Giáo án Học vần Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021

Giáo án Học vần Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021

2. Hoạt động khám phá

HĐ 2. Đọc

a) Đọc tiếng, từ ngữ

*Búp sen

- Giáo viên viết lên bảng: búp sen

- GV giải nghĩa từ

+ Tiếng nào đã học?

+ Tiếng nào chưa học?

+ Tiếng: búp có âm đầu là âm gì?

- Các em hãy ghép vần: up

+ Vần up em ghép như thế nào?

- GV đưa vần vào mô hình

 up

- GV đánh vần: u – pờ - up

- GV đọc trơn: up

- Em suy nghĩ ghép tiếng: búp

+ Em ghép tiếng búp như thế nào?

- Đồng thời GV đưa vào mô hình

 b up

- GV đánh vần: bờ - up – bup – sắc – búp

+ Hãy nêu cấu tạo tiếng: búp

- Đồng thời GV viết xuống dưới mô hình tiếng: búp

- GV đọc trơn: búp

- GV đọc sơ đồ: up- búp-búp sen

*Giàn mướp, rau diếp: GV hướng dẫn tương tự như trên

- Sau khi hướng dẫn đọc xong 3 từ ngữ trên. GV cho học sinh đọc lại 3 sơ đồ

 

docx 22 trang thuong95 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Học vần Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2020
Tiết 3, 4 Tiếng Việt
Bài 13A: up, ươp, iêp
I. Mục tiêu
- HS đọc đúng các vần up, ươp, iêp; các tiếng, từ ngữ chứa vần mới học. Đọc trơn đoạn ngắn. Hiểu nghĩa từ ngữ và ý chính của đoạn Giờ ra chơi.
- Viết đúng: up, ươp, iêp, búp.
- Nói tên sự vật và hoạt động chứa vần up, ươp, iêp.
II. Đồ dùng dạy học	
- Tranh ảnh, thẻ chữ, mẫu chữ.
- Vở bài tập Tiếng việt 1 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
HĐ 1. Nghe – nói
- Các em hãy hỏi đáp về nội dung bức tranh: (Dưới ao có gì? Bờ ao có gì?)
- GV nghe
- GV nhận xét: Các em hỏi đáp đứng nội dung bức tranh. Qua hỏi đáp các em nói tới các từ ngữ: búp sen, giàn mướp, rau diếp. Sau đây cô sẽ hướng dẫn các em cách đọc các từ ngữ này.
2. Hoạt động khám phá
HĐ 2. Đọc
a) Đọc tiếng, từ ngữ
*Búp sen
- Giáo viên viết lên bảng: búp sen
- GV giải nghĩa từ
+ Tiếng nào đã học?
+ Tiếng nào chưa học?
+ Tiếng: búp có âm đầu là âm gì?
- Các em hãy ghép vần: up
+ Vần up em ghép như thế nào?
- GV đưa vần vào mô hình
 up
- GV đánh vần: u – pờ - up
- GV đọc trơn: up
- Em suy nghĩ ghép tiếng: búp
+ Em ghép tiếng búp như thế nào?
- Đồng thời GV đưa vào mô hình
 b
 up
- GV đánh vần: bờ - up – bup – sắc – búp
+ Hãy nêu cấu tạo tiếng: búp
- Đồng thời GV viết xuống dưới mô hình tiếng: búp 
- GV đọc trơn: búp
- GV đọc sơ đồ: up- búp-búp sen
*Giàn mướp, rau diếp: GV hướng dẫn tương tự như trên
- Sau khi hướng dẫn đọc xong 3 từ ngữ trên. GV cho học sinh đọc lại 3 sơ đồ 
* So sánh các vần vừa học
- Các em vừa học xong những vần gì?
- GV ghi các vần lên bảng
GV: Hãy so sánh các vần đã học
*Tìm tiếng ngoài bài
- Em hãy ghép tiếng chứa vần up, ươp, iêp
b) Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới
3. Hoạt động luyện tập
c) Đọc hiểu
- GV nêu: Các em nhìn thấy gì ở trong mỗi bức tranh?
- GV: Các em hãy đọc các câu ghi lại hình ảnh dưới mỗi bức tranh.
- GV cho Hs đọc lại toàn bài
HĐ 3. Viết
- GV viết mẫu: up, ươp, iêp, búp
- GV nhận xét một số bài viết của HS
4. Hoạt động luyện tập
- GV nêu: 
+ Bức tranh vẽ cảnh gì ở sân trường? 
+ Trên sân trường học sinh đang chơi những trò chơi gì?
- GV chốt ý: Tranh vẽ cảnh sân trường giờ ra chơi. Trên sân trường, các tốp học sinh chơi cướp cờ, nhảy dây, đá cầu, ô ăn quan, kéo co. Bức tranh sẽ giúp các em hiểu rõ hơn nội dung đoạn đọc.
- GV đọc trơn đoạn; Nhắc HS chú ý ngắt nghỉ
- HS luyện đọc
- GV mời vài nhóm đọc bài trước lớp
- Cho HS đọc câu hỏi
- GV nhận xét
- GV hỏi lại HS: Trong đoạn, có tiếng nào chứa vần của bài học hôm nay?
5. Dặn dò
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Cặp: thực hành hỏi – đáp, chú ý đổi vai.
- Cả lớp: Một vài cặp hỏi – đáp về nội dung bức tranh.
- HS lắng nghe
- Học sinh đọc nối tiếp: búp sen
- HS nghe
+ Tiếng: sen
+ Tiếng: búp
+ Âm: b
- HS ghép: up
+ HS nêu: Ghép âm u trước âm p sau
- HS đánh vần cá nhân, cặp, đồng thanh
- HS đọc cá nhân, cặp, đồng thanh
- HS ghép tiếng: búp
+ HS nêu: Ghép âm b trước vần up thanh sắc đặt ở u
- HS đánh vần cá nhân, cặp, đồng thanh
+ HS nêu: Tiếng búp có âm b trước vần up thanh sắc đặt ở u
- HS đọc cá nhân, cặp, đồng thanh
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp 
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp 
+ up – búp - búp sen
+ ươp – mướp – giàn mướp
+ iêp – diếp – rau diếp
- HS nêu: up, ươp, iêp
- HS nối tiếp đọc tên bài
- HS nêu điểm giống và khác nhau
- HS ghép, chia sẻ tiếng mới ghép theo nhóm đôi
- HS báo bài trước lớp 
- HS đọc các từ ngữ (đánh vần, đọc trơn)
- Tìm tiếng chứa vần mới và phân tích cấu tạo của tiếng chứa vần mới.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi, theo tổ, lớp 
H1: Cô bé giúp cụ già qua đường
H2: Bạn nhỏ đang viết thiếp mời
H3: Đĩa cá ướp muối
- HS đọc cá nhân, cặp, tổ
- 2- 3 em đọc, cả lớp đọc
- HS viết bảng con
- HS viết vào vở
+ Vài HS trả lời
- HS nghe
- HS chỉ và nhẩm theo
+ Đọc thầm toàn bài 1 lần
+ Đọc nối tiếp mỗi HS 1 câu trước lớp
+ Đọc trong nhóm 
- HS đọc câu hỏi trước lớp
- Thảo luận nhóm đôi
- Báo bài trước lớp
- Tiếng: tiếp, cướp
- HS đọc lại câu có tiếng chứa vần mới
- HS nghe
Thứ ba ngày 01 tháng 12 năm 2020
Tiết 3, 4 Tiếng Việt
Bài 13B: Ôn tập 
I. Mục tiêu
- HS đọc trơn các tiếng, từ ngữ chứa vần có âm cuối p. Hiểu nghĩa các từ ngữ.
- Nghe kể chuyện Tập chơi chuyền và trả lời câu hỏi
II. Đồ dùng dạy học	
- Bảng phụ thể hiện nội dung của HĐ 1b.
- Tranh phóng to HDD2.
- VBT TV 1 tập một.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
HĐ 1. Đọc
a) Thi ghép tiếng thành từ ngữ
- Nêu nội dung thi
- Nhận xét HS: đạp xe, cướp cờ, họp lớp, tiếp bạn.
b) Đọc vần, từ ngữ
- Treo bảng phụ
- Hỏi: Mỗi dòng ngang có gì?
- Đọc trơn các vần, tiếng, từ ngữ trong bảng
- Yêu cầu HS đọc bài
c) Đọc đoạn thơ
- Đọc mẫu đoạn thơ
- Yêu cầu HS đọc bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- Yêu cầu HS đọc bài
HĐ2: Nghe - nói
- GV kể chuyện Tập chơi chuyền (lần 1)
- Treo tranh lên bảng và giới thiệu nội dung câu chuyện
- GV kể chuyện Tập chơi chuyền (lần 2)
- Yêu cầu HS quan sát từng bức tranh và trả lời câu hỏi.
+ Tranh 1 vẽ gì?
+ Người mẹ cho bạn nhỏ quà gì?
+ Tranh 2 vẽ gì?
+ Bạn nhỏ đang tập chơi chuyền cùng ai?
+ Tranh 3 vẽ gì?
+ Nhìn các bạn nữ chơi chuyền, các bạn nam nói gì?
2. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em vừa ôn lại các vần gì?
- Em hãy viết 2 tiếng có chứa vần vừa ôn tập vào bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá và HD HS làm VBT. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Bài 13C
- Lắng nghe
- 8 HS nhận thẻ chữ và chọn bạn để ghép thàn cặp.
- Các cặp thi trước lớp.
- Nhận xét 
- Quan sát
- Trả lời:
+ Dòng thứ nhất có các vần có âm cuối p.
+ Dòng thứ hai có các từ ngữ có tiếng chứa vần ó âm cuối p.
- Lắng nghe và đọc theo.
- Đọc bài nhóm đôi nối tiếp từng vần, tiếng, từ ngữ.
- Đọc trơn cá nhân bảng ôn trong nhóm
- Các nhóm đọc bảng ôn nối tiếp từng vần, tiếng, từ ngữ.
- HS đọc trơn dòng từ ngữ
- Lắng nghe.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 dòng thơ.
- 1 HS đọc cả bài thơ
- Quan sát tranh và nói về các hình ảnh trong tranh.
- Đọc nối tiếp dòng thơ
- Vài HS đọc cả đoạn thơ
- Đọc đồng thanh cả bài thơ
- Lắng nghe
- Quan sát
- Quan sát tranh và trả lời 
- Học sinh trả lời 
- Học sinh viết: họp, hộp, lớp ....
Thứ tư ngày 02 tháng 12 năm 2020
Tiết 2, 3 Tiếng Việt
Bài 13C: ang, ăng, âng 
I. Mục tiêu
- HS đọc đúng vần ang, ăng, âng ; các tiếng, từ ngữ vần mới học, đọc trơn đoạn. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh và hiểu ý chính của đoạn đọc Mặt trăng.
- Viết đúng: ang, ăng, âng, bàng.
- Biết hỏi - đáp về cảnh vật trong tranh.
II. Đồ dùng dạy học	
- Tranh phóng to HĐ1
- Tranh và từ ngữ phóng to HĐ2.
- Vở bài tập Tiếng việt 1.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
HĐ 1. Nghe – nói
- Các em hãy hỏi đáp về nội dung bức tranh: (Đây là cảnh ở đâu, vào thời điểm nào? Em thấy những gì ở cảnh đó?)
- GV nhận xét: Các em hỏi đáp đứng nội dung bức tranh. Qua hỏi đáp các em nói tới các từ ngữ: nhà tầng, buổi sáng, măng tre, cây bàng, cây phượng. Sau đây cô sẽ hướng dẫn các em cách đọc các từ ngữ này.
2. Hoạt động khám phá
HĐ 2. Đọc
a) Đọc tiếng, từ ngữ
* Cây bàng
- Giáo viên viết lên bảng: cây bàng
- GV giải nghĩa từ
+ Tiếng nào đã học?
+ Tiếng nào chưa học?
+ Tiếng: bàng có âm đầu là âm gì?
- Các em hãy ghép vần: ang
+ Vần ang em ghép như thế nào?
- GV đưa vần vào mô hình
 ang
- GV đánh vần: a – ng - ang
- GV đọc trơn: ang
- Em suy nghĩ ghép tiếng: bàng
+ Em ghép tiếng bàng như thế nào?
- Đồng thời GV đưa vào mô hình 
- GV đánh vần: bờ - ang – bang – huyền – bàng
+ Hãy nêu cấu tạo tiếng: bàng
- Đồng thời GV viết xuống dưới mô hình tiếng: bàng 
- GV đọc trơn: bàng
- GV đọc sơ đồ: ang- bàng-cây bàng
*măng tre, nhà tầng: GV hướng dẫn tương tự như trên
- Sau khi hướng dẫn đọc xong 3 từ ngữ trên. GV cho học sinh đọc lại 3 sơ đồ.
* So sánh các vần vừa học
- Các em vừa học xong những vần gì?
- GV ghi các vần lên bảng
GV: Hãy so sánh các vần đã học
*Tìm tiếng ngoài bài
- Em hãy ghép tiếng chứa vần ang, ăng, âng 
b) Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới
3. Hoạt động luyện tập
c) Đọc hiểu
- GV nêu: Các em nhìn thấy gì ở trong mỗi bức tranh?
- GV: Các em hãy đọc các câu ghi lại hình ảnh dưới mỗi bức tranh.
- GV cho Hs đọc lại toàn bài
HĐ 3. Viết
- GV viết mẫu: ang, ăng, âng, bàng
- GV nhận xét một số bài viết của HS
4. Hoạt động luyện tập
- GV nêu: 
+ Các em thấy trong tranh có những cảnh vật gì? 
- GV chốt ý: Trong tranh các em thấy mặt trăng chiếu sáng cả một vùng. Để biết thêm cảnh vật này, các em cùng cô (đọc đoạn Mặt trăng)
- GV đọc trơn đoạn; Nhắc HS chú ý ngắt nghỉ
- HS luyện đọc
- GV mời vài nhóm đọc bài trước lớp
- Cho HS đọc câu hỏi: Bài này cho em biết gì về tuổi của mặt trăng?
- GV nhận xét, chốt: Tuổi của mặt trăng gần bằng tuổi của trái đất.
- GV hỏi lại HS: Trong đoạn, có tiếng nào chứa vần của bài học hôm nay?
5. Dặn dò
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Cặp: thực hành hỏi – đáp, chú ý đổi vai.
- Cả lớp: Một vài cặp hỏi – đáp về nội dung bức tranh.
- HS lắng nghe
- Học sinh đọc nối tiếp: cây bàng
- HS nghe
+ Tiếng: cây
+ Tiếng: bàng
+ Âm: b
- HS ghép: ang
+ HS nêu: Ghép âm a trước âm ng sau
- HS đánh vần cá nhân, cặp, đồng thanh
- HS đọc cá nhân, cặp, đồng thanh
- HS ghép tiếng: bàng
+ HS nêu: Ghép âm b trước vần ang thanh huyền đặt ở a
- HS đánh vần cá nhân, cặp, đồng thanh
+ HS nêu: Tiếng bàng có âm b trước vần ang thanh huyền đặt ở a
- HS đọc cá nhân, cặp, đồng thanh
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp 
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp 
+ ang – bàng – cây bàng
+ ăng – măng – măng tre
+ âng – tầng – nhà tầng
- HS nêu: ang, ăng, âng
- HS nối tiếp đọc tên bài
- HS nêu điểm giống và khác nhau
- HS ghép, chia sẻ tiếng mới ghép theo nhóm đôi
- HS báo bài trước lớp 
- HS đọc các từ ngữ (đánh vần, đọctrơn)
- Tìm tiếng chứa vần mới và phân tích cấu tạo của tiếng chứa vần mới.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi, theo tổ, lớp 
H1: chị bị ngã, em nâng chị dậy
H2: Con cua đang bò ở trên đường
- HS đọc cá nhân, cặp, tổ
- 2- 3 em đọc, cả lớp đọc
- GV hướng dẫn viết
- HS viết bảng con
- HS viết vào vở
+ Vài HS trả lời
- HS nghe
- HS chỉ và nhẩm theo
+ Đọc thầm toàn bài 1 lần
+ Đọc nối tiếp mỗi HS 1 câu trước lớp
+ Đọc trong nhóm 
- HS đọc câu hỏi trước lớp
- Thảo luận nhóm đôi
- Báo bài trước lớp
- Tiếng: trăng, bằng, 
- HS đọc lại câu có tiếng chứa vần mới
- HS nghe
Tiết 4 Tập viết 
 Tiết 1
I. Mục tiêu
- Biết viết tổ hợp chữ ghi vần up, ươp, iêp, ang, ăng, âng. 
- Biết viết tiếng: búp, bàng.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng mẫu các chữ cái tiếng việt kiểu chữ viết thường.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
HĐ 1: Chơi trò chơi: Gọi thuyền
- GV hướng dẫn
- GV cho HS sắp xếp các vần theo thứ tự trong bài viết
2. Khám phá
HĐ 2. Nhận diện các tổ hợp chữ ghi vần.
- Cho HS đọc các vần trên bảng: up, ươp, iêp, ang, ăng, âng. 
- Khen ngợi bạn đọc tốt.
3. Luyện tập.
HĐ 3. Viết chữ ghi vần.
- Hướng dẫn viết từng chữ ghi vần: up, ươp, iêp, ang, ăng, âng. 
 (Mỗi từ ngữ viết 1 – 2 lần).
- Quan sát uốn nắn sửa sai.
- Nhận xét bài viết của học sinh
4. Vận dụng.
HĐ 4. Viết từ ngữ.
- Hướng dẫn viết từng từ ngữ: búp, bảng.
 ( Mỗi từ ngữ viết 1 - 2 lần)
- Chỉnh sửa, nhận xét 1 số bài.
- Dặn dò, giao bài về nhà.
- HS phát thẻ cho các bạn, mỗi bạn có thẻ đặt trước mặt. Một bạn làm chủ trò đứng lên bảng gọi từng bạn:
+ Chủ trò: Gọi thuyền, gọi thuyền!
+ Cả lớp: Thuyền ai, thuyền ai?
+ Chủ trò: Thuyền (tên một bạn có thẻ), thuyền 
+ Cả lớp: Thuyền .. chở gì?
+ Bạn có thẻ: Thuyền chở (đọc nội dung trong thẻ của mình)
- HS sắp xếp theo thứ tự: up, ươp, iêp, ang, ăng, âng. 
- HS đọc 
- Thực hiện viết từng vần vào vở tập viết.
- Lắng nghe
- Quan sát GV viết mẫu.
- Thực hiện viết từng từ ngữ.
- Lắng nghe.
Thứ năm ngày 03 tháng 12 năm 2020
Tiết 2, 3 Tiếng Việt
Bài 13C: ong, ông 
I. Mục tiêu
- HS đọc đúng vần ong, ông; các tiếng, từ ngữ vần mới học. Hiểu nghĩa từ ngữ và trả lời được câu hỏi của đoạn đọc Chim công muốn gì?
- Viết đúng: ong, ông, bóng, trống.
- Nói đúng tên vật, con vật có vần ong, ông.
II. Đồ dùng dạy học	
- 6 thẻ chữ, 6 thẻ hình ở HĐ1 
- Tranh và từ ngữ phóng to HĐ2c.
- Vở bài tập Tiếng việt 1.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
HĐ 1. Nghe – nói
- Phát thẻ hình cho 6 học sinh và thẻ chữ cho 6 học sinh.
- HD HS cách thực hiện: HS có thẻ hình và thẻ chữ cùng tìm đến với nhau và nắm tay nhau xếp vào nhóm chứa vần giống nhau.
- GV cho HS nhìn vào hình nói đúng tên các từ ngữ thể hiện nội dung thẻ hình đó (con ong, quả bóng, vòng tay, con công, cái trống, nhà rông)
- Nhận xét và giới thiệu về nội dung bài học: Nhìn thẻ hình và thẻ chữ các em đã ghép đúng các nhóm có tiếng cùng vần (ong, ông). Các vần đó sẽ là nội dung của bài học hôm nay. Sau đây cô sẽ hướng dẫn các em cách đọc các từ ngữ này.
2. Hoạt động khám phá
HĐ 2. Đọc
a) Đọc tiếng, từ ngữ
* Quả bóng
- Giáo viên viết lên bảng: quả bóng
- GV giải nghĩa từ
+ Tiếng nào đã học?
+ Tiếng nào chưa học?
+ Tiếng: bóng có âm đầu là âm gì?
- Các em hãy ghép vần: ong
+ Vần ong em ghép như thế nào?
- GV đưa vần vào mô hình
 ong
- GV đánh vần: o – ng - ong
- GV đọc trơn: ong
- Em suy nghĩ ghép tiếng: bóng
+ Em ghép tiếng bóng như thế nào?
- Đồng thời GV đưa vào mô hình 
- GV đánh vần: bờ - ong – bong – sắc – bóng
+ Hãy nêu cấu tạo tiếng: bóng
- Đồng thời GV viết xuống dưới mô hình tiếng: bóng 
- GV đọc trơn: bóng
- GV đọc sơ đồ: ong- bóng-quả bóng
*Cái trống: GV hướng dẫn tương tự như trên
- Sau khi hướng dẫn đọc xong 2 từ ngữ trên. GV cho học sinh đọc lại 2 sơ đồ 
* So sánh các vần vừa học
- Các em vừa học xong những vần gì?
- GV ghi các vần lên bảng
GV: Hãy so sánh các vần đã học
*Tìm tiếng ngoài bài
- Em hãy ghép tiếng chứa vần ong, ông. 
b) Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới
3. Hoạt động luyện tập
c) Đọc hiểu
- GV nêu: Các em nhìn thấy gì ở trong mỗi bức tranh?
- GV: Các em hãy đọc các câu ghi lại hình ảnh dưới mỗi bức tranh.
- GV cho Hs đọc lại toàn bài
HĐ 3. Viết
- GV viết mẫu: ong, ông, bóng, trống
- GV nhận xét một số bài viết của HS
4. Hoạt động luyện tập
- GV nêu: 
+ Các em thấy những gì trong bức tranh? 
- GV chốt ý: Trong tranh chúng ta thấy chim cào mào đứng trong tổ trên cây, chim công đứng bên bụi cây.
- GV đọc trơn đoạn; Nhắc HS chú ý ngắt nghỉ
- HS luyện đọc
- GV mời vài nhóm đọc bài trước lớp
- Cho HS đọc câu hỏi: Vì sao công làm tổ ở bụi cây?
- GV nhận xét, chốt: Công làm tổ ở bụi cây vì ở đó công được mấy bạn nhỏ yêu mến.
- GV hỏi lại HS: Trong đoạn, có tiếng nào chứa vần của bài học hôm nay?
5. Dặn dò
- Làm bài tập trong vở bài tập
- HS nhận thẻ
- HS: Chơi trò chơi
- HS nói 
- HS lắng nghe
- Học sinh đọc nối tiếp: quả bóng
- HS nghe
+ Tiếng: quả
+ Tiếng: bóng
+ Âm: b
- HS ghép: ong
+ HS nêu: Ghép âm o trước âm ng sau
- HS đánh vần cá nhân, cặp, đồng thanh
- HS đọc cá nhân, cặp, đồng thanh
- HS ghép tiếng: bóng
+ HS nêu: Ghép âm b trước vần ong thanh sắc đặt ở o
- HS đánh vần cá nhân, cặp, đồng thanh
+ HS nêu: Tiếng bóng có âm b trước vần ang thanh sắc đặt ở o
- HS đọc cá nhân, cặp, đồng thanh
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp 
+ ong – bóng – quả bóng
+ ông – trống – cái trống
- HS nêu: ong, ông
- HS nối tiếp đọc tên bài
- HS nêu điểm giống và khác nhau
- HS ghép, chia sẻ tiếng mới ghép theo nhóm đôi
- HS báo bài trước lớp 
- HS đọc các từ ngữ (đánh vần, đọc trơn)
- Tìm tiếng chứa vần mới và phân tích cấu tạo của tiếng chứa vần mới.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi, theo tổ, lớp 
H1: Chị đang cõng em.
H2: Ông cụ già đi khom lưng cần phải chống gậy.
H3: Người phụ nữ đang đóng cửa.
- HS đọc cá nhân, cặp, tổ
- 2- 3 em đọc, cả lớp đọc
- GV hướng dẫn viết
- HS viết bảng con
- HS viết vào vở
+ Vài HS trả lời
- HS nghe
- HS chỉ và nhẩm theo
+ Đọc thầm toàn bài 1 lần
+ Đọc nối tiếp mỗi HS 1 câu trước lớp
+ Đọc trong nhóm 
- HS đọc câu hỏi trước lớp
- Thảo luận nhóm đôi
- Báo bài trước lớp
- Tiếng: trong, lông, công.
- HS đọc lại câu có tiếng chứa vần mới
- HS nghe
Tiết 4 Toán
Bảng cộng 5 trong phạm vi 10
I. Mục tiêu
- Bước đầu thực hiện được các phép tính trong bảng cộng 5.
- Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng về bảng cộng 5 trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực toán học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Sách giáo khoa Toán 1, vở bài tập Toán 1.
- Que tính.
- Tranh như sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho HS hát bài: Tập đếm
- Tổ chức trò chơi : Bỏ bom (cách chơi 1 HS nêu phép tính cộng bất kì rồi gọi 1 HS khác trả lời. HS trả lời đúng thì được quyền nêu phép tính rồi gọi bạn trả lời. HS nào trả lời sai hoặc chậm sẽ hát một bài hát).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương HS.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng
Hoạt động 2: Xây dựng bảng cộng 5
* Giới thiệu phép cộng: 5 + 1; 1 + 5
- GV gắn lên bảng 5 que tính, sau đó gắn thêm 1 que tính.
- Có 5 que tính thêm 1 que tính là mấy que tính?
- 5 thêm 1 bằng mấy ?
- 5 + 1 = mấy ?
- GV ghi : 5 + 1 = 6
- 1 + 5 = mấy ?
- GV ghi 1 + 5 = 6
* Lập bảng cộng 5
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi dựa vào que tính tìm kết quả của các phép tính còn lại : 
5 + 2 = 2 + 5 =
5 + 3 = 	 3 + 5 =
5 + 4 = 	 4 + 5 =
5 + 5 =
- GV gọi đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng cộng 5
- GV xóa dần các số trên bảng yêu cầu HS đọc để học thuộc.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Thực hành – Luyện tập
Bài 1: Tính Nhóm đôi
- GV nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập 
- Yêu cầu học sinh đố nhau để hoàn thành bài tập 1. Sau mỗi lượt học sinh nêu kết quả, gọi học sinh khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 2: Số?
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính
 + 5 = 10
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra 
Bài 3: , =
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu đề bài
- Nêu cho cô cách thực hiện?
-Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt đáp án. Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra bài theo nhóm đôi
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV nêu yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh, mô tả nội dung tranh.
- GV gọi HS nêu phép tính.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 5 : Củng cố, dặn dò
- GV tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng cộng 5 trong phạm vi 10.
- Nhận xét tuyên dương những HS làm tốt
- Nhắc HS về nhà xem lại bài và Chuẩn bị bài Luyện tập.
- HS hát
- HS chơi
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp đọc đầu bài
- HS quan sát và lấy 5 que tính, sau đó thêm 1 que tính 
- Có 5 que tính thêm 1 que tính là 6 que tính.
- 5 thêm 1 bằng 6.
- 5 + 1 = 6
- HS nối tiếp đọc
- 1 + 5 = 6
- HS đọc
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
5 + 2 = 7 2 + 5 = 7
5 + 3 = 8	 3 + 5 = 8
5 + 4 = 9	 4 + 5 = 9
5 + 5 = 10
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- Lần lượt các tổ, các bàn đọc đồng thanh bảng cộng, cả lớp đồng thanh theo tổ chức của GV.
- HS xung phong đọc thuộc.
- HS lắng nghe
- HS nêu
- HS tự làm bài vào vở
- HS đố nhau 
5 + 1 = 6 5 + 0 = 5 5 + 3 = 8
5 + 4 = 9 5 + 2 = 7 5 + 5 = 10
-HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS nêu
- HS lắng nghe
 5
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm: 3 + = 8
 4
 5 + = 9
- HS nhận xét
- HS thực hiện
- HS nêu
- Muốn so sánh ta phải thực hiện phép tính trước sau đó mới so sánh 2 vế.
<
>
- Lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm
5 + 3 4 5 + 4 10
=
5 + 2 2 + 5 
- HS nhận xét
- HS thực hiện
- HS lắng nghe, nhắc lại
- HS quan sát, mô tả nội dung tranh
- HS nêu: 3 + 5 = 8 hoặc 5 + 3 = 8
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe 
- HS thi đọc thuộc lòng
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 04 tháng 12 năm 2020
Tiết 2, 3 Tiếng Việt
Bài 13E: ung, ưng 
I. Mục tiêu
- HS đọc đúng vần ung, ưng; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, đoạn. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh và trả lời câu hỏi của đoạn đọc Tết Trung thu.
- Viết đúng: ung, ưng, súng, gừng.
- Nói được tên các sự vật trong tranh.
II. Đồ dùng dạy học	
- 5 thẻ chữ, 5 thẻ hình ở HĐ1 
- Tranh và từ ngữ phóng to HĐ2c.
- Vở bài tập Tiếng việt 1.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
HĐ 1. Nghe – nói
- Phát thẻ hình cho 5 học sinh và thẻ chữ cho 5 học sinh.
- HD HS cách thực hiện: HS có thẻ hình và thẻ chữ cùng tìm đến với nhau và nắm tay nhau xếp vào nhóm chứa vần giống nhau.
- GV cho HS nhìn vào hình nói đúng tên các từ ngữ thể hiện nội dung thẻ hình đó (chùm sung, bong sung, cái thúng, củ gừng, quả trứng).
- Nhận xét và giới thiệu về nội dung bài học: Nhìn thẻ hình và thẻ chữ các em đã ghép đúng các nhóm có tiếng cùng vần (ong, ông). Các vần đó sẽ là nội dung của bài học hôm nay. Sau đây cô sẽ hướng dẫn các em cách đọc các từ ngữ này.
2. Hoạt động khám phá
HĐ 2. Đọc
a) Đọc tiếng, từ ngữ
* bông súng
- Giáo viên viết lên bảng: bông súng
- GV giải nghĩa từ
+ Tiếng nào đã học?
+ Tiếng nào chưa học?
+ Tiếng: súng có âm đầu là âm gì?
- Các em hãy ghép vần: ung
+ Vần ung em ghép như thế nào?
- GV đưa vần vào mô hình
 ung
- GV đánh vần: u – ng - ung
- GV đọc trơn: ung
- Em suy nghĩ ghép tiếng: súng
+ Em ghép tiếng súng như thế nào?
- Đồng thời GV đưa vào mô hình 
- GV đánh vần: sờ - ung – sung – sắc – súng
+ Hãy nêu cấu tạo tiếng: súng
- Đồng thời GV viết xuống dưới mô hình tiếng: súng 
- GV đọc trơn: súng
- GV đọc sơ đồ: ung- súng-bông súng
*củ gừng: GV hướng dẫn tương tự như trên
- Sau khi hướng dẫn đọc xong 2 từ ngữ trên. GV cho học sinh đọc lại 2 sơ đồ 
* So sánh các vần vừa học
- Các em vừa học xong những vần gì?
- GV ghi các vần lên bảng
GV: Hãy so sánh các vần đã học
*Tìm tiếng ngoài bài
- Em hãy ghép tiếng chứa vần ung, ưng. 
b) Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới
3. Hoạt động luyện tập
c) Đọc hiểu
- GV nêu: Các em nhìn thấy gì ở trong mỗi bức tranh?
- GV: Các em hãy đọc các câu ghi lại hình ảnh dưới mỗi bức tranh.
- GV cho Hs đọc lại toàn bài
HĐ 3. Viết
- GV viết mẫu: ung, ưng, búng, gừng
- GV nhận xét một số bài viết của HS
4. Hoạt động luyện tập
- GV nêu: 
+ Các em thấy những gì trong 2 bức tranh này ? 
- GV chốt ý: Trong tranh có nhiều đồ chơi trung thu và mâm cỗ trung thu. Những hình ảnh này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn nội dung đoạn đọc Tết Trung thu.
- GV đọc trơn đoạn; Nhắc HS chú ý ngắt nghỉ
- HS luyện đọc
- GV mời vài nhóm đọc bài trước lớp
- Cho HS đọc câu hỏi: Đồ chơi Trung thu có gì?
- GV nhận xét, chốt: . đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ..
- GV hỏi lại HS: Trong đoạn, có tiếng nào chứa vần của bài học hôm nay?
- GV cho HS đọc lại cả đoạn.
5. Dặn dò
- Làm bài tập trong vở bài tập
- HS nhận thẻ
- HS: Chơi trò chơi
- HS nói 
- HS lắng nghe
- Học sinh đọc nối tiếp: bông súng
- HS nghe
+ Tiếng: bông
+ Tiếng: súng
+ Âm: s
- HS ghép: ung
+ HS nêu: Ghép âm u trước âm ng sau
- HS đánh vần cá nhân, cặp, đồng thanh
- HS đọc cá nhân, cặp, đồng thanh
- HS ghép tiếng: súng
+ HS nêu: Ghép âm s trước vần sng thanh sắc đặt ở u
- HS đánh vần cá nhân, cặp, đồng thanh
+ HS nêu: Tiếng súng có âm s trước vần ung thanh sắc đặt ở u
- HS đọc cá nhân, cặp, đồng thanh
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp 
+ ung – súng – bong súng
+ ưng – gừng – củ gừng
- HS nêu: ung, ưng
- HS nối tiếp đọc tên bài
- HS nêu điểm giống và khác nhau
- HS ghép, chia sẻ tiếng mới ghép theo nhóm đôi
- HS báo bài trước lớp 
- HS đọc các từ ngữ (đánh vần, đọc trơn)
- Tìm tiếng chứa vần mới và phân tích cấu tạo của tiếng chứa vần mới.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi, theo tổ, lớp 
H1: Hai chú bộ đội đứng nghiêm.
H2: Ô tô dừng lại trước đèn đỏ
H3: Cầu thủ sút bóng tung lưới
- HS đọc cá nhân, cặp, tổ
- 2- 3 em đọc, cả lớp đọc
- GV hướng dẫn viết
- HS viết bảng con
- HS viết vào vở
+ Vài HS trả lời
- HS nghe
- HS chỉ và nhẩm theo
+ Đọc thầm toàn bài 1 lần
+ Đọc nối tiếp mỗi HS 1 câu trước lớp
+ Đọc trong nhóm 
- HS đọc câu hỏi trước lớp
- Thảo luận nhóm đôi
- Báo bài trước lớp
- Tiếng: trung.
- HS đọc lại cả đoạn.
- HS nghe
Tiết 4 Tập viết 
 Tiết 2
I. Mục tiêu
- Biết viết tổ hợp chữ ghi vần: ong, ông, ung, ưng
- Biết viết tiếng: bóng, trống, sung, gừng.
- Biết viết từ ngữ: cây bàng, thung lũng, sừng trâu.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng mẫu các chữ cái tiếng việt kiểu chữ viết thường.
- Bộ thẻ các vần, tiếng, từ ngữ.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
HĐ 1: Chơi trò chơi: Gọi thuyền
- GV hướng dẫn
- GV cho HS sắp xếp các vần theo thứ tự trong bài viết
2. Khám phá
HĐ 2. Nhận diện các tổ hợp chữ ghi vần.
- Cho HS đọc các vần trên bảng: up, ươp, iêp, ang, ăng, âng. 
- Khen ngợi bạn đọc tốt.
3. Luyện tập.
HĐ 3. Viết chữ ghi vần.
- Hướng dẫn viết từng chữ ghi vần: ong, ông, ung, ưng (Mỗi từ ngữ viết 1 – 2 lần).
- Quan sát uốn nắn sửa sai.
- Nhận xét bài viết của học sinh
4. Vận dụng.
HĐ 4. Viết từ ngữ.
- Hướng dẫn viết từng từ ngữ: bóng, trống, sung, gừng, cây bàng, thung lũng, sừng trâu.
 ( Mỗi từ ngữ viết 1 - 2 lần)
- Chỉnh sửa, nhận xét 1 số bài.
- Dặn dò, giao bài về nhà.
- HS phát thẻ cho các bạn, mỗi bạn có thẻ đặt trước mặt. Một bạn làm chủ trò đứng lên bảng gọi từng bạn:
+ Chủ trò: Gọi thuyền, gọi thuyền!
+ Cả lớp: Thuyền ai, thuyền ai?
+ Chủ trò: Thuyền (tên một bạn có thẻ), thuyền 
+ Cả lớp: Thuyền .. chở gì?
+ Bạn có thẻ: Thuyền chở (đọc nội dung trong thẻ của mình)
- HS sắp xếp theo thứ tự: up, ươp, iêp, ang, ăng, âng. 
- HS đọc 
- Thực hiện viết từng vần vào vở tập viết.
- Lắng nghe
- Quan sát GV viết mẫu.
- Thực hiện viết từng từ ngữ.
- Lắng nghe.
Tiết 5 Hoạt động trải nghiệm - Sinh hoạt lớp
Chủ đề 4. Tiếp bước truyền thống quê hương
Rèn luyện tác phong của chú bộ đội
I. Mục tiêu
Thực hiện được một số nền nếp theo gương chú bộ đội.
II. Nội dung hoạt động
Phần 1: Sơ kết hoạt động tuần, phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo (10 phút)
1. Sơ kết hoạt động tuần
a) Lớp trưởng điều hành
- Mời đại diện các tổ nhận xét về tình hình hoạt động trong tuần vừa qua
+ Chuyên cần
+ Xếp hàng vào lớp
+ Thực hiện 15’ đầu giờ
+ Chuẩn bị đồ dùng học tập
+ Thực biện các hoạt động học tập và rèn luyện
+ Lao động
- Mời một số bạn phát biểu ý kiến
- Tuyên dương
- Nhắc nhở
b) GV đánh giá, nhận xét chung
- Nhìn chung các em ngoan ngoan, lễ phép vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết tốt với bạn bè. Trong tuần không có hiện tượng nói tục, nói bậy hoặc đánh cãi chửi nhau.
- Các em có ý thức đi học đều, đúng giờ và dần đi vào nề nếp.Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập rất tốt.
- Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chăm học, chưa chịu khó học bài, chưa viết được.
- Một số em ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, đầu tóc cắt gọn gàng. Bên cạnh đó còn một số em vệ sinh cá nhân chưa được sach sẽ.
2. Phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo
- Tiếp tục thực hiện và duy trì tốt mọi nề nếp, mọi hoạt động của lớp, của nhà trường, của liên đội .
- Nâng cao chất lượng học tập.
- Xây dựng tốt nề nếp tự quản.
Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề (30 phút)
1. Một số nền nếp chú bộ đội
- GV nêu: Các chú bộ đội thực hiện nền nếp nghiêm túc, kỉ luật nghiêm khắc. Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu một sô nền nếp của các chú bộ đội nhé.
- HS thảo luận các nền nếp cơ bản của các chú bộ đội
- Đại diện các nhóm báo bài
- Đại diện nhóm HS khác nhận xét
- GV nhận xét: Các nền nếp cơ bản của các chú bộ đội là: Ăn, uống, ngủ, nghỉ, học tập và rèn luyện, thể dục thể thao, làm việc các nền nếp này đều được các chú bộ đội thực hiện nghiêm túc, nhanh nhẹn, khẩn trương và tuân thủ.
2. Cho học sinh xem phóng sự 
 - Gv và học sinh cùng trao đổi về việc làm của các chú bộ đội như: gấp chăn, màn gọn gàng, vệ sinh cá nhân, tập thể dục buổi sáng, huấn luyện, ăn uống, nghỉ ngơi, tham gia lao động sản xuất,... và ý nghĩa của các việc làm đó.
- Rèn luyện sức khỏe, tham gia lao động sản xuất và huấn luyện nhằm bảo vệ tổ quốc.
3. Tập làm chú bộ đội
- Học sinh thực hành tái hiện lại những việc làm của chú bộ đội như gấp chăn, tập thể dục,.... để rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương và tuân thủ.
4. Nhận xét hoạt động, dặn dò
- Nhận xét các em tham gia nhiệt tình các hoạt động
- Dặn học sinh: 
+ Tiếp tục thực hiện và duy trì tốt mọi nề nếp, mọi hoạt động của lớp, của nhà trường, của liên đội .
+ Nâng cao chất lượng học tập
+ Xây dựng tốt nề nếp tự quản.
+ Học tập và làm theo tấm gương anh bộ đội cụ Hồ
Nhận xét của tổ chuyên môn
	 Ngày .. tháng . năm 2020	
 Tổ trưởng
 Ma Thị Hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_van_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_luc_tuan_1.docx