Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

Bài: SHDC Tham gia vui Tết Trung Thu

Tiết 10 (PPCT)

I. MỤC TIÊU:

 HS hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày tết Trung thu, có xúc cảm tích cực về ngày tết Trung thu.

II. CHUẨN BỊ:

 - Chuẩn bị ghế, cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 4:

 + Ổn định tổ chức.

 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

 + Đứng nghiêm trang

 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

 - GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

 + Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

 * Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của HS.

 + Một số hoạt động của tiết chào cờ:

 * Thực hiện nghi lễ chào cờ

 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

 * Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

 + Gợi ý cách tiến hành:

 - Nhà trường triển khai một số nội dung đến ngày tết Trung thu.

 - Kể cho HS nghe những câu chuyện hay và ý nghĩa về tết Trung thu.

 - Tổ chức múa hát, rước Trung thu cho HS toàn trường.

 - Thi bày mâm cỗ Trung thu.

 

doc 46 trang Kiều Đức Anh 6771
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 4 
(Từ ngày 28/9/2020 Đến 02/10/2020)
Thứ,
ngày tháng năm
Buổi
Tiết
Môn
Tiết
CT
Tên bài dạy
Tên
ĐDDH
Hai
28/9
2020
Sáng
1
HĐTN
10
SHDC: Tham gia vui Tết Trung thu
ND: SHDC
2
Tiếng Việt
37
Bài 16: gh
Tranh,ảnh
3
Tiếng Việt
38
Bài 16: gh
4
Toán
10
Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu <. 
Bằng nhau, dấu =
T.số, T. dấu
Chiều
1
Đạo đức
4
Gọn gàng, ngăn nắp (Tiết 2)
Tranh, ảnh
2
Ô.L (TViệt)
16
Ôn bài 16
3
Âm nhạc
4
GVBM
Ba
29/9
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
39
Bài 17: gi k
Tranh,ảnh
2
Tiếng Việt
40
Bài 17: gi k
3
TN &XH
7
An toàn khi ở nhà (Tiết 1)
Tranh,ảnh
4
TViệt (T. viết)
41
Tập viết (sau bài 16, 17)
Bài viêt mẫu
Chiều
1
Ô.L (Toán)
7
Ôn (tiết 10)
2
Ô.L (TViệt)
17
Ôn bài 17
3
Ô.L (TViệt)
18
Ôn bài 17
Tư
30/9
 2020
Sáng
1
Tiếng Việt
42
Bài 18: kh m
Tranh,ảnh
2
Tiếng Việt
43
Bài 18: kh m
3
Toán
11
Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu <. 
Bằng nhau, dấu = (tiếp theo)
T.số, T. dấu
4
Ô.L (TViệt)
19
Ôn bài 18
Chiều
1
HĐTN
11
HĐGD theo chủ đề: An toàn khi vui chơi.
Tranh,ảnh
2
Mĩ thuật
4
GVBM
3
GDTC
7
GVBM
Năm
01/10
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
44
Bài 19: n nh
Tranh,ảnh
2
Tiếng Việt
45
Bài 19: n nh
3
TN & XH
8
An toàn khi ở nhà (Tiết 2)
Tranh,ảnh
4
Toán
12
Luyện tập
Tranh, ảnh
Chiều
1
TViệt (T.viết)
46
Tập viết (sau bài 18, 19)
Bài viêt mẫu
2
Ô.L (TViệt)
20
Ôn bài 19
3
Ô.L (Toán)
8
Ôn (tiết 11, 12)
Sáu
02/10
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
47
Bài 20: KC Đôi bạn
Tranh, ảnh
2
Tiếng Việt
48
Bài 21: Ôn tập
Bảng ôn tập
3
GDTC
8
GVBM
4
HĐTN
12
SHL: Chia sẻ điều em học được từ chủ đề “Trường tiểu học.
ND: SHL
Buổi day: Sáng Thứ hai, ngày 28 tháng 9 năm 2020
Tuần 4: An toàn khi vui chơi
Tiết 1: Môn: Hoạt động trải nghiệm
Bài: SHDC Tham gia vui Tết Trung Thu
Tiết 10 (PPCT)
I. MỤC TIÊU: 	
 HS hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày tết Trung thu, có xúc cảm tích cực về ngày tết Trung thu.
II. CHUẨN BỊ:
 - Chuẩn bị ghế, cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 4:
 + Ổn định tổ chức.
 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
 + Đứng nghiêm trang
 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
 - GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
 + Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
 * Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của HS.
 + Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
 * Thực hiện nghi lễ chào cờ
 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
 * Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
 + Gợi ý cách tiến hành:
 - Nhà trường triển khai một số nội dung đến ngày tết Trung thu.
 - Kể cho HS nghe những câu chuyện hay và ý nghĩa về tết Trung thu.
 - Tổ chức múa hát, rước Trung thu cho HS toàn trường.
 - Thi bày mâm cỗ Trung thu.
Tiết 2&3: Môn: Tiếng Việt
Bài dạy 16: gh
Tiết 37&38 (PPCT)
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết âm và chữ gh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có gh.
 - Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có g, gh.
 - Nắm được quy tắc chính tả: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
 - Đọc đúng bài Tập đọc Ghế.
 - Viết đúng các chữ gh, tiếng ghế gỗ; chữ số: 6, 7 (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh, vật thật để minh họa cho các từ trong bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2 (Tiết 37 PPCT)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
+ Ổn định:
+ Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra 4-5 HS đọc bài Tập đọc Bể cá (bài 15)
+ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 - GV viết lên bảng chữ gh, giới thiệu bài học về âm gờ và chữ gh (tạm gọi là gờ kép để phân biệt với chữ g là gờ đơn).
 - GV chỉ chữ gh, phát âm: gờ
 - GV lưu ý: Ở đây, âm gờ được ghi bằng chữ gờ kép.
2. Chia sẻ và khám phá (BT1: Làm quen)
 - GV chỉ hình ghế gỗ, hỏi: Đây là cái gì? (Ghế gỗ).
 - GV Trong từ ghế gỗ, tiếng nào có chữ gờ kép (Tiếng ghế).
 - GV chỉ: ghế.
 - Cho HS phân tích: Tiếng ghế có âm gờ đứng trước, âm ê đứng sau, dấu sắc đặt trên ê. Âm gờ viết bằng chữ gờ kép. 
 - Cho HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc tiếng: gờ - ê - ghê - sắc - ghế / ghế; // gờ - ô - gô - ngã - gỗ / gỗ. HS gắn lên bảng cài chữ gh mới học.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có chữ g? Tiếng nào có chữ gh?)
 - GV chỉ từng chữ dưới hình. 
 - GV giải nghĩa từ: gà gô (loại chim rừng, cùng họ gà nhưng nhỏ hơn, đuôi ngắn, sống ở đồi cỏ gần rừng); ghẹ (gần giống cua biển, mai màu sáng, có vân hoa, càng dài).
 - GV chỉ từng chữ, cả lớp nói: Tiếng gà có “g đơn”... Tiếng ghi có “gh kép”...
3.2. Quy tắc chính tả (BT 3: Ghi nhớ)
 - GV giới thiệu quy tắc chính tả g / gh, giải thích: Cả 2 chữ g (gờ đơn) và gh (gờ kép) đều ghi âm gờ. Bảng này cho các em biết khi nào âm gờ viết là gờ đơn (g); khi nào âm gờ viết là gờ kép (gh).
 - GV chỉ sơ đồ 1: Khi đứng trước các chữ e, ê, i, âm gờ viết là gh kép. 
 - GV chỉ sơ đồ 2: Khi đứng trước các chữ khác (a, o, ô, ơ,...), âm gờ viết là g đơn. 
3.4. Tập đọc (BT 4)
 a) GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc có Hà, ba Hà, bà Hà và bé Lê (em trai Hà). Mồi người trong nhà Hà ngồi một loại ghế khác nhau.
b) GV đọc mẫu; kết hợp chỉ từng hình giới thiệu các loại ghế: ghế gỗ (của Hà), ghế da (của ba Hà), ghế đá (ở bờ hồ).
Tiết 3 (Tiết 38 PPCT)
c) Luyện đọc từ ngữ: ghế gỗ, ghế da, ghế đá, bờ hồ.
d) Luyện đọc câu
 - GV: Bài có 4 tranh và 4 câu bên tranh.
 - (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ chậm từng tiếng trong câu 1. 
e) HS thi đọc đoạn, bài
g) Tìm hiểu bài đọc 
+ Hà có ghế gì? 
+ Ba Hà có ghế gì? 
+ Bờ hồ có ghế gì? 
+ Bà bế bé Lê ngồi ghế nào? 
3.4. Tập viết (bảng con)
a) Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: gh, ghế gỗ; 6, 7.
b) GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn
+ Chữ gh: là chữ ghép từ hai chữ cái g và h. Viết chữ g trước (1 nét cong kín, 1 nét khuyết ngược), chữ h sau (1 nét khuyết xuôi, 1 nét móc hai đầu).
+ Tiếng ghế: viết gh trước, ê sau, dấu sắc đặt trên ê, chú ý nối nét giữa gh và ê.
+ Tiếng gỗ: viết chữ g trước, chữ ô sau, dấu ngã đặt trên ô.
+ Số 6: cao 4 li. Là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và cong kín.
+ Số 7: cao 4 li. Gồm 3 nét: nét 1 thẳng ngang, nét 2 thẳng xiên, nét 3 thẳng ngang (ngắn) cắt giữa nét thẳng xiên.
c) GV cùng HS nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả g / gh.
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài 16, xem trước bài 17
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát
- 4-5 HS đọc bài “Bể cá”.
HS theo dõi lắng nghe.
HS đọc lại đề bài
- HS (cá nhân, cả lớp đọc): gờ.
- HS trả lời Ghế gỗ.
- HS trả lời Tiếng ghế 
- HS phân tích
- Một số HS nhắc lại.
- HS đọc: gà gô, ghi, gõ,...
- HS làm bài trong VBT. Báo cáo kết quả: HS 1 nói các tiếng có g (gờ đơn): gà gô, gõ, gỗ, gỡ cá. 
- HS 2 nói các tiếng có gh (gờ kép): ghi, ghẹ.
- HS lắng nghe
HS (cá nhân, cả lớp): gờ - e - ghe - nặng - ghẹ / gờ - ê - ghê - sắc - ghế / gờ - i - ghi.
- HS (cá nhân, cả lớp): gờ - a- ga - huyền - gà / gờ - o - go - ngã - gõ / gờ - ô - gô ngã - gỗ / gờ - ơ - gơ - ngã - gỡ,...
- Cả lớp nhìn sơ đồ, nhắc lại quy tắc trên: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
- HS ghi nhớ quy tắtc
- HS theo dõi 
- HS quan sat tranh
- Cả lớp đọc thầm; sau đó 1 HS đọc, cả lớp đọc. Tiếp tục với câu 2, 3, 4.
- (Đọc tiếp nối từng câu) HS (cá nhân, từng cặp) luyện đọc tiếp nối từng câu.
- HS (Làm việc nhóm đôi) Từng cặp HS nhìn SGK, cùng luyện đọc.
- Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi cặp, tổ đọc lời dưới 2 tranh).
- Các cặp, tố thi đọc cả bài.
- 2- 3 HS đọc cả bài.
Cả lớp đọc đồng thanh.
* Cả lớp đọc nội dung 2 trang của bài 16.
+ Hà có ghế gồ
+Ba Hà có ghế da
+ Bờ hồ có ghế đá
+ Bà bế bé Lê ngồi ở ghế đá
- HS Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: gh, ghế gỗ; 6, 7.
- HS viết: gh (2 - 3 lần). Sau đó viết: ghế gỗ (2 lần); 6, 7 (2 lần).
- HS: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
Tiết 4: Môn: Toán
Bài dạy: Lớn hơn, dấu>. Bé hơn, dấu <. Bằng nhau, dấu =
Tiết 10 &11 (PPCT)
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
 - Biết so sánh số lượng; biết sử dụng các từ (lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) và
các dấu (>, <, =) để so sánh các số.
 - Thực hành sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 5.
 - Phát triển các NL toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
II.CHUẨN BỊ:
 - Các thẻ số và các thẻ dấu và các mô hình để so sánh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Ổn định:
+ Kiểm tra bài cũ:
 - GV đưa ra các mô hình để HS so sanh nhiều hơn, ít hơn một số đồ vật.
 - GV nhận xét.
+ Bài mới:
A. Hoạt động khởi động
 - GV cho HS xem tranh Chẳng hạn: Bức tranh vẽ 3 bạn nhỏ đang chơi với các quả bóng, bạn thứ nhất tay phải cầm 4 quả bóng xanh, tay trái cầm 1 quả bóng đỏ, ...
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Nhận biết quan hệ lớn hơn, dấu >
 - GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:
 * Quan sát hình vẽ thứ nhất và nhận xét: “Bên trái có 4 quả bóng. Bên phải có 1 quả bóng, số bóng bên trái nhiều hơn số bóng bên phải”.
 - GV giới thiệu: “4 quả bóng nhiều hơn 1 quả bỏng”, ta nói: “4 lớn hơn 1”, viết 4 > 1. Dấu > đọc là “lớn hơn”.
- Giới thiệu tương tự, 
 - GV gắn bên trái có 5 quả bóng, bên phải có 3 quả bóng.
 - GV cho HS nhận xét: “5 quả bóng nhiều hơn 3 quả bóng”, ta nói: “5 lớn hơn 3”, viết 5 > 3. Dấu > đọc là “lớn hơn”.
2. Nhận biết quan hệ bé hơn, dấu <
 - GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thứ hai và nhận xét: “Bên trái có 2 quả bóng. Bên phải có 5 quả bóng, số bóng bên trái ít hơn số bóng bên phải. 2 quả bóng ít hơn 5 quả bóng”, ta nói: “2 bé hơn 5”, viết 2 < 5. Dấu < đọc là “bé hơn”.
3. Nhận biết quan hệ bằng nhau, dấu =
- GV hướng dần HS quan sát hình vẽ thứ ba và nhận xét: “Bên trái có 3 quả bóng. Bên phải có 3 quả bóng, số bóng bên trái và số bóng bên phải bằng nhau”.
Ta nói: “3 bằng 3”, viết 3 = 3. Dấu = đọc là “bằng”.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: HS quan sát hình vẽ thứ nhất, so sánh số lượng khối lập phương bên trái với số lượng khối lập phương bên phải bằng cách lập tương ứng một khối lập phương bên trái với một khối lập phương bên phải. Nhận xét: “3 khối lập phương nhiều hơn 1 khối lập phương”. Ta có: “3 lớn hơn 1 viết 3 > 1.
Bài 2
- Cho HS quan sát hình vẽ thứ nhất, lập tương ứng mỗi chiếc xẻng với một chiếc xô.
- Nhận xét: “Mỗi chiếc xẻng tương ứng với một chiếc xô, thừa ra một chiếc xô. Vậy số xẻng ít hơn số xô”. Ta có: “2 bé hơn 3”, viết 2 < 3.
- Khuyến khích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em sử dụng các từ ngữ:nhiều hơn, ít hơn, lớn hơn, bé hơn, bằng nhau.
Bài 3
a) HS tập viết các dấu (>, <, =) vào bảng con.
b) Cho HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả vào vở. 
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4
- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?
E. Củng cố, dặn dò
+ Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?	
+ Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? 
+ Kí hiệu toán học nào em cần nắm chắc?
+ Để không nhầm lẫn khi sử dụng các kí hiệu đó em nhắn bạn điều gì?
 - GV cho HS so sánh 2 nhóm đồ vật có số lượng khác nhau và giống nhau.
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS trả lời theo y/cầu của GV
- HS xem tranh, chia sẻ theo cặp đôi những gì các em quan sát được từ bức tranh.
- HS nhận xét về số quả bóng ở tay phải và số quả bóng ở tay trái của mỗi bạn.
- HS lấy dấu > trong bộ đồ dùng, cài vào thanh cài 4 < 1, đọc “4 lớn hơn 1”
- HS nhận xét: “5 quả bóng nhiều hơn 3 quả bóng”
- HS lấy thẻ dấu < trong bộ đồ dùng, gài vào bảng gài 2 < 5, đọc “2 bé hơn 5”.
- HS lấy thẻ dấu = trong bộ đồ dùng, gài vào bảng gài 3 = 3, đọc “3 bằng 3”.
- HS quan sát
- HS thực hành so sánh số lượng khối lập phương ở các hình vẽ tiếp theo và viết kết quả vào vở theo thứ tự: 2 < 5; 
4 = 4; 4 > 3.
HS đổi vở cùng kiểm tra và chia sẻ với bạn cách làm.
- HS quan sát
- HS thực hiện tương tự với các hình vẽ tiếp theo rồi viết kết quả vào vở: 3 >2; 2 = 2.
Đổi vở cùng kiểm tra và chia sẻ với bạn cách làm.
- HS thực hiện.
- HS đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm.
- HS chọn đồ vật có ghi số lớn hơn, rồi chia sẻ với bạn cách làm.
- Tìm các ví dụ xung quanh lớp học, trong gia đình về so sánh số lượng rồi chia sẻ với các bạn.
- HS trả lời
- HS so sánh 5 và 4, 3 và 5 .
Buổi day: Chiếu Thứ hai, ngày 28 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Môn Đạo đức
Bài dạy: Gọn gàng, ngăn nắp (Tiết 2)
Tiết 4 (PPCT)
(Đã soạn ở tuần 3)
Tiết 2: Ôn luyện (Tiếng Việt)
Bài dạy: Ôn bài 16
Tiết 16 (PPCT)
I. MỤC TIÊU:
 - HS nhận biết âm và chữ cái gh; đánh vần và đọc trơn các tiếng có gh kết hợp các dấu thanh đã học.
 - Biết viết các chữ: gh và tiếng ghế gỗ trên bảng con.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV chuẩn bị một số từ có âm gh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ôn lại bài 16 đã học. 
 + Cho HS đọc lại toàn bài nhiều lần:
a) Đọc âm: gh
 Đọc tiếng ghế gỗ
b) Tìm và đọc những tiếng có chữ g, chữ gh: 
 + g : gà gô, gõ, gỗ, gỡ cá
 + gh: ghi, ghẹ, ghế, 
c) Tập đọc các câu:
 * Hà có ghế gỗ. * Ba Hà có ghế da. 
 * Bờ hồ có ghế đá * Bà bế bé Lê ở ghế đá. 
 - HS đọc theo nhóm, cá nhân. 
 - GV nhận xét. 
 * Mở rộng vốn từ:
 - Cho HS tìm và đọc thêm tiếng có âm g, gh
 + g : gà gô, gõ, gỗ, gỡ cá
 + gh: ghê, ghé, ghi, ghế
 - GV kèm cho HS yếu, kém đọc nhiều lần.
d) Tập viết:
 - GV viết mẫu lên bảng hướng dẫn quy trình viết và cho HS tập viết bảng con nhiều lần. gh ghế gỗ, 6, 7
 - GV nhận xét và sửa sai cho những HS viết chưa đúng.
 - Cho HS viết vào vở.
 gh ghế gỗ, 6, 7
 - GV theo dõi và nhắc nhở HS viết cẩn thận.
 - Nhận xét bài viết của HS. Khen những HS viết đúng, đẹp, khuyến khích, nhắc nhở những HS viết chưa đẹp cố gắng hơn nữa.
2. Củng cố, dặn dò. 
 - GV cho HS nhắc lại ghi nhớ:
 + gh: e, ê, i g: a, o, ô, ơ 
GV cho HS đọc lại bài vừa ôn: Hà có ghế gỗ. Ba Hà có ghế da. 
 - Nhận xét tiết học.
Tiết 3: Môn Âm nhạc
(GVBM)
Buổi day: Sáng Thứ ba, ngày 29 tháng 9 năm 2020
Tiết 1&2: Môn: Tiếng Việt
Bài dạy 17: gi k
Tiết 39&40 (PPCT)
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết âm và chữ cái gi, k; đánh vần, đọc đúng tiếng có mô hình âm đầu gi / k + âm chính.
 - Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có âm gi (gi), âm k (cờ).
 - Nắm được quy tắc chính tả: k + e, ê, i / c + a, 0, ô, ơ,...
 - Đọc đúng bài Tập đọc Bé kể.
 - Biết viết các chữ gi, k và các tiếng giá (đỗ), kì (đà) (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ:
 Tranh ảnh, vật thật để minh họa cho các từ ở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1 (Tiết 39)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
+ Ổn định:
+ Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 4 - 5 HS đọc bài 16 cả lớp viết bảng con: ghế gỗ.
GV nhận xét. 
+ Bài mói:
1. Giới thiệu bài: 
 - GV giới thiệu âm và chữ cái gi, k.
 - GV chỉ tên bài (chữ gi), nói: gi (phát âm giống di). 
 - GV chỉ tên bài (chữ k), nói: k (ca) 
 - GV giải thích: Đây là âm cờ, được viết bằng chữ ca. Để khỏi lẫn với âm cờ viết bằng chữ c (cờ), ta đánh vần theo tên chữ cái là ca.
 - GV giới thiệu chữ K in hoa.
2. Chia sẻ và khám phá: (BT1: Làm quen)
2.1. Âm gi, chữ gi
 - GV đưa lên bảng lớp hình ảnh và từ giá đỗ, hỏi : Đây là gì? 
 - GV: “Giá đỗ” là một loại rau làm từ hạt đỗ nảy mầm.
 - GV: Trong từ giá đỗ, tiếng nào có âm gi? 
 - GV chỉ từ giá. 
2.2. Âm k, chữ k: 
 - GV giới thiệu hình ảnh kì đà (một loài thằn lằn cỡ to, sống ở nước, da có vảy, ăn cá); viết: kì đà. 
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có chữ gi? Tiếng nào có chữ k?) (như những bài trước)
 - GV chỉ từng từ, cả lớp đọc: kể, giẻ, kẻ, giò, bờ kè, giỏ cá.
 - GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng kể có k. Tiếng giẻ có gi...
3.2. Quy tắc chính tả (BT3: Ghi nhớ)
 - GV giới thiệu quy tắc chính tả c / k: Cả 2 chữ c (cờ) và k (ca) đều ghi âm cờ. Bảng này cho các em biết khi nào âm cờ viết là c; khi nào âm cờ viết là k.
 - GV chỉ sơ đồ 1: Khi đứng trước e, ê, i	i, âm cờ viết là k. 
 - GV chỉ sơ đồ 2: Khi đứng trước các chữ khác a, o, ô, ơ .	ơ,...),	âm cờ viết là	c. HS (cáCá nhân, cả lớp): cờ - a - ca - sắc - cá / cờ - o	- co - hỏi - cỏ / cờ	- ô - cô / cờ - ơ - cơ	- huyền -
3.3. Tập đọc (BT 4)
 - GV chỉ hình ảnh mâm cỗ trong bữa giỗ; hỏi: Mâm cỗ có những món ăn gì? GV: Các em cùng đọc bài xem “Bé Lê kể” gì về mâm cỗ.
 - GV đọc mẫu.
 Tiết 2 (Tiết CT 40)
a) Luyện đọc từ ngữ (đánh vần, đọc trơn): bi bô, bé kể, giã giò, giá đỗ. 
b) Luyện đọc câu
 - GV: Bài có 6 câu (GV đánh số TT từng câu trên bảng).
 - GV chỉ từng câu.
 - GV Chỉ liền 2 câu (Đó là bé kể: Dì Kế giã giò.), liền 2 câu (Bé bi bô: “Dì... giò... ”)
- Cho HS thi đọc đoạn, bài (theo cặp, tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh. (Chia bài làm 2 đoạn đọc: 3 câu / 3 câu).
* Cả lớp nhìn SGK, đọc lại 2 trang bài 17.
. Tập viết (bảng con - BT 5)
 - GV vừa viết từng chữ, tiếng vừa hướng dẫn:
+ Chữ gi: là chữ ghép từ hai chữ g và i. Viết g trước, i sau.
+ Chữ k: cao 5 li; gồm 1 nét khuyết xuôi, 1 nét cong trên, 1 nét thắt và 1 nét móc ngược.
+ Tiếng giá (đỗ): viết gi trước, a sau, dấu sắc đặt trên a.
+ Tiếng kì (đà): viết k trước, i sau, dấu huyền đặt trên i.
 - GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - GV cho HS đọc lại bài đã học.
 - Về nhà luyện đọc, luyện viết tiếng có âm gi, âm k và xem trước bài 18.
 - Nhận xét tiết học. 
- HS hát
- HS đọc: gh, ghế, gà gô, ghi, gõ, 
- Hà có ghế gỗ. Ba Hà có ghế da ..
- HS viết bảng con: ghế gỗ.
- HS đọc (cá nhân, cả lớp): gi.
- HS đọc (cá nhân, cả lớp): k (ca)
- HS quan sát
- HS : “Giá đỗ”
- HS (Tiếng giá).
- HS nhận biết: gi, a, dấu sắc; đọc: giá. Cả lớp: giá.
- Phân tích tiếng giá./HS (cá nhân, tổ, cả lớp): gi - a - gia - sắc - giá / giá đỗ.
- HS nhận biết: Tiếng kì có âm k (ca). /Phân tích tiếng kì: có âm k (ca), âm i và dấu huyền đứng trên i./ Đánh vần, đọc trơn: ca - i - ki - huyền - kì / kì đà.
- HS trao đổi nhóm đôi: tìm tiếng có gi, có k; làm bài trong VBT; báo cáo.
HS nói thêm tiếng có gi (gian, giàn, giao, giáo,...); có k (kì, kê, kém, kiên,...).
- HS (cá nhân, cả lớp):ca - ê - ke- hỏi – kể / ca - ê - kê - hỏi - kể / ca - i - ki -	huyền - kì.
- HS (cá nhân, cả lớp) nhìn sơ đồ, nói lại quy tắc chính tả: k + e, ê, i / c + a, o, ô, ơ,
* k + e, ê, i
* c + a, o, ô, ơ,. ..
- HS xem và nói: Mâm cỗ có giò, xôi, gà, giá đỗ, nem, canh, món xào.
- HS cả lớp đọc thầm, rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp)
- HS đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2-3 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp).
- 2 HS đọc: (Đó là bé kể: Dì Kế giã giò.),
- 2 HS đọc: (Bé bi bô: “Dì... giò... ”)
- HS thi đọc đoạn, bài (theo cặp, tổ).
- 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh.
- Cả lớp nhìn SGK, đọc lại 2 trang bài 17.
- HS theo dõi, quan sát
HS viết: gi, k (2 lần). Sau đó viết: giá (đỗ), kì (đà).
Tiết 3: Môn: Tự nhiên và xã hội
Bài dạy: Bài 3: An toàn khi ở nhà (2 tiết)
Tiết 7 (PPCT)
I. MỤC TIÊU:
 * Về nhận thức khoa học:
 - Xác định được một số nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà . 
 - Chỉ ra được tên đồ dùng trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận , không đúng cách có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm . 
 - Nêu được những lưu ý khi sử dụng một số đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn .
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà .
 - Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân , cách xử lý trong một số tình huống có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà . 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Lựa chọn được cách xử lý tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận .
II. CHUẨN BỊ:
 - Các hình trong SGK .
 - VBT Tự nhiên và Xã hội 1 , 
 - Bộ tranh ảnh đồ dùng trong nhà ( 3 hoặc 6 bộ ) . 
 - Phiếu tìm hiểu đồ dùng trong nhà .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
(Tiết 1) Một số nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
+ Ổn định: 
+ Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi vài HS kể một số mà em làm ở nhà của mình.
+ Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 - GV viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Một số đồ dùng trong gia đình như các em đã liệt kế khi sử dụng không cẩn thận , không đúng cách có thể gây đứt tay , chân ; bỏng và điện giật . Bài học hôm nay chúng mình sẽ cùng tìm hiểu thêm về điều đó để đảm bảo an toàn khi ở nhà .
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà 
* Cách tiến hành
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm 4 
- GV cho HS quan sát các hình ở trang 20 – 22 ( SGK ) để trả lời các câu hỏi : 
+ Mọi người trong mỗi hình đang làm gì ? 
+ Việc làm nào có thể gây đứt tay, chân ; bỏng , điện giật ? 
+ Nếu là bạn Hà , bạn An , em sẽ nói gì và làm gì ?
Bước 2. Làm việc cả lớp.
 - GV cho từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình.
 - GV cùng HS nhận xét.
* GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống khi bản thân và người khác bị thương.
 Bước 1 : Làm việc theo cặp
 - Cho HS làm cầu 2 của Bài 3 ( VBT ) . 
 - Một HS đặt câu hỏi , HS kia trả lời 
 - GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi ) , gợi ý như sau : 
+ Bạn hoặc người thân trong gia đình đã từng bị thương (đứt tay, chân; bỏng, điện giật) chưa ? 
+ Theo bạn , tại sao lại xảy ra như vậy ?
Yêu cầu các thành viên nói cho nhau nghe
Bước 2: Làm việc theo nhóm 6.
 - GV yêu cầu Thảo luận cả nhóm để đưa ra cách xử lý khi em hoặc người nhà bị thương (đứt tay, chân; bóng, điện giật).
 - GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
Bước 3: Làm việc cả lớp
 - GV cho HS lên trình bày kết quả làm việc ở bước 1, 2.
- GV cùng HS nhận xét , hoàn thiện cách xử lí của từng nhóm 
- GV kết luận “Nếu bạn hoặc người khác bị thương , hãy báo ngay cho người lớn hoặc gọi điện thoại tới số 115 khi thật cần thiết ” .
- Hát
- HS kể một số mà em làm ở nhà của mình.
- HS lắng nghe
- HS quan sát các hình ở trang 20 – 22 
( SGK ) để trả lời các câu hỏi :
- Đại diện một số cặp lên trình bày kết quả trước lớp.
- HS nhận xét nhóm bạn
- Theo dõi hướng dẫn.
+ HS thay nhau hỏi và trả lời
+ HS thay nhau hỏi và trả lời.
- HS thảo luận theo nhóm
- 1 số HS lên trình bày trước lớp.
(Tiết 2)
Những lưu ý khi sử dụng một số đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn.
(Dạy ngày thứ năm)
1. Hoạt động khám phá
Hoạt động 3: Xác định cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà
Bước 1:
- Cho HS quan sát các hình ở trang 23 
(SGK ) để trả lời : 
+ Chi vào hình thể hiện cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà .
 + Giải thích tại sao em lại chọn như vậy . 
Bước 2. Làm việc cả lớp.
 - GV cho đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả làm việc
 - GV cùng HS theo dõi, bổ sung.
2. Hoạt động luyện tập và vận dụng
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm về những lưu ý khi sử dụng một số độ trong nhà để đảm bảo an toàn an toàn.
Bước 1: Làm việc theo nhóm ( chia lớp thành 3 hoặc 6 nhóm ) 
- Nhóm 1, 2 : Quan sát bộ tranh đồ dùng trong nhà 
+ Chọn 2-3 đồ dùng trong nhà có thể gây đứt tay và giải thích trong trường hợp nào khi sử dụng chúng có thể bị đứt tay 
+ Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn .
- Nhóm 3, 4: Quan sát bộ tranh đồ dùng trong nhà . 
+ Chọn 2-3 đồ dùng trong nhà có thể gây bỏng và giải thích trong trường hợp não khi sử dụng chúng có thể bị bỏng . 
+ Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn .
 - Nhóm 5, 6: Quan sát bộ tranh đồ dùng
trong nhà.
+ Tìm 2-3 đồ dùng trong nhà có thể gây điện giật và giải thích trong trường hợp nào khi sử dụng chúng có thể bị điện giật .
+ Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn 
 Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - Cho HS đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .
 - GV bình luận và hoàn thiện các câu trả lời . 
 - GV: Cẩn thận khi sử dụng đồ dùng sắc nhọn như dao, kéo, com - pa, ... ; tay ướt không được cắm điện , ... 
 - GV mời một vài bạn lên chia sẻ trước lớp.
 - GV cùng HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn.
Hoạt động 5: Tìm các đồ dùng trong gia đình có thể dẫn đến bị thương , nguy hiểm ( đứt tay , chân ; bổng ; điện giật ) 
 - GV phát cho HS phiếu tìm hiểu các đồ dùng trong gia đình mình.
 - HD HS sẽ quan sát trong nhà mình và hoàn thành phiếu ( có thể với sự giúp đỡ của người thân ) . 
 - Cho HS báo cáo kết quả tìm tòi của mình trong nhóm vào buổi học sau . 
3. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
 - Về nhà lựa chọn được cách xử lý tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.
 - Nhận xét tiết học.
- HS quan sát các hình ở trang 23 (SGK) để trả lời : 
- HS thực hiện
- Lần lượt đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét nhóm bạn
- HS làm việc theo nhóm
- HS trình bày kết quả làm việc
- HS tham gia đánh giá bạn
- Lần lượt HS lên giới thiệu trước lớp về các phòng và đồ dùng trong các phòng của gia đình mình.
- HS tham gia đánh giá bạn.
- HS hoàn thành phiếu BT
- HS báo cáo kết quả
- Lắng nghe
Tiết 4: Môn: Tiếng Việt (Tập viết)
Bài dạy: Tập viết (sau bài 16, 17)
Tiết 41 (PPCT)
I. MỤC TIÊU:
 - Tô, viết đúng các chữ gh, gi, k, ghế gỗ, giá đỗ, kì đà - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
 - Tô, viết đúng các chữ số 6, 7.
II. CHUẨN BỊ: 
 Các chữ mẫu gh, gỉ, k đặt trong khung chữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
+ Ổn định:
+ Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho HS viết bảng con.
 - GV nhận xét.
+ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập:
a) HS đọc trên bảng các chữ, tiếng: gh, ghế gỗ, gi, giá đỗ, k, kì đà.
b) Tập tô, tập viết: gh, ghế gỗ
 - Cho 1 HS nhìn bảng, đọc: gh, ghế gỗ; nói cách viết, độ cao các con chữ.
 - GV vừa viết mẫu lần lượt từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ gh: là chữ ghép từ 2 chữ g, h. Viết chữ g trước, chữ h sau.
+ Tiếng ghế: viết gh (gờ kép) trước, ê sau, dấu sắc đặt trên ê.
+ Tiếng gỗ: viết g trước, ô sau, dấu ngã đặt trên ô.
 - Cho HS tô, viết các chữ, tiếng gh, ghế gỗ trong vở Luyện viết 1, tập một.
c) Tập tô, tập viết: gỉ, k, giá đỗ, kì đà (như mục b)
 - GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ gi', ghép từ 2 chữ g và i. Viết g trước, i sau (1 nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét chấm).
+ Tiếng giá: viết gi trước, a sau, dấu sắc ở trên a. / Tiếng đỗ: viết đ trước, ô sau, dấu ngã ở trên ô.
+ Chữ k: cao 5 li, rộng 2,5 li. Gồm 1 nét khuyết xuôi, 1 nét cong trên, 1 nét thắt và 1 nét móc ngược. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 2, viết nét khuyết xuôi (đầu khuyết chạm ĐK 6), dừng bút ở ĐK 1. Từ điểm dừng, rê bút lên gần ĐK 2 viết tiếp nét cong trên rộng 0,5 li, chỗ cong của nét chạm ĐK 3. Từ điểm kết thúc của nét cong trên ở ĐK 2, viết tiếp nét thắt và nét móc ngược, dừng bút ở ĐK 2.
+ Tiếng kì: viết k trước, i sau, dấu huyền ở trên i. Tiếng đà: viết đ trước, a sau, dấu huyền trên a.
d) Tập tô, tập viết chữ số: 6, 7
+ Số 6: cao 4 li. Là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và cong kín. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 4, viết nét cong trái (từ phải sang trái), đến ĐK 2 thì viết tiếp nét cong kín. Khi chạm vào nét cong thì dừng.
+ Số 7: cao 4 li; gồm 3 nét: thẳng ngang, thẳng xiên, thẳng ngang (ngắn) cắt giữa nét thẳng xiên. Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5 viết nét thẳng ngang (trùng ĐK 5) bằng một nữa chiều cao. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến ĐK 1. Nét 3: Từ điểm dừng của nét 2, lia bút lên khoảng giữa, viết nét thẳng ngang ngắn trên ĐK 3 (cắt ngang nét 2).
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Tuyên dương những học sinh đã viết xong, khuyến khích những HS viết chưa hoàn thành.
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS viết bảng con: ga, hồ, bi, bia 
- HS đọc các chữ, tiếng: gh, ghế gỗ, gi, giá đỗ, k, kì đà.
- HS lắng nghe
- HS tô, viết các chữ, tiếng gh, ghế gỗ trong vở Luyện viết 1, tập một.
- HS lắng nghe
- HS tô, viết các chữ, tiếng: gi, giá đỗ, k, kì đà.
- HS theo dõi GV viết
- HS tô, viết các chữ số: 6, 7 trong vở Luyện viết 1, tập một hoàn thành phần Luyện tập thêm.
Buổi day: Chiếu Thứ ba, ngày 29 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Ôn luyện (Toán)
Bài dạy: Ôn Tiết 10
Tiết 7 (PPCT)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết so sanh số lượng, biết sử dụng các từ (lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) và các dấu (>, <, =) để so sánh các số.
II. CHUẨN BỊ:
 Các thẻ số và các thẻ dấu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 + Ổn dịnh: HS hát
 + Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho HS thực hành vào bảng con:
 + Điền dấu >, <, = và ô trống:
	 4 3 4 5 2 3 5 5
+ Bài mới:
 1. Ôn Tiết 10
 - GV h/dẫn HS làm một số bài tập:
>
<
=
 Bài 1:
	? 2 5 3 2 4 4
	 2 1 2 3 5 2
>
<
=
 Bài 2: 
 ?
	 3 .. 2 	 2 .3
	 3 3
 Bài 3: Tập viết dấu: >, <, =
 - HS tập viết các dấu >, <, = vào bảng con
 Bài 4: a) Số nào lớn: 1 , 3 b) Số nào bé: 5 , 2
 - GV nhận xét.
2. Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.
Tiết 2&3: Ôn luyện (Tiếng Việt)
Bài dạy: Ôn bài 17
Tiết 17&18 (PPCT)
I. MỤC TIÊU:
 - HS nhận biết âm và chữ cái gi, k; đánh vần và đọc trơn các tiếng có gi, k kết hợp các dấu thanh đã học.
 - Biết viết các chữ: gi, k và tiếng gía đỗ, kì đà trên bảng con.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV chuẩn bị một số từ có âm gi, k.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ôn lại bài 17 đã học. 
 + Cho HS đọc lại toàn bài nhiều lần:
a) Đọc âm: gi k
 Đọc tiếng giá đỗ	 kì đà
b) Tìm và đọc những tiếng có chữ gi, chữ k: 
 + gi : giẻ, giò, giỏ cá, 
 + k: ki, kẻ, kể, bờ kè 
c) Tập đọc các câu:
 Bà bế bé Lê. Bé Lê bi bô.
 Cỗ có giò, có gà, có cả giá đỗ. 
 - HS đọc theo nhóm, cá nhân. 
 - GV nhận xét. 
 * Mở rộng vốn từ:
 - Cho HS tìm và đọc thêm tiếng có âm gi, k
 + gi: gió, giờ, giò, cụ già 
 + k: kể, kẻ, kì, kè, kì cọ 
 - GV kèm cho HS yếu, kém đọc nhiều lần.
d) Tậ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_4_na.doc