Giáo án môn Học vần Lớp 1 - Tuần 1: Các nét cơ bản

Giáo án môn Học vần Lớp 1 - Tuần 1: Các nét cơ bản

1.Kiến thức

- HS nắm được tên gọi các nét cơ bản.

2.Kĩ năng

- Biết đọc, viết các nét cơ bản.

- Rèn tư thế ngồi, cách cầm phấn, bút, cách đặt vở viết.

- GDKNS: Kỹ năng tự tin

3.Thái độ

- HS có ý thức học bài, yêu thích môn học.

 

docx 32 trang Cát Tiên 03/06/2024 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Học vần Lớp 1 - Tuần 1: Các nét cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án Học vần lớp 1 ( tuần đầu)
HỌC VẦN
 TPPCT: 3, 4. CÁC NÉT CƠ BẢN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
 - HS nắm được tên gọi các nét cơ bản.
2.Kĩ năng
 - Biết đọc, viết các nét cơ bản.
 - Rèn tư thế ngồi, cách cầm phấn, bút, cách đặt vở viết.
 - GDKNS: Kỹ năng tự tin
3.Thái độ
- HS có ý thức học bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Mẫu chữ các nét cơ bản
 - HS vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
 HĐ của Giáo viên
HĐ của Học sinh

1’
4’
1’
15’
14’
10’
20’
4’
1’

Tiết 1
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Kiểm tra sách vở của HS 
3. Bài mới: Các nét cơ bản
 * Gtb: ghi tựa
 a. Giới thiệu các nét cơ bản mẫu
+ Nét ngang - , nét sổ thẳng |
+ \ , / nét xiên trái, phải
+ , , nét móc xuôi, ngược, 2 đầu
+ C, nét cong hở phải, trái
+ , nét khuyết xuôi, ngược
b. Hướng dẫn HS đọc các nét cơ bản
 Tiết 2
c. Hướng dẫn viết Viết mẫu- hướng dẫn quy trình viết 
- Nhận xét – sửa chữa
d. H dẫn viết vào vở:
 - Nêu y/ c viết 
 - H dẫn HS viết từng dòng
 - Theo dõi uốn nắn HS viết
4. Củng cố 
- Yêu cầu HS đọc lại các nét cơ bản
- Nhận xét tiết học
- Trò chơi : “Bé tập tô”
* Luật chơi: Giáo viên chia lớp ra thành 2 nhóm. Các nhóm sẽ cử các thành viên lần lượt lên bảng tô những chữ cô đã chuẩn bị bằng các nét đứt và số thứ tự. Đội nào tô nhanh và chính xác, đội đó sẽ chiến thắng
5. Dặn dò:
Học viết và nhớ tên các nét cơ bản

- HS hát
- HS đặt vở lên bàn
- HS quan sát – nhận xét
- HS nhắc lại cấu tạo các nét cơ bản
- HS đọc cá nhân – đồng thanh
- HS theo dõi
- HS viết bảng con
- HS mở vở tập viết quan sát 
- HS viết vào vở từng dòng
Kỹ năng tự tin
- HS đọc cá nhân – đồng thanh
-HS tham gia trò chơi

HỌC VẦN
TPPCT: 5, 6. BÀI 1: e
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức
- Nhận biết được chữ và âm e 
 2.Kĩ năng 
- Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. 
- Đọc và viết được âm e
- HS có năng lực luyện nói 4 - 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.
- GDKNS: Kỹ năng tự tin, kĩ năng giao tiếp
3.Thái độ
 - HS có ý thức học bài, yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy và học:
 - Tranh minh hoạ bé, me, ve, xe, tranh luyện nói ếch, gấu
 - HS bộ ghép chữ, sợi dây 
 - Các PP/KTDH: KT đọc hợp tác, KT chúng em biết 3
III/ Các hoạt động dạy và học 
TG
 HĐ của Giáo viên 
 HĐ của học sinh

1’
4’
5’
15’
5’
6’
5’
15’
5’
 4’
1’
Tiết 1
1. Ổn định: 
2. KTBC: Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét 
3. Bài mới: Bài âm e
 * GTB: Cho HS quan sát tranh
+ Tranh vẽ ai, vẽ gì ?
- Nêu bé, me, ve, xe giống nhau đều có âm e - ghi bảng e
 * Dạy chữ ghi âm
 a, Nhận diện chữ e
-Gắn chữ e lên bảng và đọc mẫu
- Chữ e gồm 2 nét cơ bảng: nét cong phải và nét cong trái nối liền nhau, tạo vòng khuyết ở đầu chữ.
- Lấy sợi dây vắt chéo thành chữ e
+ Hỏi: chữ e giống hình gì ?
- Chỉ chữ e phát âm mẫu: Mở miệng sang hai bên, môi hơi mở rộng hơn âm i
- Theo dõi sửa cách phát âm
+ Tìm tiếng mới có âm e
b, Hướng dẫn viết 
- GV gắn mẫu chữ e lên bảng
- Viết mẫu e - nêu quy trình viết chữ e
Chữ e cao 2 ô li, rộng 1,75 ô li, chữ gồm 2 nét cơ bản: nét cong phải và nét cong trái nối liền nhau, tạo vòng khuyết ở đầu chữ
Quy trình viết
Đặt bút trên đường kẻ số 1 chút, viết nét cong phải tới đường kẻ số 3 rồi chuyển hướng viết nét cong trái tạo vòng khuyết ở đầu chữ, dừng bút ở giữa khoảng đường kẻ 1 và 2.
- Hdẫn HS viết bằng ngón trỏ trên không trung
- Nhận xét – sửa chữa
 Tiết 2
* Luyện tập 
a, Luyện phát âm e
- Đọc mẫu
b, Luyện đọc: sgk.
c, Luyện viết: 
GV nêu nội dung viết
Hướng dẫn HS viết, lưu ý cho HS.
Điểm đặt bút, dừng bút
Độ cao, độ rộng
Khoảng cách trình bày trong vở
Cách cầm bút, tư thế ngồi của HS
GV nhận xét biểu dương những bài viết đúng, viết đẹp, đúng tư thế.
Chấm một số bài, nhận xét.
d, Luyện nói:
- Hdẫn quan sát tranh
+ Mỗi tranh nói về loài vật nào?
+ Các bạn trong tranh đang làm gì ?
+ Muốn học tốt em cần học tập như thế nào ?
* Nêu học là rất cần thiết, ai cũng phải học tập chăm chỉ.
- Liên hệ HS
4. Củng cố 
- Trò chơi “Tìm tiếng mới có e”
 * Luật chơi: “ Giáo viên cho một số từ có chứa âm e. Nhiệm vụ của học sinh là nhanh trí tìm tiếng có chứa âm e, rồi gạch chân dưới tiếng đó.
5. Dặn dò:
+Về ôn bài, làm bài tập, xem bài 2 b
- Nhận xét tiết học

- Học sinh hát
- HS lấy sách Tiếng Việt, bảng, phấn lên bàn
- HS quan sát tranh – nhận xét
- Bé, me, ve, xe
- HS phát âm e cá nhân – đồng thanh
- HS quan sát chữ e, nhận diện chữ e
- HS lắng nghe
- HS làm theo giáo viên
- Giống hình sợi dây vắt chéo
- HS đọc cá nhân- đồng thanh
- HS thi đua nêu: hè, mè, tre, vé .
- HS theo dõi
- HS viết trên không trung e
- Viết bảng con
KT đọc hợp tác 
- Đọc cá nhân - đồng thanh
- HS đọc cá nhân – đồng thanh
- Theo dõi
- Vài em nhắc lại
- Hs mở vở tập viết tô chữ e
Kỹ năng tự tin, kĩ năng giao tiếp
- Quan sát tranh – thảo luận nhóm
- Chim, ếch, gấu, ve, các bạn hs
- Học bài, kéo nhị 
- Cần học tập chăm chỉ
- HS có năng lực luyện nói 4 - 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.
- HS tham gia trò chơi
- Vài HS đọc lại bài
HỌC VẦN
TPPCT:7, 8. BÀI 2: B
 I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức
 - HS nhận biết được chữ và âm b. 
 2.Kĩ năng
 - Đọc được : be.
 - Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
 - GDKNS: Kỹ năng tự tin, kĩ năng giao tiếp
3. Thái độ
- Tích cực học tập, rèn luyện tính kiên trì, tự tin trong học tập
II/ Đồ dùng dạy và học:
 - Tranh minh hoạ bé, bà, bê, bóng, tranh luyện nói như SGK.
 - HS bộ ghép chữ 
 - Các PP/KTDH: KT đọc hợp tác, KT chúng em biết 3
III/ Các hoạt động dạy và học 
TG
 HĐ của Giáo viên
 HĐ của học sinh 
 
 1’
 5’
 3’
10’
6’
10’
5’
 5’
10’
10’
4’
1’
Tiết 1
1. Ổn định
2. KTBC: Đọc, viết: e
- Nhận xét – Tuyên dương
3. Bài mới: âm b
* Gtb: Cho hs quan sát tranh 
+ Các tranh vẽ ai, vẽ gì ?
- Nêu bé, bà, bê, bóng giống nhau đều có âm b - ghi bảng: b – phát âm bờ
* Dạy chữ ghi âm
 + Nhận diện chữ b
 -Gắn chữ b lên bảng và đọc mẫu
- Chữ b gồm 2 nét cơ bản: 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong hở trái
- Chỉ chữ b phát âm mẫu: âm rung
- Theo dõi sửa cách phát âm
+ Tìm tiếng mới có âm b
 + Hướng dẫn ghép chữ và phát âm
- b ghép với e à be ghi bảng be
- Phân tích tiếng be
- Đánh vần bờ- e – be/ be
+ Hướng dẫn viết 
- GV gắn mẫu chữ b lên bảng
- Viết mẫu b - nêu quy trình viết chữ b
Chữ b cao 5 ô li, rộng 2,5 ô li, chữ gồm 2 nét cơ bản: khuyết xuôi và nét móc ngược (phải) có biến điệu (cuối nét kéo dài rồi lượn vào, tạo vòng xoắn nhỏ)
Quy trình viết
Đặt bút trên đường kẻ số 2, viết nét khuyết xuôi ( đầu nét khuyết chạm vào đường kẻ số 6) nói ợc phải ( chann nét móc chạm đường kẻ số 1 ,kéo dài chân nét móc tới đường kẻ số 3 rồi lượn sang, tới đường kẻ só 3 thì lượn sang phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở cuối nét, dừng bút ở gần đường kẻ 3.
- Hdẫn HS viết bằng ngón trỏ trên không trung
- Hướng dẫn HS viết tiếng be, chú ý về các nét nối liền giữa 2 con chữ.
- Nhận xét – sửa chữa
 Tiết 2
3. Luyện tập 
* Luyện đọc bảng lớp b, be
- Đọc mẫu
* Luyện đọc: SGK.
* Luyện viết: 
- Hướng dẫn tô chữ b, be
Điểm đặt bút, dừng bút
Nét nối giữa các con chữ
Độ cao, độ rộng
Khoảng cách trình bày trong vở
Vị trí các dấu thanh
Cách cầm bút, tư thế ngồi của HS
- GV nhận xét biểu dương những bài viết đúng, viết đẹp, đúng tư thế.
- Xem 1 số vở – Nhận xét
* Luyện nói:
- Hướng dẫn quan sát tranh
+Tranh vẽ những loài vật nào ?
+ Ai đang học bài ?
+ Ai đang tập vẽ ?
+ Voi có biết đọc sách không ? Vì sao?
+ 2 bạn gái đang làm gì ?
+ Các tranh có gì giống nhau ?
+ Các tranh có gì khác nhau ?
+Vì sao ai cũng học tập ?
- Nêu học là rất cần thiết, ai cũng phải học tập chăm chỉ.
- Liên hệ HS
4. Củng cố 
Trò chơi “ Ong tìm chữ” : Ở trên bảng là ngôi nhà của ong, mỗi ô có một tiếng khác nhau. HS ở dưới có nhiệm vụ tìm tiếng có chứa âm b
5. Dặn dò: 
+ Về ôn bài, làm bài tập, xem bài 3: dấu/

- Hs hát
- Ba em đọc
- Lớp viết bảng con
- HS quan sát tranh – nhận xét
- Bé, bà, bê, bóng
- HS phát âm b cá nhân – đồng thanh
- HS quan sát chữ b, nhận diện chữ b
- Vài HS nhắc lại
- HS đọc cá nhân - đồng thanh
- HS theo dõi
- HS ghép bảng cài be
- b đứng trước, e đứng sau
- HS đọc cá nhân – đồng thanh
- Theo dõi
- HS viết trên không trung 
- Viết bảng con
b be
- Đọc cá nhân - đồng thanh
- HS đọc cá nhân – đồng thanh
- Theo dõi
- Vài em nhắc lại
- HS mở vở tập viết tô chữ b, be
 b b b b b
 be be be be be
Kỹ năng tự tin, kĩ năng giao tiếp
- Quan sát tranh – thảo luận nhóm.
- Mỗi HS nói 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
- Chim, voi, gấu, các bạn HS
- Chim, voi
- Gấu
- Không, vì thấy để sách ngược
- Vài HS nêu
- Ai cũng học tập
- Khác các loài, công việc làm
- Vì học là rất cần thiết cho mọi người
- Vài HS nêu
-HS tham gia chơi

Bài 13: d – đ
Mục Tiêu: Sau khi học xong bài này, Học sinh (HS) có khả năng:
Về kiến thức:
Nhận diện được âm d-đ trong từ và câu ứng dụng.
Hiểu được nghĩa một số từ như da dê, đi bộ.
Về kĩ năng:
Phát âm đúng các âm d-đ, từ và câu ứng dụng.
Viết được các chữ: d, đ, de, đò đúng mẫu, đều, nét đẹp.
Tìm được âm d-đ chứa trong câu.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề bài học
Về thái độ:
Hăng hái tìm được những từ chứa âm d-đ để mở rộng vốn từ.
Phương Pháp
Phương pháp trực quan
Phương pháp giảng giải, minh hoạ
Phương Tiện
Đối với Giáo viên
Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt , SGK Tiếng Việt Lớp 1.
Bảng phụ, bút lông.
Phiếu bài tập.
Các từ/ tiếng có âm n, m
Giáo án điện tử.
Đối với Học Sinh
SGK Tiếng Việt Lớp 1.
Bộ đồ dùng học Tiếng Việt.
Bảng con, tập, viết.
Hình thức tổ chức dạy học
Về không gian : Trong lớp
Về cách thức tổ chức:
Cá nhân, nhóm ,toàn lớp.
Hoạt động dạy và học
Thời gian
Nội dung dạy học
Hình thức tổ chức



1- 2 phút
1. Ổn định lớp
- Hát bài “ Bốn phương trời”
-
Cả lớp


2.Kiểm tra bài cũ


3.Dạy và học bài mới
Hoạt động 1: Dạy âm “ d”

8 – 10 phút
Nhận diện âm d

- Treo tranh. Hỏi:
- GV
+ Tranh vẽ gì? (con dê)
- HS quan sát và trả lời
+ con dê ăn gì? (ăn cỏ, lá cây)

GV hỏi, HS trả lời
Đưa từ “dê” và hỏi:
GV
+ Trong tiếng “ dê” có âm gì mình đã học rồi? (âm “ê”)
 GV hỏi
 HS trả lời (2HS)
-Hôm nay cô giới thiệu với các con âm mới là âm “d”
- GV viết bảng âm d

Phát âm mẫu: (đầu lưỡi gần chạm lợi, hơi thoát ra xát, có tiếng thanh.)
GV phát âm
HS quan sát
Phát âm (n)
Chỉnh sửa phát âm cho HS
 Hs phát âm nhiều lần (Cá nhân: 2/3 lớp, nhóm, lớp)
GV
Hãy phân tích tiếng “dê”( gồm có âm “d” đứng âm “ê” đứng sau)
HS
 Nhận xét
HS
 Nhận xét, chỉnh sửa
GV
Đánh vần tiếng “dê” (dờ -ê – dê=>dê)
HS ( cá nhân:2/3 lớp, nhóm, lớp)
Nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS
GV
Đọc trơn bài :
 d 
 dê
 dê
Hs thực hiện (Cá nhân, nhóm, lớp)
Tìm từ ứng dụng

- Dùng bảng cài ghép âm d với
những âm đã khác để tạo thành tiếng
mới.
(da, dê, do, )
GV yêu cầu, HS thực hiện (cả lớp)
- Nhận xét, giải nghĩa từ	
GV
Đọc từ ứng dụng (da, de, do)
 HS: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Quan sát đoạn Video . Hỏi:
HS quan sát, GV hỏi
+ phần bao bọc bên ngoài của con vật này gọi là gì? ( da dê)
HS trả lời
+Tiếng nào có âm vừa mới học? ( tiếng “da”, “dê”, có âm “d” mới học)
GV hỏi, HS trả lời
+ Giải nghĩa từ (da dê: da của con dê, dùng để may túi)
GV
Đọc trơn từ ứng dụng (da dê)
HS (cá nhân, nhóm, lớp)
Đọc lại bài âm d ( d, dê, dê, da, de, do, da dê)
HS (Cá nhân, nhóm, lớp)

Hoạt động 2: dạy âm “đ”

8 – 10 phút
· Nhận diện âm “đ”

Chiếu âm “đ
GV
So sánh âm “d” và âm mới
HS
Nhận xét
1 HS
Chỉnh sửa (từ “d” qua âm mới có thêm một nét ngang nên tên gọi của nó là “đ”)
GV
Phát âm mẫu (Hai đầu lưỡi chạm lợi rồi bật ra, có tiếng thanh)
GV, HS quan sát
Phát âm 
HS (cá nhân: 2/3 lớp, nhóm, lớp)
Nhận xét, chỉnh sửa
GV
Hỏi:
GV
+ Vậy từ âm “đ” muốn có tiếng “đò” ta phải làm sao? ( ghép âm “o” đứng sau và thêm dấu huyền trên âm o)
HS trả lời
Phân tích “đò”( Tiếng đò có âm đ đứng trước âm o đứng sau và dấu huyền trên âm o) 
Đánh vần tiếng “đò” (đờ - o- đo- huyền đò => đò) 
HS
Nhận xét, chỉnh sửa
GV
Nhắc lại
 HS
Cho xem tranh và hỏi:
GV
+ Tranh vẽ gì? (đò)
HS trả lời
Đọc trơn :đò
3HS
Đọc lại bài :
 đ 
 đò
	 đò
 HS (cá nhân, nhóm, lớp)
Tìm từ ứng dụng

Nối âm m với những âm nào (a, v, e, h, o) để tạo thành tiếng.
 (đa, đe, đo)
HS làm nhóm 2.
Nhận xét
HS
Nhận xét, chỉnh sửa
GV
Đọc từ ứng dụng (đa, đe, đo)
3 HS, cả lớp
Xem đoạn video. Hỏi
HS. GV hỏi
Sáng sớm người ta vào công viên làm gì? (đi bộ)
HS trả lời
Tiếng nào có âm vừa mới học (tiếng “đi” có âm “đ” mới vừa học)
GV hỏi, HS trả lời
Giải nghĩa từ: đi bộ : (là đi bằng hai chân). 
GV
Đọc lại: đi bộ
HS đọc (3 HS)
Đọc lại: đ, đò, đò, đa, đe, đo
Cá nhân: 5hs, từng dãy, đồng thanh cả lớp

Đọc trơn toàn bộ bài 
Cá nhân: 5 HS, từng dãy, đồng thanh cả lớp
10 phút
Hoạt động 3: Tập Viết


Viết chữ “d”




Quan sát con chữ d
HS

Con chữ d có mấy nét ? (2 nét: nét cong kín và móc ngược phải)
GV hỏi, HS trả lời

Độ cao của con chữ d bao nhiêu? (4 ô li)
GV hỏi, HS trả lời

+ Đặt bút phía dười đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái)..
+ Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5, viết tiếp nét móc ngược phải sát nét cong kín đến đường kẻ 2 thì dừng lại.
GV
GV

Viết chữ “dê”


+ Đặt bút viết chữ d nối nét viết con chữ ê, ta được tiếng dê..
GV hướng dẫn, HS lắng nghe


Viết chữ đ



Quan sát con chữ đ
Độ cao con chữ m bao nhiêu? (4 ô li)
Con chữ đ có mấy nét ? (3 nét: hai nét đầu của chữ được viết giống như cách viết chữ d, nét 3 thẳng ngang ngắn)
Từ điểm dừng bút của đường kẻ 2, lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng ngang ngắn (viết nét trùng với đường kẻ) để tạo thành chữ đ
GV hướng dẫn, HS lắng nghe
HS
 GV hỏi, HS trả lời
GV hỏi, HS trả lời
GV

Viết chữ “đò”


 + Đặt bút viết chữ đ lia bút viết con chữ o, lia bút viết tiếp dấu huyền trên chữ o, ta được tiếng đò.

GV hướng dẫn, HS lắng nghe


Viết bảng con
 d đ
 dê đò

HS

 Nhận xét, chỉnh sửa
GV

Trò chơi: “Nhanh tay – lẹ mắt”

3 phút
Thể lệ: chia lớp thành 2 đội, đội “d” và đội “đ”, mỗi đội cử 5 bạn tham gia. Trong 1 phút 30 giây, lần lượt từng thành viên tìm ra từ có âm mang tên đội mình. Đội nào tìm được nhiều từ mang tên đội mình nhất, đội đó sẽ chiến thắng” ( dì, da, dặn dò, dừng lại, con dế đá, đội , đi chơi, đó đây, đọc to)
GV phổ biến, HS lắng nghe và tham gia

 Nhận xét
HS đội bạn

Nhận xét, khen thưởng
GV

Đọc trơn toàn bộ bài
HS (cá nhân: 5, từng dãy lớp, cả lớp đồng thanh)

	TIẾT 2
Thời gian
Nội dung bài dạy
Hình thức tổ chức

10 phút

HĐ 1: Luyện đọc
- Treo trang và hỏi:
+ Tranh vẽ gì? (Một em bé được mẹ dắt đi trên bờ sông đang vẫy tay chào một người đi đò)
- Đó chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay : dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ
- Đọc từng vế.
+ dì na đi đò
+ bé và mẹ đi bộ
- Chỉnh sửa lỗi phát âm
- Phát âm mẫu cả câu: “ dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ ”.
- Chỉnh sửa lỗi phát âm
- Tìm từ chứa âm mới học (dì, đi, đò)
- GV treo. HS quan sát và trả lời
- GV 
- GV đọc mẫu
- HS đọc từng vế: (cá nhân, nhóm, lớp) 
- GV
- GV đọc mẫu
- HS đọc cả câu: cá nhân, nhóm, lớp
GV
HS
20 phút

HĐ 2: Luyện nói
- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì? ( dế, cá cờ, bi ve, lá đa)
- Xem lần lượt đoạn clip con dế, cá cờ, bi ve, lá đa)
- Đặt câu hỏi gợi ý giúp HS phát triển lời nói tự nhiên :
+ Con đã nhìn thấy con dế bao giờ chưa? Dế sống ở đâu, thường ăn gì? Tiếng dế kê có hay không? Con có biết truyện nào kể về dế không?
+ Cá cờ thường sống ở đâu? Cá cờ có màu gì?
+ Con biết những loại bi nào? Bi ve có khác với các loại bi khác không? Con có hay chơi bi không? Cách chơi như thế nào?
+ Cây trong đoạn clip là cây gì? Cây nào cho ta lợi ích gì? Con có biết lá đa bị cắt như trong tranh là đồ chơi gì ko? (trâu lá đa)
- GV hỏi, HS trả lờis
HS xem
GV đặt câu hỏi, HS trả lời
- HS khác lắng nghe và nhận xét.
- GV lắng nghe và nhận xét.
Bài 13: ON – AN
Mục Tiêu: Sau khi học xong bài này, Học sinh (HS) có khả năng:
Về kiến thức:
Nhận diện được vần on-an trong từ và câu ứng dụng.
Hiểu được nghĩa một số từ như mẹ con, nhà sàn.
Về kĩ năng:
Phát âm đúng các vần on-an, từ và câu ứng dụng.
Viết được các vần và các từ:on, an, mẹ con, nhà sàn đúng mẫu, đều, nét đẹp.
Tìm được vần on-an chứa trong câu.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề bài học
Về thái độ:
Hăng hái tìm được những từ chứa âm on- an để mở rộng vốn từ.
Phương Pháp
Phương pháp trực quan
Phương pháp giảng giải, minh hoạ
Phương Tiện
Đối với Giáo viên
Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt , SGK Tiếng Việt Lớp 1.
Bảng phụ, bút lông.
Phiếu bài tập.
Các từ/ tiếng có vần on, an
Giáo án điện tử.
Đối với Học Sinh
SGK Tiếng Việt Lớp 1.
Bộ đồ dùng học Tiếng Việt.
Bảng con, tập, viết.
Hình thức tổ chức dạy học
Về không gian : Trong lớp
Về cách thức tổ chức:
Cá nhân, nhóm ,toàn lớp.
Hoạt động dạy và học
Thời gian
Nội dung dạy học
Hình thức tổ chức



1- 2 phút
1. Ổn định lớp
- Hát bài “ Bốn phương trời”
-
Cả lớp


2.Kiểm tra bài cũ: Ôn tập
- Đọc lại các vần, các từ có kết thúc là âm u, o : eo, ao, au, iêu,.. ao bèo, cá sấu, kì diệu,..
- Đọc lại câu ứng dụng: Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào.
-Viết bảng: cá sấu, kì diệu
Nhận xét
HS lên giở hình và đọc từ, đọc câu.
HS viết bảng con.
GV

3.Dạy và học bài mới
Hoạt động 1: Dạy vần “ on”

8 – 10 phút
Nhận diện vần on

- Treo tranh. Hỏi:
- GV
+ Tranh vẽ gì? (mẹ con)
- HS quan sát và trả lời
Đưa từ “mẹ con” và hỏi:
Quan sát từ “mẹ con” có mấy tiếng? (2 tiếng; tiếng “mẹ” và tiếng “con”)
+ Tiếng nào đã học rồi? (mẹ)
+ Tiếng mới các con chưa học, cô viết lên bảng các con nhìn rõ nhé (tiếng “con”).
Quan sát tiếng mới, bạn nào đánh vần giúp cô. (cờ-on-con=>con)
Nhận xét, chỉnh sửa nếu HS phát âm sai.
Vừa nghe bạn đánh vần xong, chúng ta biết được là tiếng “con” có hai phần đó là âm “c” và vần “on”. Hôm nay vần “on” cô dạy các con, cô viết lên bảng nhé 
Phát âm mẫu: o – nờ - on => on
Phát âm
Chỉnh sửa phát âm cho HS
Phân tích: quan sát vần “on” các con thấy có bao nhiêu âm? Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? (có 2 âm, âm “o” đứng trước, âm “n” đứng sau)
 Âm nào đứng trước các con đọc trước, âm nào đứng sau các con đọc sau.
Các con đánh vần cho cô nào? (o- nờ - on=> on).
Nhận xét.
GV
HS trả lời: 
HS trả lời
GV
-HS
-GV
-GV
GV
Hs phát âm nhiều lần (Cá nhân: 2/3 lớp, nhóm, lớp).
GV
HS
-GV
HS
-GV

Đọc trơn:
 on
 con
 mẹ con
HS: cá nhân, nhóm, lớp



Hoạt động 2: dạy vần “an”

8 – 10 phút
· Nhận diện vần “an”

Đưa vần mới 
GV
So sánh vần “on” và vần mới 
(+ Giống nhau: kết thúc bằng n
+ Khác nhau: vần On bắt đầu bằng âm o
 : vần mới bắt bằng âm a

HS
Nhận xét
- HS
- Nhận xét, chỉnh sửa
- Vần mới là vần “an”
GV
GV viết bảng
Phát âm mẫu (a- nờ- an=>an)
GV, HS quan sát
Phát âm 
HS (cá nhân: 2/3 lớp, nhóm, lớp)
Nhận xét, chỉnh sửa
GV
Hỏi:
GV
+ Vậy từ vần “an” muốn có tiếng “sàn” ta phải làm sao? ( ghép âm “S” đứng trước vần an và thêm dấu huyền)
HS trả lời
Phân tích tiếng “sàn”( Tiếng sàn có âm s đứng trước, vần an đứng sau và dấu huyền) 
Đánh vần tiếng “sàn” (sờ - an- san- huyền sàn => sàn) 
HS
HS
Nhận xét, chỉnh sửa
GV
Nhắc lại
 HS
Cho xem tranh và hỏi:
GV
+ Tranh vẽ gì? (nhà sàn)
HS trả lời
Đọc trơn :nhà sàn
3HS
Đọc lại bài :
 an 
 sàn
	 nhà sàn
 HS (cá nhân, nhóm, lớp)
Tìm từ ứng dụng

Đưa tranh, gợi ý để rút ra từ cần luyện đọc (Rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế), giải nghĩa từ.
 GV, hs quan sát
 Đọc từ ứng dụng (Rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế)
 Nhận xét, chỉnh sửa
 HS: cá nhân, nhóm, lớp
GV










Giải nghĩa từ: đi bộ : (là đi bằng hai chân). 
GV
Đọc lại: đi bộ
HS đọc (3 HS)
Đọc lại: đ, đò, đò, đa, đe, đo
Cá nhân: 5hs, từng dãy, đồng thanh cả lớp

Đọc trơn toàn bộ bài 
Cá nhân: 5 HS, từng dãy, đồng thanh cả lớp
10 phút
Hoạt động 3: Tập Viết


Viết vần “on”




Quan sát con vần on
HS

Vần on gồm mấy con chữ ? (2 con chữ: con chữ o và và con chữ n)
GV hỏi, HS trả lời

 + Đặt bút viết chữ O nối nét viết con chữ n, ta được vần on.
GV


Viết chữ “mẹ con”


+ Đặt bút viết con chữ m, nối nét viết con chữ e và dấu chấm dứoi âm e, ta được được tiếng mẹ, đặt bút viết chữ C cách tiếng mẹ bằng 1 con chữ o, lia bút viết vần on sát điểm dừng bút chữ C, ta được tiếng CON.

GV hướng dẫn, HS lắng nghe


Viết vần an


Quan sát vần an
Vần an gồm mấy con chữ ? (gồm 2 con chữ: a và n)
 + Đặt bút viết con chữ a nối nét viết con chữ n, ta được vần an
GV hướng dẫn, HS lắng nghe
 GV hỏi, HS trả lời
GV

Viết từ “nhà sàn
Đặt bút viết âm nh, lia bút viết âm a sát điểm dừng bút âm nh ta dc tiếng nhà, cách 1 con chữ o, đặt bút viết âm s, lia bút viết vần an, dấu huyền trên đầu chữ a, ta có tiếng sàn

GV hướng dẫn, HS lắng nghe

 



Viết bảng con
 on an
 mẹ con nhà sàn

HS

 Nhận xét, chỉnh sửa
GV

Trò chơi: “Nhanh tay – lẹ mắt”

3 phút
Thể lệ: chia lớp thành 2 đội, đội “sóc nâu” và đội “thỏ trắng”, mỗi đội cử 5 bạn tham gia. Trong 1 phút 30 giây, lần lượt từng thành viên của đội 1 tìm ra từ có vần on; đội 2 tìm ra từ có vần an. Đội nào tìm được nhiều từ nhất đội đó sẽ chiến thắng” ( hàn gắn, mạn tàu, bàn học, than đá, lon ton, con mèo, ngon cây, hòn bi, trái cây)
GV phổ biến, HS lắng nghe và tham gia

 Nhận xét
HS đội bạn

Nhận xét, khen thưởng
GV

Đọc trơn toàn bộ bài
HS (cá nhân: 5, từng dãy lớp, cả lớp đồng thanh)

	TIẾT 2
Thời gian
Nội dung bài dạy
Hình thức tổ chức

10 phút

HĐ 1: Luyện đọc
- Treo trang và hỏi:
+ Tranh vẽ gì? (Gấu mẹ, Gấu con đang cầm đàn; Thỏ mẹ, Thỏ con đang nhảy múa)
- Đó chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay : Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa
-Đọc tứng vế câu ứng dụng :
+ Gấu mẹ dạy con chơi đàn
+ Còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa
- Chỉnh sửa lỗi phát âm
- Phát âm mẫu cả câu.
- Khi đọc hết 1 vế gặp dấu phẩy chúng ta phải chú ý điều gì ? (nghỉ hơi)
- Chỉnh sửa lỗi phát âm
- Tìm tiếng chứa vần mới học (con, đàn, còn, con)
- GV treo. HS quan sát và trả lời
- GV 
- GV đọc mẫu
- GV
- HS đọc từng vế: (cá nhân, nhóm, lớp) 
- GV
- GV 
- HS đọc cả câu: cá nhân, nhóm, lớp
- HS
GV
HS
20 phút

HĐ 2: Luyện nói
- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì? (Bé và bạn bè)
- Yêu cầu hs tự nói về mình và bạn bè mình một cách tự nhiên, sinh động, không gò bó. Nếu HS gặp khó khắn không nói được thì GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi sau:
+ Các bạn con là những ai? Họ ở đâu?
+ Con có quý bạn đó ko?
+ Con và các bạn thường nói về chuyện gì? Chơi những trò chơi nào?

- GV hỏi, HS trả lời
GV đặt câu hỏi, HS trả lời
Bài : Vần /en/, /et/ ( Tiết 1)
 Người dạy:	Lớp: 1B
 Ngày dạy: 17/ 1 / 2019
I.Mục tiêu:
	-Đọc - viết - phân tích được vần /en/,/et/.
	-Tìm được tiếng có vần /en/,/et/ biết vần /en/ kết hợp được 6 thanh, vần /et/ chỉ kết hợp được với 2 là thanh sắc và thanh nặng.
	- Tô, viết được chữ C hoa, viết được vần /en/, /et/ trong vở Em tập viết theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
-GV : Sách thiết kế, SGK. Mẫu chữ C hoa theo quy định của BGDvĐT
-HS : SGK, vở tập viết , bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
 TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Việc 0:
 T. Em vẽ mô hình vần /an/, vần có âm cuối.
 T. Em đọc mô hình vần /an/.
 T. Em viết chính tả vào bảng con (T cho từng tiếng) : chan, ngan, hàn, bàn,...
T. Hôm nay, chúng ta học tiếp các vần có âm cuối, bắt đầu từ cặp n/t.
 Việc 1:Học vần /en/, /et/
* Vần /en/
 1a. Thay âm chính
 T. Từ mô hình hai vần /an/ các em thay âm chính /a/ bằng âm /e/ ta được vần gì?
 T. Nghe cô phát âm : /en/.
 T.Hãy phát âm lại: /en/ 
 1.b.Phân tích vần /en/.
 T. Em hãy phân tích vần /en/.
 T. Vần /en/ gồm những âm nào?
1c. Vẽ mô hình vần /en/.
 T.Các em đưa vần /en/ vào mô hình.
T. Em đọc mô hình.
1d. Tìm tiếng mới chứa vần /en/.
 T. Thêm âm đầu vào vần /en/ để được tiếng mới.
T. Thay thanh
 Chọn một tiếng thanh ngang của HS cho học sinh thay thanh để được tiếng mới.
 T.Vần /en/ kết hợp được với mấy thanh?
T. Dấu thanh đặt ở đâu?
* Vần /et/.
1đ. Thay âm cuối
 T. Từ mô hình /en/ em thay âm cuối /n/ bằng /t/ ta được vần mới gì?
 T. Nghe cô phát âm : / et/.
 T. Hãy phát âm lại vần /et/
1.e.Phân tích vần /et/.
 T. Em hãy phân tích vần /et/.
 T. Vần /et/ gồm những âm nào?
1ê. Vẽ mô hình vần /et/.
 T.Em hãy đưa vần /et/ vào mô hình.
 T. Em đọc mô hình.
1f. Tìm tiếng mới chứa vần /et/.
 T. Thêm âm đầu và thanh vào vần /et/ để được tiếng mới.
 T.Vần /et/ kết hợp được với mấy thanh?
 * Nghỉ giữa tiết
 Việc 2. Viết
 2a. Hướng dẫn viết chữ hoa
T. Giới thiệu cho HS mẫu chữ ghi chữ C in hoa. 
 T. Giới thiệu con chữ C viết hoa 
 T. Chữ C in hoa gồm có mấy nét?
 T. Nhận xét độ cao, độ rộng.
 T. Hướng dẫn viết chữ C hoa (vừa viết mẫu chữ K hoa vừa nói quy trình viết).
Viết chữ hoa C cỡ nhỏ gồm 1 nét liền:
 + Đặt bút giữa đường kẻ 3 và 4, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút dưới đường kẻ 2. 
T. Các em viết chữ C hoa vào bảng con.
2b.Hướng dẫn viết vần
 T. Hướng dẫn viết vần /en/, /et/.
 T. Viết mẫu kết hợp nêu quy trình viết (chú ý chữ e, n cao 1 ô li, chữ t cao 1,5 ô li).
 T. Cho HS viết vào bảng con cỡ chữ nhỏ .
 T.Quan sát sửa nhũng điểm viết chưa chính xác.
T.Các em tìm tiếng có vần /en/,/et/ viết vào bảng con.
2b. Viết vở “ Em tập viết”:
- Yêu cầu HS cất bảng và lấy vở “ Em tập viết “( Trang 52)
 + Bài yêu cầu viết gì ?
 - Cho HS viết vào vở.
 T. Nhắc H ngồi ngay ngắn , đúng tư thế ngồi viết. 
 T. Quan sát, kiểm soát quá trình viết của H 
 * Củng cố:
 + Hôm nay chúng ta học vần gì? 
* Dăn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài chuẩn bị tiết sau luyện đọc và viết chính tả.
H. Vẽ mô hình.


a
n
H. cá nhân. 
/an/->/a/ -/nờ/ - /an/
H: Lấy bảng con và viết các tiếng T cho.
H. Ta được vần /en/. 
H. phát âm lại /e/ cá nhân, ĐT.
H. /en/ /e/ - / nờ/ -/ en/. 
H. Vần /en/ có âm chính /e/, âm cuối /n/.
H. Vẽ vào bảng con.


e
n
H. đọc trơn, đọc phân tích
(đọc cá nhân, dãy bàn , ĐT)
H. Thêm âm đầu vào mô hình.
H. thay thanh
H. Vần /en / kết hợp được với 6 thanh.
H. Dấu thanh đặt ở âm /e/
H. Vần /et/ 
H. phát âm cá nhân, ĐT
H. /et/ /e/ - / tờ/ -/ et/. 
H. Vần /en/ có âm chính /e/, âm cuối /t/
H. Đưa vào mô hình.


e
t
H. Đọc cá nhân, ĐT.
H. Thêm âm đầu và thanh.
Vần /et/ kết hợp được với 2 thanh.
Viết bảng con
H. 1 nét liền.
H. Cao 2 ô li rưỡi, rộng 2 ô li.
- H. Viết bảng con
H. Viết bảng con
H. tìm viết
H. Nêu
- Vần /en/, vần /et/.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_hoc_van_lop_1_tuan_1_cac_net_co_ban.docx