Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 15: Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương - Nguyễn Thị Mai Trang

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 15: Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương - Nguyễn Thị Mai Trang

Mục tiêu: tạo hứng thú học tập cho HS

- HS nghe và hát bài sắp đến tết rồi

2. Vận dụng kiến thức, năng lực

Hoạt động 1: Ôn tập về hoạt động trong cộng đồng

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được cách ứng xử phù hợp ở nơi công cộng.

b. Phương pháp – hình thức: Trực quan, đàm thoại – Cá nhân, lớp.

c. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 64 và cho biết hoạt động của mọi người trong tranh.

- GV giáo dục HS cách ứng xử phù hợp ở nơi công cộng.

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Khi đến những nơi công cộng, em cần ứng xử phù hợp.

Hoạt động 2: Ôn tập về lễ hội trong cộng đồng

a. Mục tiêu: HS biết thêm một số lễ hội khác trong cộng đồng.

b. Phương pháp – hình thức: Thảo luận, đàm thoại – Nhóm, lớp.

b. Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, nói về những việc làm của bản thân ở thời điểm trước và trong Tết.

 

docx 4 trang thuong95 28023
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 15: Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương - Nguyễn Thị Mai Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 15: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG 
MỤC TIÊU:
 - Ôn tập, củng cố lại cho HS các nội dung của chủ đề Cộng đồng địa phương.
 - Hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức của chủ đề ứng xử phù hợp trong cộng đồng.
Phẩm chất chủ yếu 
- Nhân ái: Bày tỏ sự gắn bó, tình cảm của bản thân với nơi em ở.
- Trách nhiệm: Tuân thủ luật lệ giao thông.
- Trách nhiệm: Nêu được một số việc có thể làm để đóng cho cộng đồng địa phương.
2. Năng lực chung 
 - Tự chủ và tự học: Nhận biết được cách ứng xử phù hợp nơi cộng đồng, nắm được các lễ hội. Đọc và thực hiện nhiệm vụ SGK, quan sát và ghi lại được những gì quan sát được.
 - Giao tiếp và hợp tác: Biết giao tiếp, hợp tác với nhóm, tổ trong việc thực hiện những việc làm có ích trong cộng đồng địa phương. Nêu ý kiến trong nhóm và báo cáo kết quả học tập nhóm.
 - Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Nêu được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống thực tế.
 3. Năng lực khoa học
 - Nhận thức khoa học: 
 + HS biết giới thiệu về quang cảnh xung quanh.
 + HS biết thêm một số lễ hội khác trong cộng đồng.
 + Biết được một số biển báo, đèn hiệu giao thông và ý nghĩa.
 - Tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội xung quanh: 
 + HS nhận biết được cách ứng xử đúng ở nơi công cộng.
 + Nêu được cảm xúc khi tham gia lễ hội.
 + Nhận biết việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng.
 - Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: 
 + Liên hệ bản thân, nêu cách ứng xử phù hợp trong các tình huống thực tế.
 + Thực hành đi bộ an toàn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Tranh, ảnh hoặc đoạn phim ngắn về một số lễ hội và về các tình huống giao thông.
 - Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
Hoạt động GV
Hoạt động mong đợi của HS
1. Khởi động
* Mục tiêu: tạo hứng thú học tập cho HS
- HS nghe và hát bài sắp đến tết rồi
2. Vận dụng kiến thức, năng lực
Hoạt động 1: Ôn tập về hoạt động trong cộng đồng
a. Mục tiêu:
- HS nhận biết được cách ứng xử phù hợp ở nơi công cộng.
b. Phương pháp – hình thức: Trực quan, đàm thoại – Cá nhân, lớp.
c. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 64 và cho biết hoạt động của mọi người trong tranh.
- GV giáo dục HS cách ứng xử phù hợp ở nơi công cộng.
- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Khi đến những nơi công cộng, em cần ứng xử phù hợp.
Hoạt động 2: Ôn tập về lễ hội trong cộng đồng
a. Mục tiêu: HS biết thêm một số lễ hội khác trong cộng đồng.
b. Phương pháp – hình thức: Thảo luận, đàm thoại – Nhóm, lớp.
b. Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, nói về những việc làm của bản thân ở thời điểm trước và trong Tết.
- GV và HS cùng nhận xét
Bước 2:
- Hướng dẫn HS kể lại một ngày hội mà các em biết bằng một số câu hỏi gợi ý:
+ Em đã từng tham gia những ngày hội nào ở trường/ nơi em ở?
+ Em thích nhất ngày hội nào?
+ Em đã làm gì trong ngày hội đó?
+ Sau khi tham gia ngày hội, em cảm thấy như thế nào?
- GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp và khen thưởng HS kể hay.
Kết luận: Có nhiều lễ hội diễn ra trong dịp tết Nguyên đán.
3. HĐ nối tiếp
- GV hỏi lại về bài học
- GV liên hệ thực tế, GDTT 
- HS xem lại các biển báo giao thông, đèn tín hiệu ở các tiết học trước để trình bày vào tiết 2.
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe.
* Dự kiến sản phẩm: 
- HS nêu được các hoạt động trong tranh, nắm được cách ứng xử phù hợp.
* Tiêu chí đánh giá: 
- Đánh giá thông qua quan sát hoạt động của HS và cách trình bày.
- HS làm việc theo nhóm đôi
- HS trình bày
- HS trả lời
* Dự kiến sản phẩm:
- HS kể tên được một số lễ hội trong dịp Tết Nguyên Đán.
* Tiêu chí đánh giá:
- Đánh giá thông qua quan sát hoạt động của HS và cách trình bày.
- HS nhắc lại tựa bài
- HS lắng nghe, vận dụng
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2020
TIẾT 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
* Mục tiêu: tạo hứng thú học tập cho HS
- HS nghe và hát bài an toàn giao thông
2. Vận dụng kiến thức, năng lực
Hoạt động 1: Ôn tập về đi đường an toàn
a. Mục tiêu:
- Nhận biết cách đi đường an toàn.
b. Phương pháp – hình thức: Trực quan, đàm thoại – Cá nhân, lớp.
c. Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 65 và yêu cầu HS chọn cách đi đường an toàn.
- GV có thể yêu cầu HS cho biết vì sao cách đi đường đó an toàn/ không an toàn.
- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận 
Kết luận: Khi đi trên đường, em cần tuân thủ các quy định giao thông để đảm bảo an toàn.
Hoạt động 2: Ôn tập về cách ứng xử trong cộng đồng
a. Mục tiêu: HS nhận biết được cách ứng xử đúng ở nơi công cộng.
b. Phương pháp – hình thức: Trực quan, thảo luận, đàm thoại – nhóm, lớp.
c. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh trong SGK trang 66, thảo luận nhóm đôi và trả lời một số câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang ở đâu?
+ Các bạn đang làm gì?
+ Em có đồng tình với hành động của các bạn đó không ? Vì sao ? 
- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận
Kết luận: Khi đến những nơi công cộng, em cần lịch sự và tuân theo các quy định ở nơi đó.
3. HĐ nối tiếp
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ khóa trong bài: 
- GV liên hệ thực tế, GDTT 
- HS chia sẻ
- HS trả lời
* Dự kiến sản phẩm: 
- HS nêu được cách đi đường an toàn.
* Tiêu chí đánh giá:
- Đánh giá thông qua quan sát hoạt động của HS và cách trình bày.
- HS làm việc theo nhóm đôi
- HS trình bày
* Dự kiến sản phẩm: 
- HS nêu được sự đồng tình/ không đồng tình ở các tình huống trong SGK.
* Tiêu chí đánh giá:
- Đánh giá thông qua quan sát hoạt động của HS và cách trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.docx