Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

TUẦN 16: EM LÀM VIỆC TỐT

SINH HOẠT DƯỚI CỜ :

THAM GIA NGÀY HỘI LÀM VIỆC TỐT

I. MỤC TIÊU:

 Sau hoạt động, HS có khả năng:

 - Thực hiện được một số việc làm cụ thể để giúp đỡ các bạn nhỏ ở vùng khó khăn như: chia sẻ sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo.

II. CHUẨN BỊ:

 - Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

 + Ổn định tổ chức.

 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

 + Đứng nghiêm trang

 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

 - GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

 + Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

 + Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

 + Một số hoạt động của tiết chào cờ:

 * Thực hiện nghi lễ chào cờ

 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

 * Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

 * Gợi ý cách tiến hành

 - Nhà trường tổ chức Ngày hội làm việc tốt theo gợi ý:

 - Thông báo với HS về mục đích, nội dung, ý nghĩa của Ngày hội làm việc tốt.

 - HS đóng góp sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ (đã chuẩn bị) dành tặng các bạn nhỏ ở những vùng khó khăn.

 - Đại diện HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia Ngày hội làm việc tốt.

 

doc 41 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 5030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 16
(Từ ngày 21/ 12/ 2020 Đến 25/ 12/ 2020)
Thứ,
ngày tháng năm
Buổi
Tiết
Môn
Tiết
CT
Tên bài dạy
Hai
21/ 12
2020
Sáng
1
HĐTN
46
SHDC: Tham gia Ngày hội làm việc tốt
2
Tiếng Việt
181
Bài 82: eng ec
3
Tiếng Việt
182
Bài 82: eng ec
4
Toán
46
Luyện tập (Tiết 5)
Chiều
1
Đạo đức
16
Ôn tập: Cuối học kì I
2
Ô.L (TViệt)
76
Ôn luyện (Bài 82)
3
Âm nhạc
16
GVBM
Ba
22/ 12
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
183
Bài 83: iêng yêng iêc
2
Tiếng Việt
184
Bài 83: iêng yêng iêc
3
TN &XH
31
Ôn tập và Đ/giá chủ đề cộng động Đ/phương (tiết 2)
4
TViệt (T. viết)
185
Tập viết (sau bài 82, 83)
Chiều
1
Ô.L (Toán)
29
Ôn luyện (Tiết 46) 
2
Ô.L (TViệt)
77
Ôn luyện (Bài 83)
3
Ô.L (TViệt)
78
Ôn luyện (Bài 83)
Tư
23/ 12
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
186
Bài 84: ong oc
2
Tiếng Việt
187
Bài 84: ong oc
3
Toán
47
Luyện tập (Tiết 6)
4
Ô.L (TViệt)
79
Ôn luyện (Bài 84)
Chiều
1
HĐTN
47
Em làm việc tốt
2
Mĩ thuật
16
GVBM
3
GDTC
31
GVBM
Năm
24/12
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
188
Bài 85: ông ôc
2
Tiếng Việt
189
Bài 85: ông ôc
3
TN & XH
32
Cây xanh quanh em (Tiết 1)
4
Toán
48
Luyện tập chung (Tiết 1)
Chiều
1
TViệt (T.viết)
190
Tập viết (Sau bài 84, 85)
2
Ô.L (TViệt)
80
Ôn luyện (Bài 85)
3
Ô.L (Toán)
30
Ôn luyện (Tiết 47, 48)
Sáu
25/ 12
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
191
Bài 86: Kể cuyện Cô bé và con gấu
2
Tiếng Việt
192
Bài 87: Ôn tập
3
GDTC
32
GVBM
4
HĐTN
48
SHL: Cảm xúc của em trong Ngày hội làm việc tốt
Ngày dạy: Sáng Thứ hai, ngày 21/12/2020
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tiết 1 – Tiết CT 46
TUẦN 16: EM LÀM VIỆC TỐT
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
THAM GIA NGÀY HỘI LÀM VIỆC TỐT
I. MỤC TIÊU:	
 Sau hoạt động, HS có khả năng: 
 - Thực hiện được một số việc làm cụ thể để giúp đỡ các bạn nhỏ ở vùng khó khăn như: chia sẻ sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo. 
II. CHUẨN BỊ:
 - Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
 + Ổn định tổ chức.
 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
 + Đứng nghiêm trang
 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
 - GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
 + Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
 + Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
 + Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
 * Thực hiện nghi lễ chào cờ
 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
 * Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
 * Gợi ý cách tiến hành
 - Nhà trường tổ chức Ngày hội làm việc tốt theo gợi ý: 
 - Thông báo với HS về mục đích, nội dung, ý nghĩa của Ngày hội làm việc tốt.
 - HS đóng góp sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ (đã chuẩn bị) dành tặng các bạn nhỏ ở những vùng khó khăn. 
 - Đại diện HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia Ngày hội làm việc tốt.
Môn: Tiếng Việt
Tiết 2 + 3 – Tiết CT 181 + 182
Bài 82: eng ec
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các vần eng, ec; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần eng, ec.
 - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần eng, vần ec.
 - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Xe rác.
 - Viết đúng các vần eng, ec, các tiếng (xà) beng, (xe) téc (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranhh ảnh để minh họa cho các từ ngữ, các thẻ từ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi vài HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài Bỏ nghề (bài 81).
1 HS trả lời câu hỏi: Bác thợ săn bỏ đi vì sao?
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: vần eng, vần ec.
 ** Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
 + Dạy vần eng
 - Cho HS đọc: e - ngờ - eng. / Phân tích vần eng. / Đánh vần, đọc: e - ngờ - eng / eng.
 - Cho HS nói: xà beng / beng. / Phân tích tiếng beng. / Đánh vần, đọc trơn: 
bờ - eng - beng / beng.
 - Đánh vần, đọc trơn: e - ngờ - eng / bờ - eng - beng / xà beng.
 + Dạy vần ec (như vần eng)
 - Đánh vần, đọc trơn: e - cờ - ec / bờ - ec - bec - sắc - béc / béc giê.
* Củng cố: 
 - Cho HS nói lại 2 vần mới học: eng, ec, 2 tiếng mới học: beng, béc.
 ** Luyện tập
 * Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần eng? Tiếng nào có vần ec?)
 - Cho HS đọc từng từ ngữ. Tìm tiếng có vần eng, vần ec, nói kết quả. / Cả lớp: Tiếng eng có vần eng. Tiếng éc có vần ec,... Tiếng xẻng có vần eng,..
 ** Tập viết (bảng con - BT 4)
 - GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
 + Vần eng: Viết e trước, ng sau; chú ý: chữ g cao 5 li; nối nét giữa e và n, viết n gần với g. Thực hiện tương tự với vần ec (viết e gần vói c).
 + beng: viết b trước, vần eng sau. / téc: viết t trước, ec sau, dấu sắc đặt trên e.
 - Cho HS viết trên bảng con: eng, ec (2 lần). Viết: (xà)-beng, (xe) téc.
- HS hát
- HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài Bỏ nghề (bài 81) và trả lời câu hỏi:
- HS đọc e - ngờ - eng
- HS đọc, phân tích
- Đánh vần, đọc: e - ngờ - eng / eng.
- HS nói, phân tích, đánh vần
- HS đánh vần, đọc trơn: : e - ngờ - eng / bờ - eng - beng / xà beng.
- HS đánh vần, đọc trơn: e - cờ - ec / bờ - ec - bec - sắc - béc / béc giê.
- HS nói lại 2 vần mới học: eng, ec, 2 tiếng mới học: beng, béc.
- HS tìm từ ngữ: có vần eng, vần ec, nói kết quả.
- Cả lớp: Tiếng eng có vần eng. Tiếng éc có vần ec,... Tiếng xẻng có vần eng,...
- HS theo dõi và lắng nghe
- HS lăng nghe và theo dõi
- HS viết vào bảng con: : eng, ec (2 lần). Viết: (xà)-beng, (xe) téc.
Tiết 2
 ** Tập đọc (BT 3)
 - GV chỉ hình, giúp HS nói đúng tên từng loại xe: Xe điện (màu vàng và đỏ, chạy bằng điện) chở người. Xe téc (thùng xe màu xanh nước biển) chở xăng. Xe rác (thùng xe xanh lá mạ) chở rác.
 - GV đọc mẫu.
 + Luyện đọc từ ngữ:
 - GV giải nghĩa: cằn nhằn (lẩm bẩm tỏ ý bực tức).
 + Luyện đọc câu
 - GV: Bài có 9 câu.
 - GV chỉ từng câu (liền 2 câu Xe điện, ... “Bẩn quá! ”.), HS đọc vỡ.
 - Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn).
 - Cho HS thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn - mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
 + Tìm hiểu bài đọc
 - GV: Bài có 4 ý. Ý 1 và 4 đã được đánh số. cần đánh số TT cho ý 2 và 3.
 - GV chỉ từng ý cho HS đọc.
 - HS làm bài trên VBT. /1 HS báo cáo kết quả. GV chốt lại đáp án.
 - Cho cả lớp đọc kết quả (đọc 2 trước 3): 1) Xe điện, xe téc chê xe rác bẩn. 3) Xe rác chở rác đi. 2) Một đêm mưa to, phố xá ngập rác. 4) Xe điện, xe téc cảm ơn xe rác.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV yêu cầu HS đọc lại bài..
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài 83.
 - Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc Từ ngữ: lặng lẽ, ngon giấc, xe téc, cằn nhằn, ngập rác, lo lắng, bon bon, hớn hở, leng keng.
-HS luyện đọc câu
- HS thi đọc
- HS lắng nghe
- HS làm vào vở Bìa tập
- HS đọc lại bài
Môn: Toán
Tiết 4 – Tiết CT 46
Bài: Luyện tập (tiết 5&6)
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
 - Làm quen với việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) và không xét trường hợp có cả dấu phép tính cộng và dấu phép tính trừ.
 - Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
 - Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ:
 - Các thẻ số và phép tính.
 - Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. KIểm tra bài cũ:
 - GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con và gọi vài HS lên bảng chia sẻ.
 - GV cùng HS nhận xét.
3. Bài mới:
A. Hoạt động khởi động
 - Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Bài này yêu cầu HS thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng.
 - Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi nêu cách giải quyết vấn đề.
VD: Với câu a), HS nói: Rổ thứ nhất có 5 quả bí ngô. Rổ thứ hai có 2 quả. Anh Tuấn chở thêm đến 1 quả bí ngô nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả bí ngô? Ta có 5 + 2 + 1= ?
- GV hướng dần HS cách tính 5 + 2 + 1 = ?
 - GV thay đổi tình huống (thay đổi số lượng quả bí ngô hoặc thay tình huống khác) để HS củng cố cách tính, chẳng hạn: 4 + 2 + 1 ;5 + l + l;6 + 2 + l; 2 + 2+ l;...
- GV có thể thay đổi tình huống (thay đổi số lượng quả bí ngô hoặc thay tình huống khác) để HS củng cố cách tính, chẳng hạn: 4 + 2 + 1; 5 + l + l; 6 + 2 + l; 2 + 2 + l;...
câu b) GV H/dẫn HS thực hiện và nói với bạn cách tính của mình. 
 - GV có thể đưa thêm một vài phép tính khác để HS thực hiện
Bài 2: Yêu cầu HS thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ.
 - Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi nêu cách giải quyết vấn đề. Chia sẻ trước lớp.
VD: Với câu a), HS nói:
Có 8 quả mướp. Lần thứ nhất chị Lan hái 3 quả. Sau đó, chị Lan hái thêm 1 quả nữa. Hỏi còn lại bao nhiêu quả mướp?
 - Ta có: 8 - 3 - 1 = ?
 - GV H/dần HS cách tính 8 - 3 - 1 = ?
 5 
 - Với câu b): HS thực hiện và nói với bạn cách tính của mình. GV có thê đưa thêm một vài phép tính khác để HS thực hiện.
Bài 3: Tính
 - Trước hết HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng.
 - Cho HS nói cách thực hiện trong từng hợp.
Bài 4: Sô?
a) Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.
a) Có 4 con chim ở tốp thứ nhất đang đậu trên cây. Có 3 con chim ở tốp thứ hai bay đến. Tiếp tục có 3 con chim ở tốp thứ ba bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim?
b) Có 9 con vịt. Đầu tiên có 2 con bơi đi. Tiếp tục có 4 con bơi đi. Còn lại bao nhiêu con vịt đang ở trên bờ?
Ta có 9 - 2 - 4 = 3. Vậy còn lại 3 con vịt đang ở trên bờ.
C. Hoạt động vận dụng
 - GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ, hôm sau chia sẻ với các bạn.
4. Củng cố, dặn dò
 - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
 - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát	
Số?
 8 - ? = 3 6 - ? = 2 9 - ? = 3
 9 - ? = 6 10 - ? = 4 7 - ? = 5
1. a) Số?
- HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi nêu cách giải quyết vấn đề. Chia sẻ trước lớp.
- HS thực hiện từ trái sang phải 5 + 2 = 7; 7 + 1= 8.
- HS củng cố cách tính, chẳng hạn: 4 + 2 + 1; 5 + l + l; 6 + 2 + l; 2 + 2 + l;...
b) Tính:
 3 + 1 + 1 = ? 6 + 1 + 2 = ?
 4 7
2. a) Số?
- HS quan sát tranh. Chia sẻ trước lớp.
- HS thực hiện từ trái sang phải: 
8 – 3 = 5; 5 – 1 = 4.
b) Tính:
 4 – 1 – 1 = 7 – 1 – 2 =
 3 6 
3. Tính:
 3 + 1 + 2 = 5 – 2 – 2 =
 4 + 3 + 1 = 8 – 1 – 3 =
4. Sô?
- HS quan sát tranh. Chia sẻ trước lớp.
a) Ta có 4 + 3 + 3 = 10. Vậy có tất cả 10 con chim.
b) Ta có 9 - 2 - 4 = 3. Vậy còn lại 3 con vịt đang ở trên bờ.
- HS chia sẻ trước lớp
- Bài học hôm nay, em biết thêm được: một bì toán có 2 phép cộng, 2 phép tính trừ.
Ngày dạy: Chiều Thứ hai, ngày 21/12/2020
Môn: Đạo đức
Tiết 1 – Tiết CT 16
Bài: Ôn tập Cuối học kì I
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
 - Được củng cố, mở rộng hiểu biết về các chuẩn mực thực hiện nội quy trường, lớp; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
 - Hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
 - SGK Đạo đức 1.
 - Thẻ/tranh các biểu hiện.
 - Mô hình “Những ngôi sao sáng”.
 - Thẻ ngôi sao/từng HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn dịnh:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi vài HS nói một số câu lời yêu thương với những người trong gia đình.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
A/ Khởi động
 - Cho HS cả lớp cùng hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết” - Nhạc và lời: Mộng Lân.
 + Lớp chúng mình vui như thế nào?
 + Em thích những điều gì ở lớp mình?
 - GV dẫn dắt vào bài học, có thể nói về một số thay đổi ở HS trong lớp.
B/ Luyện tập
Hoạt động 1: Cuộc thi “Rung chuông vàng”
Cách tiến hành:
 - GV tuyên bố cuộc thi “Rung chuông vàng”, thông báo luật chơi. Luật chơi như sau: GV đưa câu đố và ba đáp án A, B, C. 
 - Ai viết sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Người còn lại cuối cùng là người chiến thắng.
 - GV có thể sứ dụng máy tính, thẻ chữ,.. tùy theo điều kiện cụ thể.
- HS hát
- HS nói một số câu lời yêu thương với những người trong gia đình.
- HS cả lớp cùng hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết”
- HS trả lời câu hỏi:
- HS ngồi vào vị trí, chuẩn bị sẵn bảng con, phấn và giẻ lau. 
- HS viết đáp án đúng lên bảng đen của mình (viết chữ cái) trong một khoảng thời gian nhất định.
Câu 1. Việc làm nào giúp nơi học gọn gàng, ngăn nắp?
A. Sắp xếp sách vở vào cặp sau khi học bài.
B. Nhờ mẹ đặt giúp đồng hồ báo thức.
C. Tự chải đầu trước khi đi học.
Câu 2. Việc làm nào là thực hiện nội quy?
A. Đi du lịch cùng cha mẹ.
B. Chào thầy cô giáo khi ở trường.
C. Nghịch dây điện của nồi cơm điện đang sử dụng.
Câu 3. Hành vi nào là không nên làm?
A. Nói chuyện riêng với bạn trong giờ học.
B.Tự giác cắt móng tay khi móng tay dài.
C. Đi học đúng giờ.
Câu 4. Hành vi nào thế hiện tình cảm yêu thương gia đình?
A. Tranh giành đồ chơi với em.
B. Quét nhà giúp bố mẹ khi ở nhà.
C. Không làm giúp khi bố mẹ nhờ.
Câu 5. Các việc cần làm khi bị ốm là gì?
A. Thông báo cho người lớn về tình hình sức khoẻ không tốt.
B. Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của người lớn và cán bộ y tế.
C. Cả A và B.
Câu 6. Vân đang ngồi xem một bộ phim rất hay mà em thích. Mẹ nhờ Vân trông em bé để mẹ nấu cơm. Vân nên làm gì?
A. Vân từ chối, không trông em.
B. Vân trông em nhưng cáu kỉnh, khó chịu với em bé.
C.Vân vui vẻ đáp: “Mẹ cứ yên tâm, con sẽ trông em và vui vẻ chơi với em”.
 Câu 7. Những dụng cụ nào là cần thiết để giúp em luôn sạch sẽ?
A. Lược, khăn mặt.
B. Bấm móng tay, bàn chải và kem đánh răng.
C. Cả A và B.
 - GV tổng kết kết quả cuộc thi, vinh danh cảc trạng nguyên trong cuộc thi “Rung chuông vàng”.
Hoạt động 2: Tuyên dương những ngôi sao sáng.
* Cách tiến hành:
 - GV giao nhiệm vụ cho HS: Đếm các viên sỏi/bông hoa... trong các “Giỏ việc tốt”, “Giỏ yêu thương”. Cứ 7 viên sỏi/bông hoa được quy đổi thành một ngôi sao.
 - Cho HS tự đánh giá kết quả thực hiện các hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân, tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình, đếm số sỏi/hoa,... đã được nhận, quy đổi thành sao.
 - Cho HS viết tên và số sao đã đạt được trên giấy hình ngôi sao.
 - GV lập mô hình “Những ngôi sao sáng” và đề nghị HS xếp thẻ sao của mình trên mô hình “Ngôi sao sáng”. Bạn nào càng có nhiều sao thì càng được xếp trên cao.
 - Cho cả lớp tham quan mô hình ngôi sao. Những bạn có nhiều sao chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm khi thực hiện các hành vi trên.
 - Một số HS đóng vai “Phóng viên” phỏng vấn những bạn đứng vị trí tốp 5 theo những câu hỏi gợi ý sau:
 + Bạn có cảm tưởng như thế nào khi được xếp ở vị trí cao, là những ngôi sao sáng nhất?
 + Bạn có lời khuyên nào hoặc chia sẻ bí kíp thực hiện tốt nhiệm vụ với các bạn trong lớp?
 + Các bạn khác chúc mừng những ngôi sao sáng nhất.
 - GV khen ngợi HS đã có nhiều cố gắng thực hiện các hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
4. Tổng kết bài học
 - GV yêu cầu mồi HS nói một câu hoặc thể hiện hành vi cam kết thực hiện tốt những chuẩn mực đã học. 
 - GV có thể cho HS viết vào giấy “Lá thư gửi tương lai”, sau đó lưu lại để đọc vào cuối năm học lớp 1. 
 - GV nhận xét.
- HS thực hiên
-HS tự đánh giá kết quả thực hiện các hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân, tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình, đếm số sỏi/hoa,... đã được nhận, quy đổi thành sao.
- HS viết 
- Lớp tham quan mô hình ngôi sao. Những bạn có nhiều sao chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm khi thực hiện các hành vi trên.
- HS đóng vai “Phóng viên”
- HS chúc mừng những ngôi sao sáng nhất.
- HS thực hiện
Môn: Âm nhạc
Tiết 3 
(GVBM)
Ngày dạy: Sáng Thứ ba, ngày 22/12/2020
Môn: Tiếng Việt
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 183 + 184
Bài 83: iêng yêng iêc
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các vần iêng, yêng, iêc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần iêng, yêng, iêc.
 - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần iêng, vần yêng, vần iêc.
 - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Cô xẻng siêng năng.
 - Viết đúng các vần iêng, yêng, iêc, các tiếng chiêng, yểng, xiếc (hên bảng con).
I. CHUẨN BỊ: 
 - Tranh ảnh để minh họa cho các từ ngữ
 - Phiếu khổ to viết nội dung BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC:
 Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi và HS tiếp nối nhau đọc bài “Xe rác” (bài 82) và trả lời cauu hỏi
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: các vần iêng, yêng, iêc.
 ** Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
 + Dạy vần iêng
 - HD HS đọc: iê - ngờ - iêng / Phân tích vần iêng: âm iê + âm ng. Đánh vần, đọc: iê - ngờ - iêng / iêng.
 - GV yêu cầu HS nói: gõ chiêng / chiêng. /Phân tích tiếng chiêng. / Đánh vần, đọc: chờ - iêng - chiêng / chiêng.
 - Đánh vần, đọc trơn: iê - ngờ - iêng / chờ - iêng - chiêng / gõ chiêng.
 + Dạy vần yêng
 - Đánh vần, đọc trơn: yê - ngờ - yêng / yê - ngờ - yêng - hỏi - yểng / yểng.
 - GV nhắc lại quy tắc chính tả: yểng viết là yê vì trước nó không có âm đầu.
 + Dạy vần iêc
Đánh vần, đọc trơn: iê - cờ - iêc / xờ - iêc - xiêc - sắc - xiếc / xiếc.
 * Củng cố: 
 - GV yêu cầu HS nói 3 vần vừa học, 3 tiếng mới học.
 ** Luyện tập
 * Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần iêng? Tiếng nào có vần iêc?)
 - GV yêu cầu HS đọc từng từ dưới hình; tìm tiếng có vần iêng, vần iêc, báo cáo.
 - GV chỉ từng từ, cả lớp nói: Tiếng diệc có vần iêc. Tiếng riềng có vần iêng,...
 ** Tập viết (bảng con - BT 4)
 - GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu:
 + Vần iêng: viết iê rồi viết ng; chú ý: nối nét i - e - n, lia bút từ n sang viết tiếp g, ghi dấu chấm ở chữ i, dấu mũ ở chữ ê. / Hướng dẫn tương tự với yêng, iêc.
 + chiêng: viết ch rồi đến iêng. / yểng: viết yê, ng, dấu hỏi đặt trên ê. / Làm tương 
 + Cho HS tự với iêc, xiếc.
 - Cho HS viết: iêng, yêng, iêc (2 lần). Viết: chiêng, yểng, xiếc.
 - GV nhận xét.
- HS hát
- HS tiếp nối nhau đọc bài “Xe rác” (bài 82) và trả lời cauu hỏi
- HS lắng nghe
- HS đọc, phân tích, đánh vần: iê - ngờ - iêng / iêng.
- HS nói, phân tích, đánh vần: chờ - iêng - chiêng / chiêng.
- HS đánh vần, đọc trơn: iê - ngờ - iêng / chờ - iêng - chiêng / gõ chiêng.
-Đánh vần, đọc trơn: yê - ngờ - yêng / yê - ngờ - yêng - hỏi - yểng / yểng.
- HS lắng nghe
-Đánh vần, đọc trơn: iê - cờ - iêc / xờ - iêc - xiêc - sắc - xiếc / xiếc.
- HS nói: iêng, yêng, iêc, 3 tiếng mới học: chiêng, yểng, xiêc.
- HS đọc, tìm tiếng và báo cáo kết quả
- HS nói: Tiếng diệc có vần iêc. Tiếng riềng có vần iêng,...
- HS lắng nghe và theo dõi
- HS viết ở bảng con
Tiết 2
 ** Tập đọc (BT 3)
 - GV giới thiệu hình ảnh cô xẻng siêng năng dọn dẹp; chị gió làm rác bay tứ tung. Các em cùng nghe đọc bài để biết cô xẻng và chị gió nói chuyện gì.
 - GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm: siêng năng, hăm hở, văng khắp chốn, ủ rũ, nhẹ nhàng, mát mẻ, lem lém.
 + Luyện đọc từ ngữ: 
 + Luyện đọc câu
 - GV: Bài có 9 câu. GV chỉ từng câu (chỉ liền 2 câu: “Chị chớ buồn... mát mẻ mà”.) cho HS đọc vỡ.
 - Cho HS đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
 - Cho HS thi đọc đoạn, bài. Chia bài làm 3 đoạn (4 câu / 3 câu / 2 câu).
 + Tìm hiểu bài đọc
 - GV H/dẫn HS đọc từng vế câu.
 - GV H/dẫn HS làm bài trong VBT. /1 HS nối ghép các vế câu trên bảng lớp. GV chốt đáp án. / Cả lớp đọc: a) Cô xẻng - 2) rất siêng năng. / b) Chị gió - 3) giúp nhà nhà mát mẻ. / c) Chú yểng - 1) khen cô xẻng và chị gió.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại cả bài
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài 84.
 - Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc từ ngữ: siêng năng, làm việc, hăm hở, văng, khắp chốn, buồn lắm, nhẹ nhàng, mát mẻ, lem lém, chăm chỉ.
- HS đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
- HS thi đọc đoạn, bài
- HS đọc từng vế câu.
- HS làm vào vở BT
- HS đọc lại cả bài
Môn: Tự nhiên và xã hội
Tiết 3 – Tiết CT 31
Bài: Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương (tiết 2)
(Đã soạn ở tuần 15)
Môn: Tiếng Việt (Tập viết)
Tiết 4 – Tiết CT 185 
Bài: Tập viết (sau bài 82, 83)
I. MỤC TIÊU:
 Viết đúng eng, ec, iêng, yêng, iêc, xà beng, xe téc, chiêng, yểng, xiếc - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. CHUẨN BỊ:
 - Bài mẫu viết trên giấy có kẻ ô li được phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV yêu cầu HS viết lại các vần, tiếng vào bảng con.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
 * Luyện tập
 - Cho HS đọc: eng, xà beng, ec, xe téc, iêng, chiêng, yêng, yểng, iêc, xiếc.
 + Tập viết: eng, xà beng, ec, xe téc.
 - GV yêu cầu HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần eng, ec, độ cao các con chữ.
 - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, để khoảng cách, vị trí đặt dấu thanh trên các tiếng (xà) beng, (xe) téc.
 - Cho HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một.
 - GV kiểm tra, giúp đỡ HS.
 + Tập viết: iêng, chiêng, yêng, yểng, iêc, xiếc (như mục b). 
 - GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
 - Nhăc HS chưa hoàn thành bìa viết về nhà tiếp tục luyện viết.
 - GV nhận xét tiết học 
- HS hát
- HS viết lại các vần, tiếng: ang, ac, thang, vạc, ăng, ăc, măng, tắc kè
- HS lắng nghe
- HS đọc: eng, xà beng, ec, xe téc, iêng, chiêng, yêng, yểng, iêc, xiếc.
- HS đọc, nói cách viết :eng, éc
- HS lắng nghe 
- HS Viết vào vở
- HS hoàn thành phần “Luyện tập thêm”.
Ngày dạy: Sáng Thứ tư, ngày 23/12/2020
Môn: Tiếng Việt
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 186 + 187
Bài 84: ong oc
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các vần ong, oc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ong, oc.
 - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ong, vần oc.
 - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Đi học.
 - Viết đúng các vần ong, oc, các tiếng bóng, sóc (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ: 
 - Tranh ảnh để minh họa cho các từ ngữ
 - Các thẻ ghi các vế câu ở BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi vài HS đọc bài “Cô xẻng siêng năng” (bài 83) và trả lời câu hỏi.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: vần ong, vần oc.
 ** Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
 + Dạy vần ong
 - Cho HS đọc: o - ngờ - ong. / Phân tích vần ong. / Đánh vần, đọc: o - ngờ - ong / ong.
 - Cho HS đọc: bóng. / Phân tích: Tiếng bóng có vần bóng. / Đánh vần, đọc trơn: o - ngờ - ong / bờ - ong - bong - sắc - bóng / bóng.
 + Dạy vần oc: (quy trình tương tự vần ong) 
 - Đánh vần, đọc trơn: o - cờ - oc / sờ - oc - soc - sắc - sóc / sóc.
* Củng cố: 
 - Cho HS nói lại 2 vần mới học: ong, oc, 2 tiếng mới học: bóng, sóc.
 ** Luyện tập
 * Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ong? Tiếng nào có vần oc?)
 - GV yêu cầu HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng tù' ngữ.
 - Cho HS tìm tiếng có vần ong, vần oc, báo cáo. / GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng cóc có vần oc. Tiếng chong có vần ong,...
 ** Tập viết (bảng con - BT 4)
 - GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
 + Vần ong: viết o rồi đến ng; chú ý viết o và ng không gần quá hay xa quá. / Làm tương tự với vần oc.
 + bóng: viết b rồi đến ong, dấu sắc đặt trên o. / Làm tương tự với sóc.
 - Cho HS viết: ong, oc (2 lần). / Viết: bóng, sóc.
 - GV cùng HS nhận xét.
- HS hát
- HS đọc bài “Cô xẻng siêng năng” (bài 83) và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
- HS đọc, phân tích: o - ngờ - ong / ong.
- HS đánh vần ,đọc trơn: o - ngờ - ong / bờ - ong - bong - sắc - bóng / bóng.
- HS đánh vần, đọc trơn: o - cờ - oc / sờ - oc - soc - sắc - sóc / sóc
- HS nêu
- nói lại 2 vần mới học: ong, oc, 2 tiếng mới học: bóng, sóc
- HS đọc (cá nhân, cả lớp)
- HS tìm tiếng có vần ong, vần oc và báo cáo: Tiếng cóc có vần oc. Tiếng chong có vần ong,...
- HS theo dõi
- HS viết ở bảng con: ong, oc (2 lần). Viết: bóng, sóc.
Tiết 2
 ** Tập đọc (BT 3)
 - GV chỉ hình minh hoạ bài thơ Đi học, giới thiệu hình ảnh sóc, nhím, thỏ ngọc đang học.
 - GV đọc mẫu: nhấn giọng, gây ấn tượng với các từ lóc cóc, bon bon, rộn rã.
 + Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp) 
 - GV giải nghĩa: vó ngựa (bàn chân của ngựa).
 + Luyện đọc câu
 - GV: Bài thơ có 12 dòng. GV chỉ 2 dòng thơ một cho HS đọc vỡ.
 - Cho HS đọc tiếp nối từng cặp hai dòng thơ (cá nhân, từng cặp).
 - Cho HS thi đọc tiếp nối 3 khổ thơ; thi đọc cả bài thơ.
 + Tìm hiểu bài đọc
 - GV nêu yêu cầu; mời 1 HS đọc 3 câu văn chưa hoàn chỉnh.
 - Cho HS đọc thầm, tự hoàn thành từng câu văn. /1 HS báo cáo kết quả.
 - Cho cả lớp đọc lại: a) Sóc, nhím và thỏ học lớp cô sơn ca. / b) Bác ngựa đưa cả ba bạn đi học. / c) Ba bạn hứa học tập thật chăm chỉ.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại toàn bài.
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài 85
 - Nhận xét tiết học.
- HS quan sát
- HS lăng nghe
- HS luyện đọc: đi học, thỏ ngọc, vó ngựa, va lóc cóc, lăn bon bon, chim chóc, liệng vòng tròn, rộn rã, chờ mong , hứa trong lòng
- HS đọc vỡ từng câu
- HS đọc nối tiếp nhau từng cặp hai dòng thơ
- HS thi đọc tiếp nối 3 khổ thơ; thi đọc cả bài thơ.
- HS đọc thầm, tự hoàn thành từng câu văn. /1 HS báo cáo kết quả.
- HS đọc lại toàn bài.
Môn: Toán
Tiết 3 – Tiết CT 47
Bài: Luyện tập (tiết 6)
(Đã soạn ở ngày thứ hai)
Môn: Ôn luyện (Tiếng Việt)
Tiết 4 – Tiết CT 79
Bài: Ôn luyện bài 84
Nội dung
SGK
(Trang)
Ghi nhớ
 - Rèn kĩ năng đọc, viết các vần đã học ở bài 84.
 + HS đọc lại các vần và các từ đã học ở bài 84.
 + HS luyện đọc bài tập đọc ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
 + Rèn kĩ năng viết đúng cho HS.
 Ôn các vần: eng, ec, iêng, yêng, iêc, ong, oc.
150
151
150
- HS nhớ các vần ong, oc và đọc đúng.
- HS biết ghỉ hơi chỗ có dấu chấm.
- Viết đúng độ cao, độ rộng của từng con chữ.
Ngày dạy: Chiều Thứ tư, ngày 23/12/2020
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tiết 1 – Tiết CT 47
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
EM LÀM VIỆC TỐT
I. MỤC TIÊU: 	
 Sau hoạt động: 
 - Liên hệ và thể hiện cảm xúc về những việc tốt mà HS đã làm để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh. 
 - Cam kết thực hiện những lời nói, việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu thương và
giúp đỡ mọi người xung quanh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường. 
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh minh hoạ hoặc máy chiếu; miếng xốp hoặc bìa cứng để vẽ hoặc làm mô hình cây việc tốt, keo dán.
 - Giấy màu, bút vẽ, bút viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
 - Ổn định:
 - Giới thiệu bài:
 + Hôm nay, chúng ta sang một chủ đề mới về bản thân làm những việc tốt qua bài : Em làm việc tốt.
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động 1: Chia sẻ việc tốt em đã làm
* Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
+ Bạn đã làm gì để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh?
+ Bạn làm việc đó khi nào?
+ Bạn cảm thấy như thế nào sau khi làm những việc đó? 
 - Cho HS thảo luận cặp đôi.
 - 2 đến 3 cặp HS chia sẻ trước lớp.
phù hợp để giúp đỡ mọi người.
 - GV và HS cùng nhận xét và khen ngợi những bạn đã làm được những việc tốt phù hợp để giúp đỡ mọi người.
* GV kết luận.
 - Khi bạn bè, người thân gặp khó khăn, em nên sẵn sàng việc làm cụ thể, phù hợp như: giúp bạn học bài; giúp đỡ, thăm hỏi khi bạn bị đau, ốm; chia sẻ khi bạn có chuyện buồn; giúp đỡ bố mẹ việc nhà; quan tâm, chăm sóc
ông bà, cha mẹ.
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2: Cây việc tốt
* Cách tiến hành :
Bước 1. Cá nhân làm bông hoa việc tốt:
 - GV hướng dẫn HS cắt, xé giấy màu để tạo thành những bông hoa, chiếc lá hoặc quả. 
Bước 2. Cả lớp cùng làm cây việc tốt: 
 - GV giới thiệu Cây việc tốt được làm bằng mô hình (xốp, bìa cứng) hoặc tranh vẽ cây việc tốt (có thân, có cành). 
 - GV cho HS dán những bông hoa, chiếc lá hoặc quả việc tốt lên cây. 
Bước 3. Trưng bày và giới thiệu cây việc tốt:
 - GV mời HS lên thuyết trình về bông hoa, chiếc lá hoặc quả việc tốt của mình. 
 - GV trưng bày Cây việc tốt ở cuối lớp hoặc hành lang của lớp học.
4. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
 - Về nhà chia sẻ với người thân về những việc làm tốt mình đã làm được.
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- HS Hát
- HS lắng nghe
- HS theo dõi và lắng nghe
- HS cắt, xé giấy màu để tạo thành những bông hoa, chiếc lá hoặc quả. 
- Viết hoặc vẽ lên mỗi bông hoa, chiếc lá hoặc quả một việc tốt mà mình đã thực hiện trong ngày.
- HS theo dõi
- Từng HS dán những bông hoa, chiếc lá hoặc quả việc tốt mà bản thân đã thực hiện lên Cây việc tốt. 
- Một số HS lên thuyết trình về bông hoa, chiếc lá hoặc quả việc tốt của mình.
Môn: Mĩ thuật
Tiết 2
(GVBM)
Môn: Giáo dục thể chất
Tiết 3 
(GVBM)
Ngày dạy: Sáng Thứ năm, ngày 24/12/2020
Môn: Tiếng Việt
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 188 + 189
Bài 85: ông ôc
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các vần ông, ôc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ông, ôc.
 - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ông, vần ôc.
 - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Quạ và công.
 - Viết đúng các vần ông, ôc, các tiếng (dòng) sông, gốc (đa) (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ: 
 - Tranh ảnh để minh họa cho các từ ngữ
 - 4 thẻ từ viết các cụm từ của BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_16_n.doc