Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Bài 6: Trái cây bốn mùa ( 2 tiết)

Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Bài 6: Trái cây bốn mùa ( 2 tiết)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

 1.Phương pháp:

 - Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

 2. Hình thức tổ chức:

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

 1. Giáo viên:

- Một số loại trái cây có hình khối khác nhau (trái cây nên có lá), đất nặn.

- Ảnh sản phẩm/ tác phẩm điêu khắc có sử dụng khối tròn, khối dẹt.

 2. Học sinh:

- Đất nặn, tăm bông, que .

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức: Điểm danh

2. Bài mới: ( Tiết 1: Hoạt động 1, 2; Tiết 2: Hoạt động 3, 4, 5)

 

doc 5 trang yenhap123 18731
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Bài 6: Trái cây bốn mùa ( 2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 –TUẦN 11
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: Thứ (ngày/tháng/năm): Lớp 
CHỦ ĐỀ 1:MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG
BÀI 6: TRÁI CÂY BỐN MÙA ( 2 tiết)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nhiệm vụ của giáo viên
HS cần đạt sau bài học
- Tạo cơ hội cho HS quan sát trái cây và thảo luận để nhận biết hình khối của trái cây.
- Hướng dẫn HS cách nặn khối tròn, dẹt, trụ để nhận biết đặc điểm, sự khác nhau của các khối.
- Khuyến khích học sinh sử dụng khối tròn, dẹt, trụ đã nặn tạo trái cây yêu thích.
- Tổ chức cho HS trưng bày và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
- Nhận biết được khối tròn, dẹt, trụ có thể kết hợp để tạo sản phẩm 3D.
- Tạo được hình trái cây từ khối tròn, dẹt, trụ.
- Chỉ ra được các khối tròn, dẹt, trụ trong sản phẩm, tác phẩm điêu khắc
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
 1.Phương pháp:	
 - Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
 2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
 1. Giáo viên:
- Một số loại trái cây có hình khối khác nhau (trái cây nên có lá), đất nặn.
- Ảnh sản phẩm/ tác phẩm điêu khắc có sử dụng khối tròn, khối dẹt.
 2. Học sinh: 
- Đất nặn, tăm bông, que .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ổn định tổ chức: Điểm danh
Bài mới: ( Tiết 1: Hoạt động 1, 2; Tiết 2: Hoạt động 3, 4, 5)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động1.
KHÁM PHÁ
Tìm khối cùng dạng với trái cây.
* Khởi động:
- GV cho hs quan sát một số loại quả và chơi trò chơi “đi siêu thị”.
Kết thúc trò chơi, GV khen ngợi đội nào trả lời được nhanh và đúng tên của các loại quả.
- GV dẫn dắt vào bài.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
 + Các nhóm quan sát và thảo luận để tìm hiểu về tên gọi, hình dáng, màu sắc,... của từng loại trái cây.
- Kể tên các loại trái cây mà em biết?
- Trái cây đó gần giống hình khối nào?
- Lá của trái cây đó dày hay mỏng?
- Em có cảm nhận gì khi cầm trái cây đó?
 + Cho HS giới thiệu về trái cây của mình.
 + GV nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập trong VBT trang 16.
- Gv chốt lại: Trái cây có nhiều loại, thường có hình khối như trụ, tròn, dẹt, ......
- HS thực hiện.
- Chia nhóm
- Quan sát.
- HS thảo luận
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS làm bài tập trong VBT
- Lắng nghe.
2.Hoạt động 2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
Cách nặn các khối.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình trong SGK trang 27 để nhận biết cách nặn các khối.
- Giáo viên nặn mẫu:
+ Lăn đất thành khối tròn.
+ Ấn khối tròn thành khối dẹt.
+ Lăn khối tròn thành khối trụ.
Giáo viên hỏi hs:
Khối tròn, khối trụ, khối dẹt khác nhau ở điểm gì?
- Các khối vừa nặn gần giống bộ phận nào của trái cây?
GV chốt: Khối tròn, dẹt, trụ là khối 3D.
- HS quan sát.
- HS quan sát
- HS trả lời.
3.Hoạt động 3: LUYỆN TẬP –SÁNG TẠO Tạo hình trái cây yêu thích từ các khối đã nặn.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 17.
GV gợi ý học sinh. 
- Em sẽ nặn trái cây gì?
- Trái cây đó gồm những bộ phận nào?
- Em dùng những khối gì để nặn trái cây đó?
- Em sẽ trang trí thêm gì cho trái cây?
- HS thực hành.
- HS trả lời.
4.Hoạt động 4. PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ
Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
- GV tổ chức cho HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về bài của mình. 
+ Trái cây của em nặn có hình khối gì? Màu sắc của trái cây như thế nào?
+ Em cần làm gì để trái cây đẹp hơn?
- Chỉ ra bài em có ấn tượng.
- GV hỏi: Các em đã tạo được rất nhiều loại trái cây, vậy em biết trái cây có ích lợi như thế nào?
- GV liên hệ thực tế.
- Chia sẻ.
- Chọn bài mình yêu thích.
- HS trả lời.
- Lắng nghe
5.Hoạt động 5. VẬN DỤNG –PHÁT TRIỂN Khám phá các khối trong tác phẩm điêu khắc.
- Giới thiệu để học sinh được biết tác phẩm “Khơi xa” chất liệu đá của nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thành.
Tác phẩm đặt tại bãi biển Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
GV chốt: Các khối có thể kết hợp để tạo sản phẩm/ tác phẩm điêu khắc.
GV dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau: Giấy màu, keo dán, bút chì. 
- HS quan sát.
- Lắng nghe
Dặn dò: chuẩn bị tốt giờ sau.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_1_chu_de_1_bai_6_trai_cay_bon_mua_2_tie.doc