Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 26+27

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 26+27

CHỦ ĐỀ: NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

*HS cần đạt sau bài học:

- Quan sát, nhận thức: HS nhận biết cách vẽ cây từ nét, chấm, màu.

- Sáng tạo và ứng dụng: HS vẽ được bức tranh cây trong sân trường.

- Năng lực: HS hình thành và phát triển năng lực cảm nhận và hiểu biết về Mĩ thuật, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tìm tòi và khám phá kiến thức.

 CHỦ ĐỀ 14: CÂY TRONG SÂN TRƯỜNG EM (2Tiết)

I. MỤC TIÊU:

Nhiệm vụ của giáo viên -GV giỳp : HS nhận biết được khung cảnh và các hoạt động ở nhà trường.

 - Hướng dẫn HS vẽ được bức tranh về đề tài Nhà trường bằng các chấm màu

- Giỳp hình thành và phát triển năng lực cảm nhận và hiểu biết Mĩ thuật, năng lực thể hiện Mĩ thuật, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

HS cần đạt sau bài học

- HS quan sát, nhận biết được khung cảnh và các hoạt động ở nhà trường,

 đặc điểm của thân, cành và lá cây.

- Biết cách sử dụng nét, chấm và màu để vẽ cây.

- Phát huy được tính sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, biết cách trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về chấm, nét, hình, màu trong các bài vẽ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

- GV sử dụng PP thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, thảo luận, thực hành, đánh giá.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

 

docx 4 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 5290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 26+27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26+27
CHỦ ĐỀ: NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
*HS cần đạt sau bài học: 
- Quan sát, nhận thức: HS nhận biết cách vẽ cây từ nét, chấm, màu.
- Sáng tạo và ứng dụng: HS vẽ được bức tranh cây trong sân trường.
- Năng lực: HS hình thành và phát triển năng lực cảm nhận và hiểu biết về Mĩ thuật, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tìm tòi và khám phá kiến thức.
	CHỦ ĐỀ 14: CÂY TRONG SÂN TRƯỜNG EM (2Tiết) 
I. MỤC TIÊU:
Nhiệm vụ của giáo viên -GV giỳp : HS nhận biết được khung cảnh và các hoạt động ở nhà trường.
 - Hướng dẫn HS vẽ được bức tranh về đề tài Nhà trường bằng các chấm màu
- Giỳp hình thành và phát triển năng lực cảm nhận và hiểu biết Mĩ thuật, năng lực thể hiện Mĩ thuật, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
HS cần đạt sau bài học
- HS quan sát, nhận biết được khung cảnh và các hoạt động ở nhà trường,
 đặc điểm của thân, cành và lá cây.
- Biết cách sử dụng nét, chấm và màu để vẽ cây.
- Phát huy được tính sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, biết cách trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về chấm, nét, hình, màu trong các bài vẽ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- GV sử dụng PP thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, thảo luận, thực hành, đánh giá... 
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1.Giáo viên:
- Sách học MT lớp 1.
- Hình ảnh cây trong sân trường theo nội dung bài học.
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 1
- Giấy vẽ A4, bút chì, tẩy, bút dạ, sáp màu.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠ HỌC:
Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số; Kiểm tra đồ dựng và sự chuẩn bị của học sinh.
Các hoạt động dạy học ( Tiết 1: Hoạt động 1, 2; Tiết 2: Hoạt động 3, 4, 5)
Hoạt động 1.* Khởi động:
(Đồ dùng thiết bị dạy học: bút chì, SGK MT1, vở VBT1)
- GV cho HS chơi TC thi kể tên các loại cây mà em biết.
- Khen ngợi HS.
- GV giới thiệu bài học, yêu cầu HS nhắc lại.
* Quan sát cây trong sân trường.
- Tạo cơ hội cho HS quan sát và tiếp xúc trực tiếp để cảm nhận về cây.
- Đặt câu hỏi gợi mở để HS nhận biết rõ hơn về nét, hình, màu của thân, cành, lá cây.
- GV nêu câu hỏi gợi mở :
+ Em thấy cây có những bộ phận gì ?
+ Em sẽ vẽ cây nào trong sân trường ?
+ Thân cây to hay nhỏ, cao hay thấp?
+ Cây đó có nhiều hay ít cành?
+ Hình và màu của lá cây như thế nào?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV tóm tắt: 
+ Cây trong tự nhiên có nhiều loại khác nhau.
+ Thân cây thường to hơn cành.
+ Cành cây thường giống các nét khác nhau.
+ Lá cây có nhiều hình dạng to, nhỏ, màu sắc khác nhau.
- Yêu cầu HS làm BT1 trong VBT trang 32.
*Lưu ý: Nên tạo điều kiện cho HS vẽ ngoài trời để tiện cho việc quan sát và vẽ cây.
Hoạt động 2. Cách vẽ cây.
(ĐD thiết bị dạy học: Giấy màu, hồ dán, SGK MT1, VBT1)
- Yêu cầu HS quan sát hình trong trang 59 SGK để nhận biết cách vẽ cây đơn giản.
- Khuyến khích HS nêu các bước vẽ cây.
- Nhắc lại để HS nhận biết cách vẽ cây:
+ Bước 1: Vẽ thân cây, cành cây bắng các nét.
+ Bước 2: Vẽ lá cây bằng các chấm, nét, màu.
- GV tóm tắt: Có thể vẽ cây bằng các nét, chấm, màu.
Hoạt động 3. *Vẽ cây trong sân trường em.
(Đồ dùng thiết bị dạy học: Một số sản phẩm của học sinh, SGK MT1, VBT1)
- Yêu cầu HS làm BT2 trang 33 VBT.
- Hướng dẫn HS chọn màu và dùng các nét, chấm phù hợp để vẽ thân, cành, lá cây.
- Gợi ý HS vẽ thêm cảnh vật khác trong sân trường.
- Khuyến khách HS vẽ thêm cây bằng các nét, màu khác cho bức tranh.
- Nêu câu hỏi gợi mở:
+ Em sẽ vẽ cây nào trong sân trường?
+ Thân và cành cây có nét như thế nào?
+ Lá cây cây hình gì ? To hay nhỏ?
+ Màu sắc của cây như thế nào?
+ Ngoài cây, em sẽ thêm cảnh vật gì trong tranh?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
*Lưu ý: Có thể sử dụng nhiều loại, nhiều kích cỡ nét, chấm, màu, hình khác nhau để vẽ cây.
Hoạt động 4. * Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
(Đồ dựng thiết bị dạy học: Bài tập của học sinh)
- Hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ và chia sẻ về :
+ Bài vẽ em thích.
+ Các nét, chấm, màu trong bài vẽ.
+ Cảm nhận khi vẽ cây ở sân trường.
- Nêu cừu hỏi gợi mở:
+ Các em vẽ là cây gì?
+ Bài vẽ của em có các nét, chấm, màu như thế nào?
+ Bài vẽ của bạn có điểm gì giống hay khác bài của em?
+ Em có cảm nhận gì khi vẽ cây ở sân trường?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá.
- GV đánh giá sản phẩm, bài vẽ của HS.
Hoạt động 5. * Vận dụng – Phát triển.
(Đồ dùng thiết bị dạy học: Sản phẩm của học sinh).
- GV giới thiệu ngắn gọn về họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam cho HS nghe.
- Khuyến khớch HS chỉ ra các chấm, hình, màu trong tranh của họa sĩ.
- GV tóm tắt: Kết hợp cây và cảnh vật xung quanh có thể tạo được tranh phong cảnh.
* ĐÁNH GIÁ:
- Khen ngợi HS, nhóm có sản phẩm đẹp.
- Liên hệ thực tế, đánh giá chung tiết học.* Dặn dò:
- Về nhà xem trước bài: GIỜ RA CHƠI.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_sach_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong.docx