Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Ngôi nhà của em - Năm học 2020-2021 - Từ Mạnh Hùng
Nội dung 1: Vẽ ngôi nhà từ hình cơ bản (Tiết 1)
- Ổn định tổ chức lớp, khởi động (khoảng 1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.
- Có thể hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Ghép hình ngôi nhà” (hoặc trò chơi khác có nội dung phù hợp).
- Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Hoạt động: Quan sát, thảo luận về hình cơ bản từ các dạng nhà trong cuộc sống và trong tranh (khoảng 5-7 phút)
- Giới thiệu một số hình ảnh hay đoạn phim ngắn (hoặc hình minh hoạ SGK trang 14) ngôi nhà trong cuộc sống, ngôi nhà trong SP mĩ thuật.
- Tổ chức cho HS thảo luận và tự rút ra các kiến thức: Hình dạng, màu sắc tạo thành ngôi nhà, mối liên hệ với các hình đơn giản: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, ; nhận biết nhà cao tầng, nhà nông thôn, nhà phố,.; so sánh, phân biệt và nhận biết ngôi nhà trong sản phẩm mĩ thuật và ngôi nhà trong cuộc sống.
+ Đặt câu hỏi gợi ý:
. Ngôi nhà thường có các bộ phận nào? Các bộ phận đó có dạng hình gì?
. Ngôi nhà có những màu nào?
. Những ngôi nhà này ở đâu? (nhà ở TP, ở Tây Nguyên, )
. Em có biết SP mĩ thuật về ngôi nhà được tạo ra bằng những cách nào? (vẽ, xé dán, cắt dán, ) Từ vật liệu gì? (giấy trắng, màu sáp, giấy màu, )
. Em có nhận xét và cảm xúc gì về ngôi nhà mà em đang ở?.
Ngày soạn: 4/10/2020 Chủ đề: NGÔI NHÀ CỦA EM Thời lượng: 4 tiết I/ MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Về phẩm chất Chủ đề góp phần bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ở học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện: - Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo; - Biết tạo tình thân yêu, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm; - Biết cảm nhận được vẻ đẹp, tình yêu, trách nhiệm với ngôi nhà của mình và cộng đồng; - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét. 2. Về năng lực Chủ đề, góp phần hình thành, phát triển ở HS biểu hiện các năng lực sau: 2.1. Năng lực đặc thù - Nhận biết và sử dụng được: chấm, nét, hình, mảng; vật liệu và công cụ, hoạ phẩm chì màu, màu sáp; các hình cơ bản vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, hình thang,... để thực hành tạo nên bức tranh với chủ đề “Ngôi nhà của em”; - Biết kết hợp các SP cá nhân thành (SP) nhóm; - Biết trưng bày, nêu tên SP và phân biệt màu, hình cơ bản. 2.2. Năng lực chung - Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; - Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên SP. 2.3. Năng lực khác - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,... - Năng lực khoa học: Vận dụng sự hiểu biết về hình cơ bản trong không gian hai chiều để áp dụng vào các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày. II/ ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC 1. Giáo viên - Kế hoạch dạy học, một số tấm bìa màu có hình cơ bản; một số hình ảnh minh họa ngôi nhà (tranh, ảnh, vật mẫu thật hoăc vật mẫu bằng mô hình SP của HS, ) 2. Học sinh - SGK (SBT nếu có) - Màu vẽ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, kéo, bút chì, gôm,... III/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC + Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá; + Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS ĐD thiết bị Nội dung 1: Vẽ ngôi nhà từ hình cơ bản (Tiết 1) Ổn định tổ chức lớp, khởi động (khoảng 1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS. Có thể hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Ghép hình ngôi nhà” (hoặc trò chơi khác có nội dung phù hợp). Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương. Hoạt động: Quan sát, thảo luận về hình cơ bản từ các dạng nhà trong cuộc sống và trong tranh (khoảng 5-7 phút) - Giới thiệu một số hình ảnh hay đoạn phim ngắn (hoặc hình minh hoạ SGK trang 14) ngôi nhà trong cuộc sống, ngôi nhà trong SP mĩ thuật. - Tổ chức cho HS thảo luận và tự rút ra các kiến thức: Hình dạng, màu sắc tạo thành ngôi nhà, mối liên hệ với các hình đơn giản: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, ; nhận biết nhà cao tầng, nhà nông thôn, nhà phố,...; so sánh, phân biệt và nhận biết ngôi nhà trong sản phẩm mĩ thuật và ngôi nhà trong cuộc sống. + Đặt câu hỏi gợi ý: . Ngôi nhà thường có các bộ phận nào? Các bộ phận đó có dạng hình gì? . Ngôi nhà có những màu nào? . Những ngôi nhà này ở đâu? (nhà ở TP, ở Tây Nguyên, ) . Em có biết SP mĩ thuật về ngôi nhà được tạo ra bằng những cách nào? (vẽ, xé dán, cắt dán, ) Từ vật liệu gì? (giấy trắng, màu sáp, giấy màu, ) . Em có nhận xét và cảm xúc gì về ngôi nhà mà em đang ở?... - Kết luận, tuyên dương HS. Hoạt động: Gợi ý cách vẽ ngôi nhà từ những hình và màu cơ bản – HS thực hành, sáng tạo, nhận xét SP (khoảng 25 phút) - Gợi ý các bước thực hiện: GV thị phạm hoặc hướng dẫn HS tham khảo hình minh hoạ SGK trang 15 - Đặt các câu hỏi để gợi ý HS vẽ được ngôi nhà từ các hình cơ bản (hướng dẫn HS có thể cắt rời hình vẽ ngôi nhà khỏi tờ giấy để tạo SP nhóm ở tiết học sau). - Quan sát, nhận xét, đánh giá thường xuyên và khích lệ HS, đặt câu hỏi để phát triển năng lực cho HS: + Ngôi nhà của em gồm có bộ phận gì, là hình cơ bản nào? + Em sử dụng màu cơ bản gì, ở những bộ phận nào?... - Khuyến khích HS tạo các ngôi nhà theo ý thích. - Tổ chức cho HS giới thiệu SP và nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn trong nhóm. GV kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS có biểu hiện tích cực, tiến bộ, khuyến khích HS còn chưa hoàn thành SP. - Câu hỏi gợi ý: . SP đã tạo các bộ phận của ngôi nhà từ nét gì và những hình cơ bản nào? . SP có sử dụng loại màu nào? . Phần nào có vẽ màu cơ bản? . Em có thích SP của mình không? Có thể làm gì để SP đẹp hơn?... - Dặn dò HS về quan sát ngôi nhà và cảnh vật xung quanh, chuẩn bị đồ dùng học tiết sau: SGK, SBT hoặc giấy trắng, màu, - Lớp hát; - Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo - Nhận biết, thực hiện; - Nhận xét, đánh giá. - Quan sát, thảo luận nhóm, liên hệ, nhận xét theo câu hỏi gợi ý - Nêu cảm xúc của mình - Quan sát, nhận biết; - Tham khảo câu hỏi gợi ý và thực hành, sáng tạo vẽ ngôi nhà từ các hình, màu cơ bản; - Nhận xét SP của mình và bạn trong cùng nhóm theo câu hỏi gợi ý - Nhận biết về chuẩn bị - Giới thiệu hình ảnh trò chơi trên bảng hoặc trình chiếu slide, -Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong SGK, hay trình chiếu clip. - Hình ảnh minh họa các bước thực hiện. Nội dung 2: Vẽ nhà kết hợp với khung cảnh thiên nhiên (Tiết 2) Ổn định tổ chức lớp, khởi động (1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS. Có thể hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Sắp xếp bức tranh Nhà với thiên nhiên” (hoặc trò chơi khác có nội dung phù hợp). Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương. Hoạt động: Quan sát, thảo luận về hình cơ bản từ các dạng nhà trong cuộc sống và trong tranh (khoảng 5-7 phút) - Giới thiệu một số hình ảnh hay đoạn phim ngắn (hoặc hình minh hoạ SGK trang 16) ngôi nhà với khung cảnh thiên nhiên trong cuộc sống và trong SP mĩ thuật. - Tổ chức cho HS thảo luận hay chơi các trò chơi phù hợp để nêu được đặc điểm về hình dạng, kích thước, màu sắc, kiểu dáng ngôi nhà, tìm ra các hình cơ bản, các chấm màu, nét, mảng, màu sắc trang trí ngôi nhà; phân biệt đặc điểm, cách thể hiện của khung cảnh ngôi nhà trong SP mĩ thuật với khung cảnh ngôi nhà trong cuộc sống. - Câu hỏi gợi ý: . Em có nhận xét thế nào về về hình dạng, kích thước, màu sắc, kiểu dáng ngôi nhà trong các hình ảnh? . Tìm ra các hình cơ bản, các chấm màu, nét, mảng, màu sắc trang trí ngôi nhà trong các ngôi nhà?... Hoạt động: Gợi ý các bước thực hiện - Thực hành sáng tạo vẽ nhà với khung cảnh thiên nhiên, nhận xét SP trong nhóm (khoảng 25 phút) -Gợi ý các bước thực hiện: -GV thị phạm hoặc hướng dẫn HS tham khảo hình minh hoạ SGK trang 17, - Khuyến khích HS vẽ tạo SP ngôi nhà và trang trí khung cảnh thiên nhiên xung quanh theo ý tưởng mà em thích. - Quan sát, nhận xét, đánh giá thường xuyên và khích lệ HS, đặt các câu hỏi để phát triển năng lực cho HS: - Câu hỏi gợi ý: . Em thấy ngôi nhà trong cuộc sống và trong SP mĩ thuật thường gắn với khung cảnh thiên nhiên nào? . Em sẽ tạo những hình gì trong SP và sử dụng hình cơ bản nào? . Em sẽ sử dụng những màu nào, vị trí, bộ phận nào có màu cơ bản? Vì sao?... - Tổ chức cho HS giới thiệu SP và nhận xét, đánh giá SP của mình, của bạn trong nhóm. GV kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS có biểu hiện tích cực, tiến bộ, khuyến khích học sinh còn chưa hoàn thành SP. - Câu hỏi gợi ý: . Em/ bạn tạo khung cảnh ngôi nhà gồm có những gì? Từ loại màu nào? . Em có cảm xúc như thế nào khi thực hành sáng tạo SP? . Qua tiết học em đã học hỏi được điều gì từ bạn?... - Dặn dò HS về quan sát khu nhà. - Lớp hát; - Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo; - Nhận biết, thực hiện; - Nhận xét, đánh giá. - Quan sát, thảo luận nhóm; - Nhận biết, thực hiện theo yêu cầu; nhận xét theo câu hỏi gợi ý - Quan sát, nhận biết; - Tham khảo nhận xét câu hỏi gợi ý và thực hành, sáng tạo vẽ ngôi nhà và trang trí khung cảnh thiên nhiên xung quanh - Nhận xét SP của mình/ bạn trong cùng nhóm theo câu hỏi gợi ý - Nhận biết về chuẩn bị - Giới thiệu hình ảnh trò chơi trên bảng hoặc trình chiếu slide, - Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong SGK, hay trình chiếu clip. - Hình ảnh minh họa các bước thực hiện. Nội dung 3: GHÉP HÌNH NHÀ – Tiết 3 Ổn định tổ chức lớp, khởi động (1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS. Có thể hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Ghép hình khu nhà” hay “Em là kiến trúc sư” (hoặc trò chơi khác có nội dung phù hợp). Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương. Hoạt động: Quan sát, thảo luận về khu nhà trong cuộc sống và trong tranh (khoảng 5-7 phút) - Giới thiệu một số hình ảnh hay đoạn phim ngắn (hoặc hình minh hoạ SGK trang 18) về Nhà phố, chung cư trong cuộc sống và trong SP mĩ thuật. + Tổ chức cho HS hoạt động nhóm, trình bày các đặc điểm về hình và màu cơ bản, cách trang trí, chấm, hình, nét, mảng của ngôi nhà trong SP mĩ thuật với ngôi nhà phố, biệt thự, chung cư; nhận xét cách sắp xếp các ngôi nhà ở khu phố, Câu hỏi gợi ý: . Trong hình ảnh có những gì? Hình nào nổi bật nhất? . Hình dạng, kích thước, màu sắc, kiểu dáng các ngôi nhà trong các hình ảnh như thế nào? . Nhiều ngôi nhà đơn lẻ ở gần nhau gọi là gì? . Em hãy chia sẻ cách sử dụng vật liệu khi thực hành sáng tạo?... Hoạt động: Gợi ý các bước thực hiện - Thực hành sáng tạo theo nhóm tạo hình và sắp xếp những ngôi nhà đơn lẻ thành một khu nhà, nhận xét SP trong nhóm (khoảng 25 phút) - Giới thiệu hình minh hoạ vẽ hoặc cắt dán khu phố trong SGK trang .. hoặc hình ảnh mẫu GV chuẩn bị. - Tổ chức cho HS thảo luận về SP của nhóm: hình cơ bản tạo thành ngôi nhà, kích thước, hình dạng, các thành phần của mỗi ngôi nhà, cách thực hành và thời gian thực hiện, - Yêu cầu nhóm thực hành vẽ hoặc cắt dán ghép tạo thành một SP khu nhà hoàn chỉnh. - Đi quan sát, nhận xét, đánh giá thường xuyên và khích lệ HS, đặt các câu hỏi để kịp thời phát triển năng lực cho HS. - Câu hỏi gợi ý: . Em/ nhóm thấy khu nhà trong cuộc sống và trong SP mĩ thuật thường có gì giống và khác nhau? . Muốn ghép các ngôi nhà thành một khu nhà, em và nhóm phải làm gì? . Em/ nhóm sẽ tạo những hình gì trong SP? . Nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm là gì?... - Tổ chức cho HS giới thiệu SP và nhận xét, đánh giá SP của mình, của bạn trong nhóm, kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS (hoặc nhóm) có những ý tưởng đặc sắc, tiến bộ. Câu hỏi gợi ý: . SP gồm những gì? . SP của mình và bạn như thế nào? . SP có cần bổ sung thêm nữa không? Vì sao? . Em hãy chia sẻ cách bảo quản, giữ gìn SP? - Dặn dò HS giữ gìn, bảo quản SP... - Lớp hát; - Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo; - Nhận biết, thực hiện; - Nhận xét, đánh giá. - Quan sát, thảo luận nhóm; - Nhận biết, thực hiện nhóm theo yêu cầu; nhận xét theo câu hỏi gợi ý - Quan sát, nhận biết; - Thảo luận nhóm, nhận xét câu hỏi gợi ý và thực hành, sáng tạo vẽ hoặc cắt dán ghép tạo thành một SP khu nhà hoàn chỉnh. - Nhận xét SP của mình và bạn trong cùng nhóm theo câu hỏi gợi ý - Nhận biết về chuẩn bị - Giới thiệu hình ảnh trò chơi trên bảng hoặc trình chiếu slide, - Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong SGK, hay trình chiếu clip. - Hình ảnh minh họa các bước thực hiện. Nội dung 4: GÓC MĨ THUẬT CỦA EM Ổn định tổ chức lớp, khởi động (khoảng 1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS. Có thể hướng dẫn HS thực hiện trò chơi khởi động tiết học có nội dung phù hợp. Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương. - Yêu cầu HS hoàn thiện SP của mình/ nhóm. - Hướng dẫn một số cách trưng bày SP (có thể tham khảo hình minh họa SGK trang 20) - Tổ chức cho HS giới thiệu trước cả lớp về SP cá nhân/ nhóm, nhận xét, đánh giá. . SP của em và nhóm đã hoàn thành chưa, có cần bổ sung thêm gì không, vì sao? . Ngôi nhà trong SP có những chi tiết nào giống ngôi nhà em đang ở? . Vật liệu để tạo SP là gì? . Em có cảm nhận gì về ngôi nhà của mình và cộng đồng? . Em sẽ làm gì để bảo vệ ngôi nhà của mình và cộng đồng? . Em đã thể hiện tình thân yêu, trách nhiệm với bạn bè qua việc làm nào? . Em đã sử dụng: chấm, nét, hình, mảng; hình cơ bản vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, hình thang,... vào vị trí, bộ phận nào của SP Ngôi nhà của em? . Em hãy nêu tên SP và phân biệt màu, hình cơ bản. . Em nhận xét, đánh giá thế nào về việc chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập của mình, của bạn? . Em hay bạn nào trong nhóm/ lớp đã vận dụng tốt kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét. . Em thấy mình đã học tập được từ bạn những điều gì? Em sẽ sử dụng SP để làm gì?... - Dặn dò HS về quan sát thiên nhiên và bầu trời, chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề 3: màu vẽ, giấy thủ công, kéo, keo, - Lớp hát; - Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo; - Nhận biết, thực hiện; - Nhận xét, đánh giá. - Thảo luận nhóm, hoàn thiện SP - Trưng bày SP cá nhân/ nhóm, nhận xét, đánh giá theo câu hỏi gợi ý - Nhận biết, thực hiện - Nhận biết về chuẩn bị - Giới thiệu hình ảnh trò chơi trên bảng hoặc trình chiếu slide, - Góc trưng bày SP cho các nhóm. (bảng phụ, giấy khổ lớn, mặt bàn, ) * Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu_de_2_ngoi_nha.doc