Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

1/ Lợi ích của việc rửa mặt

Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận về lợi ích của việc rửa mặt

* Mục tiêu:Nêu được lợi ích của việc rửa mặt.

* Cách tiến hành

Bước 1: Chơi theo nhóm

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi nói về lợi ích của việc rửa mặt sạch sẽ

 Lưu ý: Do có sự thi đua giữa các nhóm nên trong cùng một thời gian, nếu nhóm nào tìm ra được nhiều cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt hơn, nhóm đó sẽ được về nhất.

 Bước 2: Báo cáo trước lớp

GV động viên, khen thưởng (nếu có) nhóm tìm ra được nhiều cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt.

2/ Rửa mặt như thế nào?

 LUYỆN TẬP

 Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt

 * Mục tiêu:Thực hiện được một trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là rửa mặt đúng cách.

* Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

Bước 2: Làm việc cả lớp

GV nhận xét,

Lưu ý: GV có thể làm mẫu cách rửa mặt sạch theo các bước sau cho cả lớp quan sát:

 

doc 4 trang thuong95 9700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 30 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI : THỰC HÀNH: RỬA MẶT - Tiết 3
Ngày: - - 2021
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
 Nêu được lợi ích của sự rửa tay, chải răng, rửa mặt.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
 Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể: rửa mặt đúng cách 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình vẽ trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội 1. 
- Khăn mặt (mỗi HS có một khăn riêng). Nước sạch. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
RỬAMẶT
 KHÁM PHÁ KIỂN THỨC MỚI
1/ Lợi ích của việc rửa mặt
Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận về lợi ích của việc rửa mặt
* Mục tiêu:Nêu được lợi ích của việc rửa mặt. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Chơi theo nhóm 
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi nói về lợi ích của việc rửa mặt sạch sẽ 
 Lưu ý: Do có sự thi đua giữa các nhóm nên trong cùng một thời gian, nếu nhóm nào tìm ra được nhiều cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt hơn, nhóm đó sẽ được về nhất.
 Bước 2: Báo cáo trước lớp
GV động viên, khen thưởng (nếu có) nhóm tìm ra được nhiều cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt.
2/ Rửa mặt như thế nào?
 LUYỆN TẬP
 Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt
 * Mục tiêu:Thực hiện được một trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là rửa mặt đúng cách. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV nhận xét, 
Lưu ý: GV có thể làm mẫu cách rửa mặt sạch theo các bước sau cho cả lớp quan sát: 
(1) Rửa sạch tay trước khi rửa mặt. 
(2) Hưng nước vào hai bàn tay xoa lên mặt, xung quanh hai mắt, đưa tay từ hốc mắt ra, sau đó là hai má, trán, cằm, mũi, quanh miệng. (3) Dùng khăn sạch trải lên lòng bàn tay, thấm nước trên mặt, bắt đầu từ hai mắt, sau đó là lau hai má, trán, cằm, mũi, quanh miệng. 
(4) Vỏ sạch khăn, vắt bớt nước, lau cổ, gáy, lật mặt khăn ngoảy hai lỗ tai, vành tai, cuối cùng dùng hai góc khăn ngoáy hai lỗ mũi (các bộ phận này nhiều chất bẩn, nên phải lau sau). 
(5) Giặt khăn bằng xà phòng và giữ lại bằng nước sạch.
 (6) Phơi khăn ra chỗ thoáng, có ánh sáng mặt trời (phơi lên dây và cặp lại cho khỏi rơi). 
Bước 3: Làm việc theo nhóm
Lưu ý: Nên cho các em thực hành rửa mặt dưới vòi nước chảy 
GV quan sát và giúp đỡ các nhóm thực hành.
 Bước 4: Làm việc cả lớp
GV uốn nắn từng động tác cho các em nếu cần. 
Kết thúc tiết học, HS đọc lời con ong ở trang 121 (SGK). 
IV. ĐÁNH GIÁ 
GV có thể sử dụng các câu hỏi của Bài 18 (VBT) để đánh giá kết quả học tập 41 HS sau khi học xong bài này.
Chơi theo nhóm 
HS chơi trò chơi “Thi nói về lợi ích của việc rửa mặt sạch sẽ theo nhóm. 
Mỗi nhóm cần 1 quả bóng, khi bóng tung đến bạn nào, bạn đó phải đỡ bóng và tìm một cụm từ để nói về lợi ích của việc rửa mặt. Bạn nào không đỡ được bóng hoặc không nói nhanh được lợi ích của việc rửa mặt là thua.
Báo cáo trước lớp
 Đại diện các nhóm báo cáo về số lượng cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt trước lớp
Bước 1: Làm việc theo cặp
 - HS quan sát hình vẽ các bước rửa mặt trang 121 (SGK) và nói với nhau tên từng bước, đồng thời tập làm động tác theo hình vẽ.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Một số HS xung phong lên làm từng động tác theo các bước rửa mặt như hình vẽ. HS nhận xét, 
HS lắng nghe
Làm việc theo nhóm
 HS sử dụng khăn mặt riêng của mình để thực hành rửa mặt. 
- HS thực hành rửa mặt theo nhóm.
Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm lên làm lại các thao tác rửa mặt cho cả lớp xem. Các bạn nhận xét góp ý.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 30 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI : GIỮ AN TOÀN CHO CƠ THỂ - Tiết 1
Ngày: - - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học: 
 Nêu được cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể. 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 Quan sát các hình ảnh để phân biệt được hành động nào là tốt, hành động nào là xấu đối với trẻ em. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
 - Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe doại đến sự an toàn của bản thân. 
- Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội 1. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
+ GV yêu cầu HS nghĩ tất cả những gì có thể xảy ra với các em đề đặt ra câu hỏi, trong những trường hợp đó, bạn sẽ nói với ai.
 - GV giúp HS hiểu, các em cần chia sẻ với những người mà em tin cậy về tất cả những vấn để các em có thể gặp phải về sức khoẻ hay những chuyện khác cuộc sống như những điều làm em lo sợ hoặc buồn chán,... 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1/ Bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể
Hoạt động 1: Thảo luận về cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể
* Mục tiêu: Nêu được cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể. 
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân
HS làm câu 1 và 2 Bài 19 (VBT).
- GV yêu cầu một số HS nhắc lại về những vùng riêng tư của mỗi người đã được học trước đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV giúp HS rút ra được kết luận 
Lưu ý: GV nhắc HS, các em cũng cần biết rằng, người lớn không được yêu cầu các em chạm vào vùng riêng tư của bất cứ ai hay của chính họ. 
2/ Một số hành vi động chạm, đe doạ sự an toàn của bản thân và cách phòng tránh
Hoạt động 2: Phân biệt hành động tốt và xấu với trẻ em là xấu đối với trẻ em.
- Đưa ra cách ứng xử trong tình huống bị người khác làm tổn thương hoặc phòng 
* Mục tiêu Quan sát các hình ảnh để phân biệt được hành động nào là tốt, hành động nào gây hại.
- Nêu được xâm hại trẻ em là gì. 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo cặp 
Gợi ý: Hành động của người lớn trong các hình 1, 2 và 4 là những hành động xấu với trẻ em ; hành động của bố chúc con ngủ ngon (hình 3) là tốt đối với trẻ em.
 - Em sẽ làm gì khi bị người khác làm tổn thương hoặc gây hại? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
Lưu ý: Đối với câu hỏi giúp HS phân biệt hành động nào là tốt hoặc xấu với trẻ em khi quan sát các hình trang 124 (SGK), GV có thể yêu cầu HS nêu lí do tại sao hành động đó là tốt hoặc xấu với trẻ em.
GV yêu cầu HS đọc lời con ong ở cuối trang 124 (SGK) để trả lời câu hỏi: Xâm hại trẻ em là gì? 
Đối với câu hỏi: “Em sẽ làm gì khi bị người khác làm tổn thương hoặc gây hại? ”, GV nhấn mạnh nếu không may điều đó xảy ra, các em cần phải nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ và tránh bị lặp lại. Tốt nhất là chúng ta học cách phòng tránh bị xâm hại để giữ an toàn cho bản thân 
- Chơi trò chơi “Bạn sẽ nói với ai? ”
+ HS đứng thành hai vòng, vòng trong và vòng ngoài. Người ở vòng trong quay về phía người ở vòng ngoài tạo thành từng cặp (theo hình trang 122 SGK). 
Làm việc cá nhân
HS làm câu 1 và 2 Bài 19 (VBT)
HS thảo luận câu hỏi trong SGK trang 123: “Ai có thể được nhìn hoặc chạm vào những vùng riêng tư của cơ thể em? ”. 
 Làm việc cả lớp
 HS xung phong báo cáo kết quả làm bài tập và góp ý lẫn nhau về lời giải. 
Kết thúc hoạt động này, HS cần nhớ: Không ai được nhìn hoặc chạm vào các vùng riêng tư của cơ thể em (trừ bố mẹ giúp em tắm hoặc bác sĩ khám chữa bệnh cho em khi có bố mẹ đi cùng).
Làm việc theo cặp 
HS quan sát các hình trang 124 (SGK), lần lượt hỏi và trả lời nhau các câu hỏi dưới đây: 
Trong các tình huống được vẽ trong các hình 1, 2, 3, 4, hành động nào là tốt, hành động nào là xấu đối với trẻ em? 
Làm việc cả lớp
 - Đại diện các cặp lên trình bày trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung. 
HS đọc lời con ong ở cuối trang 124 (SGK)
HS làm câu 3 của Bài 19 (VBT)
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_30_nam_hoc_2020.doc