Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính phép tính 13 - 3
- Yêu cầu HS làm bảng con, nêu cách làm trong nhóm đôi.
- Gọi 3 HS lên bảng làm - Nhận xét
( Củng cố cách đặt và cách tính theo cột dọc).
Bài 2 (Cột 1, 2, 4- 113):
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm vào vở cột 1, 2, 4.
- Gọi 3 HS lên bảng chữa- nêu cách làm
- Nhận xét
* Giải lao:
Bài 3 (cột 1, 2- 113):
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS nêu cách làm - Nhận xét
- Yêu cầu HS làm bảng con- bảng nhóm
- Nhận xét
Bài 5 (113): Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- GV ghi bảng tóm tắt
Có : 12 xe máy
Đã bán: 2 xe máy
Còn :. . . xe máy ?
- Yêu cầu HS đọc tóm tắt.
+ Có mấy xe máy ?
+ Đã bán mấy xe máy ?
+ Còn bao nhiêu xe máy ?
TUẦN 21- Buổi sáng Ngày soạn: 29 /1/ 2020 Thứ hai, ngày 3 tháng 2 năm 2020 Chào cờ Tiếng Việt (2 tiết) TIẾT 201+ 202: VẦN /ên/, /êt/, /in/, /it/ (STK trang 178; SGK trang 92-93) Toán TIẾT 81: PHÉP TRỪ DẠNG 17 - 7 I. MỤC TIÊU HS viết được phép tính thích hợp với hình vẽ thành viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán. Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp. Trung thực trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bộ đồ dùng toán (que tính), SGK. HS: SGK, bảng con, bộ đồ dùng toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động (1p) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1p) b. Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17- 7 (15p) * Thực hành trên que tính: - Yêu cầu HS lấy 17 que tính (gồm 1 chục que tính và 7 que tính rời) Sau đó tách làm 2 phần để trên bàn: phần bên trái có 1 chục que tính và phần bên phải có 7 que tính rời. - GV thể hiện trên bảng - Lấy 7 que tính rời ra khỏi bảng cài - Số que tính còn lại là bao nhiêu? - Vì sao em biết? * Hướng dẫn cách đặt tính và làm tính trừ: - HS nhắc lại cách tính: + 7 trừ 7 bằng 0, viết 0 - + Hạ 1, viết 1 10 + Vậy 17- 7 = 10 - GV nhận xét, nêu lại : + Đặt tính (từ trên xuống dưới) + Viết 17 rồi viết 7 thẳng cột với 7 (ở cột đơn vị) + Viết dấu – (dấu trừ) ở giữa 2 số trên + Kẻ vạch ngang giữa 2 số đó. - GV hướng dẫn cách tính: tính từ phải sang trái ( bắt đầu bằng hàng đơn vị) - YC HS nêu lại cách tính - Nhận xét c. Thực hành(15p): Bài 1 (cột 1, 3, 4-112): - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV làm mẫu 1 phép tính - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con- bảng lớp - Nhận xét (Củng cố cách đặt, cách tính. . . ) Bài 2 (Cột 1, 3-112): - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS nêu cách nhẩm- Nhận xét - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con- bảng lớp - Nhận xét Bài 3 (112): - GV ghi bài tập lên bảng + Có mấy cái kẹo? + Đã ăn mấy cái kẹo? + Vậy còn mấy cái kẹo? + Muốn biết còn mấy cái kẹo ta phải làm phép tính gì ? - Yêu cầu HS ghi phép tính vào bảng con- bảng lớp - Nhận xét, chỉnh sửa. 3. Củng cố, dặn dò (1p) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. Ngày soạn:30/1/ 2020 Thứ ba, ngày 4 tháng 2 năm 2020 Thể dục TIẾT 21: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI I. MỤC TIÊU Ôn 3 động tác vươn thở ,tay và chân của bài thể dục phát triển chung. Học động tác vặn mình. Điểm số hàng dọc theo tổ. Thực hiện cơ bản đúng động tác theo nhịp hô, đúng hướng, biết cách điểm số to, rõ ràng. Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ, thể lực, kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, kẻ sân cho trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1. Phần mở đầu (5p) * Nhận lớp : Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - Ôn động tác vươn thở, tay và chân. Học động tác Vặn mình của bài thể dục phát triển chung. - Điểm số hàng dọc theo tổ. * Khởi động: - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai. - Trò chơi“ Đứng ngồi theo lệnh”. 2. Phần cơ bản (25p) 2. Phần cơ bản * Học động tác “Vặn mình” - Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay sang ngang lòng bàn tay sấp - Nhịp 2: Vặn mình sang trái, hai bàn chân giữ nguyên, tay phải đưa sang trái vỗ vào tay trái - Nhịp 3: Về nhịp 1 - Nhịp 4: Về TTCB - Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng bước chân phải sang ngang ở nhịp 5 và ở nhịp 6 vặn mình sang phải, vỗ tay trái vào tay phải. *Ôn 4 động tác đã học * Thi đua giữa các tổ * Điểm số hàng dọc theo tổ GV hô khẩu lệnh tập hợp hàng dọc dóng hàng, sau đó lấy một tổ ra làm mẫu, giải thích và cho HS lần lượt điểm số, lần cuối cho cả 4 hàng điểm số. 3. Phần kết thúc (5p) - Cúi người thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học. Toán TIẾT 82: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Thực hiện phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20, trừ nhẩm trong phạm vi 20. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập. Giáo dục HS mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: SGK, bảng nhóm. HS: Bảng con, vở, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động (4p) 2. Bài mới a. Giới thiệu bài (1p) b. Hướng dẫn HS làm bài tập (30p): Bài 1 (Cột 1, 3, 4-113): - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính phép tính 13 - 3 - Yêu cầu HS làm bảng con, nêu cách làm trong nhóm đôi. - Gọi 3 HS lên bảng làm - Nhận xét ( Củng cố cách đặt và cách tính theo cột dọc). Bài 2 (Cột 1, 2, 4- 113): - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm vào vở cột 1, 2, 4. - Gọi 3 HS lên bảng chữa- nêu cách làm - Nhận xét * Giải lao: Bài 3 (cột 1, 2- 113): - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS nêu cách làm - Nhận xét - Yêu cầu HS làm bảng con- bảng nhóm - Nhận xét Bài 5 (113): Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập - GV ghi bảng tóm tắt Có : 12 xe máy Đã bán: 2 xe máy Còn :. . . xe máy ? - Yêu cầu HS đọc tóm tắt. - GV: + Có mấy xe máy ? + Đã bán mấy xe máy ? + Còn bao nhiêu xe máy ? + Muốn biết còn 10 xe máy ta phải làm phép tính gì ? - Yêu cầu HS ghi phép tính vào bảng con- bảng lớp- Nhận xét 3. Củng cố dặn dò (1p) - Chốt lại những kiến thức. Nhận xét giờ học. Tiếng việt TIẾT 203+ 204: VẦN /oen/, /oet/, /uên/, /uêt/ (STK trang 182; SGK trang 94- 95) Ngày soạn: 31/ 1/ 2020 Thứ tư, ngày 5 tháng 2 năm 2020 Toán TIẾT 83: LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU Biết tìm số liền trước, số liền sau.Biết cộng, trừ các số (không nhớ) trong phạm vi 20. Tự làm đúng và nhanh các bài tập có trong bài. Biết chia sẻ ý kiến và kết quả bài tập với bạn. Có thái độ học tập tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng nhóm. - HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (3p) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1p) c.Thực hành(25p): Bài 1(114):Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS lên bảng thi điền số. - Nhận xét, sửa bài. Bài 2(114): Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Muốn tìm số liền sau của 1 số ta làm như thế nào? - Tìm số liền trước ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS dựa vào tia số của bài tập 1 để trả lời câu hỏi: + Số liền sau của 9 là số nào? + Số liền sau số 10 là số nào? + Số liền sau của 19 là số nào? - Nhận xét, chỉnh sửa. * Giải lao: Bài 3(114): Làm tương tự bài tập2 Bài 4(114): Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm và nêu cách đặt tính, cách tính. - Nhận xét, Bài 5(114): Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS nêu cách làm. - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (5p) - Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” + Hướng dẫn: GV đưa ra câu hỏi, ai trả lời nhanh đúng thì thắng cuộc + Số liền trước của 12 là số nào? + 14 cộng 3 bằng mấy? - GV nhận xét tiết học (tuyên dương). Tiếng Việt (2 tiết) TIẾT 205 + 206: VẦN /uyn/, /uyt/ (STK trang 185; SGK trang 96 - 97) Tự nhiên và xã hội TIẾT 21: ÔN TẬP: XÃ HỘI I. MỤC TIÊU Kể được về gia đình, lớp học, cuộc sống nơi các em sinh sống. Biết yêu quý gia đình, lớp học và nơi em sinh sống. Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. Giáo dục HS mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Nội dung bài dạy, tranh ảnh minh họa cho bài. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động 2. Bài mới a. Giới thiệu bài (1p) b.Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (15p) - GV đưa câu hỏi- Yêu cầu HS trả lời’- Nhận xét + Gia đình em gồm mấy người ? Là những ai ? Họ sống với nhau có hoà thuận không ? + Hãy kể tên những đồ dùng có trong nhà em? + Hãy kể những công việc em đã làm ở nhà? + Để an toàn khi ở nhà em cần tránh và phòng điều gì ? + Trong lớp học có những gì? + Kể tên một số hoạt động ở lớp? + Khi thực hiện các hoạt động cần phải như thế nào? + Kể một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh lớp học? + Kể 1 số nét chính về hoạt động sinh sống của nội dung địa phương nơi em ở? + Khi đi bộ chúng ta cần chú ý điều gì? Hoạt động 2: Trò chơi tiếp sức (15p) - GV kẻ bảng nội dung trò chơi. Nên Không nên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... - Hướng dẫn cách chơi trò chơi. - Yêu cầu 2 nhóm lên bảng thi điền tiếp sức. - Nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò (4p). - GV nhận xét tiết học(tuyên dương) - Dặn HS về nhà ôn bài. Ngày soạn: 1/ 2/ 2020 Thứ năm, ngày 6 tháng 2 năm 2020 Tiếng Việt (2 tiết) TIẾT 207 + 208: VẦN /on/, /ot/, /ôn/, /ôt/, /ơn/, /ơt/ (STK trang 189; SGK trang 98 - 99) Toán TIẾT 84: BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. MỤC TIÊU HS bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm). Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ. Quan sát và làm được các việc theo yêu cầu của giáo viên. Lắng nghe chia sẻ, tự giải quyết để làm đúng các bài tập. Chăm chỉ, tích cực và học tập nghiêm túc . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh vẽ theo SGK. - HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động (3p) 2. Bài mới a. Giới thiệu bài (1p) Trực tiếp. b.Giới thiệu bài toán có lời văn(20p) * Bài toán 1(115):Có...bạn, có thêm... bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? - Cho HS nêu yêu cầu bài tập - Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ rồi nêu số thích hợp vào chỗ chấm - Cho HS đọc lại bài toán - GV hỏi: bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? Bài toán 2(115):Có... con thỏ, có thêm... con thỏ đangc hạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ? - Thực hiện tương tự như bài 1 Bài toán 3 (116): Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi..........................................................................................? - Cho HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ rồi đọc bài toán - GV hỏi: bài toán còn thiếu gì?- Còn thiếu câu hỏi - Cho HS đọc lại bài toán Bài toán 4 (116): Có ... con chim đậu trên cành, có thêm ... con chim bay đến. Hỏi........................................................................................? - Cho HS đọc yêu cầu - Cho HS đọc bài toán. - Hướng dẫn HS tự điền số thích hợp, viết tiếp câu hỏi vào chỗ chấm. - Thảo luận, chia sẻ và nêu cách làm. - HS điền số và câu hỏi. - GV hỏi: bài toán thường có những gì? - Bài toán có các số liệu và có câu hỏi c. Trò chơi lập bài toán (10p) - GV gắn các hình lên bảng. - Yêu cầu HS tự lập bài toán tương tự như bài tập trên. 3. Củng cố, dặn dò (1p) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tự lập bài toán. Ngày soạn: 2/ 2/ 2020 Thứ sáu, ngày 7 tháng 2 năm 2020 Tiếng Việt (2 tiết) TIẾT 209 + 210: VẦN /un/, /ut/, /ưn/, /ưt/ (STK trang 192; SGK trang 100 - 101) Hoạt động tập thể TIẾT 21: SINH HOẠT LỚP- NGHE KỂ CHUYỆN, THƠ VỀ THÀNH LẬP ĐẢNG I. MỤC TIÊU: - Kiểm điểm đánh giá hoạt động trong tuần. HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong mọi hoạt động, có phương hướng và biện pháp khắc phục. - HS biết được một số câu chuyện, bài thơ về Đảng, Bác Hồ. - HS yêu đất nước, có lòng tự hào dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Nội dung bài dạy III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động Nội dung a. Nhận xét, đánh giá công tác trong tuần (5p) - Các tổ trưởng và CTHĐTQ nhận xét ưu, khuyết điểm của tổ, lớp trong tuần và biện pháp khắc phục. - Việc thực hiện nề nếp: - GV đánh giá chung. b. Nghe kể chuyện, thơ về thành lập Đảng (25p) - Hỏi HS về hiểu biết cá nhân: Các câu thơ viết về Bác Hồ mà em biết. - GV giới thiệu một số đoạn thơ, bài thơ viết về Đảng, Bác Hồ. - GV hướng dẫn HS học thuộc đoạn thơ, bài thơ viết về Bác Hồ: Ảnh Bác, Cháu nhớ Bác Hồ. - GV nhận xét, khen ngợi. c. Hoạt động nối tiếp (5p) - GV cùng HS củng cố nội dung hoạt động. - HS thảo luận, xây dựng kế hoạch tuần tới “ Văn nghệ về Đảng- Bác” - GV nhắc nhở, dặn dò.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cac_mon_lop_1_tuan_21_nam_hoc_2019_2020_giap_thi_phu.doc