Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Thiên nhiên và bầu trời - Năm học 2020-2021

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Thiên nhiên và bầu trời - Năm học 2020-2021

Hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

Quan sát, thảo luận về bầu trời ban ngày, bầu trời ban đêm trong tự nhiên và trong tranh:

Giới thiệu một số tranh ảnh về bầu trời ban ngày, ban đêm trong tự nhiên trong tranh

(có thể cho học sinh xem hình minh họa SGK trang 22 hoặc sử dụng máy chiếu hoặc giới thiệu hình ảnh mẩu khác)

Bầu trời ban ngày em thấy như thế nào?

Bầu trời ban đêm thì như thế nào?

Bầu trời ban ngày và bầu trời ban đêm khác nhau như thế nào?

Tổ chức cho học sinh xem thêm bài vẽ của học sinh vẽ về bầu trời ban ngày và ban đêm.

Trong các sản phẩm của bạn em thích sản phẩm nào nhất, vì sao?

Cho học sinh hoạt động nhóm, giao yêu cầu thảo luận để học sinh trao đổi và rút ra kiến thức từ những nhận biết về hình dạng, màu sắc, chấm màu, mảng màu, nét màu của mặt trời, mây, mặt trăng, ngôi sao và cách sử dụng màu sắc đó trong mĩ thuật.

Khuyến khích nhóm trình bày và đúc kết kiến thức: Trong tự nhiên có ngày và đêm; Mặt trời có dạng hình tròn xuất hiện trên bầu trời vào ban ngày; Mặt trang và ngôi sao thương xuất hiện trên bầu trời vào ban đêm; Mây có nhiều hình dạng khác nhau, .

 

docx 7 trang thuong95 23010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Thiên nhiên và bầu trời - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: THIÊN NHIÊN VÀ BẦU TRỜI
(Thời lượng 4 tiết)
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1.Về phẩm chất:
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở học sinh, cụ thể giúp học sinh:
Biết yêu thiên nhiên, đất nước, môi trường sống và ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành sáng tạo.
Xây dựng tình thân yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
Biết chia sẽ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm.
2.Về năng lực:
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực sau:
2.1, Năng lực đặc thù môn học:
Nhận biết các hiện tượng tự nhiên và bầu trời trong tự nhiên, trong tranh.
Sử dụng chấm, nét, hình, mảng và cắt, xé giấy, ... để tạo hình đề tài “Thiên nhiên và bầu trời” (diễn tả ban ngày và ban đêm, mây, nắng, mưa, sấm chớp, cầu vồng, ...) 
Biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm.
Biết trưng bày nêu tên sản phẩm.
2.2, Năng lực chung:
Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.
Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm (màu vẽ, giấy màu, ...) để thực hành sáng tạo chủ đề “Thiên nhiên và bầu trời”.
2.3, Năng lực đặc thù của học sinh:
Năng lực ngôn ngữ; Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu nhận xét.
Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về các hiện tương trong thiên nhiên để áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên:
Một số hình ảnh bầu trời, ban ngày, ban đêm (mặt trời, mây, mặt trăng, ngôi sao), nắng, mưa và những hiện tượng khác trong thiên nhiên, sấm chớp khi trời mưa, cầu vồng sau cơn mưa phù hợp với nội dung chủ đề, các đồ dùng khác phù hợp.
2.Học sinh:
Sách giáo khoa, vở bài tập.
Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút dạ màu, màu nước, ...) giấy trắng, tẩy, bìa, giấy màu, keo dán, bút lông, bảng pha màu, tăm bông, vật liệu (lõi giấy, đĩa giấy, vỏ hộp cũ, ...)
PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá;
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kế hoạch học tập:
Tiết
Nội dung
Hoạt động
1
Ngày và đêm
Quan sát nhận thức
Thực hành sáng tạo
2
Nắng và mưa
3
Sấm chớp và cầu vồng
4
Góc mĩ thuật của em
Thực hành sáng tạo
Trưng bày và đánh giá sản phẩm
NỘI DUNG 1: NGÀY VÀ ĐÊM
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Đồ dùng thiết bị
Hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ:
Quan sát, thảo luận về bầu trời ban ngày, bầu trời ban đêm trong tự nhiên và trong tranh:
Giới thiệu một số tranh ảnh về bầu trời ban ngày, ban đêm trong tự nhiên trong tranh
(có thể cho học sinh xem hình minh họa SGK trang 22 hoặc sử dụng máy chiếu hoặc giới thiệu hình ảnh mẩu khác)
Bầu trời ban ngày em thấy như thế nào?
Bầu trời ban đêm thì như thế nào?
Bầu trời ban ngày và bầu trời ban đêm khác nhau như thế nào?
Tổ chức cho học sinh xem thêm bài vẽ của học sinh vẽ về bầu trời ban ngày và ban đêm.
Trong các sản phẩm của bạn em thích sản phẩm nào nhất, vì sao?
Cho học sinh hoạt động nhóm, giao yêu cầu thảo luận để học sinh trao đổi và rút ra kiến thức từ những nhận biết về hình dạng, màu sắc, chấm màu, mảng màu, nét màu của mặt trời, mây, mặt trăng, ngôi sao và cách sử dụng màu sắc đó trong mĩ thuật.
Khuyến khích nhóm trình bày và đúc kết kiến thức: Trong tự nhiên có ngày và đêm; Mặt trời có dạng hình tròn xuất hiện trên bầu trời vào ban ngày; Mặt trang và ngôi sao thương xuất hiện trên bầu trời vào ban đêm; Mây có nhiều hình dạng khác nhau, ...
Học sinh quan sát tranh ảnh mà GV sưu tầm.
Học sinh miêu tả 
Học sinh kể
Học sinh thảo luận và phát biểu
Học sinh trả lời
Học sinh thảo luận theo yêu cầu của giáo viên
Nhóm trình bày những nội dung thảo luận.
Học sinh lựa chọn cách diễn tả sản phẩm mĩ thuật của nhóm.
Sử dụng phương pháp quan sát, vấn đáp
Hoạt động nhóm
Hoạt đông sáng tạo ứng dụng thẩm mĩ:
Thực hành, vẽ tranh ban ngày hoặc ban đêm:
 Chuẩn bị một số tranh mẫu để giới thiệu giúp học sinh nhận biết rõ hơn
(có thể dùng hình minh họa SGK trang 22, 23 hoặc sử dụng máy chiếu và kết hợp phương pháp thị phạm.
Nhóm em chọn diễn tả sản phẩm vào ban ngày hay ban đêm?
Khuyến khích học sinh lựa chọn ý tưởng, vẽ cá nhân hoặc vẽ nhóm, sử dụng chấm, nét, mảng thực hiện bức tranh diễn tả ban ngày hay ban đêm.
Sản phẩm của em sẽ có những hình ảnh nào? Màu gì?
Yêu cầu học sinh vẽ vào tranh ban ngày, ban đêm.
Vẽ thêm nét để hoàn chỉnh bức tranh, các mảng sau đó vẽ màu
Khuyến khích học sinh vẽ theo trí tưởng tượng của mình 
Học sinh có thể vẽ theo hướng dẫn của GV sau đó vẽ màu
GV gợi ý thêm:
Em đã học tập hay chia sẽ những gì cùng bạn?
Suy nghĩ của em sau khi quan sát sản phẩm của mình (bạn)
Sư dụng chấm, nét, mảng và màu sắc thế nào?
Học sinh quan sát
Học sinh thảo luận và đưa ra ý định sản phẩm mĩ thuật của mình
Học sinh nêu được tên gọi của các hình ảnh
Học sinh lắng nghe các yêu cầu của GV
Học sinh nêu
Sử dụng phương pháp quan sát, vấn đáp và thực hành vẽ trên giấy vẽ (VBT)
NỘI DUNG 2: NẮNG VÀ MƯA
Hoạt động quan sát và nhận thức:
Thảo luận về nắng mưa trong thiên nhiên và trong tranh 
Giới thiệu một số hình ảnh nắng, mưa và những hiện tượng khác trong thiên nhiên, trong tranh
(có thể cho học sinh xem hình minh họa SGK trang 24, 25 hoặc máy chiếu giới thiệu nhiều hình mẩu khác.
Em tạo sản phẩm bằng vật liệu gì? Sản phẩm diễn tả trời nắng hay trời mưa?
Tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, giao nhiệm vụ, chủ đề thảo luận để học sinh hoàn thành các nhiệm vụ được giao và trình bày được các ý kiến phân biệt hình dạng, nét, mảng, hình và màu sắc khi diễn tả nắng, mưa trong mĩ thuật.
Em chọn những màu nào để thể hiện sản phẩm, màu đó diễn tả hình ảnh gì? Vì sao?
Có thể tổ chức các trò chơi để học sinh cảm thụ được sự khác biệt giữa trời nắng, mưa
Học sinh quan sát những hình ảnh
Học sinh xem trong SGK
Học sinh nêu
Học sinh thảo luận nhóm về nội dung GV gợi ý thảo luận
Học sinh nêu cá nhân hoặc nhóm
Trực quan, vấn đáp và bảng trình chiếu (nếu có)
Hoạt động sáng tạo và ứng dụng:
Vẽ hoặc cắt, xé, dán cảnh trời nắng hoặc trời mưa
Hướng dẫn học sinh thực hành cá nhân, sử dụng chấm, nét, hình mảng kết hợp màu cơ bản với các màu khác thực hiện bức tranh diễn tả trời nắng hay trời mưa
(có thể thực hành tạo sản phẩm bằng các cách khác nhau sao cho phù hợp nội dung.)
Học sinh có thể thể hiện sản phẩm trời nắng hoặc trời mưa.
Vẽ màu trong tranh có sẵn.
Từ tranh có sẵn vẽ thêm các chi tiết để vẽ thời tiết nắng, mưa. Vẽ màu cho phù hợp
Có thể vẽ trời nắng, trời mưa tùy ý thích của học sinh
Vẽ tranh theo trí tưởng tượng của các em về thời tiết trời nắng, mưa. 
GV chú ý nhận xét thường xuyên thông qua quá trình sáng tạo của học sinh
Em hãy chia sẽ cách thực hiện sản phẩm?
Hãy chia sẽ cảm nhận về sản phẩm của mình
Sau khi hoàn thiện em sẽ sử dụng sản phẩm như thế nào?
Học sinh thực hành vẽ vào VBT về thời tiết nắng, mưa
Học sinh vẽ cá nhân về thời tiết nắng hoặc trời mưa
Quan sát, vấn đáp và thực hành
NỘI DUNG 3: SẤM CHỚP VÀ CẦU VỒNG
Hoạt động quan sát và nhận thức:
Quan sát, thảo luận về sấm chớp khi trời mưa, cầu vồng sau cơn mưa trong thiên nhiên và trong tranh
Giới thiệu một số hình ảnh về sấm chớp khi trời mưa, hình ảnh cầu vồng sau cơn mưa
(có thể cho học sinh xem hình minh họa SGK trang 26 hoặc sử dụng máy chiếu giới thiệu nhiều hình mẩu khác)
Em kể hình dạng và màu sắc đám mây tia chớp và cầu vồng mà em biết.
Cho học sinh so sánh với các sản phẩm đã thực hiện của học sinh ở các năm học trước và các sự vật hiện tượng có thật, hoặc tranh vẽ để học sinh nhận biết.
Nêu đặc điểm về hiện tượng sấm chớp và hình dáng màu sắc cầu vồng sau cơn mưa trong sản phẩm mĩ thuật.
Em trình bày các bước thực hiện sản phẩm của em (hoặc của nhóm).
Vì sao em (nhóm em) chọn sản phẩm này?
Sản phẩm cho em cảm xúc thế nào?
Học sinh cùng quan sát và thảo luận
Học sinh kể
Học sinh thảo luận nhóm và có kết quả so sánh
Học sinh nêu
Học sinh trình bày
Học sinh đại diện nhóm trình bày.
Thảo luận, trực quan, hoạt động nhóm
Hoạt động sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:
Cắt, dán và vẽ cảnh sấm chớp hoặc cầu vồng.
Hướng dẫn học sinh thực hành cá nhân hoặc nhóm; cắt dán thủ công diễn tả cảnh sấm chớp hay cầu vồng.
Gợi ý: Hướng dẫn cách cắt dán hình tạo sản phẩm
Hướng dẫn cách cắt dán hình tạo mây, cầu vồng.
Khuyến khích học sinh sau khi hoàn thành sản phẩm thủ công có thể vẽ, trang trí sáng tạo thêm cho sinh động theo ý thích.
(Chú ý theo dõi nhận xét thường xuyên)
Em tạo sản phẩm bằng chất liệu gì? Hãy chia sẻ cách thực hiện.
Sản phẩm có những màu gì?
Vì sao lại sử dụng màu đó?
Em thích sản phẩm nào của bạn? Vì sao?
Em gìn giữ sản phẩm bằng cách nào?
Em trình bày cách gìn giữ môi trường sau tiết học thủ công.
Học sinh dùng giấy thủ công, kéo, hồ, chấm, nét, mảng,..
Học sinh quan sát
Học sinh quan sát
Học sinh nêu
Học sinh kể
Dọn vệ sinh sau tiết học.
Thực hành sáng tạo
NỘI DUNG 4: GÓC MĨ THUẬT CỦA EM
Hoạt động thực hành sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: (Theo nhóm)
Học sinh chủ động phân công công việc và hoàn thành sản phẩm.
Học sinh hoàn thiện và trưng bày sản phẩm.
Khuyến khích học sinh hoàn thiện sản phẩm và trưng bày tại lớp.
Học sinh phân công và hoàn thiện sản phẩm
Thực hành, hoạt động nhóm
Hoạt động phân tích và đánh giá sản phẩm:
Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp: Tên sản phẩm, ý tưởng nội dung, hình thức thể hiện, màu sắc, chất liệu sử dụng trong sản phẩm, ..
Em hãy chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình.
Nhóm em tạo sản phẩm bằng cách nào?
Nhóm đã sử dụng chất liệu gì để thực hành sáng tạo?
Trong các sản phẩm của lớp em thích sản phẩm nào? Vì sao?
Em sẽ sử dụng các sản phẩm như thế nào?
Em cần làm gì để bảo về sức khỏe khi trời nắng và trời mưa?
Học sinh nêu nhận xét, phân tích và đánh giá sản phẩm của mình hoặc của nhóm mình.
Học sinh chia sẻ
Học sinh nêu
Học sinh kể tên chất liệu
Học sinh nêu
Trưng bày nơi góc học tập
Vấn đáp, trình bày sản phẩm mĩ thuật, hoạt động tập thể.
Chú ý: kết hợp nhận xét đánh giá, tổng kết chủ đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu_de_3_thien_nhi.docx