sang HĐ3. 
HĐ3: Đặt thẻ tên các bộ phận của cây vào vị trí phù hợp trên hình. 
Hoạt động cả lớp: 
- GV treo hình ảnh khoa học “Cây cà chua” lên bảng. 
- HS quan sát 5 thẻ tên các bộ phận chính của cây
- GV giới thiệu minh hoạ cách đặt thẻ tên vào ô tương ứng với bộ phận trên hình. 
Hoạt động cá nhân (hoặc nhóm): 
- HS thực hiện theo yêu cầu: Đặt thẻ tên các bộ phận vào các ô tương ứng trên hình. 
Hoạt động cả lớp: 
- HS quan sát mô hình, đọc chú thích các bộ phận trên hình, trả lời được câu hỏi: Cây thường có những bộ phận nào?” 
* Củng cố tiết học
TIẾT 2
HĐ4: Hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của cây. 
Hoạt động nhóm (hoặc tổ): 
- HS giới thiệu trong nhóm một số cây thật đã chuẩn bị, nói được tên của cây. 
- HS sử dụng các giác quan của mình để quan sát kĩ từng cây, nhận biết đặc điểm bên ngoài nổi bật của từng cây. 
Hoạt động cả lớp: 
Hỏi – trả lời về đặc điểm của cây (nếu có điều kiện tổ chức). 
3. LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG 
HĐ5: Cùng làm tranh từ các bộ phận của cây. 
Hoạt động nhóm hoặc tổ: 
- HS giới thiệu với các bạn trong nhóm những vật liệu đã chuẩn bị sẵn để làm tranh. 
- Nhóm HS lựa chọn ảnh cây mình thích để làm mẫu tranh. Lưu ý các hình ảnh cây để làm mẫu gợi ý cho tranh cần đơn giản, dễ làm, ít chi tiết. 
- HS trong nhóm nói được ý tưởng (mong muốn) vẽ tranh: tên cây trong tranh, các bộ phận của cây. 
- HS tùy theo khả năng cùng nhau thực hiện cắt, xé, dán tạo sản phẩm nhóm: Sử dụng giấy màu hoặc lá khô, cánh hoa khô để làm các bộ phận của cây; Sử dụng hồ dán để dán chúng vào các vị trí trên cây đã vẽ; Có thể trang trí, tô màu, vẽ thêm vào tranh các bộ phận khác như rễ, hoa,... để tạo bức tranh sinh động. 
Hoạt động cả lớp: 
- HS giới thiệu sản phẩm của nhóm mình và tham quan sản phẩm của các nhóm bạn. (Hoặc GV có thể tổ chức hoạt động này vào tiết học kết thúc chủ đề
Củng cố tiết học
Các nhóm báo cáo theo từng tranh
- Hs thảo luận.
- HS chia sẻ với bạn các bộ phận phù hợp với cây mình nói tới: 
+ Cây rau cải: có (bộ phận) rễ, thân, lá, hoa. 
+ Cây quất: có thân, lá, hoa (rễ không nhìn thấy). 
+ Cây bèo tây: có thân (cành), lá, hoa, rễ. 
+ Cây bàng: có lá, thân (cành), một phần của rễ nổi trên mặt đất. 
HS giới thiệu
HS khác nhận xét
Hs quan sát tranh
HS đọc tên 5 thẻ
Hs thảo luận nhóm đôi ( 1 bạn hỏi, 1 bạn đặt thẻ đúng)
- HS so sánh kết quả với bạn, nói được tên các bộ phận và chỉ được vị trí trên hình.
- HS đọc lại các thẻ từ dưới lên trên 
- Cây thường có các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, quả. 
- HS HĐ theo nhóm 4
- HS thay nhau hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của từng cây: 
+ Một bạn hỏi – từng bạn trả lời về đặc điểm của cây đó. HS có thể hỏi và trả lời về: màu sắc của lá cây, của hoa; hình dạng của lá; mùi hương của hoa, lá, ... 
+ Bạn trả lời xong lại chọn một cây khác và đặt câu hỏi để các bạn trong nhóm trả lời,... 
HS thực hiện theo tổ
- HS lựa chọn vật liệu phù hợp cho tranh: lá khô, cành nhỏ, bút, vỏ cây, giấy màu, bút vẽ, keo, hồ dán. 
- Các nhóm giới thiệu tranh đã hoàn thành trước lớp hoặc triển lãm tranh (nếu có thời gian) hoặc treo, trưng bày ở góc học tập. ). HS giới thiệu tranh của nhóm theo nội dung: 
+ Tên cây trong bức tranh. 
+ Các bộ phận của cây. 
+ Đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.docx