Giáo án môn Đạo đức Lớp 1 - Bài 22: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án môn Đạo đức Lớp 1 - Bài 22: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Kim Đồng

I. MỤC TIÊU

Sau hài học này, HS sẽ:

- Biết được ý nghĩa của việc nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.

- Biết cách xử lí khi nhặt được của rơi.

- Chủ động thực hiện những cách xử lí khi nhặt được của rơi, nhắc nhở người khác trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.

II.CHUẨN BỊ

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, âm nhạc (bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa” - sáng tác: Phạm Tuyến),. gắn với bài học “Nhặt được của rơi tra lại người đánh mất”;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,. (nếu có điều kiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 6 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 5582
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 1 - Bài 22: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 22: NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI TRẢ LẠI NGƯỜI ĐÁNH MẤT
MỤC TIÊU
Sau hài học này, HS sẽ:
- Biết được ý nghĩa của việc nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
- Biết cách xử lí khi nhặt được của rơi.
- Chủ động thực hiện những cách xử lí khi nhặt được của rơi, nhắc nhở người khác trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.
II.CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, âm nhạc (bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa” - sáng tác: Phạm Tuyến),... gắn với bài học “Nhặt được của rơi tra lại người đánh mất”;
Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - chia sẻ trải nghiệm
GV đặt câu hỏi: Hãy kể về một tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mất mà em biết.
HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là hành động nên làm, đáng
được khen.
Khám phá
Khám phá vì sao nhặt được của rơi cân trỏ lại người đánh mất
GV cho HS quan sát tranh “Bà Còng đi chợ trời mưa” (trên bảng hoặc trong SGK), mời HS kể tiếp sức từng bức tranh (ở từng tranh, nếu HS kể thiếu ý, GV cho các bạn trong lớp bổ sung).
+ Tranh 1: Bà Còng đi chợ trời mưa; Tôm, Tép dẫn đường cho bà.
+ Tranh 2: Tôm, Tép đưa bà đến đoạn đường cong thì bà đánh rơi tiền và Tôm
nhặt được.
+ Tranh 3: Tôm, Tép đưa bà về tới nhà, trả tiền cho bà.
+ Tranh 4: Bà Còng cẩm tiền, cảm động ôm hai cháu: “Các cháu ngoan quá!”
GV mời một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
GV mời HS cả lớp chia sẻ:
+ Em nhận xét gì về hành động của Tôm và Tép?
+ Bà Còng cảm thấy thế nào khi nhận lại tiền?
+ Theo em, vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất?
GV khen ngợi HS, sử dụng bĂng nhạc cho cả lớp hát theo bài “Bà Còng đi chợ trời mưa”.
Kết luận: Người bị mất tiền hay đồ thường cảm thấy buồn và tiếc vì đó là những thứ họ phải mất công sức làm ra, hay đó là tiền của người thân, bạn bè tặng,... Vi thế, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là việc làm tốt, đem lại niềm vui cho họ.
3. Luyện tập
Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm
GV chia HS theo nhóm, hướng dẫn các nhóm quan sát tranh, trong tranh có ba cách
làm khi bạn nhìn thấy chiếc điện thoại của ai đánh rơi, các nhóm đọc kĩ và lựa chọn:
Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?
GV có thể dùng mặt cười, mặt mếu hay thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết quả thảo luận: lựa chọn cách làm nào dưới các tranh.
+ Mặt cười: cách làm 2 (Cô giáo đã dạy... Mình phải nhờ mẹ tìm cách trả lại).
+ Mặt mếu: cách làm 1 (Mình sẽ không nhặt vì không phải của mình) và cách
làm 3 (Mình nhặt được là của mình).
GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao chọn cách làm 2, vì sao không chọn cách làm 1 và 3.
GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau:
Kết luận: Nhìn thấy của rơi, bỏ đấy, không quan tâm; hoặc coi của rơi nhặt được là của mình là không nên. Nhặt được của rơi nhờ người đáng tin cậy trả lại người đánh mất là hành động nên làm.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV đặt câu hỏi: Đã bao giờ em nhặt được đổ của người khác chưa? Lúc đó, em đã làm gì?
GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn nhặt được của rơi biết tìm cách trả lại người đánh mất.
Vận dụng
Hoạt động 1 Xử lí tình huống
GV cho HS quan sát ba tranh tình huống trong SGK, nêu yêu cầu: Em sẽ làm gì khi ở trong các tình huống sau?
- GV lần lượt treo từng tranh (hoặc chiếu hình hay sử dụng vật thật như: tiền, đồng hồ đeo tay, ba lô đẹp - để tạo tình huống). Ở mỗi tình huống, GV mời một sổ HS lên chia sẻ cách xử lí.
- GV khen ngợi, tổng kết các cách xử lí tình huống của HS qua lời kết luận sau:
Kết luận: Các cách xử lí đáng khen:
- Nếu em là bạn trong tranh 1, khi quét nhà thấy tờ tiền rơi, em sẽ báo cho người thân trong nhà.
Nếu em là bạn trong tranh 2, khi nhìn thấy chiếc đồng hồ rơi trên sân trường, em sẽ, tìm thấy, cô chủ nhiệm hay cô Tổng phụ trách, cô trực tuần hoặc bác bảo vệ nhờ trợ giúp người đánh mất.
 Nếu em là bạn trong tranh 3, khi nhìn thấy ba lô của ai để quên trên ghế ở công viên em sẽ nhờ bố mẹ (nếu bố mẹ đi cùng) hoặc nhờ bảo vệ công viên, nhờ công an ở gần mình nhất trả giúp người bỏ quên.
Hoạt động 2 Em trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi
GV hướng dẫn HS đóng vai theo cặp nhắc nhau cách trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi. HS có thể chọn các tình huống ở mục Luyện tập hoặc có thể tưởng tượng và chủ động đóng vai các tình huống khác nhau.
Kết luận: HS biết xác định người đáng tin cậy để nhờ trả lại đổ mà mình nhặt được.
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
-HS trả lời
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-
HS quan sát
HS chia sẻ
-HS lắng nghe
HS nêu
HS nêu
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dao_duc_lop_1_bai_22_nhat_duoc_cua_roi_tra_lai_n.docx