Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 9: Chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ - Năm học 2020-2021

Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 9: Chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ - Năm học 2020-2021

2. Khám phá

Khám phá những việc làm thể hiện sự chởm sóc, giúp đỡ em nhỏ và ý nghĩa của việc làm đó

- GV treo 5 tranh mục Khám phá trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HS thành các nhóm (từ 4-6 HS), giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm quan sát kĩ các tranh để kể những việc làm thể hiện sự chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ.

- Đại diện một nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm thông qua các tranh (có thể đặt tên cho nhân vật trong tranh).

- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

+ Tranh 1: Bạn quan tâm, nhắc nhở em ăn nhiều thêm.

+ Tranh 2: Bạn dạy em đọc chữ.

+ Tranh 3: Bạn đưa đồ chơi cho em.

+ Tranh 4: Trời lạnh, bạn quàng khăn ấm cho em.

+ Tranh 5: Bạn nhường em ăn bánh, kẹo.

- GV đặt câu hỏi:

+ Vì sao cần chăm sóc giúp đỡ em nhỏ?

+ Em cần làm gì để chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ?

- GV lắng nghe các ý kiến của học sinh, khen ngợi.

 Kết luận: Chăm sóc, gia chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ là thể hiện tình yêu thương gia đình. Em cần chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ bằng những việc làm phù hợp như: nhắc em giữ vệ sinh, ăn uống đầy đủ; dạy em cách chơi, giữ sức khỏe khi trời lạnh,

 

docx 5 trang thuong95 19873
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 9: Chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9. 	CHĂM SÓC, GIÚP ĐỠ EM NHỎ
I. MỤC TIÊU:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩ của việc chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ. 
- Thể hiện sự chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
2. CHUẨN BỊ
GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, tuyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Làm anh khó đấy” – nhạc: Nguyễn Đình Khiêm, thơ: Phan Thị Thanh Nhàn)
Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
Hoạt động tập thể - hát bài "Làm anh khó đấy"
- GV cho HS nghe và cùng hát bài “Làm anh khó đấy”.
- GV đặt câu hỏi:
+ Anh đã làm những việc gì khi: em bé khóc, ngã, mẹ cho quà bánh? (Anh phải dỗ dành, nâng dịu dàng, chia em phần quà bánh hơn)
+ Theo em, làm anh có khó không? (Khó nhưng vui)
Kết luận: Chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ là việc làm thể hiện sự quan tâm và yêu thương em.
2. Khám phá
Khám phá những việc làm thể hiện sự chởm sóc, giúp đỡ em nhỏ và ý nghĩa của việc làm đó
- GV treo 5 tranh mục Khám phá trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HS thành các nhóm (từ 4-6 HS), giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm quan sát kĩ các tranh để kể những việc làm thể hiện sự chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ.
- Đại diện một nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm thông qua các tranh (có thể đặt tên cho nhân vật trong tranh).
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
+ Tranh 1: Bạn quan tâm, nhắc nhở em ăn nhiều thêm.
+ Tranh 2: Bạn dạy em đọc chữ.
+ Tranh 3: Bạn đưa đồ chơi cho em.
+ Tranh 4: Trời lạnh, bạn quàng khăn ấm cho em.
+ Tranh 5: Bạn nhường em ăn bánh, kẹo.
- GV đặt câu hỏi: 
+ Vì sao cần chăm sóc giúp đỡ em nhỏ?
+ Em cần làm gì để chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ?
- GV lắng nghe các ý kiến của học sinh, khen ngợi.
 Kết luận: Chăm sóc, gia chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ là thể hiện tình yêu thương gia đình. Em cần chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ bằng những việc làm phù hợp như: nhắc em giữ vệ sinh, ăn uống đầy đủ; dạy em cách chơi, giữ sức khỏe khi trời lạnh, 
3. Luyện tập
Hoạt động 1. Em chọn việc nên làm
 - GV chia HS theo nhóm, hướng dẫn các nhóm quan sát tranh và lựa chọn: Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao? 
- Gv treo tranh lên bảng hay chiếu hình để HS lên gắn sticker mặt cười hay mặt mếu (hoặc dùng thẻ màu xanh, đỏ) để tất cả các nhóm lên gắn kết quả thảo luận.
+ Việc nên làm:
Tranh 2: Anh yêu thương, vỗ về em gái.
Tranh 4: Em tích chơi ô tô, anh nhường cho em chơi.
Tranh 5: Chị gái chải tóc cho em.
Tranh 6: Chị hỏi han, kiểm tra em xem có sốt không.
+ Việc không nên làm:
Tranh 1: Chị trêu chọc, giật tóc làm em đau, em khóc rất to.
Tranh 3: Anh tranh giành đồ chơi của em.
Kết luận: Những việc nên làm để chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ: yêu thương, nhường nhịn em. Không trêu chọc, tranh giành đồ chơi em.
Hoạt động 2. Chia sẻ cũng bạn
- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn những việc em đã làm để chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ.
- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ.
4. Vận dụng
Hoạt động 1. Xử lí tình huống 
- GV đưa tình huống ở tranh mực Vận dụng và đặt câu hỏi cho cả lớp: 
+ Nếu là anh, chị của em bé đang khóc, em sẽ làm gì?
- GV lắng nghe, khen ngợi, tổng kết các ý kiến của HS và đưa ra những cách xử lí:
+ Ôm em và dỗ dành em.
+ Bày những đổ chơi em thích để dỗ em.
+ Nếu em đói, lấy sữa hoặc bánh cho em ăn,...
Kết luận: Làm anh chị, yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ là những việc làm cần thiết.
Hoạt động 2 Em luôn châm sóc, giúp đỡ em nhỏ bằng những việc làm phù hợp
GV gợi ý HS chia sẻ những cách thể hiện sự chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ như: dỗ dành khi em khóc; nhường em đồ chơi đẹp, phần quà bánh; hỏi han, động viên khi em buồn; hướng dẫn em học bài, làm việc nhà;...
Kêt luận: Em luôn thể hiện sự chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ bằng những việc làm phù hợp với bản thân.
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc..
-HS hát
-HS trả lời
HS trả lời
HS lắng nghe
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
HS trả lời
HS lắng nghe
HS lắng nghe
- HS quan sát tranh
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS lắng nghe.
- HS quan sát
HS chia sẻ
HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_9_c.docx