Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

1.Khởi động (2-3’)

- Cho HS viết bảng con từ 1 đến 5 và

 ng¬ược lại -Nhận xét,đánh giá.

2. Bài mới: (30’)

- Giới thiệu bài- GV ghi bảng tên bài.

Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bé hơn (10’)

- Hư¬ớng dẫn HS quan sát tranh SGK để nhận biết số lư¬ợng của từng nhóm trong 2 nhóm đồ vật rồi so sánh các số chỉ số l-ượng đó.

- Giới thiệu:" 1ô tô ít hơn 2 ô tô";"1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông".Ta nói: 1 bé hơn 2 và viết như¬ sau: 1< 2="" và="" giới="" thiệu="" dấu="">< đọc="" là"bé="" hơn",dùng="" để="" viết="" kết="" quả="" so="" sánh="" các="">

- Dạy t¬ương tự với tranh tiếp theo

- Yêu cầu các cặp thảo luận và so sánh số 3 và số 4;số 4 và số 5 sau đó GV hỏi:

- 3 so với 4 thì như thế nào?

- Ghi bảng: 3<>

+ 4 so với 5 thì như thế nào?

+ Ghi bảng: 4<>

Hoạt động 2: Luyện tập (20’)

Bài 1(17): Viết dấu

- Yêu cầu HS tìm dấu < trong="" bộ="" đồ="" dùng="" giơ="" lên="" -="" nhận="">

- Hướng dẫn HS viết dấu < (khi="" viết="" dấu="">< giữa="" 2="" số,bao="" giờ="" đầu="" nhọn="" cũng="" chỉ="" vào="" số="">

- Nhận xét- chỉnh sửa

 

doc 10 trang thuong95 2980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3- Buổi sáng
Ngày soạn: 20/ 9/ 2019
Ngày dạy: 23/ 9/ 2019
Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019
Tiết 1 
Chào cờ
Tiết 2 + 3 
Tiếng Việt (2 tiết)
ÂM /ch/
(STK trang 128 – SGK trang 23)
Tiết 4 
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu :
Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết các số trong phạm vi 5; biết đọc,viết, đếm các số trong phạm vi 5. Rèn kĩ năng đọc viết số .
Năng lực: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ và làm việc cá nhân
Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập và trình bày ý kiến cá nhân
II. Chuẩn bị 
GV: bảng phụ ghi nội dung bài tập 1
HS: bảng con 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2-3’)
- Yêu cầu HS đếm từ 1 đến 5; đọc số từ 5 đến 1.
- GV nhận xét
2. Bài mới: (30’)
- GV giới thiệu – Ghi bảng.
Luyện tập
Bài (16):Số?
- GV nêu yêu cầu BT trên bảng phụ
- Hướng dẫn: các em đếm số lượng các nhóm đồ vật rồi điền số tương ứng.
- Yêu cầu HS làm bài – chữa miệng – Nhận xét.
Bài 2(16):Số?
- GV nêu yêu cầu BT
- Hướng dẫn:
+ Ô trống thứ nhất có mấy que diêm, điền số mấy ?
+ Ô trống thứ hai có mấy que diêm, điền số mấy ?
- Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại.
- Gọi 3 HS lên bảng thi đua làm – Nhận xét.
+ Giải lao.
Bài 3(16): Số?
- GV nêu yêu cầu BT
- Yêu cầu HS đếm từ 1 đến 5; từ 5 đến 1.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở ô li.
- Gọi 2 HS lên bảng làm – Nhận xét.
Bài 4(16):( Nếu còn thời gian)
 - GV nêu yêu cầu BT
- Yêu cầu HS viết vào vở
- GV chữa bài – Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (2-3’)
- Trò chơi: Nhận biết ra số lượng nhanh.
- GV hướng dẫn cách chơi trò chơi.
- Yêu cầu HS chơi trò chơi-Nhận xét.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về học bài
HS nêu
Thứ tự các số cần điền là:
4, 5, 5
3, 2, 4
- Chia sẻ kết quả bài làm
- HS quan sát và trả lời
+ Có 1 que diêm, điền số 1.
+ Có 2 que diêm, điền số 2.
- 3 HS lên bảng thi làm – Nhận xét.
- HS đếm từ 1 đến 5; từ 5 đến 1.
 1 2 5
5
4
- Đếm nối tiếp theo nhóm đôi từ 1 đến 5 và ngược lại
- HS viết số 1, 2, 3, 4, 5.
- HS chơi trò chơi.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn: 20/9 /2019
Ngày dạy: 24/9 /2019
Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2019
Tiết 1
Thể dục
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG.
I.Mục tiêu:
Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng, nhanh, trật tự và kỉ luật hơn giờ trước. Học quay phải, quay trái. Yêu cầu nhận biết đúng hướng và xoay người theo khẩu lệnh. Ôn trò chơi: “Diệt các con vật có hại”.Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức độ tương đối chủ động.
Năng lực: Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ các nhân trong giờ học, chấp hành đúng nội quy giờ học.
Phẩm chất: Giáo dục ý thức tự giác, tích cực luyện tập thể dục.	
II.Địa điểm- phương tiện
Địa điểm:Sân trường.
Phương tiện:Còi, tranh đội hình đội ngũ.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Định lượng
Hoạt động của HS
1.Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp thành 3 hàng hàng dọc 
- Phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Khởi động:Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+ Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1, 2; 1, 2; . . .
2.Phần cơ bản:
- Ôn tập hợp hàng dọc,dóng hàng ,đứng nghiêm,đứng nghỉ.
- Quay phải,quay trái:
+Nhận biết hướng phải, trái.
+Tập quay phải,trái
+Khẩu lệnh: “Bên phải(trái). . .quay”
-Ôn tổng hợp các động tác ĐHĐN đã học.
-Trò chơi: “Diệt các con vật có hại” .
3.Phần kết thúc:
-Nêu lại các động tác về ĐHĐN đã học
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về ôn bài 
5 phút
3 hàng
1phút
2phút-3phút
25phút
5phút
3 lần
10phút
5phút
2 lần
5phút
5phút
1phút
2phút
2phút
-GV dùng còi cho HS tập hợp hàng dọc.
 * * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
- Quay hàng ngang phổ biến nội dung yêu cầu.
- GV điều khiển- HS thực hiện
- GV cho HS quan sát tranh và yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp tập luyện.
- GV hỏi HS nhận biết hướng phải (trái).
- GV làm mẫu, HS thực hiện
(nhìn tranh minh hoạ tập).
- GV cho HS tập theo tổ, lớp
- Nhận xét
- Yêu cầu tổ trưởng điều khiển trò chơi (chơi theo tổ)- Nhận xét.
- GV hỏi- HS trả lời- GV nhận xét
- 3 HS thực hiện lại các động tác.
- GV bắt điệu – HS thực hiện.
Tiết 2
Toán 
BÉ HƠN. DẤU <
I. Mục tiêu: 
Kiến thức, kĩ năng: Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ bé hơn, dấu < để so sánh các số.
Năng lực: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ và làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập và trình bày ý kiến cá nhân
II. Chuẩn bị:
GV: Bộ đồ dùng dạy Toán
HS: SGK, bảng con ,vở
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động (2-3’)
- Cho HS viết bảng con từ 1 đến 5 và
 ngược lại -Nhận xét,đánh giá.
- HS viết
2. Bài mới: (30’)
- Giới thiệu bài- GV ghi bảng tên bài.
- HS nhắc lại tên bài
Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bé hơn (10’)
- Hướng dẫn HS quan sát tranh SGK để nhận biết số lượng của từng nhóm trong 2 nhóm đồ vật rồi so sánh các số chỉ số lượng đó.
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi, nói: "1ô tô ít hơn 2 ô tô";"1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông".
- Giới thiệu:" 1ô tô ít hơn 2 ô tô";"1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông".Ta nói: 1 bé hơn 2 và viết như sau: 1< 2 và giới thiệu dấu < đọc là"bé hơn",dùng để viết kết quả so sánh các số.
- HS đọc: "1 bé hơn 2"
- Dạy tương tự với tranh tiếp theo
- HS đọc:"2 bé hơn 3"
- Yêu cầu các cặp thảo luận và so sánh số 3 và số 4;số 4 và số 5 sau đó GV hỏi:
- 3 so với 4 thì như thế nào?
- Ghi bảng: 3<4
+ 4 so với 5 thì như thế nào?
+ Ghi bảng: 4<5
- HS thảo luận và trả lời:
+3 bé hơn 4
+4 bé hơn 5
- HS đọc(cá nhân- đồng thanh):
1< 2 ; 2 < 3; 3 < 4; 4 < 5.
Hoạt động 2: Luyện tập (20’)
Bài 1(17): Viết dấu
- Yêu cầu HS tìm dấu < trong bộ đồ dùng giơ lên - Nhận xét
- Hướng dẫn HS viết dấu < (khi viết dấu < giữa 2 số,bao giờ đầu nhọn cũng chỉ vào số bé)
- Nhận xét- chỉnh sửa
- HS thực hành 
- HS quan sát
- HS tập viết dấu < trên bảng con – vở
Bài 2(17) Viết (theo mẫu): 
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn mẫu
- Nhận xét- chỉnh sửa
- HS quan sát 
- HS ghi kết quả vào bảng con
Bài 3(18): Viết (theo mẫu): 
- Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét- chỉnh sửa
- HS nêu cách làm
- HS chia sẻ kết quả
Bài 4 (18): Viết dấu < vào ô trống
- Cho HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở- chia sẻ kết quả
-Nhận xét –chữa bài
3. Củng cố, dặn dò (1-2’)
- GV Nhận xét tiết học
-HS chú ý lắng nghe.
-Dăn HS về ôn bài - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3
Tiếng Việt (2 tiết)
 ÂM /d/
(STK trang 132 – SGK trang 24)
Ngày soạn: 20/9 /2019
Ngày dạy: 25/9 /2019
Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2019
Tiết 1
Toán
LỚN HƠN. DẤU >
I.Mục tiêu
Kiến thức kĩ năng: Bước đầu biết so sánh số lượng,biết sử dụng từ lớn hơn và dấu > để so sánh các số.
Năng lực: Trình bày rõ ràng, ngắn gọn ý kiến, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ bài học
Phẩm chất: HS mạnh dạn thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: Bộ đồ dùng Toán 1.
HS: Bộ đồ dùng Toán 1.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (2-3’)
2. Bài mới:(30’)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng tên bài.
Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ lớn hơn (15’)
Tranh 1 (trái): Bên trái có mấy con bướm ?
 Bên phải có mấy con bướm ? 
- GV : 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm, 2 hình tròn nhiều hơn 1 hình tròn, ta nói: ''hai lớn hơn một'' và viết như sau: 
- GV viết bảng: 2 > 1
- GV chỉ vào 2 > 1 
- Tương tự như trên với các tranh bên phải
- GV viết bảng: 3 > 2, 3 > 1, 4 > 2, 5 > 3 và gọi học sinh đọc
- Dấu giống và khác nhau chỗ nào ?
Hoạt động 2: Thực hành: (15’)
Bài 1(19): 
- Yêu cầu HS thực hiện.
- Nhận xét.
Bài 2(19): 
- Yêu cầu HS thực hiện.
- Nhận xét.
Bài 3(20): 
- Yêu cầu HS thực hiện.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (1-2’) 
- Củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát tranh trong sách giáo khoa và trả lời:
- HS nhìn tranh và nhắc lại: 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm
- Tương tự như vậy với hình bên dưới
- HS thực hiện đọc: 2 lớn hơn .
- HS nêu.
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài cá nhân.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
Tiết 2 + 3
Tiếng việt
ÂM /đ/
(STK trang 136 – SGK trang 25)
Tiết 4
Tự nhiên và xã hội
NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I.Mục tiêu:
Kiến thức, kĩ năng: Hiểu được :mắt,mũi,lưỡi,tai,tay(da) là các bộ phận giúp ta nhận biết ra các vật xung quanh.
Năng lực: Có khả năng mô tả, nhận diện các vật qua các giác quan.
Phẩm chất: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
II.Chuẩn bị:
GV:3 khăn bịt mắt,bông hoa,củ gừng,muối,. . .
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động (2-3’)
-Sự lớn lên của các em trong cùng lứa tuổi như thế nào?
-Nhận xét,đánh giá
2.Bài mới:(30’)
- Trò chơi: “Nhận biết các vật xung quanh” (10’)
- Hướng dẫn:Dùng khăn che kín mắt 1 bạn,GV lần lượt để các đồ vật đã chuẩn bị vào tay và bạn đó đoán xem đó là gì? Ai đoán hết được người đó thắng cuộc.
- GV giới thiệu bài-Ghi bảng tên bài.
Hoạt động 1:Quan sát vật thật (10’)
-Mục tiêu: HS mô tả được 1 số vật xung quanh.
-Yêu cầu HS quan sát theo cặp và nói về màu sắc,hình dáng,kích cỡ. . .của 1 số vật xung quanh:cái bàn,cái ghế,cặp sách,bút,. . 
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm (10’).
- Mục tiêu: HS biết được các giác quan và vai trò của nó trong việc nhận ra thế giới xung quanh.
-Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm theo gợi ý:
+Bạn nhận ra màu sắc của các vật bằng gì?
+Nhận biết mùi vị các vật bằng gì?
+Nhận ra tiếng các con vật bằng gì?
+. . ..
-Yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận-Nhận xét.
-Yêu cầu lớp thảo luận câu hỏi:
+Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi,tai,lưỡi không còn có cảm giác?
+Điều gì có thể xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng?
+Điều gì xảy ra nếu tay(da) của chúng ta không còn cảm giác?
- GV kết luận và nhắc nhở HS phải giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể. . .
3.Củng cố,dặn dò (1-2’).
-GV nhắc nhở HS:không nên sờ vào vật nóng,sắc;không nên ngửi,nếm các vật cay như hạt tiêu,ớt. . .
-GV Nhận xét tiết học(tuyên dương)
- HS trả lời:giống hoặc khác nhau.
-2 HS lên bảng chơi trò chơi-Nhận xét
- HS đọc lại tên bài.
- HS quan sát theo cặp và trình bày kết quả quan sát-Nhận xét
- HS hoạt động theo nhóm 4 người.
-Trình bày kết quả thảo luận-Nhận xét
- HS trả lời:
+Không ngửi,nghe,nếm được.
+Không nhìn thấy mọi vật xung quanh.
+Không biết các vật,cứng mềm, lạnh, nóng,. . .
-HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn: 20/9 /2019
Ngày dạy: 26/9 /2019
Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2019
Tiết 1
Đạo đức
(GV chuyên dạy)
Tiết 2
 Thủ công
(GV chuyên dạy)
Tiết 3+4
Tiếng việt
ÂM /e/
(STK trang 140 – SGK trang 26)
Tiết 5
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Kiến thức, kĩ năng: Biết sử dụng các dấu và các từ bé hơn,lớn hơn khi so sánh hai số;bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo hai quan hệ bé hơn và lớn hơn(có 2 2).
Năng lực: Có khả năng tự học, biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập
Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện hiệm vụ học tập và trình bày ý kiến cá nhân, 
II. Chuẩn bị:
GV: bảng phụ
HS: bảng con
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
- Cho HS làm bảng con, bảng lớp 
-Nhận xét.
- Điền 
3 1 5 2
2 3 2 5
-HS làm bảng con bảng lớp.
2. Bài mới: (30’)
- Giới thiệu bài- GV ghi bảng tên bài.
- HS nhắc lại tên bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1(21):
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS cách làm
- Nhận xét- chỉnh sửa
- GV:Có hai số khác nhau thì bao giờ cũng có một số lớn hơn và một số bé hơn(số còn lại)nên có 2 cách viết khi so sánh số (VD: 5 >2; 2 <5)
- HS nêu
- HS tự làm bài trên bảng lớp, bảng con
- HS chú ý nghe
Bài 2(21): Viết (theo mẫu)
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS cách làm
- Nhận xét-chỉnh sửa
- HS quan sát làm bảng lớp, bảng con
Bài 3(21): Nối với số thích hợp
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi bằng cách nối số với ô trống thích hợp. 
- HS chơi trò chơi trên bảng phụ đã chuẩn bị
- Nhận xét- chỉnh sửa
3.Củng cố,dặn dò:
- GV Nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 20/9 /2019
Ngày dạy: 27/9 /2019
Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2019
Tiết 1 + 2
Tiếng Việt 
ÂM /ê/
(STK trang 144 – SGK trang 27)
Tiết 3
Hoạt động tập thể
KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TUẦN 3
I.Mục tiêu: 
Nêu được những ưu,khuyết điểm có trong tuần.
Đề ra kế hoạch tuần tuần.
Giáo dục HS tự giác thực hiện tốt các nề nếp theo quy định.
II.Các hoạt động dạy học: 	
Hoạt động 1: (10’) 
- GV yêu cầu em chủ tịch hội đồng tự quản lên duy trì buổi sinh hoạt tuần 
Hoạt động 2: Nhận xét ưu điểm và tồn tại trong tuần. (10’)
- GVchủ nhiệm nhận xét : 
+Ưu điểm: 
+Tồn tại: 
Hoạt động 3: Đề ra kế hoạch tuần sau. (10’)
+Duy trì nề nếp học tập
+Duy trì sĩ số HS
+Duy trì nề nếp ra vào lớp,truy bài,vệ sinh
+Ôn tập cho HS
+Kiểm tra vở học ở nhà của HS
+Tập trung rèn chữ viết cho HS
- Yêu cầu ban văn nghệ lên duy trì
- Chủ tịch hội đồng tự quản duy trì sinh hoạt: Từng ban nhận xét
+Ban nề nếp nhận xét
+Ban văn nghệ nhận xét
+Ban học tập nhận xét
- Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung tuần qua và nêu phương hướng tuần tới.
- HS lắng nghe
- HS vui văn nghệ
Tiết 4 + 5
Âm nhạc
(GV chuyên dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_3_nam_hoc_2019_2020_giap_thi_phuo.doc