Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 22: Ứng xử với người lạ - Trường Tiểu học Lê Văn Tám

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 22: Ứng xử với người lạ - Trường Tiểu học Lê Văn Tám

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức - Kĩ năng:

- Phân biệt được khái niệm thế nào là NGƯỜI THÂN – NGƯỜI QUEN – NGƯỜI LẠ

- Bước đầu có ý thức tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm có thật ngoài xã hội (bắt cóc, xâm hại ). Tăng cường kỹ năng quan sát, nhạy cảm hơn với các tình huống trong cuộc sống: rèn luyện kỹ năng thích ứng với cuộc sống, kỹ năng ra quyết định.

2. Năng lực - phẩm chất: Tự giải quyết vấn đề, thích ứng với cuộc sống, dũng cảm, trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy bìa làm mũ (mặt lạ) sói xám, dê mẹ: quả chuông, stico, phần thưởng. Thẻ từ: NGƯỜI THÂN, NGƯỜI QUEN, NGƯỜI LẠ, BẤT AN

- Những tờ bìa in hình bàn tay có năm ngón, số lượng đủ cho mỗi HS một bàn tay (một tờ A4 có thể cắt thành hai bàn tay).

- Thẻ từ ghi và có hình ảnh:

BẤT AN – hình ảnh miệng đang nói

MỘT MÌNH – hình ảnh cái chuông

NGUY HIỂM – hình ảnh loa phát ra tiếng và có vết chân chạy

 

doc 6 trang hoaithuqn72 20420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 22: Ứng xử với người lạ - Trường Tiểu học Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT QUẬN HAI BÀ TRƯNG 
Trường: Tiểu học Lê Văn Tám
Giáo viên: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Tiết: 1 + 2 + 3	Tuần: 23	Ngày: / /2021 
Tên bài dạy: 
ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI LẠ
MỤC TIÊU:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Phân biệt được khái niệm thế nào là NGƯỜI THÂN – NGƯỜI QUEN – NGƯỜI LẠ
- Bước đầu có ý thức tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm có thật ngoài xã hội (bắt cóc, xâm hại ). Tăng cường kỹ năng quan sát, nhạy cảm hơn với các tình huống trong cuộc sống: rèn luyện kỹ năng thích ứng với cuộc sống, kỹ năng ra quyết định.
Năng lực - phẩm chất: Tự giải quyết vấn đề, thích ứng với cuộc sống, dũng cảm, trách nhiệm 
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy bìa làm mũ (mặt lạ) sói xám, dê mẹ: quả chuông, stico, phần thưởng. Thẻ từ: NGƯỜI THÂN, NGƯỜI QUEN, NGƯỜI LẠ, BẤT AN
- Những tờ bìa in hình bàn tay có năm ngón, số lượng đủ cho mỗi HS một bàn tay (một tờ A4 có thể cắt thành hai bàn tay). 
- Thẻ từ ghi và có hình ảnh:
BẤT AN – hình ảnh miệng đang nói
MỘT MÌNH – hình ảnh cái chuông
NGUY HIỂM – hình ảnh loa phát ra tiếng và có vết chân chạy
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
CHUẨN BỊ
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ
7’
A: Chào cờ
Ổn định tổ chức
Tham gia chào cờ
HS tập trung dưới sân trường tham gia chào cờ.
6’
B: Tổng kết thi đua trong tuần của cả trường, thông báo một số hoạt động của trường trong tuần 23
HS lắng nghe
22’
C: Chủ đề: Ứng xử với người lạ
- Hỗ trợ HS nếu lớp tham gia văn nghệ.
- Nhắc nhở HS ghi nhớ cách ứng xử khi gặp người lạ
(có trong tiểu phẩm)
- HS tham gia văn nghệ (hoặc lắng nghe)
- HS ghi nhớ cách ứng xử khi gặp người lạ.
Tiết 2: HĐTN
3’
Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.
- Làm gì khi gặp các tình huống đó
2HS trả lời
Bài mới
2’
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài mới
- GV ghi bảng
HS nhắc lại tên bài
Hoạt động
7’
Hoạt động 1:
*KHỞI ĐỘNG: Trò chơi: “Con thỏ gặp cáo”
Mục tiêu:Tạo sự hào hứng, tập trung
- GV vừa đọc vừa hướng dẫn HS làm động tác:
Con thỏ
Ăn cỏ
Đi dạo
Gặp con cáo
Vội về hang
- GV hướng dẫn HS làm theo lời nói của mình, nhưng hành động của giáo viên có lúc làm khác đi. Bạn nào làm động tác sai lệnh sẽ bị “cáo bắt đi”
- GV dẫn dắt vào chủ đề:
+ Vì sao đang đi dạo con thỏ vội về hang.
+ Ở đâu an toàn hơn? Thỏ gặp cáo thì cảm thấy thế nào?
+ Cáo không phải là người thân của thỏ, là một người lạ có thể sẽ bắt thỏ, vì thê thỏ phải cảnh giác là đúng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau phân biệt thế nào là người than và thế nào là người lạ nhé?
Chụm tay phải đưa ra đằng trước.
Chụm hai tay đưa vào miệng
Xòe tay đặt lên đầu
Lật úp tay lên đầu
Chụm tay phải đưa vào tai phải
HS bị “cáo bắt đi” lên bục giảng làm hình ảnh của thỏ.
9’
Hoạt động 2:
Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước.
Mục tiêu: Phân biệt các tính huống, nêu cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm . 
- GV kể câu chuyên “Dê mẹ và bảy dê con”, có thể thay đổi nhanh chậm theo cách của mình để hợp với đối tượng.
- GV đưa câu hỏi thảo luận:
+ Theo các em, sói xám đang muốn gì thế?
+ Các chú dê con khi biết sói xám đang ở bên ngoài rình rập, sẽ cảm thấy như thế nào?
GV treo thẻ từ bất an.
+ GV cùng HS phân tích thẻ từ BẤT AN (thấy không yên tâm, là lạ, không bình thường, hồi hộp).
+ Những lúc nào mình cảm thấy bất an? Nếu có một người không quen, chưa gặp bao giờ cứ đứng ở cổng trường nhìn một ai đó, các em có thấy bất an không?
+ Khi có cảm giác BẤT AN chúng ta nên làm gì? Có nên nói với ai đó không? (Có cần chia sẻ với bố mẹ, an hem, thầy cô giáo ).
+ Sói xám là một “người lạ” với dê con, nên dê không mở cửa là đúng hay sai?
+ Thế nếu người gõ cửa không phải NGƯỜI LẠ nhưng lại là con cáo sống gần đó và đôi khi vẫn chào hỏi mẹ con dê khi cả nhà dê đi ăn cỏ, thì các dê con đi mở cửa không? Gặp cáo vài lần, hay nói chuyện, chào hỏi thì cáo là NGƯỜI LẠ, NGƯỜI THÂN hay NGƯỜI QUEN, NGƯỜI LẠ.
- Kết luận:Mỗi người chúng ta đều có những NGƯỜI THÂN. 
- Mời cả lớp viết tên năm người thân nhất của mình vào tờ bìa có in hình 5 ngón tay. Mỗi ngón tay viết tên một người. NGƯỜI THÂN có thể là người trong gia đình: bố mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại, bó, mẹ, anh chị em ruột của mình.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời: lo sợ, hoảng hốt, bất an.
- HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi.
- HS viết tên năm người thân nhất của mình vào tờ bìa có in hình 5 ngón tay. 
Mũ sói, dê
Tờ bìa in hình 5 ngón tay
10’
Hoạt động 3:
Mở rộng và tổng kết chủ đề
Sắm vai ứng xử tình huống với người lạ.
Mục tiêu: HS hiểu rõ hơn, ai là người quen, người lạ so với người thân đã xác định được ở hoạt động trước.
Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
- Khi chúng ta đi ra ngoài, hay chào hỏi một ai đó, đùa với họ, chơi với họ thì họ là NGƯỜI QUEN. GV mời HS nghĩ đến một người quen của mình (Họ có thể là hàng xóm là bạn mình, bạn của bố mẹ, đồng nghiệp cùng làm việc với bố mẹ).
- Gặp người quen thì chúng ta cứ vui cười, chào hỏi lễ phép, niềm nở. Nhưng nếu các em ở nhà một mình, thì chúng ta có nên mở của mời người quen vào nhà không? (Chúng ta chỉ mời họ vào khi có sự đồng ý của bố mẹ).
-Người lạ là người mình chưa gặp bao giờ. Tất nhiên không phải những NGƯỜI LẠ đều xấu. Nhưng mình cần quan sát thận trọng. Nếu đang ở ngoài đường mà có người nhìn mình quá lâu, thì chúng ta cảm thấy như thế nào? (Cần phải CẢNH GIÁC).
Kết luận: GV tặng HS một bí kíp tự bảo vệ mình và đề nghị HS cùng đọc. Vừa đọc vừa làm động tác:
-Người thân? Mời vào! (Dang rộng hai tay)
-Người quen - Xin chào! (Hai bàn tay để ngang mặt làm động tác như mở miệng).
- Người lạ - Cảnh giác! (Đặt hai ngón tay lên hai bên thái dương).
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến
HS thực hành dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
3’
Hoạt động 4:
Cam kết hành động
Mục tiêu:Khắc sâu kiến thức
GV đề nghị HS về nhà chia sẻ với ông bà, bố mẹ về cách ứng xử với người lạ.
2’
C. Củng cố - Dặn dò
Thực hành bí kíp tự bảo vệ mình với bố mẹ, hoặc anh chị em.
Tiết 3: Sinh hoạt lớp
10’
A: Nhận xét , tổng kết tuần 23
- Sau khi HS báo cáo , GV sẽ tổng kết, khen thưởng những cá nhân , tập thể tích cực
- Gvnêu một số hoạt động nổi bật, trọng tâm trong tuần tiếp theo
Lớp trưởng lên điều hành lớp
- Lớp trưởng tổng kết tình hình thi đua của 4 tổ, bình bầu tổ có nhiều kết quả trong tuần.
- Bốn tổ trưởng nêu những tấm gương tích cực của tổ, những việc cần sửa chữa.
8’
B: Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau tiết học trải nghiệm trước
GV hướng dẫn HS hoạt động.
- HS chia sẻ với các bạn cùng bàn về những người thân nhất của mình được ghi tên các ngón tay hoặc giấy nháp
- HS nhắc lại quy tắc ứng xử với người lạ.
HS đọc lại bài thơ về cách tự bảo vệ mìn để thực hiện theo (SGK tr 60)
12’
C: Hoạt động nhóm
Luyện hơi và học cách không e ngại khi cần kêu cứu.
Dẫn dắt và tổ chức:
GV chia HS thành 2 đội, kẻ ranh giới. Các đội cử người sáng phía đội bên kia để bắt đối phương về bằng cách lấy tay chạm vào đối phương. Khi sang địa phận của đối phương phải kêu U .. và cố gắng không bị đối phương giữ lại, chạy nhanh về địa phận của mình mà không bị ngắt hơi. Trong khoảng thời gian nhất định đội nào bắt được nhiều tù binh hơn là đội chiến thắng.
HS tham gia chơi
5’
D: Kết luận
Chạy đi và kêu cứu là việc cần làm khi gặp nguy hiểm. Cần rèn sức khỏe để chạy nhanh và kêu to.
- HS thảo luận và nhắc lại cách kêu cứu khi gặp tình huống nguy hiểm (SGK tr 60)
* Rút kinh nghiệm:
 . ..
 . ..
 . ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_22_ung_xu_voi_nguoi.doc