Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Tết Nguyên đán - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc Quyên

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Tết Nguyên đán - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc Quyên

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức, kĩ năng:

 - Giới thiệu được tên , thời gian diễn ra tết Nguyên đán .

 - Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân trong dịp tết Nguyên đán .

- Tìm tòi , khám phá các hoạt động đón Tết của người dân trong cộng đồng .

-Thể hiện được tình cảm của em với người thân và những người xung quanh qua việc nói về các hoạt động trong dịp Tết .

2. Phẩm chất, năng lực:

- Năng lực:

+ Hình thành NL chung, có tinh thần hợp tác và kết nối với bạn bè, có khả năng làm việc nhóm.

- Phẩm chất:

+ Khơi gợi tình yêu gia đình, yêu ngày Tết truyền thống.

+ Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bài giảng điện tử. Các hình trong SGK . Video clip bài hát Ngày Tết quê em ( nhạc của Từ Huy )

- HS: Một số hình ảnh về các hoạt động của người dân trên đất nước Việt Nam trong dịp Tết . VBT Tự nhiên và Xã hội 1

 

doc 6 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 26461
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Tết Nguyên đán - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2021
 Tự nhiên và xã hội
TẾT NGUYÊN ĐÁN (Tiết 1)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức, kĩ năng:	
 - Giới thiệu được tên , thời gian diễn ra tết Nguyên đán .
 - Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân trong dịp tết Nguyên đán . 
- Tìm tòi , khám phá các hoạt động đón Tết của người dân trong cộng đồng . 
-Thể hiện được tình cảm của em với người thân và những người xung quanh qua việc nói về các hoạt động trong dịp Tết .
2. Phẩm chất, năng lực:
- Năng lực: 
+ Hình thành NL chung, có tinh thần hợp tác và kết nối với bạn bè, có khả năng làm việc nhóm.
- Phẩm chất:
+ Khơi gợi tình yêu gia đình, yêu ngày Tết truyền thống.
+ Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bài giảng điện tử. Các hình trong SGK . Video clip bài hát Ngày Tết quê em ( nhạc của Từ Huy ) 
- HS: Một số hình ảnh về các hoạt động của người dân trên đất nước Việt Nam trong dịp Tết . VBT Tự nhiên và Xã hội 1 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. HĐ mở đầu:
Trước khi đến với tiết học cô mời các con cùng lắng nghe bài hát “Ngày Tết quê em”. 
- Lắng nghe
? Bài hát nói về ngày gì trong năm? 
? Qua bài hát, em cảm nhận ngày Tết ntn?
- GV : Bài hát cho thấy không khí đón Tết trên khắp đất nước với hoa tươi , phố đông vui , người đi sắm Tết , đi chơi , thăm hỏi lẫn nhau và ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết “dù đi đâu ai cũng nhớ về chung vui bên gia đình”. Bài học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về một lễ hội truyền thống của người Việt Nam được nhắc đến, đó là tết Nguyên đán. Sau đây chúng ta đến với bài Tết Nguyên Đán (Tiết 1) 
? Bạn nào cho cô biết TNĐ diễn ra vào thời gian nào trong năm?
Giải nghĩa: Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của VN, là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới vào những ngày đầu tiên của mùa xuân. TNĐ còn gọi là Tết ta, TÂL, Tết cổ truyền. Tết Dương lịch chỉ có 8 ngày nữa sẽ diễn ra vào ngày 01/01 và cc cũng sẽ được nghỉ học 1 ngày để đón Tết DL. Tết AAL cc sẽ được nghỉ dài ngày hơn nhé! Để hiểu rõ hơn về TNĐ chúng ta cùng 
B. Khám phá kiến thức mới: Ở tiết 1 này cô trò mình sẽ tìm hiểu về những HĐ thường diễn ra vào dịp tết Nguyên đán qua: 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về những hoạt động vào dịp ngày tết Nguyên đán.
Hoạt động 2: Giới thiệu về các hoạt động của em và gia đình vào dịp tết Nguyên đán. Sau đây, chúng ta đến với
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về những hoạt động vào dịp ngày tết Nguyên đán.
- GV: Tết đến thường có những HĐ gì ?Để trả lời câu hỏi đó các con cùng đến với các bức tranh nhé!
 Trên màn hình của cô là 6 bức tranh cô đã chụp trong SGK trang 54, 55. Các con hãy quan sát tranh và thảo luận nhóm theo 2 CH sau: 
Những người trong mỗi hình đang làm gì ? 
2. Trong đó , những hoạt động nào thường diễn ra trước Tết , những hoạt động nào thường diễn ra trong dịp Tết ?
- HS nhắc lại yc
- Thời gian thảo luận 5 phút bắt đầu .. Thời gian thảo luận đã hết. Cô muốn nghe ý kiến của các nhóm. Cô mời 
+ Nhóm 1: Chia sẻ về bức tranh 1, 2, 3
- Nhóm khác nhận xét.
? Tranh 1: Người ta thường mua loại hoa nào đặc trưng cho ngày Tết?
* Đúng rồi đấy cc ạ, ở miền Bắc, hoa đặc trưng cho ngày Tết là hoa đào, còn ở miền Nam là hoa mai. Ngoài ra các gia đình còn mua các loại hoa khác để bày trong ngày tết như hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cúc 
? Bạn nào đã được đi chợ hoa ngày Tết cùng với bố mẹ?
* Đi chợ ngày Tết rất đông người vì vậy các con chú ý không đùa nghịch, đi lại tự do để tránh bị lạc nhé! 
Tranh 2: Cả nhà đang quây quần bên nhau gói bánh để chuẩn bị cho ngày tết: bà và bé đang gói bánh, bố mẹ đang bắc nồi để đun bánh.
Tranh 3: Còn tranh 3 là bố chuẩn bị bàn thờ cúng tổ tiên. Con thấy trên bàn thờ ngày Tết thường có những gì?
* Trong ngày Tết ngoài lọ hoa, mâm cỗ nhà nào cũng bày mâm ngũ quả để thờ cúng tổ tiên và người ta thường bày 5 loại quả nên gọi là mâm ngũ quả. Ngoài ra ở một số địa phương còn chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên vào 30 Tết hay còn gọi là bữa cơm Tất Niên để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết đấy các con ạ!
+ Nhóm 2: Chia sẻ về bức tranh 4,5,6
- Nhóm khác nhận xét.
* Cô cũng đồng ý với ý kiến của các con: cả gia đình đang chúc Tết nhau sau khi đón giao thừa trong tranh 4; tranh 5 cả nhà đi chơi Tết; tranh 6 là đi xem hội, xem hát (gộp 3 tranh)
? Thế cảnh vật, không khí, màu sắc trong các bức tranh này như thế nào?
**Chốt 6 tranh: cô mời 3 bạn nối tiếp nhau mỗi bạn nhắc lại nội dung của 2 tranh nhé!
? Trong những HĐ đó, HĐ nào diễn ra trước Tết, HĐ nào diễn ra trong dịp Tết?
* NX: Đúng rồi đó cc, các HĐ ở tranh 1,2,3 diễn ra trước Tết. Các HĐ ở tranh 4,5,6 diễn ra trong dịp Tết.
**Vào đêm giao thừa các gia đình thường quây quần, sum họp bên nhau để chờ đón khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới. Với những chùm pháo hoa được bắn lên cao nổ sáng cả một vùng trời như muốn báo hiệu cầu chúc 1 năm mới với nhiều niềm vui, may mắn, hi vọng và thành công. Trong những ngày đầu xuân, người người thường đi lễ chùa để cầu may mắn, đi chúc Tết ông bà, họ hàng; dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngoài ra, trên khắp đất nước còn diễn ra nhiều lễ hội. Trong đó có nhiều HĐ sinh hoạt văn hoá khác nhau với không khí nhoonk nhịp, tưng bừng, màu sắc vui tươi. ở mỗi lễ hội lại có những trò chơi mang đậm màu sắc văn hoá vùng miền như như hội Lim ở Bắc Ninh, chọi trâu ở Hải Phòng, ném còn ở một số vùng miền. Mỗi dịp Tết đến, người dân VN lại có nhiều HĐ để đón Tết, còn em và gia đình em thì sao? Chúng ta cùng đến với 
Hoạt động 2: Giới thiệu về các hoạt động của em và gia đình vào dịp tết Nguyên đán.
Các con hãy nhớ lại mỗi dịp Tết đến xuân về, con được tham gia những HĐ nào cùng gia đình? CC cùng chia sẻ nào?
***Giáo dục: Khi được nhận lì xì trong dịp Tết con thể hiện thái độ ntn?
Cô khen con! Bạn nào làm được như bạn thì giơ tay nào Cô thấy các bạn lớp 1H rất ngoan. Cô khen tất cả cc.
? Cô thấy các con tham gia rất nhiều hoạt động mỗi dịp Tết đến. Khi tham gia các hoạt động đó, các con thấy cảm thấy như thế nào?
? Trong các hoạt động đó, các con thích hoạt động nào nhất?
* Bên cạnh những HĐ đó, không thể thiếu những lời chúc vào dịp đầu năm, bạn nào giỏi có thể nói 1 lời chúc vào dịp Tết cho cô và cả lớp cùng nghe. Cô mời 
* Cô thấy vào dịp TNĐ, không những cc được tham gia vào các HĐ mà còn thực hiện rất tốt. Bây giờ cô trò mình cùng theo dõi 1 video nói về các HĐ thường diễn ra trước và trong dịp TNĐ nhé!
** Tết đến để chúng ta đoàn tụ bên gia đình, bên những người thân yêu nhất và chúng ta được tham gia rất nhiều các HĐ có ý nghĩa.
SƠ ĐỒ TƯ DUY: Tết là mở đầu 1 năm mới, do đó vào những ngày giáp Tết mọi người thường Khởi đầu 1 năm mới mọi người đi lễ chùa Đây là những phong tục ngày Tết dường như đã ăn sâu bám rễ trong đời sống người dân Việt, trở thành 1 phần ko thể thiếu, 1 thói quen văn hoá trong người dân Việt. Đó cũng là một truyền thống tốt đẹp mà người dân cần trân trọng và làm theo.
C. HĐ THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP: 
Các con sẽ đăng nhập vào BLOOKET để chơi trò chơi! Trên BLOOKET sẽ có 5 câu hỏi, các con đọc và chọn đáp án đúng nhé!
D. CỦNG CỐ,DẶN DÒ:
- Qua bài học hôm nay cc biết thêm được điều gì?
- Các con về sưu tầm các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán để học tiết sau nhé!
- HS1:Ngày Tết diễn ra trên khắp cả 
nước.
HS2: Ngày Tết rất là vui, tất cả mọi người được ở bên gia đình.
- Lắng nghe
- 2 HS nhắc lại
- Tết nguyên đán diễn ra vào đầu mùa xuân, đầu năm âm lịch.
- 1 HS nhắc lại
- Tranh 1: mọi người đi chợ hoa ngày Tết
Tranh 2: bà và bé đang gói bánh chưng
 Tranh 3: bố đang chuẩn bị bàn thờ để đón Tết. 
- Hoa đào
- 3 HS TL
- Bàn thờ ngày Tết có mâm cơm, lọ hoa, mâm ngũ quả...
- Tranh 4: cả nhà đi chúc Tết ông bà Tranh 5: cả nhà đi chơi Tết
 Tranh 6: đi xem hội. 
- Màu sắc vui tươi, rực rỡ; không khí nhộn nhịp, tưng bừng.
- 3 HS nối tiếp nhắc lại
- Hoạt động ở tranh 1,2,3 diễn ra trước Tết.
 Hoạt động ở tranh 3,4,5 diễn ra trong dịp Tết.
- Con được đi chợ Tết, gói bánh chưng
- Con chuẩn bị tiễn ông Công, ông táo cùng gia đình, trang trí nhà cửa
- Con đi chúc Tết, nhận lì xì, đi lễ hội.
- HS TL
- Con cảm thấy rất vui và có ý nghĩa ạ!
- HS nối tiếp nhau phát biểu
- 1 HS nói lời chúc
- Xem video
- Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết ta, Tết Âm lịch.
- Tết Nguyên đán thường được diễn ra vào dịp đầu năm.
- Con biết các hoạt động thường diễn ra trước và trong dịp Tết.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_bai.doc