Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 22+23 - Năm học 2020-2021

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 22+23 - Năm học 2020-2021

GIA ĐÌNH EM

I. MỤC TIÊU

Năng lực đặc thù:- Nhận biết được cách tạo hình nhân vật bằng xé và dán giấy màu.

Năng lực chung:- Tạo được hình nhân vật bằng giấy màu.

Phẩm chất:- Quan tâm đến những người thân trong gia đình và biết sử dụng sản phẩm mĩ thuật làm đồ chơi, đồ dùng học tập.

II. CHUẨN BỊ

HS: Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy màu, tạp chí, hồ dán, que đỡ.

GV: Sản phẩm, tranh, ảnh về gia đình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

KHỞI ĐỘNG:

- GV bắt nhịp cho HS hỏt bài Ba ngọn nến lung linh.

- Khen ngợi HS.

- GV giới thiệu bài học, yêu cầu HS nhắc lại.

Hoạt động 1. Khám phá

Quan sát và chỉ ra các bộ phận trong mỗi hình người.

Nhiệm vụ của GV:

Giúp HS quan sát, nhận biết được các bộ phận của hình người và hình thức tạo nhân vật.

Cách tổ chức:

- Tạo cơ hội để HS quan sát hình nhân vật do GV chuẩn bị hoặc hình ở trang 50 SGK để tìm hiểu hình thức tạo ra các nhân vật.

- Nêu câu hỏi để HS thảo luận và chỉ ra các bộ phận bên ngoài của con người.

- Nêu câu hỏi gợi mở :

+ Hình người được tạo ra bằng hình thức và chất liệu gì?

+ Hình đó có những bộ phận nào?

+ Hình đó là nam hay nữ, già hay trẻ? Vì sao em biết?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV tóm tắt:

+ Các nhân vật được làm bằng cách xé, dán giấy màu.

+ Mỗi nhân vật có đầu, mình, hai chân, hai tay và mắt, mũi, miệng, tai.

*Lưu ý : GV nên dựng hình người đó chuẩn bị như một nhân vật để đối thoại với HS cho tiết học sinh động.

Hoạt động 2. Kiến tạo kiến thức - kĩ năng

Cách tạo hình người từ giấy màu.

Nhiệm vụ của GV:

Giúp HS nhận biết và nắm được cách vẽ, xé dán giấy màu để tạo hình nhân vật đơn giản.

Cách tổ chức:

- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 51 để nhận biết các bước tạo hình người từ giấy màu.

- Thao tác mẫu và hướng dẫn từng bước để HS quan sát và thực hiện theo.

- GV tóm tắt: Có thể tạo hình người bằng cách xé, dán giấy màu.

- Yêu cầu HS làm BT1 trong VBT trang 26.

*Lưu ý: Hướng dẫn HS lựa chọn màu sắc phù hợp để xé, dán các bộ phận của nhân vật.

 

docx 4 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 4780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 22+23 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22,23
Thứ 3ngày 24 tháng 2 năm 2021 
Mĩ thuật
GIA ĐÌNH EM
I. MỤC TIÊU
Năng lực đặc thù:- Nhận biết được cách tạo hình nhân vật bằng xé và dán giấy màu.
Năng lực chung:- Tạo được hình nhân vật bằng giấy màu.
Phẩm chất:- Quan tâm đến những người thân trong gia đình và biết sử dụng sản phẩm mĩ thuật làm đồ chơi, đồ dùng học tập.
II. CHUẨN BỊ
HS: Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy màu, tạp chí, hồ dán, que đỡ...
GV: Sản phẩm, tranh, ảnh về gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
KHỞI ĐỘNG:
- GV bắt nhịp cho HS hỏt bài Ba ngọn nến lung linh.
- Khen ngợi HS.
- GV giới thiệu bài học, yêu cầu HS nhắc lại.
Hoạt động 1. Khám phá
Quan sát và chỉ ra các bộ phận trong mỗi hình người.
Nhiệm vụ của GV:
Giúp HS quan sát, nhận biết được các bộ phận của hình người và hình thức tạo nhân vật.
Cách tổ chức:
- Tạo cơ hội để HS quan sát hình nhân vật do GV chuẩn bị hoặc hình ở trang 50 SGK để tìm hiểu hình thức tạo ra các nhân vật.
- Nêu câu hỏi để HS thảo luận và chỉ ra các bộ phận bên ngoài của con người.
- Nêu câu hỏi gợi mở :
+ Hình người được tạo ra bằng hình thức và chất liệu gì?
+ Hình đó có những bộ phận nào?
+ Hình đó là nam hay nữ, già hay trẻ? Vì sao em biết?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV tóm tắt:
+ Các nhân vật được làm bằng cách xé, dán giấy màu.
+ Mỗi nhân vật có đầu, mình, hai chân, hai tay và mắt, mũi, miệng, tai...
*Lưu ý : GV nên dựng hình người đó chuẩn bị như một nhân vật để đối thoại với HS cho tiết học sinh động.
Hoạt động 2. Kiến tạo kiến thức - kĩ năng
Cách tạo hình người từ giấy màu.
Nhiệm vụ của GV:
Giúp HS nhận biết và nắm được cách vẽ, xé dán giấy màu để tạo hình nhân vật đơn giản.
Cách tổ chức:
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 51 để nhận biết các bước tạo hình người từ giấy màu.
- Thao tác mẫu và hướng dẫn từng bước để HS quan sát và thực hiện theo.
- GV tóm tắt: Có thể tạo hình người bằng cách xé, dán giấy màu.
- Yêu cầu HS làm BT1 trong VBT trang 26.
*Lưu ý: Hướng dẫn HS lựa chọn màu sắc phù hợp để xé, dán các bộ phận của nhân vật.
Hoạt động 3. Luyện tập - sáng tạo
Tạo hình người trong gia đình.
Nhiệm vụ của GV:
Giúp HS biết nhớ lại đặc điểm, hình dáng của người thân trong gia đình để tạo hình. Biết cách xé, dán khi tạo hình người.
Cách tổ chức:
- Yêu cầu HS làm BT2 trang 29 VBT.
- Gợi ý để HS nhớ lại hình dáng, đặc điểm người mà em chọn tạo hình trong gia đình trước khi vẽ và xé tạo hình.
- Nhắc HS nhớ lại sở thích, trang phục thường ngày của người để để lựa chọn màu giấy cho phù hợp.
- Hỗ trợ HS thực hiện theo các bước tạo hình người.
- Nêu câu hỏi gợi mở :
+ Gia đình em có mấy người ?
+ Em chọn ai để tạo hình ?
+ Người đó có đặc điểm gì về khuôn mặt, mái tóc, hành dáng ?
+ Khuôn mặt gần giống hình gì ?
+ Người đó béo hay gầy, cao hay thấp ?
+ Trang phục như thế nào ?
* Lưu ý: Nên hỏi HS về hình dáng, kiểu tóc, trang phục nhân vật mà HS muốn tạo.
- GV tóm tắt : Gia đình là những người thân như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...mỗi người đều có hình dáng, đặc điểm và cách ăn mặc khác nhau.
Hoạt động 4. Phân tích - đánh giá
Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
Nhiệm vụ của GV:
Giúp HS biết cách trưng bày, chia sẻ về: Nhân vật mình yêu thích, trang phục của nhân vật, cách tạo hình nhân vật, biểu cảm.
Cách tổ chức:
- Tổ chức cho HS trưng bày giới thiệu về nhân vật và chia sẻ.
- Nêu câu hỏi để HS thảo luận, chia sẻ về nhân vật của mình, của bạn:
+ Em ấn tượng với nhân vật nào?
+ Hình nhân vật nào cân đối, hài hòa?
+ Nhâ vật đó già hay trẻ nam hay nữ?
+ Biểu cảm của nhân vật như thế nào?
- Hướng dẫn HS tự đánh giỏ.
- GV đánh giá sản phẩm, bài vẽ của HS.
Hoạt động 5. Vận dụng và phát triển
- GV khuyến khích HS :
+ Dựng nhân vật để kể một câu chuyện về gia đình.
+ Sử dụng hình nhân vật cho các hoạt động.
+ Khuyến khích HS mượn các nhân vật vừa tạo ra giới thiệu về người thân, gia đình mình.
- GV tóm tắt: Hình người xé, dán có thể dùng làm đồ chơi, đồ dùng học tập.
________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_sach_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong.docx