Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Bài 10: Gương mặt đáng yêu (2 tiết)

Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Bài 10: Gương mặt đáng yêu (2 tiết)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

 1. Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

 2. Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 1. Chuẩn bị của GV:

- SGK, vở BTTH, giấy A4, màu vẽ.

 2. Chuẩn bị của HS:

- SGK, Vở BTTH (Giấy vẽ), bút chì, tẩy, màu.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức: Điểm danh

2. Bài mới: ( Tiết 1: Hoạt động 1, 2; Tiết 2: Hoạt động 3, 4, 5)

 

doc 4 trang yenhap123 13840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Bài 10: Gương mặt đáng yêu (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 – TUẦN 19
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: Thứ (ngày/tháng/năm): Lớp 
CHỦ ĐỀ 3: CON NGƯỜI
BÀI 10: GƯƠNG MẶT ĐÁNG YÊU(2 tiết)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Nhiệm vụ của giáo viên
HS cần đạt sau bài học
- Tạo cơ hội để HS quan sát, so sánh khuôn mặt các bạn trong lớp với hình trong SGK.
- Hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nhận biết cách vẽ chân dung.
- Khuyến khích HS quan sát và ghi nhớ hình dáng, đặc điểm riêng của khuôn mặt bạn khi vẽ.
- Tổ chức cho HS trưng bày và chia sẻ: 
+ Bài vẽ yêu thích, điểm đáng yêu trên gương mặt. + Nét, hình, màu trong bài vẽ.
- Nhận biết được cách kết hợp nét, chấm, màu khi diễn tả chúng.
- Vẽ được tranh chân dung theo cảm nhận.
- Chỉ ra được điểm đáng yêu trên gương mặt bạn và nêu được cảm nhận về sự hài hòa của nét, hình, màu trong bài vẽ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
 1. Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
 2. Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 1. Chuẩn bị của GV:
- SGK, vở BTTH, giấy A4, màu vẽ...
 2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, Vở BTTH (Giấy vẽ), bút chì, tẩy, màu...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ổn định tổ chức: Điểm danh
Bài mới: ( Tiết 1: Hoạt động 1, 2; Tiết 2: Hoạt động 3, 4, 5)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1: KHÁM PHÁ
 (Tìm bạn có khuôn mặt giống mỗi hình)
- Yêu cầu lớp hát một bài về chủ đề bạn bè hoặc người thân.
- Yêu cầu HS quan sát khuôn mặt bạn ngồi cạnh và hình 42 – SGK, gợi ý HS nhận xét:
- Khuôn mặt bạn giống hình tranh số mấy?
- Mắt, mũi, miệng, tai, tóc của bạn như thế nào?
- Điểm đáng yêu trên khuôn mặt bạn là gì?
- GV kết luận: Mỗi người có một khuôn mặt và đặc điểm riêng khác nhau, điều đó sẽ giúp các em phân biệt được bạn này 
với bạn khác.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trang 24 – VBT.
- HS hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết”
- Quan sát và phân tích đặc điểm trên khuôn mặt bạn.
- Hình tròn, trái xoan...
- Mắt hơi nhỏ, miệng rộng, tai cao ngang mũi và lông mày, tóc dài (ngắn)
- Miệng hay cười
- Nghe.
2.Hoạt động 2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
 (Cách vẽ chân dung)
- Yêu cầu HS quan sát các bước vẽ ở trang 43 và gợi ý:
- Em sẽ đặt vị trí hai mắt ở phần nào trên tờ giấy?
- Khuôn mặt bạn em vẽ giống hình gì?
- Em sẽ vẽ bộ phận nào trước?
- Nếu vẽ bạn nữ (nam) em vẽ trang phục như thế nào?
- Cuối cùng em sẽ làm sao cho bức tranh chân dung đẹp hơn?
- GV vẽ thị phạm trên bảng theo các bước sau:
+B1: Dùng 2 ngón tay xác định vị trí 2 mắt và dùng bút đánh dấu lại.
+ B2: Vẽ khuôn mặt theo trí tưởng tưởng hoặc theo quan sát thực tế.
+ B3: Vẽ thêm các chi tiết: mũi, miệng, tóc, cổ, vai, trang phục....
+ B4: Vẽ màu theo ý thích.
* GV nhắc HS lựa chọn vị trí trên tờ giấy sao cho cân đối.
- Mời HS xem tranh tham khảo của HS năm trước (hoặc sưu tầm).
- Quan sát.
- Ở giữa...
- Hình tròn (hình quả trứng..)
- Vẽ mắt, khuôn mặt, cổ, vai, mũi, miệng, tóc, trang phục.
- Bạn nữ: mặc áo hoa, váy..
+ Bạn nam: áo phông, đội mũ lưỡi trai....
- Vẽ màu theo ý thích.
- Quan sát.
- Ghi nhớ.
- Quan sát
3.Hoạt động 3: LUYỆN TẬP –SÁNG TẠO (Vẽ chân dung bạn em yêu mến).
- GV hướng dẫn HS thực hiện các bước vẽ qua gợi ý:
- Mắt bạn to hay nhỏ? Bạn có đeo kính không?
- Tai của bạn nằm ở vị trí nào trên khuôn mặt?
- Miệng và mũi bạn giống hình gì?
- Tóc của bạn dài hay ngắn?
- Bạn ấy có trang phục như thế nào?
- Bạn ấy thường vui hay buồn?
- Em sẽ chọn những màu nào để vẽ tranh?
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK - 25
- Nghe và trả lời theo cảm nhận riêng
- Thực hiện
4.Hoạt động 4. PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ
 (Trưng bày bài và chia sẻ)
- GV chọn 1 số sản phẩm của HS và khuyến khích HS cùng trưng bày bài làm lên bảng.
- GV có thể nhận xét bài của HS bằng 2 cách:
+ Mời từng HS có sản phẩm trưng bày tự giới thiệu. GV hướng dẫn thêm.
+ GV gợi ý HS nhận xét bài của bạn theo câu hỏi:
- Em có ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao?
- Điểm đáng yêu của chân dung đó là gì?
- Chân dung đó vui hay buồn? Vì sao?
- Màu sắc của bức tranh như thế nào?
- Em học tập được điều gì qua bức tranh của bạn.
* Liên hệ thực tế: Vẽ tranh chân dung giúp các em rèn luyện kĩ năng quan sát đặc điểm khuôn mặt của con người, từ đó chúng ta sẽ khám phá ra nhiều nét đẹp trên cơ thể, được thể hiện cảm xúc nhận vật qua đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng của các em. Qua bài học hôm nay sẽ giúp các em thêm yêu mến bạn bè và những người xung quanh mình.
- HS trưng bày sản phẩm lên bảng.
- Nghe và chia sẻ ý kiến.
- Nghe
5.Hoạt động 5. VẬN DỤNG –PHÁT TRIỂN
- Nhắc nhở HS tham khảo các bài vẽ của các bạn để rèn thêm kĩ năng vẽ hình, vẽ màu và cách thể hiện nét đặc biệt là cảm xúc của nhân vật trong bài vẽ.
*Tóm tắt: Muốn vẽ được bức tranh chân dung đẹp các em nhớ dùng kết hợp nét, chấm, hình, màu một cách hài hòa để diễn tả đặc điểm khuôn mặt nhé.
- Nghe
Dặn dò: chuẩn bị tốt giờ sau.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_1_bai_10_guong_mat_dang_yeu_2_tiet.doc