Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 20+21 - Năm học 2020-2021

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 20+21 - Năm học 2020-2021

 MĨ THUẬT LỚP 1

CHỦ ĐỀ 11: LUNG LINH ĐÊM PHÁO HOA (2Tiết)

I. MỤC TIÊU:

Nhiệm vụ của giáo viên

- Giúp HS nhận biết cách sử dụng màu sáp, màu nước để thể hiện nét, hình, màu và đậm nhạt để diễn tả ánh sáng trong tranh.

 -Hướng dẫn HS cách vẽ được bức tranh Đêm pháo hoa.

- Giỳp HS hỡnh thành và phát triển năng lực sáng tạo và ứng dụng Mĩ thuật, năng lực thể hiện Mĩ thuật, năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ, năng lực phát triển bản thân.

HS cần đạt sau bài học

- Biết quan sỏt, nhận biết nột, chấm, màu tạo nờn hỡnh dạng của phỏo hoa.

- Nhận biết và nắm được cách vẽ pháo hoa bằng các nét, màu tỏa ra từ chấm.

vẽ được bức tranh Đêm pháo hoa.

- Phát huy được tớnh sỏng tạo, sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác và biết cách trưng bày, chia sẻ về: Bài vẽ yêu thích; nét, chấm, hỡnh, màu, đậm nhạt trong tranh, cách vẽ tỏa ra từ một chấm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

- GV sử dụng PP thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, thảo luận, thực hành, đánh giá.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1.Giáo viên:

- Sách học MT lớp 1.

- Tranh, ảnh, video clip về pháo hoa.

2. Học sinh:

- Sỏch học MT lớp 1

- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy, giấy màu, kéo, hồ dán.

 

docx 4 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 4890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 20+21 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20-21
Thứ 3 ngày 26 tháng 1 năm 2021
Thứ 3 ngày 02 tháng 02 năm 2021
 MĨ THUẬT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 11: LUNG LINH ĐÊM PHÁO HOA (2Tiết)
I. MỤC TIÊU:
Nhiệm vụ của giáo viên
- Giúp HS nhận biết cách sử dụng màu sáp, màu nước để thể hiện nét, hình, màu và đậm nhạt để diễn tả ánh sáng trong tranh.
 -Hướng dẫn HS cách vẽ được bức tranh Đêm pháo hoa.
- Giỳp HS hỡnh thành và phát triển năng lực sáng tạo và ứng dụng Mĩ thuật, năng lực thể hiện Mĩ thuật, năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ, năng lực phát triển bản thân.
HS cần đạt sau bài học
- Biết quan sỏt, nhận biết nột, chấm, màu tạo nờn hỡnh dạng của phỏo hoa.
- Nhận biết và nắm được cách vẽ pháo hoa bằng các nét, màu tỏa ra từ chấm.
vẽ được bức tranh Đêm pháo hoa.
- Phát huy được tớnh sỏng tạo, sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác và biết cách trưng bày, chia sẻ về: Bài vẽ yêu thích; nét, chấm, hỡnh, màu, đậm nhạt trong tranh, cách vẽ tỏa ra từ một chấm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- GV sử dụng PP thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, thảo luận, thực hành, đánh giá... 
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1.Giáo viên:
- Sách học MT lớp 1.
- Tranh, ảnh, video clip về pháo hoa.
2. Học sinh:
- Sỏch học MT lớp 1
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy, giấy màu, kéo, hồ dán...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠ HỌC:
Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số; Kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
Các hoạt động dạy học ( Tiết 1: Hoạt động 1, 2; Tiết 2: Hoạt động 3, 4, 5)
Hoạt động 1.* Khởi động:
(Đồ dùng thiết bị dạy học: bút chì, SGK MT1, vở VBT1)
- GV cho HS xem tranh về Pháo hoa. Mở dần câu đố về hình ảnh cho HS đoán đáp án tranh đó.
- Khen ngợi HS.
- GV giới thiệu bài học, yêu cầu HS nhắc lại.
* Khám phá
- Tạo cơ hội cho HS quan sát ảnh hay video để nhận biết clip về pháo hoa (hoặc hỡnh trong SGK trang 46).
- Khuyến khích HS chia sẻ cảm nhận về hình dạng, màu sắc và thời điểm diễn ra của pháo hoa.
- Nờu câu hỏi gợi mở:
+ Em đó được xem bắn pháo hoa khi nào? Ở đâu?
+ Em thấy pháo hoa có những màu gì?
+ Pháo hoa được tạo ra như thế nào?
+ Hình của pháo hoa như thế nào?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV tóm tắt: 
+ Pháo hoa thường được bắn vào buổi tối trong một số lễ hội.
+ Hình ảnh của pháo hoa rất đa dạng, được tạo bởi các nét màu tỏa ra từ một chấm.
Hoạt động 2.* Cách vẽ pháo hoa.
(ĐD thiết bị dạy học: Giấy màu, hồ dán, SGK MT1, VBT1)
- Yêu cầu HS quan sát các bước vẽ ở trang 47 SGK. Thao tác mẫu để HS biết cách vẽ pháo hoa.
- Tạo cơ hội cho HS trải nghiệm vẽ các nét màu tỏa ra từ một chấm.
- Hướng dẫn HS cách vẽ các nét tạo sự chuyển động.
- GV tóm tắt: Có thể vẽ hình pháo hoa bằng nét, màu tỏa ra từ chấm.
- Yêu cầu HS làm BT1 trong VBT trang 26.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành BT.
Hoạt động 3. * Vẽ tranh đêm pháo hoa.
(Đồ dùng thiết bị dạy học: Một số sản phẩm của học sinh, SGK MT1, VBT1) 
- Yêu cầu HS làm BT2 trang 27 VBT.
- Gợi mở để HS nhớ lại hoặc tưởng tượng về đêm pháo hoa.
- Khuyến khích HS vẽ pháo hoa theo cách đó học với các màu tươi sáng.
- Hướng dẫn HS sử dụng màu đậm để vẽ nền trời cho bức tranh.
- Gợi ý để HS vẽ thêm cảnh vật cho bức
tranh sinh động hơn.
- Nờu câu hỏi gợi mở :
+ Em sẽ chọn những màu nào để vẽ pháo hoa ?
+ Màu nào phù hợp với nền trời để pháo hoa được nổi bật ?
+ Em sẽ vẽ hình pháo hoa như thế nào ?
+ Cần vẽ thêm hình ảnh nào cho bức tranh Đêm pháo hoa ?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
* Lưu ý: Khuyến khích HS sử dụng màu khác nhau khi vẽ pháo hoa.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập. 
Hoạt động 4. * Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
 (Đồ dùng thiết bị dạy học: Bài tập của học sinh) - Hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ.
- Nêu câu hỏi gợi mở để HSthảo luận, chia sẻ:
+ Em có ấn tượng với bài vẽ nào?
+ Nột, chấm, hình, màu pháo hoa trong tranh được vẽ như thế nào?
+ Ánh sáng trong tranh được tạo bởi các nét màu nào?
+ Em thấy vẽ pháo hoa có thú vị không?
Vì sao?
+ Em học tập được gì trong tranh của các bạn?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá.
- GV đánh giá sản phẩm, bài vẽ của HS .
Hoạt động 5. * Vận dụng – Phát triển.
(Đồ dùng thiết bị dạy học: Sản phẩm của học sinh).
- Khuyến khích HS khám phá nét, chấm, hình, màu trong tranh của họa sĩ.
- GV tóm tắt: Màu sáng vẽ trên nền màu đậm có thể diễn tả được ánh sáng.
* ĐÁNH GIÁ:
- Khen ngợi HS, nhóm có sản phẩm đẹp.
- Liên hệ thực tế, đánh giá chung tiết học.
* Dặn dò:
- Về nhà xem trước chủ đề: GIA ĐÌNH, bài: GIA ĐÌNH EM.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, que đỡ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_sach_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong.docx