Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì II - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thạch

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì II - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thạch

I/ Yêu cầu cần đạt:

 1. Phẩm chất:

- Biết tôn trọng sản phẩm do bản thân, bạn bè hoặc những người khác tạo ra.

- Chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.

 2. Năng lực:

- Nhận biết được mĩ thuật có ở xung quanh và được tạo bởi những đối tượng khác nhau.

- Nhận biết được một số đồ dùng, dụng cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo trong môn học.

- Biết cách bảo quản, sử dụng một số đồ dùng học tập.

II/ Đồ dùng dạy – học:

 1. Giáo viên:

- Một số sản phẩm mĩ thuật tạo hình và ứng dụng, hình ảnh liên quan đến hoạt động học tập môn MT.

- Một số đồ dùng học MT (bút chì, giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán,.).

 2. Học sinh:

- Sách MT, vở ghi, bút chì, màu vẽ,.

 

doc 74 trang Hải Thư 21/11/2023 3271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì II - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THEO TIẾT ĐƠN
Tuần
Tên chủ đề
Phân bổ nội dung dạy học
1
CĐ1: Mỹ thuật trong nhà trường
3 nội dung:
Sản phẩm mĩ thuật
Mĩ thuật do ai tạo nên
Đồ dùng mĩ thuật
2
CĐ2: Sáng tạo từ những chấm màu
Hoạt động Quan sát: chấm màu trong tự nhiên
Hoạt động Thể hiện: tạo chấm từ hạt, vật liệu trong tự nhiên
3
Hoạt động Quan sát: chấm màu trong mĩ thuật
Hoạt động Thể hiện: tạo chấm từ màu (sáp/ chì/ nước, )
4
Hoạt động Thảo luận
Hoạt động Vận dụng
5
Hoạt động Vận dụng (tiếp theo)
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
6
CĐ3: Nét vẽ của em
Hoạt động Quan sát: nhận diện một số nét và nét trong cuộc sống
Hoạt động Thể hiện: tạo nét vẽ bằng sáp màu
7
Hoạt động Thảo luận
Hoạt động Vận dụng
8
Hoạt động Vận dụng (tiếp theo)
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
9
CĐ 4: Sáng tạo từ những hình cơ bản
Hoạt động Quan sát: nhận diện hình cơ bản 
Hoạt động Thể hiện: vẽ hình cơ bản mà em thích
10
Hoạt động Quan sát: nhận diện đồ vật có dạng hình cơ bản 
Hoạt động Thể hiện: vẽ một vật có dạng hình cơ bản mà em thích và tô màu theo các cách khác nhau
11
Hoạt động Thảo luận: 
Hoạt động Vận dụng: 
12
Hoạt động Vận dụng (tiếp theo)
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
13
CĐ 5. Màu cơ bản trong Mỹ thuật
Hoạt động Quan sát: nhận diện màu cơ bản 
Hoạt động Thể hiện: vẽ một hình có màu cơ bản mà em thích
14
Hoạt động Quan sát: nhận diện vật có màu cơ bản 
Hoạt động Thể hiện: vẽ, xé - dán hoặc đắp nổi một vật có dạng màu cơ bản mà em thích
15
Hoạt động Thảo luận: 
Hoạt động Vận dụng: 
16
Hoạt động Vận dụng (tiếp theo)
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
17
Đánh giá định kỳ cuối học kỳ I
18
CĐ 6. Sáng tạo từ những khối cơ bản
Hoạt động Quan sát: nhận diện khối cơ bản 
Hoạt động Thể hiện: nặn khối cơ bản mà em thích
19
Hoạt động Quan sát: nhận diện vật có dạng khối cơ bản 
Hoạt động Thể hiện: làm một vật có dạng khối cơ bản mà em thích từ đất nặn hoặc vật liệu tái sử dụng
20
Hoạt động Thảo luận: 
Hoạt động Vận dụng: 
21
Hoạt động Vận dụng (tiếp theo)
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
22
CĐ 7. Hoa quả
Hoạt động Quan sát: tìm hiểu hình dáng, màu sắc của một số loài hoa, loại quả trong thiên nhiên 
Hoạt động Thể hiện: nặn hoa/ quả em yêu thích
23
Hoạt động Quan sát: tìm hiểu hình dáng, màu sắc của một số loài hoa, loại quả trong sản phẩm mĩ thuật
Hoạt động Thể hiện: tạo hình hoa/ quả em theo hình thức tự chọn
24
Hoạt động Thảo luận: 
Hoạt động Vận dụng: bày mâm quả
25
Hoạt động Vận dụng: vẽ hoặc xé dán mâm quả đã bày
26
CĐ 8. Người thân của em
Hoạt động Quan sát: tìm hiểu, mô tả hình ảnh về người thân của em
Hoạt động Thể hiện: Vẽ về chủ đề người thân của em
27
Hoạt động Quan sát: tìm hiểu cách thể hiện hình ảnh về người thân qua một số bức tranh
Hoạt động Thể hiện: Thể hiện một sản phẩm mĩ thuật về chủ đề người thân theo cách mình yêu thích
28
Hoạt động Thảo luận: 
Hoạt động Vận dụng: 
29
Hoạt động Vận dụng (tiếp theo)
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
30
CĐ 9. Em là học sinh lớp 1
Tiết 1. Quan sát
Hoạt động Quan sát: tìm hiểu, mô tả hình ảnh liên quan đến chủ đề
Hoạt động Thể hiện: Thể hiện về chủ đề Em là học sinh lớp Một từ hình ảnh đã liên tưởng
31
CĐ 9. Em là học sinh lớp 1
Tiết 2. Thể hiện
Hoạt động Quan sát: tìm hiểu về chủ đề thông qua một số bức tranh
Hoạt động Thể hiện: Thể hiện một sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Em là học sinh lớp Một theo cách mình yêu thích
32
CĐ 9. Em là học sinh lớp 1
Tiết 3. Thảo luận
Hoạt động Thảo luận: 
Hoạt động Vận dụng: 
33
CĐ 9. Em là học sinh lớp 1
Tiết 4. Vận dụng
Hoạt động Vận dụng (tiếp theo)
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
34
Đánh giá định kỳ cuối năm
35
Trưng bày sản phẩm (có thể điều chỉnh ở cuối học kì I cho đủ 18 tuần)
Tuần 1
Chủ đề 1: MĨ THUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG (1t)
Thời gian thực hiện: 07/09/2023
I/ Yêu cầu cần đạt:
 1. Phẩm chất:
- Biết tôn trọng sản phẩm do bản thân, bạn bè hoặc những người khác tạo ra.
- Chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- Nhận biết được mĩ thuật có ở xung quanh và được tạo bởi những đối tượng khác nhau.
- Nhận biết được một số đồ dùng, dụng cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo trong môn học.
- Biết cách bảo quản, sử dụng một số đồ dùng học tập.
II/ Đồ dùng dạy – học:
 1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm mĩ thuật tạo hình và ứng dụng, hình ảnh liên quan đến hoạt động học tập môn MT.
- Một số đồ dùng học MT (bút chì, giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán,...).
 2. Học sinh:
- Sách MT, vở ghi, bút chì, màu vẽ,...
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
- GV cho HS hát tạo không khí thoải mái.
- GV giới thiệu bài học.
2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
a) HĐ tìm hiểu về SPMT :
* Mục tiêu:
+ HS nhận biết SP MT tạo hình và SP MT úng dụng qua 1 số SP MT thường gặp.
* Tiến trình của hoạt động:
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SMT 1 để tìm hiểu về các SP MT :
+ Có những SP MT nào trong hình?
+ Những SP này em thường thấy chúng ở đâu ?
- GV tóm tắt, giải thích trên cơ sở phân tích hình minh họa trong sách. Chia rõ sp MT tạo hình và sp MT ứng dụng.
b) HĐ tìm hiểu MT do ai tạo nên ?
* Mục tiêu:
+ HS biết được MT do ai tạo nên.
+ HS yêu thích sáng tạo MT.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV yêu cầu HS xem hình trong SGK:
+ Những ai có thể tạo ra các sp MT?
+ Lứa tuổi nào có thể tạo ra được các sp MT? 
- GV tóm tắt lại các ý kiến HS đã nêu và giải thích cho HS hiểu rõ thêm về những ai và lứa tuổi nào tham gia thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật trong cuộc sống.
c) HĐ tìm hiểu ĐD trong môn học MT:
* Mục tiêu:
+ HS biết các dụng cụ MT thường dùng.
+ HS biết cách sử dụng một số dụng cụ MT đơn giản.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV cho HS xem một số vật dụng, đồ dùng sử dụng trong môn học Mĩ thuật.
+ Vẽ hình bằng dụng cụ nào?
+ Tô màu bằng dụng cụ nào?
+ Có được vẽ, tô màu ra bàn, tường không?
- GV giới thiệu thêm một số dụng cụ, vật liệu khác trong MT.
3. HĐ THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP:
* Mục tiêu:
+ HS biết cách cầm bút, sử dụng màu vẽ, gôm tẩy...
* Tiến trình của hoạt động:
- GV hướng dẫn HS cách dùng bút chì, màu vẽ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia phát biểu bài.
- HS hát.
- Lắng nghe, mở bài học
- Hoạt động nhóm 2: nhận biết các sp MT có trong hình, trình bày hiểu biết của mình về những sản phẩm mĩ thuật có trong sách. 
- HS nghe, ghi nhớ
- HS hoạt động nhóm 2, TLCH gợi ý, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Họa sĩ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia,...
+ Thiếu nhi, người lớn,...
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát, xem hình.
+ Bút chì.
+ Màu vẽ (màu sáp, bút dạ,...)
+ Không được.
- HS xem.
- HS tập thực hành vào vở.
- HS nghe.
* Dặn dò: Nhắc nhở HS chuẩn bị ĐDHT cho tiết học tiếp theo.
Tuần 2
Chủ đề 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU (t1)
Thời gian thực hiện:14/09/2023
I/ Yêu cầu cần đạt:
 1. Phẩm chất:
- HS biết yêu thích tìm hiểu thiên nhiên xung quanh.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- HS tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau.
- HS biết sử dụng chấm để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm mĩ thuật có sử dụng hình thức chấm màu như tranh vẽ, sản phẩm được trang trí từ những chấm màu,... 
- Một số đồ dùng học MT (bút chì, giấy vẽ, đá sỏi, hạt khô, hồ dán,...).
 2. Học sinh:
- Sách MT1, vở ghi, bút chì, đá sỏi, lá cây khô,...
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
- Tổ chức cho HS hát.
- GV giới thiệu chủ đề.
2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (quan sát)
* Mục tiêu:
+ HS nhận biết các chấm có trong tự nhiên.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV cho HS xem hình trong SMT 1:
+ Chấm màu xuất hiện ở đâu?
+ Ngoài những hình có trong sách thì chấm màu còn xuất hiện ở đâu trong cuốc sống?
- GV tóm tắt câu trả lời, giải thích cho HS hiểu rõ thêm về sự xuất hiện của chấm màu trong tự nhiên có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau.
3. HĐ THỰC HÀNH (tạo chấm):
* Mục tiêu:
+ HS biết cách tạo chấm bằng màu vẽ.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV HD HS cách tạo chấm bằng màu vẽ:
+ Sắp xếp chấm theo cách nối tiếp.
+ Sắp xếp chấm theo cách xen kẽ.
- GV giúp đỡ thêm cho HS trong quá trình thực hành.
- GV nhận xét tiết học, động viên HS tích cực tham gia các HĐ học.
- HS hát.
- Lắng nghe, mở bài học
- Hoạt động nhóm 2: xem tranh, trả lời.
- HS nghe, ghi nhó.
- HS quan sát, thực hành cá nhân.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.
Tuần 3
Chủ đề 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU (t2)
Thời gian thực hiện: 21/09/2023
I/ Yêu cầu cần đạt:
 1. Phẩm chất:
- HS yêu thích sáng tạo mĩ thuật.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- HS tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau.
- HS biết sử dụng chấm để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm.
II/ Đồ dùng dạy – học:
 1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm mĩ thuật có sử dụng hình thức chấm màu như tranh vẽ, sản phẩm được trang trí từ những chấm màu,... 
- Một số đồ dùng học MT (bút chì, giấy vẽ, màu vẽ,...).
 2. Học sinh:
- Sách MT, vở ghi, bút chì, màu vẽ,...
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
- Cho HS hát để tạo không khí thoải mái. 
- GV dẫn dắt, giới thiệu chủ đề.
2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: 
a) HĐ quan sát (chấm màu trong MT)
* Mục tiêu:
+ HS nhận biết chấm màu trong MT.
+ Biết một số cách sắp xếp chấm màu khi thể hiện.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về chấm xuất hiện trong sản phẩm mĩ thuật:
+ Chấm màu xuất hiện ở đâu trên sản phẩm mĩ thuật?
- GV tóm tắt, giải thích cho HS hiểu rõ thêm về sự xuất hiện của chấm màu trong mĩ thuật.
b) HĐ tìm hiểu cách thực hiện:
* Mục tiêu:
+ HS nắm được cách tạo chấm từ bút chì, màu vẽ,...
* Tiến trình của hoạt động:
- GV thị phạm cách tạo chấm màu từ màu vẽ.
- GV yêu cầu HS thực hành cách tạo chấm bằng màu vẽ.
- GV giúp đỡ thêm cho HS trong quá trình thực hành.
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS tích cực tham gia các HĐ học.
- HS hát.
- Mở bài học
- HS xem hình trong SGK, thảo luận nhóm 2, trả lời, nhóm khác bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS quan sát.
- HS thực hành tạo hình từ chấm màu
* Dặn dò:
- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 2. 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 3.
Tuần 4
Chủ đề 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU (t3)
Thời gian thực hiện: 28/09/2023
I/ Yêu cầu cần đạt:
 1. Phẩm chất:
- HS yêu thích sáng tạo mĩ thuật.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- HS tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau.
- HS biết sử dụng chấm để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm.
II/ Đồ dùng dạy – học:
 1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm mĩ thuật có sử dụng hình thức chấm màu như tranh vẽ, sản phẩm được trang trí từ những chấm màu,... 
- Một số đồ dùng học MT (bút chì, giấy vẽ, màu vẽ,...).
 2. Học sinh:
- Sách MT, vở ghi, bút chì, màu vẽ,...
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
- Cho HS hát để tạo không khí thoải mái. 
- GV dẫn dắt, giới thiệu chủ đề.
2. HĐ THỰC HÀNH:
a) HĐ thực hành:
* Mục tiêu:
+ HS biết cách sắp xếp chấm màu khi thể hiện.
+ Thể hiện được 1 SPMT từ chấm màu.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV thị phạm cách tạo hình từ chấm màu.
- GV yêu cầu HS thể hiện 1 SP bằng chấm màu.
- GV giúp đỡ thêm cho HS trong quá trình thực hành.
b) HĐ thảo luận: 
* Mục tiêu:
+ HS nhận biết chấm màu trong SP MT.
+ Biết một số cách sắp xếp chấm màu khi thể hiện.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV cho HS xem hình minh họa, sp MT:
+ Em đã sắp xếp những chấm màu theo cách nào?
- GV tóm tắt, giải thích cho HS hiểu rõ về cách sắp xếp chấm để tạo nên các hình thức liên tiếp, xen kẽ.
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS tích cực tham gia các HĐ học.
- HS hát.
- Mở bài học
- HS quan sát GV hướng dẫn.
- HS thực hành cá nhân.
- HS xem hình minh họa trang 15 và trình bày hiểu biết của mình về việc sắp xếp các chấm màu trong sản phẩm mình đã thực hiện.
+ Nhắc lại
+ Xen kẽ 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 3. 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 4.
Tuần 5
Chủ đề 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU (t4)
Thời gian thực hiện:05/10/2023
I/ Yêu cầu cần đạt:
 1. Phẩm chất:
- HS yêu thích sáng tạo mĩ thuật.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- HS tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau.
- HS biết sử dụng chấm để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm.
II/ Đồ dùng dạy – học:
 1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm mĩ thuật có sử dụng hình thức chấm màu như tranh vẽ, sản phẩm được trang trí từ những chấm màu,... 
- Một số đồ dùng học MT (bút chì, giấy vẽ, màu vẽ,...).
 2. Học sinh:
- Sách MT, vở ghi, bút chì, màu vẽ,...
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
- Cho HS hát để tạo không khí thoải mái. 
- GV kiểm tra phần thực hành ở tiết học trước của HS.
2. HĐ THỰC HÀNH: 
a) HĐ thực hành:
* Mục tiêu:
+ HS sử dụng chấm hoàn thiện 1 SPMT theo ý thích. 
* Tiến trình của hoạt động:
- GV tiếp tục cho HS hoàn thiện phần vận dụng: vẽ và trang trí đồ vật bằng các hình cơ bản.
- GV hướng dẫn, gợi ý thêm để HS hoàn thiện SP.
b) HĐ trưng bày, giới thiệu sp:
* Mục tiêu:
+ HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận 
* Tiến trình của hoạt động:
- GV treo, bày một số sản phẩm tốt của học sinh trên bảng. 
- GV mời HS giới thiệu về sản phẩm mĩ thuật của mình. theo các gợi ý sau:
 + Em trang trí/ tạo hình cho sản phẩm nào? (tranh, đồ vật)
 + Em sắp xếp chấm màu theo cách nào để tạo hình?
- GV tóm tắt, giải thích cho HS hiểu rõ về cách sắp xếp chấm để tạo nên các hình thức liên tiếp, xen kẽ.
3. HĐ VẬN DỤNG SÁNG TẠO:
* Mục tiêu:
- HS sử dụng các chấm màu để trang trí một đồ vật.
* Tổ chức thực hiện:
- GV thị phạm trên bảng trang trí đơn giản 1 đồ vật bằng nét để HS nhận biết cách thực hiện.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện sản phẩm.
- GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực phát biểu, động viên những HS khác hoàn thành bài.
- HS hát.
- HS trình bày bài.
- HS tiếp tục hoàn thiện bài.
- HS bày sản phẩm của mình lên trước mặt.
- HS giới thiệu sản phẩm của mình theo các câu hỏi gợi ý mà GV đưa ra.
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát, ghi nhớ, thực hành.
- HS nghe, ghi nhớ.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở HS chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho chủ đề tiếp theo: NÉT VẼ CỦA EM
Tuần 6
Chủ đề 3: NÉT VẼ CỦA EM (t1)
Thời gian thực hiện: 12/10/2023 
I/ Yêu cầu cần đạt:
 1. Phẩm chất:
- HS yêu thích sáng tạo mĩ thuật.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- HS bước đầu nhận biết yếu tố nét trong một số đồ vật và sản phẩm mĩ thuật.
- HS biết mô phỏng, thể hiện yếu tố nét có kích thước khác nhau.
II/ Đồ dùng dạy – học:
 1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm mĩ thuật có sử dụng hình thức vẽ nét như tranh vẽ, sản phẩm được trang trí bằng nét,... 
- Một số đồ dùng học MT (bút chì, giấy vẽ, màu vẽ,...).
 2. Học sinh:
- Sách MT, vở ghi, bút chì, màu vẽ,...
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
- Cho HS hát để tạo không khí thoải mái. 
- GV dẫn dắt, giới thiệu chủ đề.
2. HĐ TÌM HIỂU KIẾN THỨC MỚI:
a) HĐ quan sát: 
* Mục tiêu:
+ HS nhận diện một số nét.
+ HS nhận diện nét trong cuộc sống.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV giới thiệu về một số loại nét và những đặc điểm nhận dạng chúng.
 + Nêu tên các nét trong hình.
- GV treo hình minh họa giúp HS nhận biết yếu tố nét trong tự nhiên.
 + Nét xuật hiện ở đâu trong các hình?
- GV gợi ý qua câu hỏi để HS liên tưởng đến sự xuất hiện nét trong cuộc sống, ở những vật gần gũi với HS.
b) HĐ tìm hiểu cách thể hiện:
* Mục tiêu:
+ HS tạo được nét bằng màu vẽ.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV thị phạm cách tạo nét từ màu vẽ.
- GV yêu cầu HS thực hành cách tạo nét bằng màu vẽ.
- GV giúp đỡ thêm cho HS trong quá trình thực hành.
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS tích cực tham gia các HĐ học.
- HS hát.
- Mở bài học
- HS lắng nghe và quan sát các nét vẽ.
 + HS trao đổi nhóm 2 và gọi tên loại nét.
- HS quan sát, trả lời.
- HS trao đổi nhóm và trả lời 
- HS quan sát.
- HS thực hành tạo nét bằng sáp màu
- HS nge, ghi nhớ.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở HS chuẩn bị vở vẽ, màu vẽ cho tiết học sau.
Tuần 7
Chủ đề 3: NÉT VẼ CỦA EM (t2)
Thời gian thực hiện: 19/10/2023
I/ Yêu cầu cần đạt:
 1. Phẩm chất:
- HS yêu thích sáng tạo mĩ thuật.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- HS bước đầu nhận biết yếu tố nét trong một số đồ vật và sản phẩm mĩ thuật.
- HS biết mô phỏng, thể hiện yếu tố nét có kích thước khác nhau. 
- HS biết sử dụng nét để vẽ và dùng nét trong trang trí, vận dụng được nét để tạo nên sản phẩm mĩ thuật.
II/ Đồ dùng dạy – học:
 1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm mĩ thuật có sử dụng hình thức vẽ nét như tranh vẽ, sản phẩm được trang trí bằng nét,... 
- Một số đồ dùng học MT (bút chì, giấy vẽ, màu vẽ,...).
 2. Học sinh:
- Sách MT, SP ở tiết học trước, vở ghi, bút chì, màu vẽ,...
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra ĐDHT của HS.
- Kiểm tra sản phẩm của HS trong tiết 1.
2. HĐ THỰC HÀNH (THẢO LUẬN):
* Mục tiêu:
+ HS nhận biết các yếu tố nét có kích thước khác nhau trong SP MT.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV cho HS trao đổi nhóm, xem hình minh họa trang 19 Mĩ thuật 1:
 + Hình vẽ gì?
 + Hình có sử dụng những nét nào ta đã đc học?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, tóm tắt nội dung.
- GV cho HS quan sát 1 số tranh vẽ của HS ở tiết trước, HD quan sát như trên.
3. HĐ VẬN DỤNG, SÁNG TẠO:
* Mục tiêu:
+ HS biết mô phỏng, thể hiện yếu tố nét có kích thước khác nhau. 
+ HS biết sử dụng nét để vẽ và dùng nét trong trang trí, vận dụng được nét để tạo nên sản phẩm mĩ thuật.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV thị phạm trên bảng các bước dùng nét để vẽ và trang trí hình con cá:
+ Vẽ hình.
+ Vẽ nét màu để trang trí (lưu ý không tô màu kín hình).
- GV cho HS tham khảo một số cách dùng nét để trang trí đồ vật, bao quát lớp, hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
- GV nhận xét tiết học, động viên, khuyến khích HS tham gia hoạt động học.
- Trình bày đồ dùng HT
- Trình bày sản phẩm
- HS hoạt động nhóm 2 – 4 HS, TLCH, nhóm khác bổ sung.
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát.
- HS quan sát GV vẽ mẫu trên bảng, nhận biết cách thể hiện.
- HS tham khảo tranh, thực hành.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
* Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị vở vẽ, màu vẽ cho tiết học sau.
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, chì, keo...
Tuần 8
Chủ đề 3: NÉT VẼ CỦA EM (t3)
Thời gian thực hiện: 26/10/2023 
I/ Yêu cầu cần đạt:
 1. Phẩm chất:
- HS yêu thích sáng tạo mĩ thuật.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- HS bước đầu nhận biết yếu tố nét trong một số đồ vật và sản phẩm mĩ thuật.
- HS biết mô phỏng, thể hiện yếu tố nét có kích thước khác nhau. 
- HS biết sử dụng nét để vẽ và dùng nét trong trang trí, vận dụng được nét để tạo nên sản phẩm mĩ thuật.
II/ Đồ dùng dạy – học:
 1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm mĩ thuật có sử dụng hình thức vẽ nét như tranh vẽ, sản phẩm được trang trí bằng nét,... 
- Một số đồ dùng học MT (bút chì, giấy vẽ, màu vẽ,...).
 2. Học sinh:
- Sách MT, vở ghi, bút chì, màu vẽ,...
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS.
- Kiểm tra sản phẩm của HS trong tiết 2.
2. HĐ THỰC HÀNH (TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SP):
* Mục tiêu:
+ HS hoàn thiện SP.
+ HS giới thiệu và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV cho HS hoàn thiện bài vẽ.
- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm. 
 + E vẽ (trang trí) hình gì?
 + E dùng những nét nào để vẽ (trang trí)?
 + E thích sp của bạn nào?
- Nhận định kết quả học tập của HS.
3. HĐ VẬN DỤNG SÁNG TẠO
* Mục tiêu:
+ HS biết mô phỏng, thể hiện yếu tố nét có kích thước khác nhau. 
+ HS biết vận dụng nét để tạo nên sản phẩm mĩ thuật.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV cho HS xem hình 1 số đồ vật được trang trí bằng nét.
- GV cho HS thực hành dùng nét để trang trí 1 đồ vật thường dùng.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, động viên HS tập vẽ thêm ở nhà; giáo dục HS bảo vệ môi trường thiên nhiên, động vật hoang dã...
- Trình bày đồ dùng HT
- Trình bày sản phẩm.
- HS tiếp tục thực hành: Dùng nét để tạo hình sự vật hoặc trang trí đồ vật, con vật.
+ Vẽ hình.
+ Vẽ nét màu để trang trí (lưu ý không tô màu kín hình).
- HS bày sản phẩm của mình lên trước mặt, giới thiệu sản phẩm của mình.
- HS lắng nghe,vỗ tay khen.
- HS xem hình tham khảo.
- HS thực hành.
* Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, động viên, khuyến khích HS tham gia hoạt động học.
 - Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, chì, keo... cho tiết học sau.
Tuần 9
Chủ đề 4: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG HÌNH CƠ BẢN (t1)
Thời gian thực hiện: 	
I/ Yêu cầu cần đạt:
 1. Phẩm chất:
- HS yêu thích sáng tạo mĩ thuật.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- HS biết mô tả hình dạng của hình cơ bản, bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng hình cơ bản đến một số đồ vật xung quanh.
- HS biết vẽ được đồ vật có dạng hình cơ bản, biết sử dụng hình cơ bản trong trang trí đồ vật đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy – học:
 1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm mĩ thuật sáng tạo từ các hình cơ bản.
- Các hình cơ bản từ bìa cứng.
 2. Học sinh:
- Sách MT, vở ghi, bút chì, màu vẽ,...
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- GV cho HS xem 1 vài đồ vật có dạng hình cơ bản.
- GV giới thiệu chủ đề mới.
2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Quan sát (nhận diện hình cơ bản)
* Mục tiêu:
- HS nhận biết 1 số hình cơ bản.
- Liên hệ hình cơ bản với 1 số đồ vật thường gặp xung quanh.
* Tổ chức thực hiện: 
- GV giới thiệu hình cơ bản, đặt câu hỏi giúp HS quan sát và nhận biết về hình cơ bản:
 + Hình được vẽ bằng mấy nét? Là những nét nào?
 + Trong hình vẽ có sử dụng những hình cơ bản nào?
 + Kể tên những sự vật xung quanh em có hình tam giác, hình vuông, hình tròn.
3. HĐ LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH:
* Mục tiêu:
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình cơ bản.
* Tổ chức thực hiện: 
- GV thực hiện mẫu trên bảng, hướng dẫn HS cách vẽ các hình cơ bản.
- GV bao quát, hướng dẫn thêm cho HS.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia các hoạt động học, động viên các HS khác tự luyện tập nhiều hơn khi ở nhà.
- HS nhận biết đồ vật.
- HS mở sách.
- HS quan sát và TLCH, nhận biết hình cơ bản và hình cơ bản trong tranh vẽ.
 + HTG: 2 nét xiên, 1 nét ngang.
 HV: 2 nét ngang, 2 nét sổ.
 HT: 1 nét cong kín.
 + HTG, HV, HT.
 + HS nhận biết hình cơ bản trong cuộc sống.
- HS vẽ và tô màu cho hình cơ bản theo ý thích thích.
* Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị vở vẽ, màu vẽ cho tiết học sau.
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, chì, keo...
Tuần 10
Chủ đề 4: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG HÌNH CƠ BẢN (t2)
Thời gian thực hiện: 
I/ Yêu cầu cần đạt:
 1. Phẩm chất:
- HS yêu thích sáng tạo mĩ thuật.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- HS biết mô tả hình dạng của hình cơ bản, bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng hình cơ bản đến một số đồ vật xung quanh.
- HS biết vẽ được đồ vật có dạng hình cơ bản, biết sử dụng hình cơ bản trong trang trí đồ vật đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy – học:
 1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm mĩ thuật sáng tạo từ các hình cơ bản.
- Các hình cơ bản từ bìa cứng.
 2. Học sinh:
- Sách MT, vở ghi, bút chì, màu vẽ,...
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- GV cho HS xem 1 vài đồ vật có dạng hình cơ bản.
- GV giới thiệu chủ đề mới.
2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Quan sát (nhận diện đồ vật có hình cơ bản)
* Mục tiêu:
- HS nhận biết hình cơ bản của 1 số đồ vật thường gặp.
- Liên hệ hình cơ bản với các đồ vật xung quanh.
* Tổ chức thực hiện: 
- GV cho HS quan sát một số vật có dạng hình tam giác, hình vuông, hình tròn trong sách, trang 23, 24, 25.
 + Tìm những đồ vật xung quanh em có dạng hình tam giác.
 + Tìm những đồ vật xung quanh em có dạng hình vuông.
 + Tìm những đồ vật xung quanh em có dạng hình tròn.
- GV nhận định câu trả lời của HS, khen ngợi. 
3. HĐ LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH:
* Mục tiêu:
- HS biết cách vẽ một vật có dạng hình cơ bản mà mình thích và tô màu theo các cách khác nhau.
* Tổ chức thực hiện: 
- GV thực hiện mẫu trên bảng, hướng dẫn HS cách vẽ một vài đồ vật đơn giản từ các hình cơ bản.
- GV bao quát, hướng dẫn thêm cho HS.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia các hoạt động học, động viên các HS khác tự luyện tập nhiều hơn khi ở nhà.
- HS nhận biết đồ vật.
- HS mở sách.
- HS quan sát, nhận biết hình cơ bản ở những đồ vật xung quanh.
- HS vỗ tay tuyên dương.
- HS hoạt động cá nhân: vẽ và tô màu cho đồ vật theo ý thích thích.
* Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị vở vẽ, màu vẽ cho tiết học sau.
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, chì, keo...
Tuần 11
Chủ đề 4: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG HÌNH CƠ BẢN (t3)
Thời gian thực hiện: 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Phẩm chất:
- HS yêu thích sáng tạo mĩ thuật.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- HS củng cố khả năng mô tả hình dạng của hình cơ bản, bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng hình cơ bản đến một số đồ vật xung quanh.
- HS vẽ được đồ vật có dạng hình cơ bản, biết sử dụng hình cơ bản trong trang trí đồ vật đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm mĩ thuật sáng tạo từ các hình cơ bản.
- Các hình cơ bản từ bìa cứng.
 2. Học sinh:
- Sách MT, vở ghi, bút chì, màu vẽ,...
- Bài vẽ ở tiết học trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra ĐDHT của HS.
- Kiểm tra sản phẩm của HS trong tiết 2.
- GV ghi bài học.
2. HĐ THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP: 
a) HĐ thực hành:
* Mục tiêu:
- HS vẽ được một số đồ vật có dạng hình vuông, tròn, tam giác và vẽ màu vào hình theo ý thích.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV cho HS nhắc lại cách vẽ đã được HD ở tiết học trước.
- GV nhận định câu trả lời của HS, gợi ý thêm 1 số đồ vật mới có dạng hình cơ bản.
b) HĐ thảo luận:
* Mục tiêu:
- HS củng cố khả năng mô tả hình dạng của hình cơ bản, bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng hình cơ bản đến một số đồ vật xung quanh.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV treo 1 số bài vẽ của HS về chủ đề.
+ Những vật nào có dạng hình tam giác?
 + Những vật nào có dạng hình vuông?
 + Những vật nào có dạng hình tròn?
 + Em thích bài vẽ của bạn nào?
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên dương, rút kinh nghiệm.
- GV nhận xét tiết học,khuyến khích HS tích cực tham gia các hoạt động học.
- Trình bày đồ dùng HT
- Trình bày sản phẩm
- HS mở bài học.
- HS nhắc lại các bước vẽ, HS khác nhận xét.
+ Vẽ hình vuông, tròn, tam giác.
+ Dựa vào hình cơ bản, vẽ các đồ vật mình biết.
+ Vẽ màu.
- HS tiếp tục vẽ.
- HS thảo luận nhóm 2: TLCH theo cảm nhận của bản thân.
- HS nghe, ghi nhớ.
* Dặn dò :
 - Dặn HS chuẩn bị vở vẽ, màu vẽ cho tiết học sau.
Tuần 12
Chủ đề 4: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG HÌNH CƠ BẢN (t4)
Thời gian thực hiện: 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Phẩm chất:
- HS yêu thích sáng tạo mĩ thuật.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- HS củng cố khả năng mô tả hình dạng của hình cơ bản, bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng hình cơ bản đến một số đồ vật xung quanh.
- HS vẽ được đồ vật có dạng hình cơ bản, biết sử dụng hình cơ bản trong trang trí đồ vật đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm mĩ thuật sáng tạo từ các hình cơ bản.
- Các hình cơ bản từ bìa cứng.
 2. Học sinh:
- Sách MT, vở ghi, bút chì, màu vẽ,...
- Bài vẽ ở tiết học trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra ĐDHT của HS.
- Kiểm tra sản phẩm của HS trong tiết 3.
- GV giới thiệu bài học.
2. HĐ THỰC HÀNH:
a) HĐ thực hành:
* Mục tiêu:
+ HS rèn luyện khả năng khả năng liên tưởng, vẽ các sự vật từ hình cơ bản.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV tiếp tục cho HS thực hành vẽ: Vật có dạng hình tam giác, hình vuông, hình tròn.
- GV giúp đỡ thêm cho HS khi thực hành.
b) HĐ trưng bày SP:
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV HD HS giới thiệu SP, chia sẻ ý kiến:
+ Đây là hình vẽ sự vật gì? Được vẽ từ hình cơ bản nào?
+ Những sự vật này em thấy ở đâu?
+ Em thích bài vẽ nào hơn?
- GV tổ chức cho HS (nhóm/ cá nhân) nhận xét từ các bài thực hành của HS theo gợi ý: Đọc tên hình cơ bản, tên sự vật.
3. HĐ VẬN DỤNG SÁNG TẠO:
* Mục tiêu:
+ HS sử dụng các hình cơ bản sáng tạo thành SP MT theo ý thích.
* Tiến trình của hoạt động:
- GV nêu các bước dùng hình cơ bản để vẽ và trang trí một chiếc lọ hoa đơn giản, thực hiện mẫu trên bảng.
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS tích cực tham gia các hoạt động học.
- Trình bày đồ dùng HT
- Trình bày sản phẩm
- HS tiếp tục thực hành hoàn thiện SP.
- HS thảo luận nhóm 2: TLCH theo cảm nhận của bản thân.
- HS quan sát GV hướng dẫn, thực hành cá nhân.
* Dặn dò :
 - Dặn HS chuẩn bị vở vẽ, màu vẽ cho chủ đề sau: MÀU CƠ BẢN TRONG MỸ THUẬT.
Tuần 13
Chủ đề 5: MÀU CƠ BẢN TRONG MĨ THUẬT (t1)
Thời gian thực hiện: 
I/ Yêu cầu cần đạt:
 1. Phẩm chất:
- HS yêu thích sáng tạo mĩ thuật.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong khi trao đổi, thảo luận.
 2. Năng lực:
- HS nhận biết và đọc được tên một số màu cơ bản trên đồ vật, sự vật.
- HS bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng đến một số đồ vật, sự vật có màu cơ bản.
- HS biết sử d

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_chuong_trinh_ho.doc