Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 1: Môn mĩ thuật của em - Năm học 2020-2021

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 1: Môn mĩ thuật của em - Năm học 2020-2021

2.Năng lực

 Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển các năng lực sau:

 Năng lực mĩ thuật

 -Nhận biết một số đồ dùng, vật liệu; nhận biết tên gọi một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

 -Nêu được tên một số đồ dùng, vật liệu; gọi được tên một số tác phẩm mĩ thuật trong bài học; lựa chọn được hình thức thực hành để tạo sản phẩm.

 -Bước đầu biết chia sẻ về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do bản thân, bạn bè, những người xung quanh tạo ra trong học tập và cuộc sống.

 Năng lực chung

 - Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lựa chọn nội dung thực hành.

 -Năng lực giao tiếp hợp tác : Biết trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát biểu về các nội dung của bài học với GV và bạn học

 -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ,.để sáng tạo sản phẩm.

 

docx 6 trang thuong95 7840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 1: Môn mĩ thuật của em - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỚP 1
Mĩ thuật
CĐ 1: MÔN MĨ THUẬT CỦA EM
BÀI 1: MÔN MĨ THUẬT CỦA EM ( TIẾT 1)
	I.MỤC TIÊU:
	1.Phẩm chất
	- Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm,...thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:
	-Yêu thích cái đẹp trong thiên nhiên, đời sống; yêu thích các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
	- Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, vật liệu phục vụ bài học và bảo quản các đồ dùng học tập của mình, của bạn, trong lớp, trong trường,...
	2.Năng lực
	Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển các năng lực sau:
	Năng lực mĩ thuật
	-Nhận biết một số đồ dùng, vật liệu; nhận biết tên gọi một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
	-Nêu được tên một số đồ dùng, vật liệu; gọi được tên một số tác phẩm mĩ thuật trong bài học; lựa chọn được hình thức thực hành để tạo sản phẩm.
	-Bước đầu biết chia sẻ về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do bản thân, bạn bè, những người xung quanh tạo ra trong học tập và cuộc sống.
	 Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lựa chọn nội dung thực hành.
	-Năng lực giao tiếp hợp tác : Biết trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát biểu về các nội dung của bài học với GV và bạn học
	-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ,..để sáng tạo sản phẩm.
	II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
	1.Học sinh: GV và phụ huynh cùng phối hợp hướng dẫn HS tự chuẩn bị:
	- Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1
	- SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1, giấy vẽ A4,...
	- Ảnh, bức tranh về sản phẩm thủ công
	2.Giáo viên: Đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1
	- SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1 ; hình ảnh máy chiếu,...
	-Phương tiện, họa phẩm cần thiết cho các hoạt động: vẽ, cắt dán, ghép hình, nặn
	1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, gợi ý, gợi mở, luyện tập
	2. Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, động não, tia chớp
	3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
	IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	Hoạt động1: Ổn định lớp và khởi động(3 phút)
	-Kiểm tra sĩ số HS
	-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
	GV chuẩn bị một cái hộp rồi bỏ tất cả đồ dùng như bút màu, bút chì, tẩy, thước, ... Yêu cầu một số HS lên bảng chơi trò chơi “ Đoán tên đồ vật”
	GV nêu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
	GV nhận xét, tuyên dương những em đoán đúng đồ vật nhiều nhất.
	Giới thiệu nội dung bài học
	Hoạt động 2: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ
	1.Hoạt động quan sát, nhận biết( 8 phút)
	Thảo luận nhóm 6
	- Đặt câu hỏi liên quan đến hình ảnh trang 3 SGK ví dụ:
	+Đây là những hoạt động gì? ( Vẽ tranh, cắt hình, nặn, thăm bảo tàng mĩ thuật)
	+Em đã từng được làm việc như thế này chưa?
	+Đây là những màu gì? Các màu sắc có khác nhau không?
	-Gợi ý HS kể tên các đồ dùng và kết nối các tên với hình ảnh trong trang 4 SGK
	GV chuẩn bị hình ảnh như trong SGK treo trên bảng để tìm và nối lại với nhau
GV đọc thứ tự như bút chì nối với hình ảnh bút chì ,....
HS kể đồ dùng. của mình cũng như các màu sắc trên đồ dùng
	-Gợi ý HS kể một số đồ dùng Mĩ thuật ở trang 5 những đồ dùng này được đưa vào những bài học cho phù hợp với nó.
	- HS xem hình ảnh ở máy chiếu một số sản phẩm mĩ thuật quanh em
	Tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” tranh sơn dầu của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Minh họa truyện tranh của họa sĩ Trần Hà My.Chân dung- tranh bút chì màu của Bảo Hân
	GV nêu một số câu hỏi HS trả lời
	GV tóm tắt nội dung
	2.Hoạt động thực hành, sáng tạo
	3.2.1.Tìm hiểu cách thực hành, sáng tạo
	Thảo luận nhóm 6
	-HS trao đổi và phát biểu về các sản phẩm phần thực hành, sáng tạo tại trang 6 SGK
	-Có những hình thức thực hành nào đó?( Xé dán, đất nặn, lá cây, bút chì màu)
	-GV giới thiệu cách tạo ra sản phẩm với các chất liệu khác nhau.
	-Theo em em chọn hình thức nào để làm?( Xé dán)
	-Em phải có những đồ dùng nào?( Giấy màu, keo,...)
	-Em chọn hình ảnh gì để xé dán? ( Con mèo)
	-Con mèo có những bộ phận chính nào? (đầu, thân, chân, tay,...)
	(GV giới thiệu từng hình thức chất liệu để HS hiểu rõ hơn)
	HS quan sát tranh ở trang 7 và thảo luận nhóm gọi tên cho các sản phẩm.
	(Phố cổ Hà nội, tranh bút chì màu của Nguyễn Hà Minh, Đèn ông sao, Cháu gái Tượng đồng của nguyễn Thị Kim
	GV tóm tắt nội dung.
	3.Tổ chức HS thực hành (20 phút)
	HS ngồi theo nhóm 6
	Giao nhiệm vụ:
	Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm theo sở thích làm chất liệu giống nhau 	Ví dụ: Nhóm thích nặn, nhóm thích xé dán,...
	-Tạo sản phẩm cá nhân
	-Mỗi em nặn một phần của đồ vật, con vật, xé một hình ảnh ,....
	-Quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS thực hành.
	Gợi mở nội dung HS trao đổi, thảo luận chia sẻ trong thực hành.
	HĐ 3: Cảm nhận ,chia sẻ(3 phút)
	Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm
	Nhóm chia sẻ, nhân xét sản phẩm chọn sản phẩm trong nhóm yêu thích nhất trưng bày ở bảng.
	Gợi mở HS giới thiệu sản phẩm, chất liệu của mình
	+Tên hình ảnh
	+ Chất liệu
	+Màu sắc
	+Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm.
	GV tóm tắt
	HĐ 4: Tổng kết tiết học.(1 phút)
	-Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn.
	Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Mĩ thuật
CĐ 1: MÔN MĨ THUẬT CỦA EM
BÀI 1:MÔN MĨ THUẬT CỦA EM ( TIẾT 2)
	I.MỤC TIÊU:
	1. Năng lực chung
	-Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lựa chọn nội dung thực hành.
	-Năng lực giao tiếp hợp tác : Biết trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát biểu về các nội dung của bài học với GV và bạn học
	-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ,..để sáng tạo sản phẩm.
	2.Năng lực đặc thù khác
	-Năng lực ngôn ngữ: Hình thành thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận theo chủ đề.
	-Năng lực thể chất: Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác sử dụng đồ dùng như vẽ tranh, cắt hình, nặn, hoạt động vận động.
	II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
	1.Học sinh: GV và phụ huynh cùng phối hợp hướng dẫn HS tự chuẩn bị:
	- Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1
	- SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1, giấy vẽ A4, giấy màu, keo,...
	2.Giáo viên: Đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1
	-SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1
	-Phương tiện,họa phẩm cần thiết cho các hoạt động: vẽ, cắt dán, ghép hình, nặn
	1.Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, gợi ý, gợi mở, luyện tập
	2.Kĩ thuật dạy học: Động não, tia chớp
	3.Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
	IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	Hoạt động1: Ổn định lớp và khởi động( 3 phút)
	-Kiểm tra sĩ số HS
	GV cho HS xem video bài hát “Hộp bút chì màu” đồng thời cả lớp đứng dậy nhảy theo bài hát.
	Hoạt động nối tiếp của tiết 1
	Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết.(7 phút)
	Tổ chức cho HS quan sát tìm hiểu một số sản phẩm với các chất liệu, vật liệu khác nhau và cảm nhận chia sẻ.
	HS xem trình chiếu trên bảng và thảo luận các sản phẩm được làm bằng chất liệu nào?
	+Em hãy nêu tên những sản phẩm được tạo bằng những vật liệu chất liệu gì?
(Bằng xé dán, đất nặn, bút chì,...)
	+Cách sáng tạo trên mỗi sản phẩm như thế nào?
	-HS quan sát, suy nghĩ, chia sẽ.
	-GV gợi mở HS chia sẻ vật liệu lựa chọn vật liệu cụ thể để tạo sản phẩm
	+Bằng đất nặn, cắt xé giấy màu, vẽ
	GV tóm tắt bổ sung.
	Hoạt động 3: Thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm.(20 phút)
	Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm 6 và thảo luận.
	Giao nhiệm vụ:
	-Những sản phẩm cá nhân đã thực hiện được ở tiết 1yêu cầu các em hoạt động theo nhóm với chất liệu giống nhau.
	-Các em ghép các hình ảnh cá nhân tạo thành nhóm ( nếu nhóm hình thức vẽ thì các em cắt rời ra và ghép lại thành sản phẩm của nhóm, đất nặn của cá nhân các em ghép lại thành sản phẩm của nhóm,... )
	+ Để sản phẩm của nhóm đẹp và phong phú hơn các em làm thêm hình ảnh gì nữa?( Ông mặt trời, cỏ , hoa, mây,...)
	Các nhóm đặt tên cho chủ đề
	HS chia sẻ trao đổi trong thực hành
	Quan sát các nhóm, mối nhóm HS; gợi mở nội dung trao đổi, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.
	Hoạt động 4: Cảm nhận, chia sẻ(4 phút)
	Tổ chức trưng bày sản phẩm theo nhóm
	Giới thiệu sản phẩm của nhóm
	Gợi ý nội dung HS thảo luận, nhận xét, chia sẻ cảm nhận: Tên sản phẩm của nhóm, cách sử dụng vật liệu chất liệu, bày tỏ cảm xúc về sản phẩm.
	+Tên sản phẩm của nhóm là gì? (Chủ đề đại dương)
	+Nhóm em sử dụng những chất liệu nào?( chất liệu xé dán)
	+Có những hình ảnh nào trong tranh?( Nhà, cây cối con đường,...)
	+Nhóm em sử dụng màu sắc gì trong tranh?( màu xanh, vàng đỏ,...)
	GV hỏi các nhóm với chất liệu khác
	+Bình chọn nhóm yêu thích nhất.
	GV nhận xét tiết học, gợi mở HS ý tưởng vận dụng sản phẩm.
	Hoạt động 5: Tổng kết bài học(2 phút)
	Hệ thống lại các nội dung kiến thức chính
	Gợi nhắc HS tên gọi của các loại hình ( tranh, tượng), tên gọi của người làm nghề mĩ thuật (họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân, nghệ nhân chạm khắc,..)
	-Ý nghĩa của môn Mĩ thuật, các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
	-Chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu theo yêu cầu ở mục Chuẩn bị trong Bài 2 trang 8 SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_canh_dieu_bai_1_mon_mi_thuat_cua_em_n.docx