Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 32: Hoạ sĩ thiên nhiên

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 32: Hoạ sĩ thiên nhiên

HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS có ý thức quan sát thiên nhiên, nhận ra vẻ đẹp cùa thiên nhiên quanh mình.

- Hiểu được thiên nhiên là của chung và cần được giữ gìn, bảo vệ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Đĩa hoặc giỏ đựng cà rốt, bắp cải, súp lơ xanh, súp lơ trắng, cà tím, khoai tây, dưa chuột, hành.

Ngoài vườn trường hoặc trong sân trường, góc có nhiều cây xanh. Sau đó di chuyển vào lớp học. Bàn ghế kê thành dãy

 

docx 5 trang hoaithuqn72 6960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 32: Hoạ sĩ thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TUẦN 32 
HOẠ SĨ THIÊN NHIÊN
HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS có ý thức quan sát thiên nhiên, nhận ra vẻ đẹp cùa thiên nhiên quanh mình.
- Hiểu được thiên nhiên là của chung và cần được giữ gìn, bảo vệ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Đĩa hoặc giỏ đựng cà rốt, bắp cải, súp lơ xanh, súp lơ trắng, cà tím, khoai tây, dưa chuột, hành...
Ngoài vườn trường hoặc trong sân trường, góc có nhiều cây xanh. Sau đó di chuyển vào lớp học. Bàn ghế kê thành dãy
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS Nhận xét, tuyên dương.
DẠY BÀI MỚI
1. KHỞI ĐỘNG. 
 Trò chơi “Sắc màu thiên nhiên”
- GV đề nghị các tổ cùng quan sát vườn trường, sân trường và phát hiện những màu sắc mà thiên nhiên mang lại. Chẳng hạn: lá màu xanh, hoa màu đỏ, trắng, hồng..., đất màu đen, nâu, mặt trời màu đỏ, vàng, bầu trời xanh, trắng..v.v..
- HS để đồ dùng lên mặt bàn.
- HS quan sát vườn trường, sân trường và ghi lại
- Mỗi tổ ghi lại để thi đua xem tổ nào nhận ra được màu sắc thiên nhiên nhiều hơn.
2. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
Thảo luận “Hoạ sĩ thiên nhiên”
Bản chất: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và biết yêu thiên nhiên
Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
- GV cho HS quan sát và so sánh những bức ảnh bên trái và bên phải trong SGK thấy có gì khác và giống nhau? 
- GV: Họa sĩ con người dùng cọ, màu nhân tạo để vẽ. Còn họa sĩ thiên nhiên có bao nhiêu màu sắc.
- GV cho HS cùng nhắc lại những màu sắc mà họa sĩ thiên nhiên có trong tay (lá, hoa, ánh nắng, trời, mây, đất, rừng, biển, cây cỏ,....).
- GV cho HS quan sát đĩa hoặc giỏ đựng cà rốt, bắp cải, súp lơ xanh, súp lơ trắng, cà tím, khoai tây, dưa chuột, hành để gọi tên từng màu sắc mà thiên nhiên mang lại.
- GV y/c HS: Em hãy nhớ lại và kể về một cảnh thiên nhiên đẹp em từng được ngắm ( VD: cảnh vườn hoa, cảnh biển, cảnh rừng cây đẹp...)
- GV kết luận: Hoạ sĩ Thiên nhiên thật giàu có và tài năng, có thể tạo ra bất kì một bức tranh tuyệt đẹp nào.
- HS quan sát và so sánh những bức ảnh.
( Một bên là thiên nhiên “vẽ” nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Thương chụp lại, là cảnh thật. Một bên là họa sĩ tưởng tượng hoặc ngắm nhìn mà vẽ lại. Cả hai đều có nhiều màu sắc và đẹp như nhau).
- HS nhìn bức tranh chụp và nêu những màu sắc có trong tranh: đỏ, vàng, xanh, trắng, 
- HS quan sát và gọi tên màu sắc.
- HS nhớ lại và kể
- HS lắng nghe.
3. MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
Hoạt động 1: Bức tranh xấu xí
Bản chất: HS nhìn ra những tàn phá của con người đối với thiên nhiên và quyết tâm góp phần bảo vệ thiên nhiên.
Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
- GV cho HS quan sát những bức ảnh trong SGK (hoặc những bức ảnh mà GV chuẩn bị), cùng thảo luận về những bức tranh đó:
- Ai đã làm bức tranh thiên nhiên bị xấu đi? 
Họ đã làm gi khiến bức tranh thiên nhiên bị xấu đi?
 Em cảm thấy thế nào khi nhìn những tấm ảnh đó?
 Em đã bao giờ nhìn thấy một cảnh đẹp thiên nhiên bị con người vứt rác hay chặt phá mà trờ nên xấu xí như thế chưa?
- GV đề nghị HS suy nghĩ và phát biểu: Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bức tranh của hoạ sĩ Thiên nhiên? (GV tóm tắt lên bảng những ý kiến của HS)
 GV kết luận: Cần tìm cách kêu gọi mọi người không vứt rác bừa bãi, không phá những bức tranh đẹp của hoạ sĩ Thiên nhiên.
Hoạt động 2: Thiên nhiên và con người
Bản chất: Hướng dẫn HS hiểu rõ hơn, những gì làm nên thiên nhiên quanh mình.
Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
- GV dẫn dắt: họa sĩ thiên nhiên vẽ tất cả những gì xung quanh chúng ta. Những thứ đó không phải do con người làm ra.
- GV đề nghị HS vỗ tay một lần nếu nghe thấy những từ thuộc về sản phẩm của con người; vỗ tay hai lần khi đó là các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên.
- GV nói: Cây, lá, núi, rừng, sông, biển, suối, sách vở, máy tính, mưa, gió, mây, mưa phùn, gió bấc, mưa rào, nắng, Mặt Trăng, Mặt Trời, cát, con nai, con hổ, cỏ, cá, ngôi nhà trung cư, quả bóng đá, áo phông, chim bồ câu, tuyết, ... 
Câu hỏi thảo luận:	
- Nếu không có rừng, thế giới sẽ thế nào?
- Nếu không có biển?
- Nếu không có mưa?
- Nếu không có Mặt Trời?
- Nếu không có con gấu?
GV kết luận: Thiên nhiên ở xung quanh ta. Thiên nhiên nuôi dưỡng chúng ta. Chúng ta không thể sống thiếu thiên nhiên.
4. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG
- GV hướng dẫn HS làm nhiệm vụ ở nhà với sự trợ giúp của bố mẹ 
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời: Con người
- Vứt rác bừa bãi trên bờ biển, chặt phá rừng tự do 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời: không vứt rác bừa bãi, không chặt phá rừng 
- HS lắng nghe và thực hiện.
- Thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS được phép trả lời theo cách hài hước, vui nhộn, không nhất thiết phải chính xác. Ví dụ: Nếu không có gấu thì không ai dành ăn mật ong với em 
- HS cùng bố mẹ lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch đến với thiên nhiên vào cuối tuần này. cùng bố mẹ đọc kĩ những chỉ dẫn trong SGK trang 85 và thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
1. HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT TUẦN
GV tổng kết các hoạt động trong tuần và dự kiến hoạt động tuần sau.
2. CHIA SẺ CẢM XÚC CÁ NHÂN SAU TRẢI NGHIỆM LẦN TRƯỚC
Chia sẻ với tổ về kế hoạch đi chơi cuối tuần của gia đinh. Nếu chưa có điều kiện đi chơi, HS có thể cùng bố mẹ lên kế hoạch vào một ngày khác.
3. HOẠT ĐỘNG NHÓM
Trò chơi “Dàn đồng ca thiên nhiên”
Bản chất: Dùng hình ảnh thiên nhiên để khuyến khích sự nhịp nhàng, ăn ý của một tổ, đội, nhóm.
Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
- GV cho HS nghe ghi âm một đoạn âm thanh hoặc GV miêu tả tiếng mưa lộp bộp, tiếng gió ào ào, tiếng lá reo xào xạc, tiếng đá sỏi rơi va vào nhau lóc cóc trong rừng
- GV cho HS từng tổ chọn âm thanh của mình theo chỉ dẫn trong SGK trang 86. 
- GV trong vai nhạc trưởng. Khi GV chỉ vào tổ nào, tổ đó lập tức cùng nói to hai lần: “Vi vu, vi vu” hoặc “ào ào, ào ào”.. Có khi, GV sẽ chỉ một lúc hai tổ, hoặc chỉ đi chỉ lại 1 tổ. Cho đến khi âm thanh thiên nhiên vang lên đều đặn, nhịp nhàng là trò chơi thành công
- GV trao thưởng cho tổ nói to, nói đều nhất.
- GV kết luận: Thiên nhiên không chỉ là họa sĩ. Thiên nhiên còn có thể là nhạc sĩ nữa vì trong tự nhiên dầy ắp những âm thanh tuyệt diệu. Nhưng nếu chúng ta phá rừng thì tiếng gió, tiếng nước cũng sẽ khác đi, không còn êm đềm nữa, thậm chí là những âm thanh của thiên tai, lũ lụt. Vì thế, cần bảo vệ thiên nhiên. 	
4. TỔNG KẾT VÀ VĨ THANH
Dùng vòng tay nhắc việc để nhớ đếm trong nhà mình, vườn nhà mình có bao nhiêu cái cây, bao nhiêu chậu cây, chậu hoa.
- HS chia sẻ với các bạn.
- HS lắng nghe
- Các tổ chọn âm thanh. VD: Âm thanh có thể được thay đổi theo lựa chọn của HS. Ví dụ, gió thổi “ù ù, ù ù", “vi vu, vi vu, vi vu” “ào ào, ào ào’ đều được.
- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- Tổ nói to, nói đều lên nhận thưởng.
- HS về nhà đếm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_32_hoa_si_thien_nhi.docx