Giáo án Học vần Lớp 1 - Tiết 1+2: Làm quen với trường lớp, bạn bè - Làm quen với đồ dùng học tập
I. Mục tiêu:
- Làm quen với trường, lớp.
- Biết cách làm quen, kết bạn. Hiểu và gần gũi bạn bè trong lớp, trong trường.
- Gọi đúng tên, hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập.
- Phát triển kĩ năng nói, thêm tự tin khi giao tiếp.
- Có kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa.
- Yêu quý lớp học - nơi diễn ra những hoạt động học tập thú vị.
* Phát triển năng lực, phẩm chất:
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ (chăm học, ham học, có tinh thần tự học), nhân ái (sẵn sàng hòa nhập, học hỏi và giúp đỡ mọi người), trách nhiệm (có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập cẩn thận).
II. Đồ dùng dạy và học:
1. Giáo viên:
- Nắm vững các nguyên tắc giao tiếp khi chào hỏi, giới thiệu, làm quen.
- Biết một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập trong các phương ngữ (chẳng hạn ở miền Nam, cái bút gọi là cái viết, cái tẩy gọi là cục gôm, )
- Hiểu công dụng và cách sử dụng đồ dùng học tập cần thiết đối với HS như sách vở, phấn bảng, bút mực, bút chì, thước kẻ, gọt bút chì, tẩy, Hiểu thêm công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng học tập khác: bộ đồ dùng học Tiếng Việt.
2. Học sinh:
- Sách vở, phấn bảng, bút mực, bút chì, thước kẻ, gọt bút chì, tẩy, bộ đồ dùng học Tiếng Việt.
Học vần (tiết 1 - 2): LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG LỚP, BẠN BÈ LÀM QUEN VỚI ĐỒ DÙNG HỌC TẬP. Mục tiêu: - Làm quen với trường, lớp. - Biết cách làm quen, kết bạn. Hiểu và gần gũi bạn bè trong lớp, trong trường. - Gọi đúng tên, hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập. - Phát triển kĩ năng nói, thêm tự tin khi giao tiếp. - Có kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. - Yêu quý lớp học - nơi diễn ra những hoạt động học tập thú vị. * Phát triển năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. - Phát triển phẩm chất chăm chỉ (chăm học, ham học, có tinh thần tự học), nhân ái (sẵn sàng hòa nhập, học hỏi và giúp đỡ mọi người), trách nhiệm (có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập cẩn thận). Đồ dùng dạy và học: Giáo viên: - Nắm vững các nguyên tắc giao tiếp khi chào hỏi, giới thiệu, làm quen. - Biết một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập trong các phương ngữ (chẳng hạn ở miền Nam, cái bút gọi là cái viết, cái tẩy gọi là cục gôm, ) - Hiểu công dụng và cách sử dụng đồ dùng học tập cần thiết đối với HS như sách vở, phấn bảng, bút mực, bút chì, thước kẻ, gọt bút chì, tẩy, Hiểu thêm công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng học tập khác: bộ đồ dùng học Tiếng Việt. Học sinh: - Sách vở, phấn bảng, bút mực, bút chì, thước kẻ, gọt bút chì, tẩy, bộ đồ dùng học Tiếng Việt. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1 1. Khởi động - GV chúc mừng HS đã được vào lớp 1. - HS lắng nghe và vỗ tay. - GV giới thiệu về mình. - HS lắng nghe và nêu một số câu hỏi cho GV. - GV cho HS hát. - Cả lớp hát 1 bài. - GV giới thiệu bài học. - HS lắng nghe. 2. Làm quen với trường lớp - GV yêu cầu HS mở SGK Tiếng Việt trang 7, quan sát tranh và trả lời câu hỏi - HS mở SGK, quan sát tranh và trả lời câu hỏi. ? Tranh vẽ cảnh ở đâu, vào thời điểm nào? ? Khung cảnh gồm những gì? - GV nhận xét. - HS kể tên những phòng, những dãy nhà có trong trường mình. - GV nhắc nhở HS thực hiện tốt những quy định của trường lớp. - HS ghi nhớ thực hiện: + Đứng lên chào khi thầy cô giáo bước vào lớp. Tư thế ngay ngắn, nói lời chào: “Chúng em chào thầy/cô ạ” + Giữ trật tự trong giờ học, giữ gìn vệ sinh chung. - GV lưu ý HS một số vấn đề về học tập, rèn luyện. - HS lắng nghe và ghi nhớ. Giải lao 3. Làm quen với bạn bè - GV yêu cầu HS mở SGK Tiếng Việt trang 7, quan sát tranh và trả lời câu hỏi - HS mở SGK, quan sát tranh và trả lời câu hỏi. ? Tranh vẽ những ai? ? Các bạn học sinh đang làm gì? ? Đến trường học, Hà và Nam mới biết nhau. Theo em, để làm quen, các bạn sẽ nói với nhau thế nào? - GV nhận xét. - GV giới về cách làm quen với bạn mới: chào hỏi, giới thiệu bản thân. - HS lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm đôi, đóng vai tình huống làm quen nhau. - Đại diện 2 nhóm thực hành trước lớp - Nhóm khác theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét. - GV giới thiệu thêm: Vào lớp 1, các em được làm quen với trường lớp, với bạn mới, ở trường được thầy cô dạy đọc, viết, làm toán, chỉ bảo mọi điều, được vui chơi cùng bạn bè. Về nhà, em cùng bạn đọc sách, truyện, chơi xếp chữ, .. - HS lắng nghe và ghi nhớ. Tiết 2 4. Làm quen với đồ dùng học tập - GV gắn tranh. - HS quan sát tranh và gọi tên các đồ dùng học tập. - GV đọc tên từng đồ dùng học tập. - HS lấy đồ dùng học tập thích hợp theo GV nêu. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS quan sát tranh. ? Trong mỗi tranh, bạn HS đang làm gì? ? Mỗi đồ dùng học tập dùng vào việc gì? - HS thảo luận nhóm đôi, nói về công dụng và cách sử dụng đồ dùng học tập - Đại diện 1 nhóm trình bày trước lớp. + Bạn HS đang dùng sách trong giờ học -> sách dùng để học. + Một bạn cầm thước kẻ và kẻ lên giấy -> thước để kẻ, vẽ nên một đường thẳng. + Một bạn dùng bút chì tô chữ trong vở -> bút chì để tô, viết chữ. + Một bạn dùng bút viết chữ a vào vở -> bút mực để viết. + Hình ảnh gọt bút chì -> gọt bút chì để bút nhọn hơn. + Hình ảnh dùng tẩy để xóa một nét trong bức tranh tự vẽ -> tây để xóa đi những chỗ không cần thiết. - GV yêu cầu HS nói về một số đồ dùng học tập mà mình đang có. - HS cầm từng đồ dùng học tập và nêu trước lớp. - GV nhận xét. ? Phải làm thế nào để giữ sách vở không bị rách hay quăn mép? - Để giữ sách vở không bị rách hay quăn mép thì khi sử dụng sách vở phải mở nhẹ nhàng, tuyệt đối không gập sách làm đôi. Sử dụng sách xong phải sắp xếp gọn gàng trên giá sách. ? Có cần cho bút vào hộp bút không? Vì sao? - Có cần cho bút vào hộp bút. Vì tránh làm mất bút. ? Muốn kẻ vào vở, phải đặt thước như thế nào? - Muốn kẻ vào vở, phải đặt thước thẳng. ? Làm gì để thước kẻ không bị cong vẹo, sứt mẻ? - Không lấy thước gõ vào bàn, không uốn cong thước. ? Làm sao phải gọt lại bút chì? - Gọt bút chì để bút nhọn, dễ viết. Giải lao - GV yêu cầu HS thực hành sử dụng các đồ dùng học tập. - HS tự thực hành theo cá nhân. - 1 HS lên thực hành trước lớp. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét. 5. Củng cố - GV tổ chức trò chơi “Ai thông minh”, nêu luật chơi: Cô có 7 câu đố, các con hãy quan sát tranh, lắng nghe câu đố và đưa đồ dùng học tập tương ứng với lời giải của câu đố lên. Bạn nào trả lời đúng sẽ tiếp tục câu đố tiếp theo. Bạn nào trả lời sai ở câu đố nào, sẽ dừng trò chơi tại đó. Đến cuối cùng bạn nào trả lời đúng được tất cả các câu đố sẽ giành được phần quà. - HS lắng nghe luật chơi và tham gia. Câu 1: Áo em có đủ các màu Thân em trắng muốt, như nhau thẳng hàng Mỏng, dày là ở số trang Lời thầy cô, kiến thức vàng trong em. - Quyển vở. Câu 2: Gọi tên, vẫn gọi là cây Nhưng đâu có phải đất này mà lên. Suốt đời một việc chẳng quên Giúp cho bao chữ nối liến với nhau. - Cái bút. Câu 3: Không phải bò Chẳng phải trâu Uống nước ao sâu Lên cày ruộng cạn. - Bút mực. Câu 4: Ruột dài từ mũi đến thân Mùi mòn, ruột cũng dần dần mòn theo. - Bút chì. Câu 5: Mình tròn thân trắng Dáng hình thon thon Thân phận cỏn con Mòn dần theo chữ. - Viên phấn. Câu 6: Nhỏ như cái kẹo Dẻo như bánh giầy Ở đâu mực dây Có em là sạch. - Cục tẩy. Câu 7: Cái gì thường vẫn để đo Giúp anh học trò kẻ vẽ thường xuyên? - Cái thước kẻ. - GV nhận xét, tuyên dương, khen thưởng. - GV nhận xét tiết học. - GV khuyến khích HS tìm thêm các đồ dùng học tập khác, chỉ ra công dụng của chúng và thực hành giao tiếp ở nhà.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoc_van_lop_1_tiet_12_lam_quen_voi_truong_lop_ban_be.docx