Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Chủ đề 1: Mĩ thuật trong nhà trường - Năm học 2019-2020 - Dương Xuân Tường

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Chủ đề 1: Mĩ thuật trong nhà trường - Năm học 2019-2020 - Dương Xuân Tường

Tuần 3:

CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU

(Thời lượng: 4 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh sẽ:

- Tạo được chấm màu bằng nhiều cách khác nhau.

- Biết sử dụng chấm màu để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm.

- Thực hiện được các bước để làm sản phẩm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Sản phẩm mĩ thuật có sử dụng chấm màu (ly, bình hoa, quần áo )

- Giấy, màu sáp, màu dạ, màu nước (nếu có), tăm bông.

2. Học sinh

- Giấy A4, màu sáp, màu dạ

- Đồ vật tái chế (ly nhựa, chai nhựa, đĩa nhựa.), giấy màu.

- Một số loại hạt, bìa cứng, keo sữa

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp trực quan, quan sát

 

doc 14 trang yenhap123 4750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Chủ đề 1: Mĩ thuật trong nhà trường - Năm học 2019-2020 - Dương Xuân Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/9/2020	 Ngày dạy: 08,09,10,11/9/2020
Tuần 1:
CHỦ ĐỀ 1: MĨ THUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG
(Thời lượng: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh sẽ:
Nhận biết được mĩ thuật có ở xung quanh và được tạo bởi những đối tượng khác nhau.
Nhận biết được một số đồ dùng, công cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo trong môn học.
Biết cách bảo quản, sử dụng một số đồ dùng học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một số hình ảnh, sản phẩm mĩ thuật (mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng) từ nhiều chất liệu khác nhau liên quan đến hoạt động học tập môn Mĩ thuật giúp HS quan sát trực tiếp.
- Chuẩn bị dụng cụ cho học sinh thực hành: Giấy, giấy màu, đất nặn, tẩy, màu các loại .
2. Học sinh
- Giấy, bút chì, đất nặn, màu sáp, màu dạ, màu nước, vật liệu tái sử dụng...
III. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp mô phỏng, khám phá, phương pháp trực quan, quan sát
IV.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
*Khởi động: (5’)
 Cho học sinh tham gia trò chơi “Em là họa sĩ”. Giáo viên triển khai trò chơi (Giáo viên bật nhạc và cho học sinh thể hiện một hình vẽ đơn giản vào bảng con. Hết nhạc học sinh sẽ đưa bảng con tác phẩm của mình lên cho cả lớp quan sát. Không đánh giá.)
- Giáo viên giới thiệu vào bài.
- Học sinh tham gia trò chơi.
1. Hoạt động 1: Sản phẩm mĩ thuật (12’)
* Mĩ thuật tạo hình
- Giáo viên giới thiệu mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng khi cho học sinh quan sát sgk trang 6 và gợi ý cho học sinh:
+ Sản phẩm thể hiện hình ảnh gì? (Có thể hỏi cụ thể từng hình ảnh. Vd: bức tranh “Em học vẽ vẽ hình gì?...)
+ Sản phẩm được làm như thế nào? (nặn, vẽ 
+ Sử dụng chất liệu gì để tạo nên được sản phẩm? (đất nặn, màu )
* Mĩ thuật ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh quan sát sgk trang 7 để tìm hiểu về sản phẩm mĩ thuật ứng dụng:
+ Các sản phẩm được tạo bằng gì?
+ Màu sắc của sản phẩm?
- Giáo viên giải thích thông qua sản phẩm mình họa: Sản phẩm mĩ thuật tạo hình là sản phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc thể hiện lại sự vật, thiên nhiên, con người Sản phẩm mĩ thuật ứng dụng là sản phẩm cũng được thể hiện bằng đường nét, màu sắc nhưng có thể ứng dụng vào cuộc sống như trang trí nhà cửa, góc học tập
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- Học sinh quan sát và trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Mĩ thuật do ai tạo nên (8’)
- Giáo viên cho học sinh quan sát sgk trang 8 - 9 và đặt câu hỏi:
+ Những ai có thể sáng tạo ra các sản phẩm mĩ thuật?
+ Lứa tuổi nào có thể thực hiện được các sản phẩm mĩ thuật?
- Giáo viên có thể cho học sinh đóng vai làm họa sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà điêu khắc để học sinh hiểu nhân vât đó sáng tạo ra sản phẩm mĩ thuật như thế nào.
- Giáo viên kết luận:
Mĩ thuật dành cho mọi người, mọi lứa tuổi.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh tham gia đóng vai.
- Học sinh lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Đồ dùng trong môn học (7’)
- Giáo viên chuẩn bị dụng cụ cho học sinh và yêu cầu các nhó thảo luận:
+ Nhóm em có những dụng cụ gì?
+ Dụng cụ đó được sử dụng như thế nào?
+ Em thường hay sử dụng dụng cụ học tập nào để tạo ra sản phẩm?
- Giáo viên mời đại diện học sinh phát biểu theo nhóm.
- Giáo viên có thể cho học sinh thực hiện theo cá nhân một sản phẩm từ những đồ dùng học tập đã chuẩn bị sẵn.
- Có thể cho học sinh giới thiệu về sản phẩm của mình. ( nếu còn thời gian) hoặc giáo viên nhận xét riêng học sinh trong quá trình học sinh thực hiện và yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện nếu sản phẩm chưa xong.
* Nhận xét, đánh giá: (3’)
*Giáo dục :
- Giáo viên giáo dục học sinh giữ gìn dụng cụ học tập và không viết vẽ bậy thông qua trò chơi “Em giỏi” để giáo dục học sinh cất đồ đúng nơi quy định và dọn dẹp sạch sẽ nơi học tập của mình. (Giáo viên cho từng nhóm cất đồ dùng học tập và dọn dẹp rác nơi bàn của mình).
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Dặn dò: 
- Giáo viên dặn dò chuẩn bị cho chủ đề 2: 
Sáng tạo từ những chấm màu.
- Học sinh thảo luận kể tên dụng cụ và cách sử dụng của chúng.
- Học sinh phát biểu theo nhóm.
- Học sinh giới thiệu sản phẩm (nếu còn thời gian).
- Học sinh tham gia trò chơi.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: 12/9/2020	 Ngày dạy: 14,16,17,18/9/2020
Tuần 2:
CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU
(Thời lượng: 4 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh sẽ:
Tạo được chấm màu bằng nhiều cách khác nhau.
Biết sử dụng chấm màu để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm.
Thực hiện được các bước để làm sản phẩm.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Sản phẩm mĩ thuật có sử dụng chấm màu (ly, bình hoa, quần áo )
- Giấy, màu sáp, màu dạ, màu nước (nếu có), tăm bông...
2. Học sinh
- Giấy A4, màu sáp, màu dạ 
- Đồ vật tái chế (ly nhựa, chai nhựa, đĩa nhựa...), giấy màu.
- Một số loại hạt, bìa cứng, keo sữa 
III. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp trực quan, quan sát
IV.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
	Tiết 1
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Khởi động: 
 Cho học sinh tham gia trò chơi “Những chấm tròn đáng yêu”. Giáo viên triển khai trò chơi (Giáo viên hát, câu hát có những màu nào học sinh sẽ chấm màu đó vào giấy của mình. Vd: GV hát: một màu xanh xanh chấm thêm màu vàng... Học sinh sẽ chấm màu xanh và vàng.)
- Giáo viên giới thiệu vào bài.
- Học sinh tham gia trò chơi.
1. Hoạt động 1: Quan sát
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trang 12, đặt câu hỏi:
+ Những chấm màu xuất hiện ở đâu?
+ Ngoài những hình ảnh ở sách em còn thấy những chấm màu ở đâu?
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh sgk trang 13 và 1 bức tranh nét không chấm màu. Yêu cầu học sinh so sánh 2 bức tranh.
+ Em thích cách thể hiện nào hơn? Vì sao?
+ Nhiều chấm màu đặt cạnh nhau có tạo nên mảng màu không? (Chỉ vào hình cuối)
- Giáo viên kết luận:
* Chấm màu xuất hiện nhiều trong tự nhiên, cuộc sống, có nhiều màu sắc khác nhau.
* Trong mĩ thuật chấm màu được sử dụng để tạo nên sự sinh động.
* Nhận xét, đánh giá: (3’)
- Nhận xét: Tinh thần, thái độ học tập.
- Khen ngợi động viên khuyến khích HS
* Dặn dò: 
- Giáo viên dặn dò chuẩn bị giờ học sau: 
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- Học sinh quan sát và so sánh.
- Học sinh lắng nghe.
Ngày soạn: 20/9/2020	 Ngày dạy: 22,23,24,25/9/2020
Tuần 3:
CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU
(Thời lượng: 4 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh sẽ:
Tạo được chấm màu bằng nhiều cách khác nhau.
Biết sử dụng chấm màu để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm.
Thực hiện được các bước để làm sản phẩm.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Sản phẩm mĩ thuật có sử dụng chấm màu (ly, bình hoa, quần áo )
- Giấy, màu sáp, màu dạ, màu nước (nếu có), tăm bông...
2. Học sinh
- Giấy A4, màu sáp, màu dạ 
- Đồ vật tái chế (ly nhựa, chai nhựa, đĩa nhựa...), giấy màu.
- Một số loại hạt, bìa cứng, keo sữa 
III. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp trực quan, quan sát
IV.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
	Tiết 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Khởi động: (4’)
 - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Giáo viên giới thiệu vào bài.
- Học sinh để hết đồ dung lên bàn
2. Hoạt động 2: Thể hiện
- Giáo viên cho học sinh quan sát sgk trang 14.
- Giáo viên thị phạm bằng màu sáp, màu dạ bằng 2 cách
* Thị phạm lần 1: Chấm 3 chấm cùng màu giống nhau và đặt câu hỏi:
+ Các chấm này có giống nhau và lặp lại không?
Thị phạm lần 2: Giáo viên chấm màu xen kẽ theo 2 màu.
+ Hình thức chấm này có khác với chấm màu ở trên không? (So sánh hai cách chấm màu)
- Giáo viên tóm tắt:	
Hình thức sắp xếp những chấm màu theo cách 1 gọi là nhắc lại.
Hình thức sắp xếp những chấm màu theo cách 2 gọi là xen kẽ.
- Giáo viên cho học sinh quan sát sgk trang 15 và trao đổi về cách sắp xếp các chấm màu:
+ Có phải các chấm màu đỏ được sắp xếp liên tiếp không?
+ Chấm vàng ở vị trí nào trong bông hoa?
- Giáo viên kết luận: Sử dụng các cách sắp xếp chấm màu khác nhau sẽ tạo nên sự sinh động cho sản phẩm.
- Giáo viên cho học sinh thực hành cá nhân hoặc nhóm đôi.
- Giáo viên hướng dẫn từng học sinh hoàn thiện sản phẩm theo các cách đã giới thiệu.
* Nhận xét, đánh giá: (3’)
- Nhận xét: Tinh thần, thái độ học tập.
- Khen ngợi động viên khuyến khích HS
* Dặn dò: 
- Giáo viên dặn dò chuẩn bị giờ học sau:
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh quan sát và trao đổi theo nhóm về cách sắp xếp các chấm màu.
- Học sinh thực hành
Học sinh nghe
Học sinh chuẩn bị cho bài học sau
Ngày soạn: 27/9/2020	 Ngày dạy: 29,30/9:,01,02/10/2020
Tuần 4:
CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU
(Thời lượng: 4 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh sẽ:
Tạo được chấm màu bằng nhiều cách khác nhau.
Biết sử dụng chấm màu để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm.
Thực hiện được các bước để làm sản phẩm.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Sản phẩm mĩ thuật có sử dụng chấm màu (ly, bình hoa, quần áo )
- Giấy, màu sáp, màu dạ, màu nước (nếu có), tăm bông...
2. Học sinh
- Giấy A4, màu sáp, màu dạ 
- Đồ vật tái chế (ly nhựa, chai nhựa, đĩa nhựa...), giấy màu.
- Một số loại hạt, bìa cứng, keo sữa 
III. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp trực quan, quan sát, thực hành
IV.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
	Tiết 3
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Khởi động: (4’)
 - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Giáo viên giới thiệu vào bài.
- Học sinh để hết đồ dung lên bàn
3. Hoạt động 3: Thảo luận (28’)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.
- Căn cứ vào những chấm màu học sinh vừa thực hiện, giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi:
+ Em đã dùng những hình thức nào để sắp xếp chấm màu?
- Giáo viên mời đại diện học sinh phát biểu theo nhóm.
* Nhận xét, đánh giá: (3’)
- Nhận xét: Tinh thần, thái độ học tập.
- Khen ngợi động viên khuyến khích HS
* Dặn dò: 
- Giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị vở bài tập mĩ thuật 1 cho giờ học sau:
- Học sinh thảo luận nhận ra cách sắp xếp trong sản phẩm của mình.
- Học sinh phát biểu theo nhóm.
Ngày soạn: 07/9/2019	 Ngày dạy: 09,10/9/2019
Tiết 1:
Bài 1 - THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI
I. Mục tiêu:
- Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
- Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
* HS khá giỏi: Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: Tranh in trong Vở tập vẽ 1, Sưu tầm tranh ảnh của thiếu nhi về đề tài thiếu nhi vui chơi.
2.Học sinh: Giấy vẽ, Vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy, mầu vẽ 
III. Phương pháp: 
- Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập 
IV. Các hoạt động dạy học :
ND - TG
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
I/ Ổn định tổ chức lớp (1’)
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập đầu năm của học sinh 
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới.
* Giới thiệu bài (1’)
+ Thiếu nhi Việt Nam có nhiều tranh đẹp nhất là tranh vẽ thiếu nhi vui chơi.
- Ghi bảng: Bài 1 - Xem tranh thiếu nhi vui chơi
- Chú ý lắng nghe.
- Nhắc lại.
- Giở sách quan sát, tìm hiểu bài.
1. H. động 1: Giới thiệu tranh - đề tài (8’)
- Cho học sinh quan sát các tranh vẽ về đề tài thiếu nhi vui chơi:
+ Tranh vẽ về cảnh gì ?
+ Chủ đề thiếu nhi vui chơi rất rộng, em còn có thể vẽ gì khác nữa ?
- Dẫn dắt giới thiệu đề tài, yêu cầu học sinh giở sách quan sát.
- Quan sát, nhận xét tranh:
+ Tranh vẽ cảnh thiếu nhi vui chơi ở trường, ở nhà.
+ Có thể vẽ cảnh thiếu nhi múa hát, nhảy dây, tham quan, 
- Giở sách quan sát tranh.
2. H. động 2: 
a) Tranh Đua thuyền.(18’)
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh “đua thuyền”
+ Bức tranh vẽ những gì ?
Nêu những hình ảnh có trong tranh?
+ Cảnh trong tranh diễn ra ở đâu?
+ Hình ảnh nào nổi bật, được vẽ như thế nào ?
+ Hình ảnh nào là phụ, vẽ ở đâu ?
+ Trong tranh vẽ có những mầu nào, mầu nào được vẽ nhiều nhất?
* Giáo viên tóm tắt, nhận xét, bổ xung về tác giả, chất liệu, nội dung tranh.
- Quan sát tranh “Đua thuyền” thảo luận theo nhóm 2. Trình bày:
+ Tranh vẽ các bạn đang đua thuyền, có các con thuyền, người đang chèo thuyền, lá cờ,..
+ Cảnh đua thuyền trên dòng sông.
+ Hình ảnh 2 con thuyền to, rõ ở giữa là chính, các con thuyền nhỏ ở 2 bên, dòng sông là chi tiết phụ.
+ Tranh vẽ có nhiều mầu đẹp, màu xanh của dòng sông chiếm nhiều nhất.
- Chú ý lắng nghe, theo dõi.
b) Tranh Bể bơi ngày hè.
- Yêu cầu học sinh quan sát tìm hiểu nội dung tranh “Bể bơi ngày hè”.
+ Tranh vẽ nội dung gì ?
+ Các hình ảnh có trong tranh vẽ?
+ Màu sắc của bức tranh ?
* Tóm tắt, bổ xung về nội dung tác giả, chất liệu tranh vẽ.
- Yêu cầu học sinh nhận xét, bình chọn bức tranh mình thích, lí do vì sao ?
- Học sinh thảo luận theo nhóm 4, tìm hiểu nội dung tranh.
+ Tranh vẽ cảnh bể bơi ngày hè.
+ Các bạn thiếu nhi đang bơi, các bạn đang ngồi chơi, có bàn, ô,..
+ Có nhiều mầu xanh, trắng, nâu 
- Chú ý lắng nghe, theo dõi.
- Một số học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.
c) Mở rộng (4’)
- Giới thiệu học sinh xem một số tranh khác về đề tài thiếu nhi vui chơi. Yêu cầu học sinh xem tranh thảo luận theo nhóm tổ.
- Xem tranh, thảo luận theo nhóm tổ, trình bày:
+ Nội dung.
+ Hình ảnh.
+ Mầu sắc tranh vẽ.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét (2’)
+ Các tranh vẽ về nội dung gì ?
+ Em thích bức tranh nào nhất, vì sao ?
- Nhận xét: Tinh thần, thái độ học tập.
- Khen ngợi động viên khuyến khích xem tranh.
+ Tranh vẽ thiếu nhi vui chơi.
- Nêu ý kiến theo cảm nhận riêng.
IV/ Củng cố- Dặn dò (2’)
- Quan sát nét thẳng, các hình ảnh, đồ vật có nét thẳng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_1_chu_de_1_mi_thuat_trong_nha_truong_na.doc