Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 17: Cùng nhau ôn tập học kì II - Đỗ Thị Lâm Hằng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 17: Cùng nhau ôn tập học kì II - Đỗ Thị Lâm Hằng

Hoạt động 2: Khám phá những điều mới mẻ

* Cách 1:

- Tổ chức Tổ chức cho HS tháo luận nhiệm vụ:

+ Quan sát các hình ảnh minh hoạ trang 74, 75 SGK và hình ảnh sản phẩm mĩ thuật do HS, GV chuẩn bị.

+ Nêu tên/nội dung hình ảnh và sản phẩm/chủ đề.

+ Nêu đặc điểm hình khối thể hiện ở ảnh trực quan (hình vuông, tròn, tam giác,. khối lập phương, khối cầu,.).

- GV tóm tắt: Các yếu tố hình, khối dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

* Cách 2:

- GV có thể vận dụng kĩ thuật dạy học tia chớp để tổ chức cho HS nhận biết về đặc điểm hình, khối ( có thể tham khảo Bài 9: Cùng nhau ôn tập HK 1)

 

docx 4 trang thuong95 7330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 17: Cùng nhau ôn tập học kì II - Đỗ Thị Lâm Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 1
Ngày dậy : Tuần 33
GV: Đỗ Thị Lâm Hằng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
 MÔN: MĨ THUẬT 
Chủ đề 7: TRƯỜNG HỌC YÊU THƯƠNG
 Bài 17: CÙNG NHAU ÔN TẬP HỌC KÌ 2
 (1 tiết )
I. MỤC TIÊU 
1. Phẩm chất:
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất sau: Chăm chỉ, tiết kiệm, có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập, kính trọng thầy cô, yêu thương bạn bè..
2. Năng lực:
Bài học góp phần hình thành, phát triển ớ HS các năng lực sau:
2.1. Năng lực mĩ thuật:
- Nhận ra hình, khối dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
 2.2. Năng lực chung
- Trưng bày được sản phẩm đã tạo nên trong các bài học đã qua.
- Nêu được các yếu tố chấm, nét, hình, khối, màu sắc ớ sản phẩm, tác phấm mĩ thuật và chia sẻ cảm nhận.
2.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trưng bày, trao đổi và chia sẻ về những điều đã học.
- Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng lời nói đề chia sè cám nhận về sàn phầm.
- Năng lực thề chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1, SP mĩ thuật đã tạo trong các bài học
2.Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1, hình ảnh minh hoạ liên quan nội dung bài học; máy tính, máy chiếu hoặc ti vi ( nếu điều kiện cho phép)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
thời gian
hoạt động dạy và học
phương tiện
hoạt động GV
hoạt động hs
3 phút
Ổn định lớp 
- GV kiềm tra sĩ số và đồ dùng của HS
Khởi động, giới thiệu bài đã học trong HK 2 hoặc cả năm
- HS thực hiện tập trung vào hoạt động khởi động.
Máy chiếu, tranh, ảnh, đồ dùng .
8 phút
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
G V có thể vận dụng hình ảnh hoạt động, sản phẩm của HS trong các bài học và nêu vấn đề, kích thích HS nhớ lại. Ví dụ:
- Kể tên một số sản phẩm mĩ thuật do mình đã tạo ra.
- Nêu cách đã tạo ra một/một số sản phẩm cá nhân (hoặc nhóm)
- HS thảo luận nhóm
- HS lắng nghe và tương tác với GV
Hình ảnh ,Hình ảnh SGK 
15 phút
Hoạt động 2: Khám phá những điều mới mẻ 
* Cách 1:
- Tổ chức Tổ chức cho HS tháo luận nhiệm vụ:
+ Quan sát các hình ảnh minh hoạ trang 74, 75 SGK và hình ảnh sản phẩm mĩ thuật do HS, GV chuẩn bị.
+ Nêu tên/nội dung hình ảnh và sản phẩm/chủ đề.
+ Nêu đặc điểm hình khối thể hiện ở ảnh trực quan (hình vuông, tròn, tam giác,... khối lập phương, khối cầu,...).
- GV tóm tắt: Các yếu tố hình, khối dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
* Cách 2:
- GV có thể vận dụng kĩ thuật dạy học tia chớp để tổ chức cho HS nhận biết về đặc điểm hình, khối ( có thể tham khảo Bài 9: Cùng nhau ôn tập HK 1)
- HS quan sát và trả lời câu hỏi hình minh họa trong SGK.
- Quan sát
- HS tham gia tương tác với GV
- HS quan sát GV minh họa lên bảng hoặc sản phẩm 
- HS thảo luận trong nhóm, trả lời chia sẻ trong thực hành.
SGK, đồ vật, đồ dùng được trang trí .
- Tranh, Sản phẩm, đồ dùng của những tiết học trước...
8 phút
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ 
- Có thể hướng dẫn hoặc trưng cầu ý kiến HS về cách trưng bày SP đã tạo nên ở các bài học như:
+ Trưng bày sản phẩm theo hình thức tạo hình 2D, 3D.
+ Trưng bày sản phẩm dựa trên các yếu tố; chấm, na, hình, khối,...
+ Trưng bày sản phẩm theo chủ đề; thiên nhiên, đồ dùng, đố chơi,... 
+ Trưng bảy sản phẩm theo nhóm học tập.
- GV tổ chức cho HS quan sát vả thảo luận, cảm nhận, chia sẻ:
+ Các sản phẩm trưng bày thể hiện những chủ đề gì?
+ Em thích sản phẩm nào nhất? Sản phẩm có hình, khối gì?
+ Các chấm, nét, màu sắc thể hiện ở sản phẩm (cụ thể) như thế nào? 
+ Sản phẩm của em ở đâu? Em đã làm ra sản phẩm đó như thế nào?
- Trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV
HS trao đổi, chia sẻ trong nhóm
- Giới thiệu được sản phẩm của mình, của bạn.
- Chia sẻ về SP của mình, của nhóm
- Sản phẩm của HS ở những bài học trước
3 phút
Hoạt động 4: Tổng kết bài học 
- GV tổ chức một số HS chia sẻ cảm nhận và ý tưởng sử dụng sản phẩm và đời sống.
- GV tổng kết (trang 76 SGK), liên hệ mĩ thuật với đời sống xung quanh.
- Hướng dẫn HS tự học trong kì nghỉ hè.
- Lắng nghe
- Thể hiện cảm nghĩ 
SGK trang 76

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_canh_dieu_bai_17_cung_nhau_on_tap_hoc.docx