Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Bài 15: Giờ ra chơi (2 tiết)

Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Bài 15: Giờ ra chơi (2 tiết)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. Phương pháp.

 - Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

 2. Hình thức tổ chức.

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm.

III. ĐỒ DÙNG - PHƯƠNG TIỆN

1. Học sinh:

 - Đất nặn, Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, kéo, hồ dán,.

2. Giáo viên:

 - Họa phẩm: giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, màu vẽ, bút chỉ, tẩy,.

 - Tranh ảnh liên quan các trò chơi ở sân trường, tranh dân gian Đông Hồ.

 IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức: Điểm danh

2. Bài mới: ( Tiết 1: Hoạt động 1, 2; Tiết 2: Hoạt động 3, 4, 5)

 

doc 3 trang yenhap123 14600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Bài 15: Giờ ra chơi (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 – TUẦN 27
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: Thứ (ngày/tháng/năm): Lớp 
CHỦ ĐỀ 5: NHÀ TRƯỜNG
BÀI 15: GIỜ RA CHƠI (2 tiết)
 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Nhiệm vụ của giáo viên 
HS cần đạt sau bài học
- Tổ chức cho HS tạo dáng một số trò chơi để nhận biết và ghi nhớ trong hoạt động của trò chơi.
- Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK để nhận biết cách vẽ tranh theo đề tài.
- Khuyến khích HS vẽ tranh về hoạt động, trò chơi yêu thích.
- Hướng dẫn HS trưng bày và chia sẻ về hình dáng và màu sắc tạo nên nội dung của bức tranh.
- Nhận biết được cách vẽ hình người tạo được tranh theo đề tài.
- Vẽ được bức tranh diễn tả hoạt động vui chơi trong sân trường
- Biết hợp tác cùng bạn trong học tập và chỉ ra được hình, màu, tạo nên khong gian bức tranh.
PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp. 
 - Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
 2. Hình thức tổ chức. 
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm.
ĐỒ DÙNG - PHƯƠNG TIỆN
1. Học sinh: 
	- Đất nặn, Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, kéo, hồ dán,...
2. Giáo viên: 
	- Họa phẩm: giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, màu vẽ, bút chỉ, tẩy,...
	- Tranh ảnh liên quan các trò chơi ở sân trường, tranh dân gian Đông Hồ.
 IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định tổ chức: Điểm danh
Bài mới: ( Tiết 1: Hoạt động 1, 2; Tiết 2: Hoạt động 3, 4, 5)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1: KHÁM PHÁ
*Khởi động: Tổ chức cho HS tạo dáng một số trò chơi để nhận biết và ghi nhớ trong hoạt động của trò chơi.
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về các hoạt động vui chơi trong sân trường.
 + GV gợi mở để HS nhận biết được tên trò chơi, sự đa dạng của hình dáng người trong trò chơi.
- GV tóm tắt: Có rất nhiều trò chơi trong sân trường. Con người trong mỗi trò chơi có những động tác tạo nên hình dáng hoạt động riêng.
- HS thực hiện
- Quan sát.
- Quan sát, nhận biết và trả lời.
- Lắng nghe.
2.Hoạt động 2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
: Cách vẽ tranh theo đề tài.
- GV cho HS quan sát tranh vẽ về đề tài “Giờ ra chơi” (SGK – trang 63)
 - GV hướng dẫn để các em nhận biết và ghi nhớ cách vẽ tranh theo đề tài.
Ghi nhớ: Hình dáng và các hoạt động của mọi người rất sinh động.
Bước 1: Vẽ hình người bằng nét
Bước 2: Vẽ thêm cảnh vật trong tranh
Bước 3: Vẽ màu cho bức tranh
- GV thị phạm các bước cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện
- GV chốt các bước
- Quan sát.
- Lắng nghe
- Quan sát
- Nếu các bước vẽ
3.Hoạt động 3: LUYỆN TẬP –SÁNG TẠO Vẽ tranh về hoạt động yêu thích trong giờ ra chơi
- Nêu yêu cầu HS làm bài tập
- Yêu cầu HS nhớ lại những hình ảnh trò chơi yêu thích, vẽ hình dáng người hoạt động trong tranh.
- Gợi ý để HS vẽ thêm cảnh vật liên quan đến trò chơi trước khi vẽ màu.
- Khuyến khích HS chủ động lựa chọn màu sắc để vẽ màu cho bức tranh. 
* Lưu ý: Học sinh không nên vẽ hình nhân vật quá nhỏ.
- GV cho HS làm bài cá nhân, giáo viên bao quát lớp ( HS vẽ 1 dáng người).
- GV cho HS làm việc theo nhóm, giáo viên bao quát nhóm làm bài.
- Lắng nghe
- Thực hành cá nhân vẽ 1 nhân vật ( tạo kho hình ảnh)
- Thực hành theo nhóm ( cắt dán các nhân vật thành chủ đề Giờ ra chơi)
.Hoạt động 4. PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ
- Tổ chức và khuyến khích HS trưng bày và chia sẻ và cảm nhận của mình về bài vẽ của nhóm mình, nhóm bạn.
- GV nhận xét, bổ sung và đặt câu hỏi để HS nêu cảm nhận về bài vẽ của mình, của bạn.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá
- Trương bày, nhận xét và chia sẻ.
- Lắng nghe
5.Hoạt động 5. VẬN DỤNG –PHÁT TRIỂN Khám phá hình, nét, máu sắc trong tranh dân gian.
- Giớ thiệu cho HS về bức tranh dân gian Đông Hồ “ Đấu vật”
- Khuyến khích HS cùng bạn tạo dáng theo nhân vật trong tranh dân gian.
- Quan sát
- HS thực hiện nếu có thời gian.
Dặn dò: chuẩn bị tốt giờ sau.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_1_bai_15_gio_ra_choi_2_tiet.doc