Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Tuần 32: Gió - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Hồng Nhung

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Tuần 32: Gió - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Hồng Nhung

Hoạt động 1: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi

- Cho HS quan sát tranh, HD HS nhận xét

+ So sánh trạng thái của lá cờ, trạng thái của các ngọn lau để tìm ra sự khác biệt những lúc có gió và không gió.

+ Cầm vở quạt vào nhau để nhận biết khi có gió thổi vào người.

+ Quan sát cậu bé đang cầm quạt trong hình vẽ, nói cảm giác của cậu bé trong hình vẽ.

- Y/C HS lên hỏi đáp nhau trước lớp

- GV nhận xét, kết luận: Khi trời lặng gió, lá và ngọn cây đứng yên. Gió nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cây cỏ nghiêng ngã,

Hoạt động 2: Thực hành

- GV nêu nhiệm vụ của HS khi ra sân quan sát: Nhìn xem cây cỏ có lay động không? Từ đó em rút ra kết luận gì?

- Cho HS ra sân quan sát và cảm nhận

- Y/C HS tập trung vào lớp và trình bày kết quả

- Nhận xét, kết luận: Nhờ quan sát cây cối, mọi vật xung quanh và chính cảm nhận của bản thân mà ta biết khi nào có gió, khi nào không

doc 2 trang thuong95 7340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Tuần 32: Gió - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên và xã hội
Gió
A/ Mục tiêu:
- HS nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió.
- HS biết cảm giác mát khi có gió thổi vào.
- HS có ý thức cảm thụ mát của gió, phát huy trí tưởng tượng. Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, bảo vệ bầu không khí trong lành, trồng nhiều cây xanh có lợi cho không khí.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa
- SGK 
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời
+ Bầu trời hôm nay như thế nào?
+ Những đám mây màu gì?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
- Cho HS quan sát tranh, HD HS nhận xét
+ So sánh trạng thái của lá cờ, trạng thái của các ngọn lau để tìm ra sự khác biệt những lúc có gió và không gió.
+ Cầm vở quạt vào nhau để nhận biết khi có gió thổi vào người.
+ Quan sát cậu bé đang cầm quạt trong hình vẽ, nói cảm giác của cậu bé trong hình vẽ.
- Y/C HS lên hỏi đáp nhau trước lớp
- GV nhận xét, kết luận: Khi trời lặng gió, lá và ngọn cây đứng yên. Gió nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cây cỏ nghiêng ngã, 
Hoạt động 2: Thực hành
- GV nêu nhiệm vụ của HS khi ra sân quan sát: Nhìn xem cây cỏ có lay động không? Từ đó em rút ra kết luận gì?
- Cho HS ra sân quan sát và cảm nhận
- Y/C HS tập trung vào lớp và trình bày kết quả
- Nhận xét, kết luận: Nhờ quan sát cây cối, mọi vật xung quanh và chính cảm nhận của bản thân mà ta biết khi nào có gió, khi nào không. Khi lặng gió, cây cối đứng yên. Khi gió nhẹ, cây cối lay động. Khi gió mạnh, cành lá đung đưa. Khi gió thổi vào người ta cảm thấy mát.
Hoạt động 3: Củng cố
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: chong chóng
- Gọi HS nhận xét: Vì sao chong chóng lại quay? Khi nào chong chóng quay nhanh?, Gió đem lại lợi ích gì cho con người?
- Nhận xét, giáo dục HS.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về xem trước bài: Trời nóng, trời rét.
- Hát
- HS trả lời, bạn nhận xét
- Nhắc tựa bài
- Thảo luận nhóm đôi, nhận xét
- Đại diện các nhóm hỏi nhau
- Lắng nghe
- Nghe hướng dẫn
- HS ra sân quan sát, thảo luận và nêu nhận xét của mình với các bạn trong nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lắng nghe
- HS tham gia trò chơi, nhận xét và TLCH
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_tuan_32_gio_nam_hoc_2014_2015.doc