Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Bài 1: Mĩ thuật quanh ta (1 tiết)

Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Bài 1: Mĩ thuật quanh ta (1 tiết)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. Phương pháp.

- Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, luyện tập, tích hợp liên môn.

2. Hình thức tổ chức.

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm.

III. ĐỒ DÙNG - PHƯƠNG TIỆN

1. Học sinh:

- SGK, VBT, giấy vẽ, chì, tẩy, màu vẽ,

2. Giáo viên:

- Hình ảnh mĩ thuật có trong thực tế cuộc sống, hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật,

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức: Điểm danh

2. Bài mới: ( Tiết 1: Hoạt động 1, 2; Tiết 2: Hoạt động 3, 4, 5)

 

doc 3 trang yenhap123 12160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Bài 1: Mĩ thuật quanh ta (1 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 01
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: Thứ (ngày/tháng/năm): Lớp 
CHỦ ĐỀ 1: MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG
BÀI 1: MĨ THUẬT QUANH TA (1 tiết)
 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Nhiệm vụ của giáo viên
HS cần đạt sau bài học
- Giúp HS nhận biết và kể tên được một số đồ dùng và vật liệu để học mĩ thuật.
- Tạo điều kiện cho HS quan sát các hình ảnh trong tự nhiên và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật để các em nhận biết vẻ đẹp và các hình thức mĩ thuật trong cuộc sống xung quanh.
- HDHS sử dụng bút, màu vẽ để vẽ một hình bất kì theo ý thích
- Giúp HS biết cách trưng bày, chia sẻ về bài vẽ của mình và của bạn. 
- Nhận biết được mĩ thuật có ở mọi nơi trong cuộc sống.
- Vẽ được một hình theo ý thích
- Chỉ ra được nét đẹp và các hình thức mĩ thuật có ở xung quanh
PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp. 
- Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, luyện tập, tích hợp liên môn.
2. Hình thức tổ chức. 
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm.
ĐỒ DÙNG - PHƯƠNG TIỆN
1. Học sinh: 
- SGK, VBT, giấy vẽ, chì, tẩy, màu vẽ, 
2. Giáo viên: 
- Hình ảnh mĩ thuật có trong thực tế cuộc sống, hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định tổ chức: Điểm danh
Bài mới: ( Tiết 1: Hoạt động 1, 2; Tiết 2: Hoạt động 3, 4, 5)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KHÁM PHÁ Kể tên các đồ dùng mĩ thuật em biết. 
* Khởi động: GV bắt nhịp HS hát và vỗ tay theo nhịp bài hát “Em yêu trường em”
- Cho học sinh quan sát hình ảnh giới thiệu đồ dùng và vật liệu học mĩ thuật
+ Tên các đồ dùng, vật liệu ở trang 8,9 (SGK) là gì ?
+ Đồ dùng, vật liệu dùng để làm gì?
+ Em có những đồ dùng gì để học môn Mĩ thuật?
+ Em có thể kể tên một số đồ dùng, vật liệu nào khác nữa?
+GV: chốt
HS vỗ tay và hát.
- Quan sát nhận biết công dụng của các đồ vật đó
+ Trả lời
HS nhận xét
Hoạt động 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG Nhận biết mĩ thuật trong cuộc sống
GV hướng dẫn HS
- Quan sát hình ảnh trong SGK trang 8,9.
+ Em thích hình ảnh nào?
- Chỉ ra những hình ảnh đẹp trong tự nhiên và hình ảnh do sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật tạo nên
+ Hình ảnh nào thể hiện vẻ đẹp trong tự nhiên?
+ Hình ảnh nào do mĩ thuật tạo nên?
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 6
+ GV: theo dõi
- Quan sát, nhận biết
+ Trả lời
- Quan sát, nhận biết
+ Trả lời
- HS làm vở BT 
- HS thực hiện
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP –SÁNG TẠO Vẽ một hình theo ý thích
- Hướng dẫn HS sử dụng bút màu để vẽ một hình bất kì theo ý thích vào giấy
- Hướng dẫn HS chọn màu để vẽ vào hình theo ý thích
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 7
+ GV: theo dõi
- HS chia sẻ về hình mình chọn để vẽ.
- HS chọn màu để thực hiện.
- HS thực hiện
- HS làm vở BT 
- HS thực hiện
Hoạt động 4: PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ Trưng bày và chia sẻ
- Hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ theo nhóm hoặc trên bảng.
- HS trình bày cảm nhận về bài vẽ của mình, của bạn
- Hướng dẫn HS tự đánh giá.
- HS trưng bày sản phẩm
- HS giới thiệu bài mình và chia sẻ cảm nhận.
Hoạt động 5: VẬN DỤNG –PHÁT TRIỂN Khám phá thêm hình ảnh mĩ thuật quanh ta
- Khuyến khích HS quan sát, chỉ ra hình ảnh và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có ở xung quanh
+GV: chốt
- Ghi nhớ: Mĩ thuật có ở mọi nơi và làm đẹp cho cuộc sống của con người
- HS nêu theo suy nghĩ của mình
Dặn dò: chuẩn bị tốt giờ sau.
Rút kinh nghiệm:
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_1_chu_de_1_bai_1_mi_thuat_quanh_ta_1_ti.doc