Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Hoạt động 3: Nhận biết một số bộ phận của cây

 * Mục tiêu:Quan sát và nhận biết được một số bộ phận chính của cây: thân, rễ, lá, hoa và quả.

- Đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận bên ngoài của cây thông qua quan sát.

- Viết hoặc vẽ lại các bộ phận chính của cây và giới thiệu với các bạn trong nhóm / lớp.

* Cách tiến hành

Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp,

gợi ý như sau:

+ Cây gồm những bộ phận gì? (Hầu hết các cây đều có: thân, rễ, lá, hoa, quả).

+ Tại sao có khi chúng ta nhìn thấy cây chỉ có quả hoặc chỉ có hoa? Tại sao lại có cây không thấy có hoa? Cây này có hoa và quả không? Hoa của chúng có màu gì? Quả của chúng có màu gì

GV hỏi: Tại sao chúng ta thường không nhìn thấy rễ cây?

Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm

- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của mình vừa hoàn thành.

- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian).

Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp

 HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.

 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

 

doc 4 trang thuong95 7720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 17 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI: CÂY XANH QUANH EM - Tiết 2
Ngày: 29 - 12 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
- Nêu được tên một số cây và bộ phận bên ngoài của cây.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
 Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh.
*Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa,...). 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của cây xanh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ thẻ từ gồm các bộ phận của cây: thân, rễ, lá, hoa, quả (nếu có). Một số đồ vật làm từ thực vật phổ biến ở địa phương: rổ, rá, quạt nan, đĩa, giỏ bằng mây, tre. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2/ Một số bộ phận bên ngoài của cây 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 3: Nhận biết một số bộ phận của cây
 * Mục tiêu:Quan sát và nhận biết được một số bộ phận chính của cây: thân, rễ, lá, hoa và quả.
- Đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận bên ngoài của cây thông qua quan sát.
- Viết hoặc vẽ lại các bộ phận chính của cây và giới thiệu với các bạn trong nhóm / lớp. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp, 
gợi ý như sau: 
+ Cây gồm những bộ phận gì? (Hầu hết các cây đều có: thân, rễ, lá, hoa, quả). 
+ Tại sao có khi chúng ta nhìn thấy cây chỉ có quả hoặc chỉ có hoa? Tại sao lại có cây không thấy có hoa? Cây này có hoa và quả không? Hoa của chúng có màu gì? Quả của chúng có màu gì
GV hỏi: Tại sao chúng ta thường không nhìn thấy rễ cây? 
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của mình vừa hoàn thành.
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian). 
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp
 HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.
 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Trò chơi “Tìm hiểu về các bộ phận của cây ” 
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức về các bộ phận của cây. 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Hoạt động nhóm 
GV giao việc
Bước 3: Hoạt động cả lớp 
- GV chọn nhóm tốt nhất. 
- Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát câu thơ có nhắc đến tên các bộ phận của cây.101 
Bước 4: Củng cố
 - GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các bộ phận của cây có ở xung quanh nhà, trường và địa phương hoặc qua sách bảo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm / lớp, khuyến khích HS có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.
 ĐÁNH GIÁ
 GV có thể sử dụng câu 2 của Bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả của HS. 
Tổ chức làm việc theo cặp, 
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 70 (SGK) và chỉ ra được các bộ phận của cây có trong hình.
- Cho HS quan sát một số cây có đủ thân, rễ, lá và có thể có cây có hoa, quả. Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời
- Tiếp theo yêu cầu HS vẽ một cây mà mình thích và viết tên các bộ phận của cây,
Tổ chức làm việc nhóm
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của mình vừa hoàn thành.
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian). 
Tổ chức làm việc cả lớp
 Một số HS giới thiệu về sản phẩm của nhóm về các bộ phận của cây
Hoạt động nhóm 
Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên các bộ phận của cây dựa vào tranh ảnh hoặc vật thật HS đã chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm nhận xét, bổ sung.
Hai nhóm một trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, đánh giá,
HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em rút ra được điều gì?
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 17 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI: CÂY XANH QUANH EM - Tiết 3
Ngày: 31 - 12 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
- Nêu được tên một số cây và bộ phận bên ngoài của cây.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
 Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh.
*Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa,...). 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của cây xanh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số hình ảnh: Hoa trang trí nhà, đám cưới, bữa tiệc, giường tủ,... ; đồ ăn nước sinh tố,... và các vật dụng khác được làm ra từ thực vật ở các vùng miền khác. Các hình trong SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3/ Lợi ích của cây 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 5: Tìm hiểu lợi ích của cây đổi với con người và động vật
 * Mục tiêu: Nêu được một số lợi ích của một số cây đối với con người và động vật. - Có tình yêu và ý thức bảo vệ cây xanh. 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp 
GV cần gợi mở để khai thác sự hiểu biết của các em, một hình mô tả được nhiều lợi ích của thực vật trong đời sống. 
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
Chọn đại diện của nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm về lợi ích của cây. Cử một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn 
Hoạt động 6: Trò chơi “Tìm hiểu về lợi ích của cây ” 
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức về những lợi ích của cây.
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn học Tự nhiên và Xã hội. 
- Khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, bước đầu phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu.
 * Cách tiến hành 
Bước 1: Hoạt động nhóm 
Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên một số cây cỏ trong tranh ảnh hoặc vật thật. 
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em đã học được gì? (Gợi ý: Cây xanh có ích đối với đời sống con người và động vật...) 
Hoạt động 7: Phân biệt cây rau, cây hoa, cây ăn quả và cây bóng mát 
* Mục tiêu: HS nêu và phân biệt được một số cây theo nhu cầu của con người: cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa,...
- HS có khả năng quan sát, tìm hiểu và quan tâm đến thực vật có ở địa phương và xung quanh các em. 
* Cách tiến hành
 Bước 1:: Tổ chức làm việc theo cặp 
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau cây nào là cây rau, cây cho bóng mát, cây cho hoa và cây cho quả.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
Hoạt động 8: Tìm hiểu về một số loại cây cho: rau, hoa, quả, bóng mát ; Trò chơi “Tôi là cây gì? ” 
* Mục tiêu: Phân biệt và khắc sâu được một số loại cây cho rau, hoa, quả, bóng mát. 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, thuyết trình.
* Cách tiến hành 
Bước 4: Củng cố 
- HS nêu: Sau bài học này, em đã học được điều gì? 
Lưu ý:
- GV củng cố, khai thác HS có thể nêu được nhiều tên và lợi ích của cây xanh, nhằm khắc sâu bài học ở Hoạt động 1 và mở rộng vốn hiểu biết của HS.
- IV. ĐÁNH GIÁ 
GV có thể sử dụng câu 4, 5 của Bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS. 
Tổ chức làm việc theo cặp 
Yêu cầu HS quan sát hình trang 71 (SGK). 
HS giới thiệu cho nhau nghe về lợi ích của cây đối với đời sống con người và động vật qua các hình trong SGK.
Tổ chức làm việc nhóm
Đại diện của nhóm lên giới thiệu về lợi ích của cây. 
HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn 
Hoạt động nhóm 
Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên một số cây cỏ trong tranh ảnh hoặc vật thật. 
Hoạt động cả lớp
Hai nhóm thi với nhau, các nhóm khác nhận xét, đánh giá,... cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất,
Tổ chức làm việc theo cặp 
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 72, 73. 
Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình.
Cử đại diện của nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm về các loại cây: cây rau, cây hoa, cây ăn quả,... Cử một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.
Phân biệt một số loại cây: cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây cho bóng mát,... GV có thể mở rộng hơn, ngoài các cây đã nêu trên còn có cây làm thuốc, cây hương thực,... Khuyến khích HS tìm hiểu thêm về các cây cỏ ở địa phương nơi em sống.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_17_nam_hoc_2020.doc