Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 24+25

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 24+25

I. MỤC TIÊU:

Năng lực đặc thù: -GV giúp quan sát, tìm hiểu bình và hoa, nhận biết được sự đa dạng về hình và của vật mẫu.

 -Hướng dẫn biết cách sử dụng đồ vật có sẵn để tạo hình bình và hoa bằng nét, màu để trang trí theo ý thích.

- Giúp HS hình thành và phát huy được tính sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác

Năng lực chung:- Quan sát, tìm hiểu bình và hoa, nhận biết được sự đa dạng về hình và của vật mẫu.

- biết cách sử dụng đồ vật có sẵn để tạo hình bình và hoa bằng nét vẽ màu và trang trí hình thành bức tranh

Phẩm chất: - Phát huy được tính sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, biết cách trưng bày, chia sẻ cảm nhận về bài vẽ yêu thích; nét, hình, màu trong bài vẽ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

- GV sử dụng PP thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, thảo luận, thực hành, đánh giá.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1.Giáo viên:

- Sách học MT lớp 1.

- Một số bình hoa.

- Tranh tĩnh vật hoa.

2. Học sinh:

- Sách học MT lớp 1

- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, các dụng cụ học tập.

 

docx 4 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 7791
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 24+25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24+25
CHỦ ĐỀ 13: BÌNH HOA MUÔN SẮC (2Tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Năng lực đặc thù: -GV giúp quan sát, tìm hiểu bình và hoa, nhận biết được sự đa dạng về hình và của vật mẫu.
 -Hướng dẫn biết cách sử dụng đồ vật có sẵn để tạo hình bình và hoa bằng nét, màu để trang trí theo ý thích. 
- Giúp HS hình thành và phát huy được tính sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực chung:- Quan sát, tìm hiểu bình và hoa, nhận biết được sự đa dạng về hình và của vật mẫu.
- biết cách sử dụng đồ vật có sẵn để tạo hình bình và hoa bằng nét vẽ màu và trang trí hình thành bức tranh
Phẩm chất: - Phát huy được tính sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, biết cách trưng bày, chia sẻ cảm nhận về bài vẽ yêu thích; nét, hình, màu trong bài vẽ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- GV sử dụng PP thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, thảo luận, thực hành, đánh giá... 
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1.Giáo viên:
- Sách học MT lớp 1.
- Một số bình hoa.
- Tranh tĩnh vật hoa.
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 1
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, các dụng cụ học tập...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠ HỌC:
Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số; Kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
Các hoạt động dạy học ( Tiết 1: Hoạt động 1, 2; Tiết 2: Hoạt động 3, 4, 5)
Hoạt động 1.Khám phá
Khởi động:(Đồ dùng thiết bị dạy học: bút chì, SGK MT1, vở VBT1)
- GV bắt nhịp cho HS hát bài Em là lá em là hoa.
- Khen ngợi HS+ Hình và màu của hoa.
- Nhiều hay ít cành, màu gì...
+ Cách sắp xếp các bông hoa.
- Khuyến khích HS quan sát các đồ vật xung quanh có thể sử dụng để vẽ hình bình hoa.
- Nêu câu hỏi gợi mở :
+ Em thích bình hoa nào?
+ Mỗi bình hoa gần giống hình gì?
+ Hình và màu sắc của hoa thế nào?
+ Em sẽ dùng đồ vật nào để vẽ hình bình hoa?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV tóm tắt: Bình hoa và các bông hoa xung quanh ta có hình dáng, màu sắc rất phong phú, đa dạng.
Hoạt động 2.Kiến tạo kiến thức kỹ năng
Cách tạo hình bình hoa.(ĐD thiết bị dạy học: Giấy màu, hồ dán, SGK MT1, VBT1)
- Gợi ý HS sử dụng đồ vật có sẵn hay hình bàn tay,... để vẽ bình hoa.
- Hướng dẫn và thao tác mẫu để HS biết cách tạo hình bình, hoa từ đồ vật theo SGK trang 55 :
+ Áp bàn tay hoặc đồ vật đó lựa chọn lên giấy.
+ Vẽ nét viền theo hình bàn tay hoặc đồ vật.
+ Vẽ rõ hình bình và hoa.
- Có thể làm mẫu lại với đồ vật khác để HS nắm được thao tác vẽ.
- Yêu cầu HS lựa chọn đồ vật (hoặc đặt tay lên giấy) để vẽ bình hoa.
- GV cũng có thể khuyến khích HS tự quan sát để vẽ các bình hoa mình quan sát được nếu các em có khả năng.
- Yêu cầu HS làm BT1 trang 30 VBT.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành BT.
Hoạt động 3.Luyện tập sáng tạo 
 Vẽ tranh bình hoa.
(Đồ dùng thiết bị dạy học: Một số sản phẩm của học sinh, SGK MT1, VBT1)
- Yêu cầu HS làm BT2 trang 31 VBT.
- Hướng dẫn HS chọn màu để vẽ bức tranh bình và hoa.
- Khuyến khích HS vẽ nền và trang trí thêm cho bức tranh như mặt bàn, trái cây...
- Nêu câu hỏi gợi mở :
+ Em muốn điều chỉnh nét nào ở hình bình và hoa?
+Em sẽ vẽ màu của bình và hoa như thế nào?
+ Màu nào phù hợp để vẽ nền tranh?
+ Cần vẽ thêm gì cho bức tranh sinh động hơn?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập. 
Hoạt động 4. Phân tích đánh giá
 Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
(Đồ dùng thiết bị dạy học: Bài tập của học sinh)
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về bài vẽ của mình, của bạn.
- Nêu câu hỏi gợi mở để HS nhận biết sự hài hòa của hình, màu trong bài vẽ và cảm nhận vẻ đẹp của đồ vật:
+ Bài vẽ nào làm em có ấn tượng?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Bình hoa trong bài được vẽ từ đồ vật nào?
+ Em đó sử dụng những đồ vật nào để vẽ tranh?
+ Có thể thay đổi thế nào cho bức tranh của em sinh động hơn?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá.
- GV đánh giá sản phẩm, bài vẽ của HS.
Hoạt động 5. Vận dụng – Phát triển.
(Đồ dùng thiết bị dạy học: Sản phẩm của học sinh).
- Khuyến khích HS cùng tìm hiểu nét, hình, màu trong tranh của bạn để có thêm ý tưởng sáng tạo.
- GV tóm tắt: Hình, nét, màu kết hợp hài hòa có thể tạo được bức tranh.
* ĐÁNH GIÁ:
- Khen ngợi HS, nhóm có sản phẩm đẹp.
- Liên hệ thực tế, đánh giá chung tiết học.
* Dặn dò:
- Về nhà xem trước chủ đề: NHÀ TRƯỜNG, bài: CÂY TRONG SÂN TRƯỜNG EM.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: Giấy vẽ A4, bút chì, tẩy, bút dạ, sáp màu..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_sach_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong.docx