Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- HS quan sát các hình ở trang 36, 37 trong SGK để trả lời các câu hỏi:
+ Nói về một số hoạt động ở trường học trong các hình 1 - 4 trang 36 (SGK).
+ Những hoạt động nào trong các hình 1 - 4 trang 37 (SGK) không an toàn cho bản thân và người khác?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Gợi ý: Một số hoạt động thể hiện là an toàn ở các hình: chào cờ ở sân trường, thảo luận nhóm trong lớp, làm việc trong thư viện, chăm sóc cây ở vườn trường, hoạt động đuổi nhau ở cầu thang, hoạt động du cành cây là không an toàn cho bản thân và người khác.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Giới thiệu các hoạt động ở trường mình
Mục tiêu: Giới thiệu được một số hoạt động ở trường ; nếu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.
- Biết cách trình bày ý kiến của mình, đặt câu hỏi về hoạt động ở trường mình.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Thảo luận theo gợi ý sau:
+ Kể về một số hoạt động diễn ra ở trường mình.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 8 MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI BÀI : TRƯỜNG HỌC CỦA EM - Tiết 2 Ngày: - - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: - Kể được tên các hoạt động chính ở trường học: nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó. - Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về trường học, hoạt động ở trường học. *Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn khi ở trường. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội 1. - Tranh ảnh hoặc video về các hoạt động của trường học. - Một số tình huống để HS thể hiện được tình cảm và cách ứng xử với thành viên trong nhà trường tốt nhất tình huống được thể hiện bằng kênh chữ và kênh hình). - Giấy, bút màu, bản cam kết. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 2/ Một số hoạt động chính ở trường học KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 3: Tìm hiểu các hoạt động ở trường * Mục tiêu: Kể được tên một số hoạt động chính ở trường. - Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình, đặt câu hỏi về các hoạt động trường. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp. - HS quan sát các hình ở trang 36, 37 trong SGK để trả lời các câu hỏi: + Nói về một số hoạt động ở trường học trong các hình 1 - 4 trang 36 (SGK). + Những hoạt động nào trong các hình 1 - 4 trang 37 (SGK) không an toàn cho bản thân và người khác? Bước 2: Làm việc cả lớp Gợi ý: Một số hoạt động thể hiện là an toàn ở các hình: chào cờ ở sân trường, thảo luận nhóm trong lớp, làm việc trong thư viện, chăm sóc cây ở vườn trường, hoạt động đuổi nhau ở cầu thang, hoạt động du cành cây là không an toàn cho bản thân và người khác. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 4: Giới thiệu các hoạt động ở trường mình Mục tiêu: Giới thiệu được một số hoạt động ở trường ; nếu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó. - Biết cách trình bày ý kiến của mình, đặt câu hỏi về hoạt động ở trường mình. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm - Thảo luận theo gợi ý sau: + Kể về một số hoạt động diễn ra ở trường mình. + Em thích tham gia vào những hoạt động nào? Vì sao? + Ở trường, em nên chơi những trò chơi nào để đảm bảo an toàn? Vì sao? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV có thể chiếu tranh ảnh hoặc video về các hoạt động của nhà trường, qua đó HS càng thêm yêu quý trường học của mình. GV hướng HS đến thông điệp: “Đến trưởng thật vui và học thêm nhiều điều thú vị ”. Làm việc theo cặp. - HS quan sát tranh ở trang 36, 37 SGK trả lời các câu hỏi: Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét Làm việc theo nhóm HS thảo luận theo gợi ý của GV: Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, hỏi thêm câu hỏi, bổ sung câu trả lời của các nhóm. - HS làm cầu 3 của Bài 5 (VBT). GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 8 MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI BÀI : TRƯỜNG HỌC CỦA EM - Tiết 3 Ngày: - - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: - Nêu được các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của họ. - Kể được tên các hoạt động chính ở trường học: nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó. - Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về trường học, các thành viên và hoạt động trường học, - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về trường học, hoạt động ở trường học. *Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, GV và các thành viên khác trong nhà trường. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội 1. - Một số tình huống để HS thể hiện được tình cảm và cách ứng xử với thành viên trong nhà trường tốt nhất tình huống được thể hiện bằng kênh chữ và kênh hình. - Giấy, bút màu, bản cam kết. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 3/ Các thành viên trong nhà trường KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 5: Thảo luận về các thành viên trong nhà trường * Mục tiêu - Nêu được các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của họ. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong nhà trường. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm - HS quan sát các hình ở trang 38, 39 trong SGK và thực tế trường mình trả lời các câu hỏi: + Kể tên các thành viên trong nhà trường. + Nói về công việc của một số thành viên trong nhà trường. + Em làm gì để thể hiện sự kính trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo, các cô, bác nhân viên trong nhà trường? Bước 2: Làm việc cả lớp GV hoàn thiện câu trả lời. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 6: Chơi trò chơi “Ai có thể giúp tôi? ” * Mục tiêu: Đặt được câu hỏi nói về công việc của các thành viên trong nhà trường. * Cách tiến hành Bước 1: Hướng dẫn cách chơi Mỗi cặp HS: Một HS đặt câu hỏi, một HS trả lời về công việc của các thành viên trong nhà trường. Bước 2: Tổ chức chơi trò chơi GV gọi một số cặp HS lên chơi Lưu ý: Các cặp HS sau không nói trùng ý với các cặp trước đó.. Bước 3 Nhận xét và đánh giá GV có thể nhận xét về cách đặt câu hỏi của HS. GV có thể lựa chọn hoạt động 7 hoặc 8 để thực hiện. Hoạt động 7: Xử lí tình huống viên khác trong nhà trường. * Mục tiêu: Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, GV và các thành * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm Mỗi nhóm được phát một tình huống liên quan đến một thành viên của nhà trưởng, nhóm thảo luận tìm cách xử lý tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lý tình huống của từng nhóm. ĐÁNH GIÁ GV sử dụng câu 2,3 a,4,5,của bài 5 để đánh giá kết quả học tập của HS. Làm việc theo nhóm - HS quan sát hình trang 38, 39 trong SGK và thực tế trường mình trả lời các câu hỏi: Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. Hướng dẫn cách chơi HS lắng nghe Tổ chức chơi trò chơi Một số cặp HS lên chơi (mỗi cặp sẽ phải hỏi và đáp vẽ hai thành viên) Nhận xét và đánh giá Cặp HS nào đoán đúng và trong thời gian ít nhất được khen thưởng. Làm việc theo nhóm HS thảo luận nhóm về tình huopongs của nhóm mình Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm lên g đóng vai thể hiện cách xử lý tình huống. - HS khácnhận xét, hoàn thiện cách xử lý tình huống của từng nhóm. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_8_nam_hoc_2020.doc