Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Phong cảnh quê hương - Năm học 2020-2021

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Phong cảnh quê hương - Năm học 2020-2021

 Hoạt động: Quan sát, thảo luận(5 phút)

Giới thiệu phong cảnh trong tự nhiên và trong tranh.

(Mở đoạn phim giới thiệu phong cảnh tự nhiên).

- Quan sát và nêu câu hỏi:

+ Có những hình ảnh nào có trong đoạn phim?

+ Ngoài cảnh vật còn có hình ảnh gì khác?

+ Kể tên một số cảnh đẹp mà em biết?

+ Phong cảnh trong thiên nhiên và phong cảnh trong tranh khác nhau như thế nào?

Tranh phong cảnh mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên với trời, mây, núi non, sông suối, biển, cây cối, ruộng đồng, nhà cửa. Trong tranh có thể có người hoặc không.

 Hoạt động thực hành(SGK trang 47)

-Thực hành nhóm (vẽ nét chì)

Gợi ý các bước thực hiện:

-Vận dụng những nét: thẳng, cong, xiên, chấm, hình khối: tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, để tạo hình.

 

docx 4 trang thuong95 17250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Phong cảnh quê hương - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
Thời lượng: 3 tiết
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
Về phẩm chất:
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là:
-Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành sáng tạo;
-Biết yêu thiên nhiên, quê hương đất nước;
-Biết chia sẻ suy nghĩ chân thực của mình trong trao đổi, nhận xét.
Về năng lực:
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển học sinh ở các năng lực sau:
Năng lực đặc thù môn học:
-Nhận biết được vẻ đẹp đa dạng của phong cảnh quê hương;
-Sử dụng chấm, nét, hình, mảng và cắt, xé giấy, để tạo thành bức tranh “Phong cảnh quê hương”;
-Biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm;
-Biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh, màu sắc, không gian thể hiện trong tranh.
Năng lực chung:
-Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu học tập;
-Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm;
-Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm (màu vẽ, giấy màu, cắt dán, ) để thực hành sáng tạo chủ đề “Phong cảnh quê hương”.
2.3 Năng lực đặc thù của học sinh:
-Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kỹ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.
-Năng lực tự nhiên: Vận dụng sự hiểu biết về phong cảnh quê hương, để áp dụng vào các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày.
ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
Giáo viên:
Một số tranh, ảnh, sản phẩm mẫu phù hợp với nội dung chủ đề.
Học sinh:
-SGK, VBT (nếu có)
-Bút chì, sáp màu, bút màu dạ, giấy trắng, gôm.
-Một số hình ảnh về phong cảnh Việt Nam.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kế hoạch học tập
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Đồ dùng thiết bị
Nội dung 1: PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG – Tiết 1
Ổn định, khởi động, kiểm tra bài cũ (1-3 phút)
Giới thiệu bài mới.
Trò chơi “Ghép hình thành tranh”: 
-GV chuẩn bị hình ảnh về thiên nhiên được cắt rời và giao cho các nhóm.
- Giáo viên chốt ý và liên hệ đến bài dạy:Đây là những hình ảnh quen thuộc mà chúng ta nhìn thấy hằng ngày, nhưng khi ta ghép chúng lại với nhau trở thành một bức tranh về phong cảnh. 
-Hoạt động nhóm: HS ghép những hình ảnh tự chọn thành một bức tranh phong cảnh.
-HS quan sát, lắng nghe
- Hình ảnh về nhà cửa, cây, hoa lá, mặt trời,...
Hoạt động: Quan sát, thảo luận(5 phút)
Giới thiệu phong cảnh trong tự nhiên và trong tranh.
(Mở đoạn phim giới thiệu phong cảnh tự nhiên).
- Quan sát và nêu câu hỏi:
+ Có những hình ảnh nào có trong đoạn phim?
+ Ngoài cảnh vật còn có hình ảnh gì khác?
+ Kể tên một số cảnh đẹp mà em biết?
+ Phong cảnh trong thiên nhiên và phong cảnh trong tranh khác nhau như thế nào?
àTranh phong cảnh mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên với trời, mây, núi non, sông suối, biển, cây cối, ruộng đồng, nhà cửa. Trong tranh có thể có người hoặc không.
Hoạt động thực hành(SGK trang 47) 
-Thực hành nhóm (vẽ nét chì)
Gợi ý các bước thực hiện:
-Vận dụng những nét: thẳng, cong, xiên, chấm, hình khối: tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, để tạo hình.
+ Có nhà, cây, mặt trời, hoa , núi, biển, 
+ Con trâu, con chim, con người, 
+ Biển Vũng Tàu, Đà Lạt, 
+ HS quan sát, chia sẻ cảm nhận.
.
- Nhóm vẽ những nét tạo hình.
-Video phong cảnh quê hương và vùng miền ở nước ta, tranh hoặc ảnh minh họa.
.
- Bút chì, gôm, giấy A 3.
Nội dung 2: PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG (TT)
Ổn định, khởi động (khoảng 1-3 phút). 
Quan sát, thảo luận các yếu tố tạo hình để áp dụng trong tranh vẽ phong cảnh.
- Nhóm em vẽ phong cảnh gì? 
- Nhóm em vẽ những nét gì để tạo thành hình ảnh?
Hoạt động thực hành:
- GV hướng dẫn HS tô màu theo màu sắc của thiên nhiên/ theo màu em thích.
- Màu sắc có đậm, nhạt.
- Màu tươi sáng.
→GV chốt: Nhận xét, đánh giá chung về sản phẩm của các nhóm và tiết học.
- Lớp hát.
-HS quan sát tranh của nhóm mình và nêu nhận xét về bài vẽ chì.
-Nét thẳng, cong, ngang, 
-HS tô màu tranh.
- HS lắng nghe.
-Tranh minh họa.
Nội dung 3: GÓC MĨ THUẬT CỦA EM
Hoàn thiện, trưng bày sản phẩm
-Yêu cầu các nhóm hoàn thiện sản phẩm của mình.
- Hướng dẫn một số cách trưng bày sản phẩm.
Phân tích, đánh giá
Clip giới thiệu lại các sản phẩm và quá trình thực hiện ở các tiết trước.
Chia sẻ trước lớp:
- Trình bày nhóm, nêu nhận xét và chọn biểu tượng để đánh giá nhóm bạn.
-GV đặt câu hỏi:
+Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Vì sao?
+Các sản phẩm này được sử dụng để làm gì?
àGV chốt lại các nhận xét mà HS vừa nêu và nhận xét thêm về thái độ học tập của nhóm.
 Giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường.
+ Nêu những việc đã làm để chăm sóc và bảo vệ môi trường?
GV chia sẻ hình ảnh các bạn trong lớp đã thể hiện ý thức bảo vệ môi trường qua những việc làm nhỏ phù hợp với sức của mình. 
Củng cố: Chốt lại một số ghi nhớ chính
àĐể vẽ tranh phong cảnh, ta cần sử dụng các nét và hình cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác màu sắc cần đa dạng, phong phú, có đậm nhạt theo trí tưởng tượng.
- Dặn dò HS: 
Giữ gìn bài vẽ đã học.
+ Trình bày sản phẩm của nhóm mình theo gợi ý của GV.
+ HS nêu các nhận xét.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- Trang trí góc học tập, trang trí lớp, trường.
- HS chú ý lắng nghe.
- Hình ảnh (nếu có)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu_de_8_phong_can.docx