Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 14: Tết và lễ hội năm mới

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 14: Tết và lễ hội năm mới

HĐ1: Chúng mình thấy những hình ảnh này trong dịp nào?

* Mục tiêu: Kết nối kinh nghiệm đã có của học sinh với kiến thức mới của bài, kích thích hứng thú của HS

- GV cho HS hát bài “Ngày tết quê em”

- GV chiếu hình ảnh hai câu đối

- Con nhìn thấy trên màn hình cô có hình ảnh gì?

- Gọi HS nhận xét

- GV cho HS quan sat vật thật

+ GV cho HS quan sát cái bánh chưng

- Trên tay cô là gì?

- Cho Hs quan sát bao lì xì

- Đây là cái gì?

- Cho HS quan sát cành đào.

- Trên tay cô có gì đây.

- HS nhận xét

- Những thứ cô vừa cho các con xem thường nhìn thấy trong dịp nào?

- Các con thường nhớ nhất điều gì trong dịp tết?

- GV giới thiệu vào bài: Bài 14: Tết và lễ hội năm mới ( GV ghi bảng)

2. Hoạt động Khám phá

2.1. Tìm hiểu về Tết Nguyên đán

a) Quan sát và khai thác nội dung các hình từ 2 đến 4.

* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh SGK, kể tên những việc mọi người thường làm trong dịp tết.

 

docx 6 trang thuong95 21433
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 14: Tết và lễ hội năm mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tự nhiên xã hội
 Bài 14: TẾT VÀ LỄ HỘI NĂM MỚI
Mục tiêu
- Nêu được tết nguyên đán là dịp lễ quan trọng đón năm mới của người Việt Nam
- Học sinh biết tết nguyên đán diễn ra vào thời gian nào trong năm.
- Nêu Những việc mọi người thường làm trong dịp tết.
- Học sinh nêu được tên một số lễ hội trọng dịp đầu năm mới.
* Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, tự chủ và tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp
* Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước nhân ái.
II. Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng:
- Bánh chưng, cành đào, lì xì
- Tranh vẽ hình ảnh tết
III. Tiến trình tổ chức bài học:	
Tiết 1:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p)
HĐ1: Chúng mình thấy những hình ảnh này trong dịp nào? 
* Mục tiêu: Kết nối kinh nghiệm đã có của học sinh với kiến thức mới của bài, kích thích hứng thú của HS
- GV cho HS hát bài “Ngày tết quê em”
- GV chiếu hình ảnh hai câu đối
- Con nhìn thấy trên màn hình cô có hình ảnh gì?
- Gọi HS nhận xét
- GV cho HS quan sat vật thật
+ GV cho HS quan sát cái bánh chưng
- Trên tay cô là gì?
- Cho Hs quan sát bao lì xì
- Đây là cái gì?
- Cho HS quan sát cành đào.
- Trên tay cô có gì đây.
- HS nhận xét
- Những thứ cô vừa cho các con xem thường nhìn thấy trong dịp nào?
- Các con thường nhớ nhất điều gì trong dịp tết?
- GV giới thiệu vào bài: Bài 14: Tết và lễ hội năm mới ( GV ghi bảng)
2. Hoạt động Khám phá
2.1. Tìm hiểu về Tết Nguyên đán
a) Quan sát và khai thác nội dung các hình từ 2 đến 4.
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh SGK, kể tên những việc mọi người thường làm trong dịp tết.
* Cách tiến hành: Sử dụng kĩ thuật động não
- Tết diễn ra vào những ngày nào?
- GV chiếu tờ lịch tháng 1.
- GV: 3 ngày được bôi đỏ là 3 ngày tết chính thức của năm.
- GV chiếu tranh 2,3,4,5,6. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi sau:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Những người trong tranh đang làm gì để chuẩn bị trong ngày tết?
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang tham gia các hoạt động gì?
- Thời gian: 3phút
- GV chiếu tranh 2. Gọi đại diện nhóm lên trình bày những hiểu biết của mình trong bức tranh 2. 
- Gv chiếu tranh 3. Gọi đại diện nhóm lên trình bày những hiểu biết của mình trong bức tranh 3. 
- GV chiếu tranh 4. Bức tranh 4 vẽ cảnh gì.
- GV: Việc chúng ta thờ cúng ông bà tổ tiên trong ngày tết, sắp xếp lại bàn thờ gia tiên cho gọn gang để tưởng nhớ những người đã khuất, tưởng nhớ ông bà tổ tiên của mình để cho chúng mình có cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay.
- Gv chiếu tranh 5. Gọi đại diện nhóm lên trình bày những hiểu biết của mình trong bức tranh 5. 
- GV: Bức tranh vẽ cảnh chúc tết ngày đầu năm mới, mọi người chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.
* Liên hệ: Bạn nào có thể nói cho cô 1 lời chúc mà mình hay chúc.
- Con có biết ý nghĩa lời chúc đó không?
- Gv chiếu tranh 6. Tranh vẽ cảnh gì?
- GV: Bức tranh 6 vẽ hoạt động ngày tết và đây là trò chơi ném còn của dân tộc Thái .
- GV chiếu ảnh 1: Bạn nào cho cô biết bức ảnh chụp cảnh gì?
- GV chiếu ảnh 2: Bạn nào cho cô biết bức ảnh chụp cảnh gì?
- GV: Bức ảnh chụp cảnh thắp hương mỗi gia đình ..
- GV chiếu ảnh 3: Bạn nào cho cô biết bức ảnh chụp cảnh gì?
- GVKL: Bức tranh 1, 2,3 .
b) Liên hệ bản thân và chia sẻ các hoạt động diễn ra vào dịp tết năm mới ở địa phương.
- Ngoài các hoạt động các vừa tìm hiểu, qua các bức tranh và ảnh cô vừa giới thiệu trên bảng. Vậy bạn nào được bố mẹ cho về quê ăn tết với ông bà không?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.( 3p)
+ Tết đón năm mới ở quê bạn có giống với tết ở trong bài không?
+ Bạn đã cùng với các thành viên trong gia đình đã chuẩn bị những gì để đón tết?
- GV chốt: Điểm chung của ngày Tết là sự sum họp, là dịp để mọi người gặp mặt, thể hiện lòng biết ơn ông bà, bố mẹ; hỏi thăm và chúc sức khoẻ lẫn nhau, chúc nhau năm mới nhiều may mắn. 
- Chiếu phần ghi trong SGK- T48
3. Tổ chức hoạt động luyện tập
3.1. Kể về một lễ hội đầu năm mới mà bạn biết.
a) Kể về một lễ hội đầu năm mới mà bạn biết. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời một số câu hỏi về lễ hội đầu năm mới: 
+ Nói tên một lễ hội đầu năm mới mà bạn biết. 
+ Lễ hội đó diễn ra ở đâu? Lễ hội đó diễn ra vào thời gian nào? 
+ Mọi người thường làm gì trong lễ hội đó? 
+ Bạn đã làm gì khi tham gia lễ hội đó? 
+ Bạn thích hoạt động nào ở lễ hội đó? 
- Các cặp HS thực hành hỏi và trả lời.
- Gọi các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
b) Giới thiệu về một số lễ hội đầu năm mới. 
- Yêu cầu HS quan sát hình 7, 8 và trả lời câu hỏi: 
+ Đây là lễ hội gì? Lễ hội đó thường diễn ra vào thời gian nào? 
- Một số HS trả lời câu hỏi, một số HS khác bổ sung. 
- GV giới thiệu về lễ hội ở hình 7 và hình 8: 
+ Hình 7 là lễ hội cầu ngư. Lễ hội cầu ngư thường diễn ra ở các địa phương ven biển Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam. Ở một số địa phương, lễ hội cầu ngư thường được diễn ra vào dịp đầu năm mới. 
+ Hình 8 là hội đấu vật. Đấu vật là một hoạt động truyền thống trong lễ hội đầu năm mới ở nhiều địa phương, đặc biệt ở vùng Bắc Bộ. 
4.Tổ chức hoạt động vận dụng
4.1. HĐ4: Cùng làm một sản phẩm hoặc sưu tầm hình ảnh về ngày Tết và lễ hội năm mới. 
a) Sưu tầm hình ảnh về ngày Tết hoặc hoặc lễ hội năm mới.
- GV giao nhiệm vụ mỗi HS sưu tầm ít nhất một hình ảnh về ngày Tết hoặc lễ hội năm mới ở địa phương. 
- HS sưu tầm và giới thiệu sản phẩm vào tiết ôn tập của chủ đề. 
b) Cùng làm một sản phẩm về ngày Tết lễ hội năm mới.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4.
- Các nhóm HS chuẩn bị vật liệu theo hướng dẫn của GV: giấy màu, giấy trắng A4, bút màu, kéo, hồ dán. 
- Mỗi nhóm HS chọn một sản phẩm để thực hiện. Ví dụ: cắt, dán thiệp chúc Tết; cắt, dán phong bao lì xì, vẽ thiệp chúc Tết, vẽ một hoạt động ở lễ hội năm mới,... 
- Các nhóm phân chia công việc cho các bạn và thực hành làm sản phẩm. GV quan sát và hướng dẫn khi cần thiết. 
- Các nhóm HS hoàn thiện và trưng bày sản phẩm. 
- Các nhóm HS trình bày/giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình (nói được tên của sản phẩm: tranh vẽ hay tranh cắt, dán về thiệp chúc Tết/phong bao lì xì/...). 
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Củng cố, dặn dò.
* Củng cố: Qua bài học các con đã được biết tết nguyên đán là dịp lễ quan trọng để đón năm mới của người Việt Nam. Đây là dịp các thành viên trong gia đình sum họp, chúc nhau những lời tốt lành. Bây giờ cô cùng các con xem một video tết nguyên đán cổ truyền của chúng ta.
- Cho Hs xem video
* Dặn dò: Dải đất hình chữ S của đất nước chúng mình, hàng năm có rất nhiều lễ hội được diễn ra ở các tỉnh thành. Vậy đó là các lễ hội gì, cô trò mình sẽ tìm hiểu một số lễ hội đầu năm mới ở tiết 2 của bài.
- Để học tốt tiết 2, các con về nhà sưu tầm hình ảnh về các lễ hội năm mới.
- Nhận xét giờ học.
- Cả lớp hát
- HS quan sát
- Hình ảnh: Câu đối
- Nhận xét
- Trên tay cô có Bánh chưng
- Bao lì xì
- Cành đào
- 1HS nhận xét
- Trong dịp tết
-HS1: Con được xem pháo hoa
- HS2: Con được lì xì
- HS nối tiếp nhắc tên bài 
- Tết diễn ra từ 1/1/-3/1 âm lịch
- Quan sát
- Các nhóm thảo luận 3 phút
- Gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày.
- Bàn thờ gia tiên .
- Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày.
- Con chúc ông bà mạnh khỏe.
- Mong những lời chúc đó thành hiện thực
- Vẽ cảnh chơi đánh còn
- Hs trả lời: Vẽ cảnh pháo hoa
- HS: Bức ảnh chụp cảnh thắp hương.
- HS : Chụp cảnh viết thư pháp.
- HS giơ tay
- HS thảo luận
- Đại diện một số nhóm lên trình bày.
- Gọi 1 bạn đọc ghi nhớ.
- Thảo luận cặp đôi và trả lời.
+ Lễ hội đua thuyền
+ Lễ hội đó diễ ra ở Quảng Xương – Thanh Hóa. Diễn ra từ mùng 2 đến mùng 5 tết.
+ 
- Đại diện các cặp lên trình bày.
- Các nhóm nhẫn xét.
- Quan sát tranh SGK và trả lời.
- 3-4 HS trả lời trước lớp.
- HS lắng nghe
- HS sưu tầm tranh về ngày tết và lễ hội.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm chuẩn bị đồ dùng.
- Các nhóm thực hành.
- Đại diện các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình lên bảng.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.docx