Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 20: Hoạt động giáo dục theo chủ đề Giờ nào việc nấy - Nguyễn Hải Đường

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 20: Hoạt động giáo dục theo chủ đề Giờ nào việc nấy - Nguyễn Hải Đường

I. Mục tiêu: Sau các hoạt động, HS có khả năng:

- Biết cách lập thời gian biểu trong ngày của mình.

- Hiểu 1 ngày có nhiều việc phải làm, giờ nào việc nấy.

- Biết đi ngủ đúng giờ, biết giữ sức khỏe.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Giấy A4, mô hình đồng hồ.

- Học sinh: SGK, giấy A4,bút màu

 

docx 8 trang hoaithuqn72 11340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 20: Hoạt động giáo dục theo chủ đề Giờ nào việc nấy - Nguyễn Hải Đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Trần Quốc Toản Ngày soạn: 
Giáo viên: Nguyễn Hải Đường - Lớp 1
KÕ ho¹ch d¹y häc
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Tuần 20: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:GIỜ NÀO VIỆC NẤY
I. Mục tiêu: Sau các hoạt động, HS có khả năng:
- Biết cách lập thời gian biểu trong ngày của mình.
- Hiểu 1 ngày có nhiều việc phải làm, giờ nào việc nấy.
- Biết đi ngủ đúng giờ, biết giữ sức khỏe.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Giấy A4, mô hình đồng hồ.
- Học sinh: SGK, giấy A4,bút màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2'
3'
30'
I. Ổn định tổ chức:
- GV cho HS hát tập thể
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới: 
1. Khởi động: Trò chơi "Tích tắc reng reng
GV đưa hình chiếc đồng hồ mô phỏng ra và hỏi:
? Con có biết đồng hồ có những bộ phận nào? 
? Kim ngắn chỉ gì? ( Kim ngắn chỉ giờ)
? Kim dài chỉ gì? (kim dài chỉ phút)
- GV cho HS đọc thơ "Tích/ tắc/ tích/ tắc/reng reng reng .
- GV làm mẫu
- Đọc thơ "Đồng hồ báo thức" (Hoài Khánh)
Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
( giơ tay phải lên cao, đưa sang trái, sang phải theo nhịp thơ)
Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước, từng bước.
( giơ tay trái lên cao, đưa sang trái, sang phải theo nhịp thơ)
Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
( Dậm chân)
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.
( Vỗ tay theo nhịp thơ)
2. Khám phá chủ đề:
a, Hoạt động 1 "Thảo luận giờ nào việc nấy"
Mục tiêu:HS hiểu vì sao phải làm việc đúng giờ.
Cách tổ chức: Thảo luận nhóm đôi
-Yêu cầu quan sát tranh SGK tìm ra các tình huống hoạt động sai giờ.
- GV nêu câu hỏi
?Em có bao giờ như vậy không - giờ này làm việc khác? ( Đọc sách trong giờ học, ngủ trong khi ăn,cười đùa trong giờ ngủ, giờ TNXH mang sách Toán ra học)
?Chuyện gì sẽ xảy ra?
Kết luận:Giờ nào làm việc nấy sẽ có lợi hơn: Mình không đi học muộn, không bị mất bài, mất kiến thức, không bị phê bình .
b, Hoạt động 2: Thảo luận về khái niệm "Thời gian"
Mục tiêu:HS hiểu về khái niệm "Thời gian", biết định hướng mọi hoạt động của mình cho phù hợp.
Cách tổ chức: Xử lí tình huống
-GV đưa tình huống:
? Sáng ngủ dậy em thường nói gì?
-Mời một số HS diễn để tạo không khí vui vẻ
-> Như vậy buổi sáng, trưa, chiều, tối trong ngày cũng là khoảng thời gian có những hoạt động khác nhau.
-Mời một số HS lên thể hiện động tác cơ thể, mô phỏng những hoạt động của mình vào buổi sáng sớm ( Đánh răng,rửa mặt,chải đầu,ăn sáng, mặc đồ đi tới trường .)
-Yêu cầu HS nhớ lại bố, mẹ và mình đi làm, đi học lúc mấy giờ?
? Vì sao mỗi người lại ra khỏi nhà vào những giờ khác nhau.( Vì cơ quan, trường học ở xa gần khác nhau ) 
- Yêu cầu HS chia sẻ với bạn ngồi cạnh về ngày tháng sinh nhật của mình.
-> KL: Phải biết quý trọng và sử dụng thờ gian hợp lí
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề
Hoạt động: Một ngày của em
Mục tiêu: HS tự lập được thời gian biểu cho mình.
Cách tổ chức: Thảo luận nhóm 4
* Trao đổi về hoạt động 1 ngày của mình ở trường
? Một ngày ở trường các con có những hoạt động gì? ( Học tập, ra chơi, ăn trưa, ngủ, tan học .)
-GV nhận xét: Tuyên dương nhóm làm tốt, động viên, khen thưởng các nhóm.
* Trao đổi về hoạt động 1 ngày của mình ở nhà.
? Hàng ngày ở nhà các con thường có những hoạt động gì? ( Ăn tối, xem tivi, đọc sách, chơi thể thao, tắm, ngủ, thức dậy buổi sáng .)
? Con thường xem tivi lúc mấy giờ?
?Chơi thể thao vào lúc nào?
? Con đọc sách khi nào?
( GV hỏi để nắm được HS có thực hiện đúng giờ nào việc nấy không, kịp thời điều chỉnh)
-GV nhận xét: Tuyên dương, động viên, khen thưởng cá nhân làm tốt.
- GV bật nhạc vui nhộn 
KL: Ai cũng có nhiều hoạt động mỗi ngày. Biết được giờ nào làm việc gì, mình sẽ hoạt động tốt hơn. Biết cách nghỉ ngơi - Học, chơi đều đạt hiệu quả.
4. Cam kết hành động
- GV đề nghị HS về nhà lập thời gian biểu ở nhà với những hoạt động đã được nhắc đến trong lớp và trong SGK. 
Khuyến khích HS lập thời gian biểu bằng hình ảnh tự vẽ, tự tô màu để HS dễ nhớ và thực hiện tốt hơn.( Có thể nhờ sự hỗ trợ của bố mẹ)
IV. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: HS thực hiện tốt giờ nào việc nấy để mọi hoạt động đạt hiệu quả cao.
Hát + múa 
2 HS trả lời 
HS nhận xét, bổ sung
HS đọc thơ và làm động tác
(tích:tay phải gạt sang, tắc: đổi tay trái gạt sang, reng: là vỗ tay)
HS làm 2 lần ( tạo không khí vui vẻ)
HS làm động tác minh họa
HS trao đổi nhóm tìm ra các tình huống hoạt động sai
3-4 HS trả lời
2HS khác nhận xét và bổ sung
HS nói theo suy nghĩ của mình
2 HS trả lời
3-4 HS diễn 
4-5 HS thể hiện
-HS còn lại đoán, đoán đúng sẽ được khen thưởng. Cứ lần lượt như vậy nói đến buổi trưa, buổi chiều và buổi tối
2-3 HS trả lời theo suy nghĩ của mình
HS chia sẻ nhóm đôi
Báo cáo trước lớp
- Trao đổi trong nhóm kể những hoạt động ở trường
-HS sử dụng mô hình đồng hồ để thể hiện đúng thời gian của các hoạt động trên lớp theo cặp (HS1 đưa ra hoạt động, HS2 sử dụng mô hình đồng hồ thể hiện)
-Các bạn khác bổ sung ý kiến
- Trao đổi trong nhóm kể những hoạt động ở nhà.
-Các nhóm khác bổ sung ý kiến
3-4 HS trả lời
2 -3 HS khác bổ sung ý kiến
-HS làm động tác cơ thể trên nền nhạc mô phỏng 1 số HĐ trong ngày
Trường tiểu học Trần Quốc Toản Ngày soạn: 
Giáo viên: Nguyễn Hải Đường - Lớp 1
KÕ ho¹ch d¹y häc
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Tiết 20: SINH HOẠT LỚP
I. Môc tiªu: 
 * S¬ kÕt tuÇn:
 - HS thÊy ®­îc ­u, khuyÕt ®iÓm cña tuÇn 19. Tõ ®ã ®Ò ra h­íng phÊn ®Êu, hoµn thµnh nhiÖm vô cña tuÇn 20.
 - Rèn thói quen nền nếp theo quy định
 - GD HS yêu trường, yêu lớp
 * Hoạt động trải nghiệm: 
 - HS có thêm ý thức về thời gian và cố gắng tuân thủ theo thời gian biểu mà mình đã lập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bìa màu, bút dạ, keo dán
- Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5-7'
1. H§ 1: S¬ kÕt tuÇn 
a. Sơ kết tuần 19
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 19.
- GV nhận xét chung các HĐ trong tuần
* Ưu điểm: + Nền nếp: ...................................................................
 + Học tập: ...................................................................
 + Các hoạt động khác: ...................................................................
* Tån t¹i: ...................................................................
b. Phương hướng tuần 20
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. 
- Tích cực học tập để nâng cao chất 
lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Lần lượt từng tổ trưởng báo cáo tình hình tổ mình theo các nội dung sau: 
+ Rèn luyện đạo đức
+ Học tập
+ Nền nếp 
+ TD, HĐTN
- HS nghe, bổ sung ý kiến 
- HS nghe để thực hiện KH tuần 20
25'
3-5'
2. HĐ 2: HĐTN Chủ đề " Tháng của bạn, tháng của tôi"
a. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước (nhóm đôi)
- GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với bạn thời gian biểu của em
- Hỏi 1 vài HS về cách lập thời gian biểu
?Em đã thực hiện theo thời gian biểu mình lập chưa? Em cảm nhận gì sau khi thực hiện.
b. Hoạt động nhóm: 
Làm lịch " Tháng của bạn, tháng của tôi"
-Yêu cầu mỗi tổ làm một tấm lịch theo hình minh họa trong SGK .( yêu cầu từng thành viên trong tổ ghi ngày sinh của mình lên đó).
-GV lần lượt hỏi những ai sinh nhật từng tháng.GV đọc tên tháng nào HS có SN tháng đó chạy về cùng 1 nhóm. Đó là những bạn có SN cùng tháng.
=> Kết luận: Biết ngày tháng SN của mình, em biết được thời gian trôi. Cứ mỗi lần đến sinh nhật, em thêm 1 tuổi,em thêm lớn và hiểu biết hơn. Các toa tầu ghi ngày SN từng tổ sẽ nhắc thành viên trong tổ chuẩn bị chúc mừng bạn của mình.
c. Tổng kết và vĩ thanh
- Dặn dò: Về nhà hỏi thêm bố mẹ về ngày mình sinh ra đời: Hồi đó là mùa gì?Thời tiết nóng hay lạnh?Con ra đời vào buổi sáng, trưa,chiều hay tối?Bố mẹ nhớ nhất điều gì khi ấy? Mẹ có mệt lắm không? Bố cảm thấy thế nào?...
-HS chia sẻ với bạn bên cạnh
- Chia sẻ trước lớp
4-6 HS nêu ý kiến cá nhân 
- Các nhóm dùng bìa màu tạo thành đoàn tàu dài 12 tháng, mỗi toa là một tháng.
- Dán lịch SN lên góc của tổ mình.
- HS lắng nghe và thực hiện
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_20_hoat_dong_giao_d.docx