Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Bài 6. LỄ PHÉP, VÂNG LỜI ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ

I. MỤC TIÊU:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ phép, vâng lời.

- Chủ động thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.

2. CHUẨN BỊ

GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Con chim vành khuyên” – sáng tác: Hoàng Vân),

Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động

 

docx 41 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 2331
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
Chủ đề 3: 	QUAN TÂM, CHĂM SÓC 
NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
Bài 6. 	LỄ PHÉP, VÂNG LỜI ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ
I. MỤC TIÊU:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ phép, vâng lời.
- Chủ động thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
2. CHUẨN BỊ
GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Con chim vành khuyên” – sáng tác: Hoàng Vân), 
Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Con chim vành khuyên”
- GV tổ chức cho HS hát bài “Con chim vành khuyên”.
- GV đặt câu hỏi: Vì sao chim vành khuyên lại được khen ngoan ngoãn?
- HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Chim vành khuyên biết nói lời lễ phép, chào hỏi mọi người nên luôn được mọi người yêu thương, quý mếm.
HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để có trang phục gọn gàng, sạch sẽ em cần biết giữ gìn trang phục hằng ngày.
2. Khám phá
Tìm hiểu vì sao cần lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị
- GV treo lần lượt từng tranh ở mục Khám phá trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để trình chiếu). GV yêu cầu HS quan sát kĩ hành động và lời nói của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi “Bạn trong tranh đã thể hiện sự lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị như thế nào?”
- GV lắng nghe, khen ngợi HS và tổng kết:
+ Tranh 1: Bà gọi dậy, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép (ạ ở cuối câu).
+ Tranh 2: Chị gái hỏi, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép.
+ Tranh 3: Mẹ nói, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép.
+ Tranh 4: Trước khi đi học, bạn đã lễ phép chào ông bà.
- GV nêu câu hỏi: Vì sao em cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị?
- HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Lễ phép, vâng lời là thể hiện lòng kính yêu mọi người trong gia đình. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, cử chỉ phù hợp.
3. Luyện tập
Hoạt động 1. Em chọn việc nên làm
- GV treo 3 tranh ở mục Luyện tập trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HS thành các nhóm (từ 4 - 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh để lựa chọn: Bạn nào biết lễ phép, vâng lời? Bạn nào chưa biết lễ phép, vâng lời? Vì sao?
- HS có thể dùng sticker mặt cười (thể hiện sự đồng tình), mặt mếu (thể hiện không đồng tình) hoặc thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết quả thảo luận dưới các tranh.
+ Mặt cười: việc làm ở tranh 1 và 2.
+ Mặt mếu: việc làm ở tranh 3.
- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao lựa chọn việc làm ở tranh 1 và 2.
+ Việc làm ở tranh 1: Trời nóng, thấy bố làm việc vất vả, bạn gái mang nước lễ phép mời bố. 
+ Việc làm ở tranh 2: Mẹ nhờ bạn phụ giúp nhặt rau, bạn gái lễ phép, vâng lời và làm giúp mẹ.
- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao không lựa chọn việc làm ở tranh 3.
+ Việc làm ở tranh 3: Ông nhắc nhở bạn cho nhỏ tiếng ti-vi, bạn không nghe lời.
- GV khen ngợi các ý kiến của HS và kết luận.
Kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm biết thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình. Không đồng tình với những việc làm chưa biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
Hoạt động 2. Chia sẻ cùng bạn
- GV nêu yêu cầu: Em chia sẻ với bạn những việc em đã làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị.
4. Vận dụng
Hoạt động 1. Xử lí tình huống
- GV chia HS theo nhóm đôi để phù hợp với hai nhân vật trong các tình huống ở mục Luyện tập trong SGK. GV nêu rõ yêu cầu của từng tình huống, cho HS nhắc lại lời mẹ và chị gái (giai đoạn này HS chưa tự đọc được lời thoại).
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, trao cho nhóm đạo cụ để đóng vai.
- GV hướng dẫn HS nhận xét: Bạn nào đóng vai mà em thích nhất? Vì sao? (tránh chê, cần khen ngợi, động viên HS).
- GV có thể đưa ra thêm các phương án trả lời để HS thảo luận, ví dụ:
Tình huống 1:
+ Con đang xem ti-vi mà mẹ!
+ Mẹ bảo anh (chị) làm đi!
+ Con xem xong đã!
+ Vâng ạ! Con làm ngay ạ!
Tình huống 2:
+ Mặc kệ em!
+ Chị cứ đi ngủ đi!
+ Em vẽ xong đã!
+ Vâng! Em cất ngay đây ạ!
- HS cả lớp nêu ý kiến: Lời nói nào thể hiện sự lễ phép, vâng lời? Lời nói nào chưa thể hiện sự lễ phép vâng lời? Vì sao?
(Hành động vào lời nói: “Vâng ạ! Con làm ngay ạ!”; “Vâng! Em cất ngay đây ạ!” thể hiện lễ phép, vâng lời. Những lời nói còn lại thể hiện chưa vâng lời, chưa lễ phép).
- HS chia sẻ những việc mình đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
- GV khen ngợi và chỉnh sửa.
Kết luận: Em luôn thể hiện sự lễ phếp, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói, việc làm phù hợp: biết chào hỏi trước khi đi ra ngoài và khi về đến nhà; khi được đưa thứ gì thì nên nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn 
Hoạt động 2. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị
GV nhắc nhở HS thể hiện lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, việc làm phù hợp với bản thân. Đồng thời gợi ý HS đóng vai xử lí các tình huống giả định ở mục Luyện tập hoặc các tình huống có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hằng ngày nhằm giúp HS cùng nhau rèn luyện thói quen tốt.
Kết luận: Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói và việc làm cụ thể.
Thông điệp: 
Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học. 
TIẾNG VIỆT:
BÀI 26 PH, ph, Qu, qu
MỤC TIÊU
Giúp HS:
Nhận biết và đọc đúng các âm ph, qu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm ph, qu; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
 - Viết đúng các chữ ph, qu; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ ph, qu.
 - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm ph, qu có trong bài học.
 - Phát triển kĩ năng nói lời cảm ơn trong những ngữ cảnh cụ thể.
 - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy doán nội dung tranh minh hoạ
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước (thông qua những bức tranh quê
CHUẨN BỊ 
- GV cần nắm vững cách phát âm của các âm ph, qu; cấu tạo, và cách viết các chữ ph, qu
 - Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
 Lưu ý: Âm đầu qu về bản chất là âm dấu cộng với âm đệm u. Đặt ra ảm đấu qu chỉ là một quy ước, giải pháp sử phạm mang tính nhất thời để tạo thuận lợi cho HS khi học đánh vần.
 - Có những hiểu biết về thành phố, nông thôn và những hiểu biết về Thủ đô Hà Nội.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
2. Nhận biết 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? – HSTL
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS dọc theo.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo.
- GV và HS lặp lại nhận biết một số lần: Cả nhà từ phố về thăm quê
- GV giúp HS nhận biết tiếng có ph, qu và giới thiệu chữ ghi âm ph, qu
3. Đọc HS luyện đọc âm
a. Đọc âm
- GV đưa chữ ph lên bảng để giúp HS nhận biết chữ r trong bài học này.
- GV đọc mẫu âm ph.
- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc âm ph, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
- Âm qu hướng dẫn tương tự
b. Đọc tiếng
- GV đọc tiếng mẫu 
- GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu phố, quê (trong SHS). GV khuyến khích HS vận dụng mô hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng phố, quê.
- GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu phố, quê. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. 
-GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
- Đọc tiếng trong SHS 
+ Đọc tiếng chứa âm ph
 •GV đưa các tiếng chứa âm ph ở yêu cầu HS tìm điểm chung (cùng chứa âm ph).
• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm đang học.
• Một số (4 - 5) HS đọc trong các tiếng có cùng âm ph đang học.
-GV yêu cầu đọc trơn các tiếng chứa âm ph đang học: Một số (3 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một dòng.
- GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.
*Ghép chữ cái tạo tiếng
+ HS tự tạo các tiếng có chứa ph.
+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
Tương tự với âm qu
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: pha trà, phố cổ, quê nhà, quả khế. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn pha trà.
- GV nêu yêu cầu nói sự vật trong tranh. GV cho từ pha trà xuất hiện dưới tranh. 
- HS phân tích và đánh vần pha trà, đọc trơn từ pha trà.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với phố cổ, quê nhà, quả khế.
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 -4 lượt HS dọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần,
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV hướng dẫn HS chữ ph, qu.
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm ph, âm qu và hướng dẫn HS quan sát.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết âm ph, âm qu 
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô chữ ph, qu HS tô chữ ph, qu (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- HS đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm ph, âm qu.
- GV đọc mẫu cả câu.
- GV giải thích nghĩa tử ngữ (nếu cần).
- HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo GV.
- HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
 Bà của đi đâu? (ra Thủ đó)
 Bà cho bé cái gì? (quả quê)
 Bố đưa bà đi đâu ? (đi phố cố, đi Bờ Hồ). 
 GV có thể hỏi thêm (tuỳ vào khả năng của HS): Thủ đô của nước mình là thành phố nào? (Hà Nội)
 Theo em hồ được nói đến trong bài là hồ nào? (hố Hoàn Kiếm)
. GV tuỳ theo mức độ hiểu biết của HS để chọn câu hỏi phù hợp.
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
 Em nhìn thấy những ai trong tranh thứ nhất? 
 Họ đang làm gì? (Trong tranh này, bạn nhỏ đứng cạnh bố, đang nói lời cảm ơn bác sĩ) Theo em, vì sao bạn ấy cảm ơn bác sĩ? 
 Em nhìn thấy những ai trong tranh thứ hai? Các bạn đang làm gì? (Ai đang giúp ai điều gi?) 
 Theo em, bạn HS nam sẽ nói gì với bạn HS nữ?
- Một số (2 - 3) HS nói dựa trên những câu hỏi ở trên.
GV: Các em còn nhớ nói lời cảm ơn với bất kì ai khi người đó giúp minh dù là việc nhỏ,
- Một số (2 3) HS kể một số tình huống mà các em nói lời cảm ơn với người đã giúp minh.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm ph, qu.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
 -----------------------˜&™----------------------- 
TẬP VIẾT
 ÔN LUYỆN TUẦN 7
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về viết các âm ph, qu đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở ô ly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
ph, qu, phố, quà. Mỗi chữ 2 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
2. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
 -----------------------˜&™----------------------- 
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
TIẾNG VIỆT:
BÀI 27 V, v, X, x
I.MỤC TIÊU
 Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng các âm v,x hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc dúng các tiếng, từ ngữ, có các âm hộ ;
- Viết đúng các chữ v,x; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ v,x.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm v,x có trong bài học.
- Phát triển vốn từ ngữ và sự hiểu biết thành phố và nông thôn. Biết cách so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thành phố và nóng thôn.
- Cảm nhận được mối liên hệ của mỗi người với quê hương qua đoạn đọc ngắn về chuyến thăm quê của Hà.
II. CHUẨN BỊ 
- GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm v, âm x
- GV cần nắm vũng cấu tạo và cách viết chữ ghi âm v, âm x
- GV cần biết những lỗi chính tả liên quan đến chữ ghi âm , x do đặc điểm phương ngữ. HS Nam Bộ có thể nhầm lẫn v với d; HS miến Bắc có thể nhẫm lẫn x với s.Biết được những địa phương tróng nhiểu dừa như Bến Tre, Bình Định,... nhưng nơi tiêu biểu nhất cho tên gọi "xử sở của dửa" là Bến Tre; có những hiểu biết về sự khác nhau giữa thành phố và nông thôn. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS ôn lại chữ ph, qu. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ ph, qu
- HS viết chữ ph, qu
2. Nhận biết 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?- HSTL
 - GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
-GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS dọc theo. 
GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Hà vẽ xe đạp.
- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm v, x và giới thiệu chữ ghi âm v, x.
3. Đọc HS luyện đọc âm 
a. Đọc âm
- GV đưa chữ v lên bảng để giúp HS nhận biết chữ v trong bài học.
- GV đọc mẫu âm v
- GV yêu cầu HS đọc.- Hs đọc.
-Tương tự với âm x
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm v ở nhóm thứ nhất •GV đưa các tiếng chứa âm v ở nhóm thứ nhất: yêu cầu HS tìm điểm chung cùng chứa âm v).
• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm v đang học.
• GV yêu cầu HS đọc trơn các tiếng có cùng âm v đang học.
+ Đọc trơn các tiếng chứa âm v đang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một nhóm,
+ GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.
Ghép chữ cái tạo tiếng
+ GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa v.
+ GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
Tương tự âm x
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: vở vẽ, vỉa hè, xe lu, thị xã
-Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ
GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- GV cho từ vở vẽ xuất hiện dưới tranh. 
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng vở vẽ, đọc trơn từ vở vẽ. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với vỉa hè, xe lu, thị xã 
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc. 
- 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ v , chữ x và hướng dẫn HS quan sát. 
- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ v , chữ x. 
- HS viết chữ v, chữ x (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). 
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. 
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô chữ v, chữ x HS tô chữ v, chữ x (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- HS đọc thầm câu 
- Tìm tiếng có âm v
 -GV đọc mẫu 
 - HS đọc thành tiếng sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV 
 - GV giải thích vẽ nội dung đã đọc: Xứ sở của dừa: nơi trồng nhiều dừa (Bến Tre, Phú Yên,...). Có thể đặt thêm các câu hỏi: Em có biết cảy dừa/ quả dừa không? Nó như thế nào?... 
7. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh 
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
Hai tranh này vẽ gì? (cảnh thành phố và nông thôn) 
Em thấy gì trong mỗi tranh? (Tranh thứ nhất có nhiều nhà cao tầng, đường nhựa to và nhiều xe cộ; tranh thứ hai có đường đất, có tráu kéo xe, ao hồ, có người câu cá,..) 
Cảnh vật trong hai tranh có gì khác nhau?
(Cảnh thành phố nhộn nhịp, cảnh nông thôn thanh bình).
Với sự gợi ý của GV, có thể trao đổi thêm về thành phố và nông thôn và cuộc sống ở mỗi nơi.
- HS chia nhóm thảo luận trả lời từng câu hỏi theo gợi ý của GV sống ở thành phố hay nòng thôn thì đều có những diễu thú vị của nó.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm x, âm v.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
	 -----------------------˜&™----------------------- 
 TOÁN
BÀI 6: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU :
1. Phát triển các kiến thức.
- Đếm , đọc viết được các số trong phạm vi 10
- So sánh và sắp xếp được thứ tự các số trong phạm vi 10
- Gộp và tách được số trong phạm vi 10
2. Phát triển các năng lực chung 
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, 
- Biết quan Sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Những mô hình , vật liệu, xúc xắc,....để tổ chức các hoạt động trò chơi trong bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 Tiết 3: 
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài :
2.Hoạt động
 Bài 1: >,<,= ?
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HD HS so sánh hai số rồi điền số thích hợp vào ô trống. 
 GV hỏi: Ta sẽ điền dấu so sánh nào vào chỗ trống sau: 1 .....2.
- GV cho HS làm vào vở 
- Gv nhận xét , bổ sung
Bài 2: So sánh
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn: 
 Tranh a) Bức tranh vẽ những con vật nào? -HSTL
 Có mấy con mèo? Mấy con cá?- HSTL
 Vậy số mèo nhiều hơn hay ít hơn số cá? Ta điền dấu nào? –HSTL.
- Hs ghi kêt quả vào vở
Tương tự GV hướng dẫn HS thực hiện với các bức tranh b, c, d.
- Gv nhận xét , kết luận
Chơi trò chơi: 
- GV nêu cách chơi:
*Chơi theo nhóm
 *Người chơi bắt đầu từ ô xuất phát, chon 1 quân cờ và đặt tại ô XUẤT PHÁT 
 *NgưỜI chơi lần lượt gieo xúc xắc và di chuyển quân cờ của mình theo số chấm nhận được. Cần chú ý đi đúng đường không di chuyển xuyên qua tường ( đường kẻ đậm)
 *Khi di chuyển đến một ô, người chơi đọc số lớn hơn trong hai số ở ô đó. Nếu đúng để nguyên quân cờ ở đó. Nếu sai di chuyển quân cờ quay về ô trước đó
 *Khi di chuyển đến chân cầu thang hãy leo lên. Nếu là ô ở đỉnh cầu trượt, hãy trượt xuống.
 * Trò chơi kết thúc khi có người về đích.
- GV phân chia nhóm HS chơi 
- GV giám sát các e chơi, nhóm nào thắng sẽ được tuyên dương.
3.Củng cố, dặn dò:
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Về nhà tập đếm các sự vật. 
 -----------------------˜&™----------------------- 
 TẬP VIẾT
 ÔN LUYỆN TUẦN 7
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về viết các âm: v, x đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở ô ly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
v, x, vẽ, xe. Mỗi chữ 2 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
2. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
 -----------------------˜&™----------------------- 
ÔN TIẾNG VIỆT
ÔN Ph, ph – Qu, qu
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về viết các âm ph, qu đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
Ph, ph, Qu, qu - GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
ph, qu, phố, quà. Mỗi chữ 2 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
 -----------------------˜&™----------------------- 
TOÁN
ÔN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: giúp hs củng cố hình thành:
1. Kiến thức
- Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10.
- So sánh và sắp xếp được các số trong phạm vi 10.
- Gộp và tách được số trong phạm vi 10.
2. Phát triển các năng lực, phẩm chất
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm sự tươn đồng.
II. CHUẨN BỊ
- GV: vở BT toán, tranh minh họa
- HS: vở BT toán, bộ đồ dung học toán, bút
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KHỞI ĐỘNG 
-GV tổ chức cho HS hát bài: Xòe bàn tay đếm ngón tay
- GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu bài.
LUYỆN TẬP 
*Bài 1: >, <, = 
- GV nêu yêu cầu bài.
- GV nêu lại cách so sánh hai số trong phạm vi 10.
- GV hướng dẫn HS làm bài
- GV cùng lớp nhận xét, GV chốt đáp án đúng và khen ngợi tuyên dương
*Bài 2:
- GV nêu yêu cầu bài
a) GV yêu cầu HS đếm số thỏ và số cà rốt .
- Vậy số cà rốt và số thỏ như thế nào?
- Số cà rốt có đủ cho thỏ ăn không?
- Vậy chúng ta chọn đáp án nào?
b) Tương tự như phần a
- GV chốt đáp án: B. Không đủ.
*Bài 3:
- GV nêu yêu hướng dẫn HS làm theo nhóm
- GV chia nhóm: 4 và phát phiếu cho các nhóm
a)Tô màu vào bông hoa nhiều cánh nhất
b)Khoanh vào chứ cái trước câu trả lời đúng: Cành nào ít quả nhất?
- GV nhận xét, tuyên dương.
*Bài 4:
- GV nêu yêu cầu bài, yêu cầu HS đếm số hoa và số lá ở cả 4 cây rồi tô màu vào cay có 4 bông hoa và 6 chiếc lá.
- GV gọi một số cặp mang bài lên nhận xét
- GV chốt bài:Cây số 4
VẬN DỤNG
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
	 -----------------------˜&™----------------------- 
Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2020
TIẾNG VIỆT:
BÀI 28: Y, y
I.MỤC TIÊU
 Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng các âm y; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm th, ia; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các chữ y; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ y.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm y có trong bài học.
- Biết cách nói lời cảm ơn trong một số tình huống và cách thức cảm ơn.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tranh thời gian quý hơn vàng bạc, tranh mẹ và Hà ghé nhà di Kha, tranh cảm ơn,..)
II.CHUẨN BỊ 
- Nắm vững đặc điểm phát ảm của các âm th, ia; cấu tạo và cách viết các chữ th, ia; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- GV nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Nắm vững quy ước chính tả đối với chữ y và i khi dùng để ghi nguyên âm y, chữ y chỉ đi sau qu, chữ i đi sau các âm còn lại. Riêng đối với tên riêng thi dùng i hay y là theo đúng cách viết của tên riêng đó.
- Biết được sự khảc biệt trong dùng từ chỉ quan hệ thân thuộc giữa các vùng miền Từ ở cả 3 miễn đều dùng để chỉ em gái của mẹ. Nhưng chị gái của mẹ ở miền Trung và miễn Nam gọi là di, còn ở miền Bắc gọi là bác.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS ôn lại chữ v, x. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ v, x.
- HS viết chữ v, x
2. Nhận biết 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi
 - GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo.
- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. 
GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Thời gian quý hơn vàng bạc.
- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm y và giới thiệu chữ ghi âm y. 
3. Đọc HS luyện đọc âm 
a. Đọc âm 
- GV đưa chữ y lên bảng để giúp HS nhận biết chữ y trong bài học.
- GV đọc mẫu âm y.
- GV yêu cầu HS đọc âm , sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. 
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): quý.
GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng quý.
+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu thu, chia.
- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
+ GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
- Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm y
•GV đưa các tiếng yêu cầu HS tìm điểm chung 
• Đánh vấn tiếng: GV yêu cầu HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm y.
• GV yêu cầu đọc trơn các tiếng có cùng âm y.
+ Đọc trơn các tiếng chứa các âm y đang học: Một số (3 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn 3- 4 tiếng có cả hai âm y.
+ HS đọc tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ HS tự tạo các tiếng có chứa y.
+ GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được. 
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ y tá, dã quỳ, đá quý. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, - GV cho từ y tá xuất hiện dưới tranh 
- GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần y tá, đọc trơn từ y tá. GV thực hiện các bước tương tự đối với dã quỳ, đá quý 
- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc, 2 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. 
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ y và hướng dẫn HS quan sát. 
- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ y. 
- HS viết chữ y (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. 
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- HS đọc thầm 
- Tìm tiếng có âm y
-GV đọc mẫu 
- HS đọc thành tiếng câu (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
+ Dì của Hà tên là gì? (Dì của Hà tên là Kha.)
+ Dì thưởng kể cho Hà nghe về ai? (Dì thường kể cho Hà nghe về bà.) 
+ Theo em vì sao Hà chú ý nghe dì không? (Câu hỏi mở. HS có thể trả lời: Hà chú ý nghe vì dì kể về bà; Hà chú ý nghe vì dì kể chuyện rắt vui;...) 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
Em thấy gì trong tranh? 
Trong tranh, ai đang cảm ơn ai? 
Anh mắt của người cảm ơn trong hai tranh có gì khác nhau? 
Theo em, người nào có ảnh mất phủ hợp khi cảm ơn? 
Qua đó, em ghi nhớ điều gì khi cảm ơn?
- GV có thể đặt thêm câu hỏi: Cần ghi nhớ thêm điều gì nữa về cảm ơn? 
- GV chót một số ý: văn cảm ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là việc nhỏ; cần thể hiện sự chân thành khi cảm ơn.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm y.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
 -----------------------˜&™----------------------- 
 TOÁN
BÀI 6: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU :
1. Phát triển các kiến thức.
- Đếm , đọc viết được các số trong phạm vi 10
- So sánh và sắp xếp được thứ tự các số trong phạm vi 10
- Gộp và tách được số trong phạm vi 10
2. Phát triển các năng lực chung 
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, 
- Biết quan Sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Những mô hình , vật liệu, xúc xắc,....để tổ chức các hoạt động trò chơi trong bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 Tiết 4: 
* Bài 1: Hàng nào có nhiều đồ chơi hơn?
- GV nêu yêu cầu của bài.
 GV : Hàng A và B chứa các đồ chơi, các em hãy đếm xem mỗi hàng có bao nhiêu đồ chơi? 
- Vậy hàng nào có số đồ chơi nhiều hơn?
- GV mời HS nêu kết quả
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 2: Chọn câu trả lời đúng.
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh: ? Tranh vẽ gì? 
- Các em đếm xem có bao nhiêu máy bay? Bao nhiêu ô tô? 
- HD HS chọn câu trả lời đúng khaonh vào đáp án.
- GV mời HS nêu kết quả
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 3: Số ? 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV HD HS làm mẫu hình đầu tiên: Đếm số chấm ở cả hai con xúc xích rồi nêu kết quả
- HS thực hiện với các hình còn lại
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 4: Số ? 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS quan sát tranh a) 
 ? Trong tranh gồm những con vật nào? 
 ? Đếm xem có mấy con chó? Mấy con mèo?
- GV: ? Có bao nhiêu con màu xanh? Bao nhiêu con màu vàng? 
 ?Có bao nhiêu con ngồi ? Bao nhiêu con chạy?
- Tương tự hướng dẫn với tranh b)
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- GV cùng HS nhận xét
3.Củng cố, dặn dò:
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Về nhà tập đếm các sự vật. 
 -----------------------˜&™----------------------- 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI:
Chủ đề 2 : TRƯỜNG HỌC
Bài 6: Lớp học của em 
I. MỤC TIÊU :
Sau bài học này, HS sẽ
- Nói được tên, địa chỉ trường học, lớp học, tên cô giáo chủ nhiệm và một số bạn trong lớp học.
- Nói được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học và công dụng của các loại đồ dùng đó.
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng đúng cách đồ dùng, thiết bị trong lớp học.
- Kể được các hoạt động học tập và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp.
- Kính trọng thầy cô giáo, hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và biết ứng xử phù hợp với bạn bè, thầy cô.
II. CHUẨN BỊ
- GV:
+Hình trong SGK phóng to (nếu )
+ Chuẩn bị 2-3 bộ phiếu bìa, mỗi bộ phiếu gồm nhiều tấm bìa nhỏ, trên mỗi tấm bìa ghi tên một số đồ dùng có trong lớp học (bàn GV, bảng đen, đồng hồ)
+ Một số bộ bìa để tổ chức trò chơi
-HS: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động ở lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 2:
1.Mở đầu: Khởi động
- GV đọc một đoạn thơ vui vẻ, ngộ nghĩnh về lớp học (bài thơ Chuyện ở lớp (Sáng tác: Tô Hà)) sau đó dẫn vào bài học.
2.Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK rồi thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi gợi ý:
 +Trong lớp có những ai? 
+Nhiệm vụ của từng thành viên là gì?, )
- Từ những hoạt động cụ thể đó, HS nhận biết nhiệm vụ của từng thành viên trong lớp học: GV hướng dẫn HS học tập, HS tham gia các hoạt động theo sự hướng dẫn của GV để khám phá kiến thức và HS biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Yêu cầu HS liên hệ với lớp mình để thấy được điểm khác nhau, giống nhau và kể được những điểm khác nhau và giống nhau đó.
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK về hoạt động học ở lớp và tổ chức HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý:
 + Trong lớp có những hoạt động học tập nào? 
+ Em đã tham gia những hoạt động học tập đó chưa? 
+ Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
-

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.docx