Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm
GV có thể làm mẫu cho HS quan sát.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
GV hỗ trợ và uốn nắn .
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau.
Lưu ý: GV căn dặn HS, khi gặp tình huống nguy cơ, các em cần nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ kịp thời. Nếu nói một lần chưa được thì các em cần nhắc lại nhiều lần với những người tin cậy khác hoặc gọi điện thoại đến số 111 cho tới khi nhận được sự giúp đỡ. GV cũng nhấn mạnh đến quyền trẻ em, không ai có quyền gây hại, làm tổn thương các em.
Kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu HS ghi nhớ những kiến thức chủ yếu ở trang 125 (SGK).
IV. ĐÁNH GIÁ
GV có thể sử dụng các cầu 4, 5 và 6 của Bài 19 (VBT) để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong bài này,
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 31 MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI BÀI : GIỮ AN TOÀN CHO CƠ THỂ - Tiết 2 Ngày: - - 2021 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được: * Về nhận thức khoa học: Nêu được cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Quan sát các hình ảnh để phân biệt được hành động nào là tốt, hành động nào là xấu đối với trẻ em. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe doại đến sự an toàn của bản thân. - Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội 1. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH LUYỆN TẬP 1/ Thực hành bảo vệ sự an toàn cho bản thân Hoạt động 3: Thực hành ba bước giữ an toàn cho bản thân * Mục tiêu Luyện tập ba bước phòng tránh bị xâm hại. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cả lớp GV có thể làm mẫu cho HS quan sát. Bước 2: Làm việc theo nhóm GV hỗ trợ và uốn nắn . Bước 3: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau. Lưu ý: GV căn dặn HS, khi gặp tình huống nguy cơ, các em cần nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ kịp thời. Nếu nói một lần chưa được thì các em cần nhắc lại nhiều lần với những người tin cậy khác hoặc gọi điện thoại đến số 111 cho tới khi nhận được sự giúp đỡ. GV cũng nhấn mạnh đến quyền trẻ em, không ai có quyền gây hại, làm tổn thương các em. Kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu HS ghi nhớ những kiến thức chủ yếu ở trang 125 (SGK). IV. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng các cầu 4, 5 và 6 của Bài 19 (VBT) để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong bài này, Làm việc cả lớp - HS đọc chỉ dẫn thực hành ba bước phòng tránh bị xâm hại ở trang 125 (SGK). - Một số HS xung phong lên thể hiện trước lớp. Các bạn khác nhận xét Làm việc theo nhóm - HS thu dọn bàn ghế gọn lại để thực hành trong nhóm (bảo đảm HS nào cũng được luyện tập). - Cùng với việc luyện tập nêu trên, HS trao đổi với các bạn trong nhóm tên ba người em tin cậy và cho biết họ là ai, họ có quan hệ với em như thế nào. Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 31 MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI BÀI : ÔN TẬP CHỦ ĐỂ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ - Tiết 1 Ngày: - - 2021 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được: * Về nhận thức khoa học: Ôn lại những kiến thức đã học về: - Các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan. - Các việc cần làm để giữ cơ thể khoẻ mạnh. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Củng cố kĩ năng sưu tầm, xử lý thông tin. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thể hiện được thái độ và việc làm liên quan đến giữ vệ sinh cá nhân và phòng tránh bị xâm hại. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình ở Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Con người và sức khoẻ trong SGK, - VBT Tự nhiên và Xã hội 1. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Em đã học được gì về các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan? Hoạt động 1: Hỏi – đáp về các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan * Mục tiêu Ôn lại những kiến thức đã học về: Các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện các việc sau: + Đặt các câu hỏi và trả lời về các bộ phận bên ngoài cơ thể. + Nói tên các giác quan phù hợp với mỗi hình ở trang 126 (SGK). Bước 2: Làm việc cả lớp Phương án 1: Đại diện các nhóm có thể đặt câu hỏi về các bộ phận bên ngoài cơ thể hoặc về các giác quan và chỉ định các bạn ở nhóm khác trả lời. Bạn trả lời đúng tiếp tục đặt câu hỏi và gọi bạn khác trả lời. Phương án 2: Đại diện các nhóm có thể lên làm các động tác (kịch câm) và chỉ định các bạn ở nhóm khác nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể đang hoạt động. GV nhận xét, đánh giá kết quả ôn tập của HS cả lớp. 2. Em cần làm gì để giữ cơ thể khoẻ mạnh? Hoạt động 2: Hỏi – đáp về những việc cần làm để giữ cơ thể khoẻ mạnh * Mục tiêu Ôn lại những kiến thức đã học về những việc cần làm để giữ cơ thể khoẻ mạnh. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp HS nói với nhau về những việc các em thưởng làm ở nhà để giữ cơ thể khoẻ mạnh: – Vận động và nghỉ ngơi. - Giữ vệ sinh cơ thể. - Ăn uống hằng ngày. Bước 2: Làm việc cả lớp Thay vì yêu cầu một số HS nói lại những việc các em thường làm ở nhà để giữ cơ thể khoẻ mạnh, GV có thể phát cho mỗi HS một Phiếu tự đánh giá về giữ gìn vệ sinh thân thể để HS tự đánh giá (Phụ lục). GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_31_nam_hoc_2020.doc