Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

CHỦ ĐỀ 3 : THẦY CÔ CỦA EM

TUẦN 9: THẦY CÔ CỦA EM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ :

PHÁT ĐỘNG HỘI DIỄN CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO

VIỆT NAM 20/11

I. MỤC TIÊU:

 Sau hoạt động, HS có khả năng:

 - Biết được kế hoạch của nhà trường, của Đội về tổ chức hội diễn chào mừng

ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.

 - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia ngày hội diễn tri ân thầy cô.

II. CHUẨN BỊ:

 - Ghế, cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

 + Ổn định tổ chức.

 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

 + Đứng nghiêm trang

 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào c chương trình của tiết ch/cờ.

 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

 - GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

 + Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

 + Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

 + Một số hoạt động của tiết chào cờ:

 * Thực hiện nghi lễ chào cờ

 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

 * Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

 * Gợi ý cách tiến hành

 - GV Tổng phụ trách hoặc Liên đội trưởng triển khai kế hoạch tổ chức hội diễn chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.

 * Nội dung triển khai gồm:

 - Mục đích tổ chức hội diễn: Nhằm tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

20 - 11.

 - Thời gian tổ chức hội diễn: Theo kế hoạch của nhà trường.

 - Các tiết mục tham gia hội diễn gồm: hát, múa, nhảy, đọc thơ.

 - Thành phần tham gia hội diễn: HS các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 và cán bộ, GV

trong trường.

 - Hướng dẫn các lớp HS, nhóm HS trong trường lựa chọn và tập luyện các tiết

mục văn nghệ để tham gia hội diễn.)

 

doc 38 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 7600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 9
(Từ ngày 02/11/2020 Đến 06/11/2020)
Thứ,
ngày tháng năm
Buổi
Tiết
Môn
Tiết
CT
Tên bài dạy
Tên
ĐDDH
Hai
02/11
2020
Sáng
1
HĐTN
25
SHDC: Phát động hội chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
ND: SHDC
2
Tiếng Việt
97
Bài 46: iêm yêm iêp 
Tranh, ảnh
3
Tiếng Việt
98
Bài 46: iêm yêm iêp
4
Toán
25
Luyện tập
T.số, T. dấu
Chiều
1
Đạo đức
9
Chăm sóc bản thân khi bị ốm (Tiết 1)
Tranh, ảnh
2
Ô.L (TViệt)
36
Ôn bài 46
3
Âm nhạc
9
GVBM
Ba
03/11
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
99
Bài 47: om op
Tranh, ảnh
2
Tiếng Việt
100
Bài 47: om op
3
TN &XH
17
Ôn tập và Đ/giá chủ đề trường học (Tiết 1)
Tranh, ảnh
4
TViệt (T. viết)
101
Tập viết (sau bài 46, 47)
Bài viêt mẫu
Chiều
1
Ô.L (Toán)
15
Ôn tiết 25
2
Ô.L (TViệt)
37
Ôn bài 47
3
Ô.L (TViệt)
38
Ôn bài 47
Tư
04/11
 2020
Sáng
1
Tiếng Việt
102
Bài 48: ôm ôp
Tranh, ảnh
2
Tiếng Việt
103
Bài 48: ôm ôp
3
Toán
26
Phép cộng trong phạm vi 10 (t/theo) (tiết 1)
T.số, T. dấu
4
Ô.L (TViệt)
39
Ôn bài 48
Chiều
1
HĐTN
26
HĐGD theo chủ đề: Thầy cô của em
Tranh,ảnh
2
Mĩ thuật
9
GVBM
3
GDTC
17
GVBM
Năm
05/11
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
104
Bài 49: ơm ơp
Tranh, ảnh
2
Tiếng Việt
105
Bài 49: ơm ơp
3
TN & XH
18
Ôn tập và Đ/giá chủ đề trường học (Tiết 2)
Tranh, ảnh
4
Toán
27
Phép cộng trong phạm vi 10 (t/theo) (tiết 2)
Tranh, ảnh
Chiều
1
TViệt (T.viết)
106
Tập viết (sau bài 48, 49)
Bài viêt mẫu
2
Ô.L (TViệt)
40
Ôn bài 49
3
Ô.L (Toán)
16
Ôn tiết 26, 27
Sáu
06/11
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
107
Bài 50: KC Vịt con và sơn ca
Tranh, ảnh
2
Tiếng Việt
108
Bài 51: Ôn tập
Bảng ôn tập
3
GDTC
18
GVBM
4
HĐTN
27
SHL: Lựa chọn tiết mục văn nghệ cho ngày hội diễn.
ND: SHL
Ngày dạy: Sáng Thứ hai, ngày 02/ 11/ 2020
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tiết 1 – Tiết CT 25
CHỦ ĐỀ 3 : THẦY CÔ CỦA EM
TUẦN 9: THẦY CÔ CỦA EM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : 
PHÁT ĐỘNG HỘI DIỄN CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO 
VIỆT NAM 20/11
I. MỤC TIÊU: 
 Sau hoạt động, HS có khả năng:	
 - Biết được kế hoạch của nhà trường, của Đội về tổ chức hội diễn chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. 
 - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia ngày hội diễn tri ân thầy cô.
II. CHUẨN BỊ:
 - Ghế, cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
 + Ổn định tổ chức.
 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
 + Đứng nghiêm trang
 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào c chương trình của tiết ch/cờ.
 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
 - GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
 + Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
 + Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
 + Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
 * Thực hiện nghi lễ chào cờ
 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
 * Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
 * Gợi ý cách tiến hành
 - GV Tổng phụ trách hoặc Liên đội trưởng triển khai kế hoạch tổ chức hội diễn chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. 
 * Nội dung triển khai gồm: 
 - Mục đích tổ chức hội diễn: Nhằm tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
20 - 11. 
 - Thời gian tổ chức hội diễn: Theo kế hoạch của nhà trường. 
 - Các tiết mục tham gia hội diễn gồm: hát, múa, nhảy, đọc thơ. 
 - Thành phần tham gia hội diễn: HS các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 và cán bộ, GV
trong trường.
 - Hướng dẫn các lớp HS, nhóm HS trong trường lựa chọn và tập luyện các tiết
mục văn nghệ để tham gia hội diễn.)
Môn: Tiếng Việt
Tiết 2 + 3 – Tiết CT 97 +98
Bài 46: iêm yêm iêp
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các vần iêm, yêm, iêp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần iêm, yêm, iêp.
 - Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có các vần iêm, yêm, iêp.
 - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Gà nhỉ nằm mơ.
 - Viết đúng vần iêm, yêm, iêp và tiếng diêm, yếm, (tấm) thiếp (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh để minh họa cho các từ ngữ
 - Thẻ cho HS làm BT chọn ý đúng / sai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi HS đọc bài Tập đọc Đêm ở quê” (bài 45).
3. Bài mới:
 ** Giới thiệu bài: vần iêm, vần yêm, vần iêp.
** Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
+ Dạy vần iêm
 - GV chỉ vần iêm (từng chữ iê, m). 
 * Phân tích vần iêm. 
 - Đánh vần: iê - mờ - iêm / iêm.
 - GV Cho HS nhìn tranh, hỏi: Đây là cái gì?
 * Phân tích tiếng diêm
 - Đánh vần: dờ - iêm - diêm 
 - Đánh vần, đọc trơn lại: iê - mờ - iêm / dờ - iêm - diêm / diêm.
+ Dạy vần yêm: (Tương tự dạy vần iêm)
 - Vầm iêm và iêm khác nhau thế nào?
+ Dạy vần iêp (như iêm, yêm)
* Củng cố: 
HS nói 3 vần mới học,3 tiếng mới học
** Luyện tập
 * Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần iêm? Tiếng nào có vần iêp?)
 - GV y/cầu HS đánh vần, đọc trơn từng từ ngữ cho: dừa xiêm, múa kiếm,... 
 - GV giải nghĩa từ: dừa xiêm (dừa thân lùn, quả nhỏ, nước rất ngọt); tấm liếp (đồ đan bằng tre, nứa, ken dày thành tấm, dùng để che chắn); diếp cá (cây thân cỏ, lá hình trái tim, vò ra có mùi tanh, dùng để ăn hay làm thuốc).
 - Cho từng cặp HS làm bài.
 - GV y/ cầu HS báo cáo kết quả. 
 - GV chỉ từng chữ cho HS đọc
 - GV y/cầu HS nói thêm 3, 4 tiếng ngoài bài có vần iêm (chiếm, điểm, hiếm, tiệm,...); có vần iêp (diệp, hiệp, khiếp, tiếp,...).
** Tập viết (bảng con - BT 4)
 - Cho cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng: iêm, yêm, iêp, diêm, yếm, tấm thiếp.
 + Viết vần iêm, yêm, iêp
 - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết. Chú ý chiều cao các con chữ, cách nối nét giữa iê và m, iê và p.
 - GV cho HS viết
 - Viết: diêm, yếm, thiếp (như mục b)
 - GV viết mẫu, hướng dẫn: diêm (viết chữ d cao 4 li, tiếp đến vần iêm); yếm (viết yê, m, dấu sắc đặt trên ê); thiếp (viết th rồi đến iêp, dấu sắc đặt trên ê).
 - GV cho HS viết bảng con: diêm, yếm, (tấm) thiếp.
 - GV cùng HS nhận xét
- HS hát
HS đọc bài Tập đọc Đêm ở quê” (bài 45).
- 1 HS: iê - mờ - iêm. Cả lớp: iêm. 
- HS phân tích vần iêm
- Đánh vần
- HS nói: (que) diêm
- Phân tích tiếng diêm
- Đánh vần
- Cả lớp đoc
- Yêm và iêm khác nhau chỉ ở chữ y dài và i ngắn
- HS nói 3 vần mới học: iêm, yêm, iêp, 3 tiếng mới học: diêm, yếm, thiếp.
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS làm bài theo cặp
- HS báo cáo kết quả
- cả lớp: Tiếng xiêm có vần iêm... Tiếng liếp có vần iêp,...
HS nói thêm 3, 4 tiếng ngoài bài có vần iêm (chiếm, điểm, hiếm, tiệm,...); có vần iêp (diệp, hiệp, khiếp, tiếp,...).
- 1 HS đọc các vần, nói cách viết.
- HS chú ý quan sát
- HS viết: iêm, yêm, iêp (2 lần).
- HS viết bảng con: diêm, yếm, (tấm) thiếp
Tiết 3
 ** Tập đọc (BT 3)
 - GV giới thiệu hình minh hoạ: Gà nhí nằm mơ trong đôi cánh cùa mẹ. Các em cùng đọc bài để biết gà nhí mơ thấy gì.
 - GV đọc mẫu.
 + Luyện đọc từ ngữ: nằm mơ, bị quạ cắp, chiêm chiếp, khe khẽ, êm quá, ngủ thiếp.
 + Luyện đọc câu
 - GV: Bài có 6 câu. / GV chỉ từng câu..
 Cho HS đọc tiếp nối từng câu
 - GV cho HS thi đọc đoạn, bài
 - Cho từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi.
 - Cho các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
 - Cho các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
 ** Tìm hiểu bài đọc
 - GV chỉ từng ý a, b cho cả lớp đọc.
 - Cho HS làm bài, viết lên thẻ (chỉ kí hiệu: a hay b). / GV: Ý nào đúng (HS giơ thẻ: ý b). 1 HS đọc kết quả: ý b đúng (Gà nhí nằm mơ bị quạ cắp đi). / - GV: Ý a sai (Gà nhí bị quạ cắp đi) vì gà nhí không bị quạ cắp đi, nó chỉ nằm mơ bị quạ cắp.
 - Cho cả lớp nhắc lại: Gà nhí nằm mơ bị quạ cắp đi.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV y/cầu HS đọc lại cả bài.
 - ặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài 47.
 - Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe 
-HS luyện đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- HS đọc (cá nhân, từng cặp).
- HS thực hiện
- 1 HS đọc cả bài. /Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS đọc cả bài đồng thanh
Môn: Toán
Tiết 4 – Tiết CT 25
Bài: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
 - Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.
 - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
 - Phát triển các NL toán học: 
II. CHUẨN BỊ:
 - Các que tính, các chấm tròn.
 - Một số tình huống thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV y/cầu HS thực hiện các phép tính vào bảng con và trên bảng lớp.
 - GV cùng HS nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài và tổ chức trò chơi
 - GV cho HS thực hiện các hoạt động sau:
+ Chơi trò chơi “Truyền điện” về phép tính cộng trong phạm vi 10.
 - Cho HS chia sẻ: Cách cộng nhẩm của mình; Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Số
 - Cho cá nhân HS làm bài 1:
+ Y/cầu HS quan sát tranh minh hoạ và quan sát các thanh chấm tròn. 
+ Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài.
+ Chọn số thích hợp đặt vào ô ? 
Bài 2: Chọn k/qủa đúng với mỗi phép tính:
 - Cho HS tự làm bài 2:
+ Y/cầu HS quan sát tranh minh hoạ các số ghi trên mỗi cái xô treo trên giá và các phép tính được nêu trên mặt các xô.
 - GV chốt lại cách làm bài.
Bài 3: Tính:
 - GV y/cầu HS tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài. Nhận xét kết quả của các phép tính trong mỗi cột và giải thích cho bạn nghe. Chẳng hạn: 7 + 1 = 8; 1+7 = 8; vậy 7 cộng 1 cũng bằng 1 cộng 7.
 - GV chốt lại cách làm bài.
Bài 4: Nêu phép tính thích hợp với mỗi tranh vẽ:
- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.
Ví dụ câu a): Trong hàng rào có 4 con gà. Có 3 con gà đang đi đến. Có tất cả bao nhiêu con gà? Ta có phép cộng: 4 + 3 = 7. Vậy có tất cả 7 con gà.
Vậy phép tính thích hợp là 4 + 3 = 7.
C. Hoạt động vận dụng
 - Cho HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát 
- HS thực hiện làm bài vào bảng con:
1 + 8 = 4 + 3 = 1 + 7 = 
3 + 6 = 3 + 4 = 2 + 8 =
9 + 1 = 6 + 2 = 5 + 3 =
- HS đọc hiểu yêu cầu đề bài 1.
- HS thực hiện làm bài 
6 + 3 = 2 + 6 =
1 + 7 = 5 + 5 =
+ Tìm kết quả các phép cộng nêu trên và chọn số thích họp ghi trên xô.
5 6 7 8 9 10
7 + 3 2 + 3 4 + 4 1 + 5
+ Thảo luận với bạn về cách làm. Chia sẻ trước lóp.
- HS tự làm bài 3
a) 7 + 1 = 9 + 1 = 6 + 3 =
 1 + 7 = 1 + 9 = 3 + 6 =
b) 7 + 0 = 8 + 0 = 10 + 0 =
 0 + 7 = 0 + 8 = 0 + 10 =
HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.
a) 4 + 3 = 7 
b) 5 + 4 = 9
- Chia sẻ trước lớp.
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
Ngày dạy: Chiều Thứ hai, ngày 02/ 11/ 2020
Môn: Đạo dức
Tiết 1 – Tiết CT 9 
Bài 5: Chăm sóc bản than khi bị ốm
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài nay, HS cân đạt được những yêu cầu sau:
 - Nhận biết được các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm.
 - Nêu được vì sao cần tự chăm sóc bản thân khi bị ốm.
 - Tự làm được những việc làm vừa sức để chăm sóc bản thân khi bị ốm.
II. CHUẨN BỊ:
 - SGK Đạo đức 1.
 - Khăn bông, chậu, nước ấm để thực hành chườm khi bị sốt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1 - Tiết CT 9
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV hỏi lại bài cũ: 
 + Hằng ngày em làm gì để than thể sạch sẽ, gọn gang?
 + Trước khi ăn em phải làm gì?
 - GV nhận xét
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 24, SGK Đạo đức 1 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh.
 - GV mời một số nhóm kể chuyện.
 - GV kể lại nội dung câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh
 - Cho HS thảo luận lớp lần lượt theo các câu hỏi:
 + Bạn Na đã làm gì khi bị ốm ở lớp?
Việc làm ấy đã giúp gì cho bạn Na?
 * GV kết luận:
 + Khi bị ốm ở lớp, bạn Na đã nói ngay với cô giáo để cô biết và đưa xuống phòng Y tế. Tại phòng Y tế, bạn Na đã kể cho bác sĩ nghe mình bị đau ở đâu, bị mệt như thế nào và uống thuốc, nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 + Việc làm của bạn Na đã giúp bạn được chăm sóc, điều trị sớm và nhanh khỏi ốm, tiếp tục được đến trường đi học.
B. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm
Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trong SGK Đạo đức 1, trang 25 và nêu các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm.
 + Mời mồi HS nêu một biểu hiện.
 + GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm biểu hiện nào khác khi bị ốm?
 * GV kết luận:
 + Khi bị ốm, cơ thể thường có những biểu hiện dễ nhận thấy như: hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng, đau họng, ho, sốt, người có nhiều nốt mẩn đỏ,...
 + Việc nhận ra những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm rất cần thiết, giúp chúng ta có thể chữa trị kịp thời, bệnh sẽ mau khỏi hơn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi bị ốm
Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh mục ở b SGK Đạo đức 1, trang 26 và xác định những việc các em cần làm khi bị ốm.
 - GV mời mỗi nhóm trình bày một việc cần làm. Với mỗi việc, GV yêu cầu HS có thể nói rõ thêm: Vì sao việc làm đó lại cần thiết?
 - GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm những việc nào khác mà các em cần làm khi bị ốm?
 * GV kết luận:
 - Khi bị ốm, các em nên:
+ Nói ngay với thầy cô giáo, cha mẹ hoặc người lớn.
+ Kể rõ cho bác sĩ nghe: Em bị đau ở đâu? Bị mệt như thế nào? Trước đó, em đã ăn gì? Uống gì?... Và trả lời các câu hỏi của bác sĩ khi khám bệnh.
+ Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ.
+ Chườm khăn ấm (vào trán, nách, bẹn) nếu bị sốt cao.
 - Cần làm những việc đó để nhận được sự hồ trợ cần thiết của thầy cô giáo, cha
mẹ và cán bộ y tế, đê được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ mau lành.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần tránh khi bị ốm
Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 26 và xác định những việc các em cần tránh khi bị ốm.
 - GV mời HS nêu một việc cần tránh và giải thích vì sao lại cần tránh.
 - GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm những việc nào khác mà các em cần tránh làm khi bị ốm?
 * GV kết luận: 
 Khi bị ốm em cần tránh những việc sau: tự ý lấy thuốc uống, uống nước đá, tắm sông hồ, dầm mưa, chơi dưới nắng trưa, dùng thức ăn/đồ uống lạ, hoạt động nặng,...
Cần tránh những việc đó để tránh bị ngộ độc, tránh làm bệnh nặng thêm
- HS hát
- HS trả lời
+ HS trả lời trước khi ăn phải rửa tay.
- HS quan sát tranh
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Kể lại chuyện trong nhóm
- HS thảo luận
- Trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh
- HS chia sẻ với cả lớp
- HS lắng nghe
- HS quan sát, chia sẻ theo nhóm
- HS trình bày
- HS quan sát tranh, xác định những việc các em cần làm khi bị ốm.
- HS nêu một việc cần tránh và giải thích vì sao lại cần tránh.
- HS trả lòi
Tiết 2 - Tiết CT 10
(Dạy ở tuần 10)
C. Luyện tập
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS xem các tranh ở trang 27, 28 SGK 
Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống
 - GV cho HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp.Đạo đức 1 và nêu tình huống xảy ra trong mỗi tranh.
 - GV giới thiệu rõ nội dung ba tình huống và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm để tìm cách ứng xử phù hợp trong mồi tình huống và đóng vai thể hiện.
 - Với mỗi tình huống, GV mời một vài nhóm HS lên đóng vai.
 - Thảo luận sau mỗi tình huống đóng vai:
 +Em thích cách ứng xử của nhóm nào? Vì sao?
+ Em có cách ứng xử nào khác trong tình huống đó không? Cách ứng xử đỏ là như thế nào?
GV tổng kết các ý kiến và kết luận:
Hoạt động 2: Tự liên hệ
Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS tự liên hệ và chia sẻ theo nhóm đôi:
+ Em đã biết tự chăm sóc bản thân khi bị ốm chưa?
+ Em đã tự chăm sóc bản thân như thế nào?
 - GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp.
GV khen nhũng HS đã biết tự chăm sóc bản thân khi bị ốm và động viên các em tiếp tục phát huy.
 ** Vận dụng
 * Vận dụng trong giờ học: 
 - GV tô chức cho HS thực hành chườm khăn ấm vào trán theo cặp hoặc theo nhóm.
Vận dụng sau giờ học: 
 - GV nhắc HS:
 + Ghi và thuộc lòng số điện thoại của bố mẹ, thầy cô giáo để liên lạc khi bị ốm.
 + Nghỉ ngơi, uống thuốc, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và cha mẹ khi ốm, mệt.
4. Củng cố, dặn dò
 - GV gọi 1-2 HS trả lời câu hỏi: 
 +Em rút ra được điều gì sau bài học này?
 - GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức.l
 - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực. 
 - Nhận xét tiết học.
- HS quan sát tranh, nêu tình huống
-HS thảo luận theo nhóm, chia sẻ cách ứng xử phù hợp
- HS đóng vai
- HS lắng nghe và thảo luận
- HS trả lời
- HS liên hệ chia sẻ theo nhóm
- HS trả lời
- HS chia sẻ trươc lớp 
- HS tham gia nhận xét
- HS vận dụng, thực hành
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS trả lời
Môn: Âm nhạc
Tiết 3 
(GVBM)
Ngày dạy: Sáng Thứ ba, ngày 03/ 11/ 2020
Môn: Tiếng Việt
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 99 + 100
Bài 47: om op
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các vần om, op; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần	 om, op.
 - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần om, vần op.
 - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lừa và ngựa.
 - Viết đúng các vần om, op; các tiếng đom đóm, họp (tổ)	(trên 	bảng con).
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh, ảnh trong SGK để minh họa cho các từ ngữ, bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi HS đọc bài Gà nhí nằm mơ (bài 46); trả lời câu hỏi: Vì sao gà nhí nằm mơ bị quạ cắp đi, kêu ầm ĩ nhưng lại ngủ thiếp đi?
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: vần om, vần op.
 ** Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
 + Dạy vần om
 - Cho HS đọc: o - mờ - om. 
 - Phân tích vần om. / Đánh vần: 
 - Cho HS nhìn hình. GV hỏi: Đây là con gì?
 - Phân tích tiếng đom. (Làm tương tự với đóm).
 - GV y/cầu HS nhìn mô hình, đánh vần, đọc trơn: 
 + Dạy vần op
 - Phân tích vần op. Đánh vần: 
 - GV cho HS nhìn tranh, hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì? 
 - Đánh vần tiếng 
Đánh vần, đọc trơn: o - pờ - op / hờ - op - hop - nặng - họp 
 * Củng cố: 
 - Cho HS nói 2 vần mới học: om, op, 2 tiếng mới học: đom, họp.
 ** Luyện tập
 * Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần om? Tiếng nào có vần op?)
 - GV y/cầu HS đọc: cọp (hổ), khóm tre,...
 - GV giải nghĩa: chỏm mũ (phần nhô lên trên cùng của cái mũ); lom khom (tư thế còng lưng xuống); gom góp (tập hợp dần dần).
 - Cho từng cặp HS làm bài. / 2 HS báo cáo: HS 1 nói tiếng có vần om. HS 2 nói tiếng có vần op.
 - GV chỉ từng chữ, yêu cầu HS đọc : Tiếng cọp có vần op. Tiếng khóm có vần om,...
 - Cho HS nói thêm 3- 4 tiếng ngoài bài 
 ** Tập viết (bảng con - BT 4)
a) Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng vừa học. 
 + Viết vần om, op.
 - GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết. Chú ý: viết o và m, o và p không xa quá hay gần quá. 
 - GV yêu cầu HS viết: om, op (2 lần).
 + Viết: đom đóm, họp tổ (tương tự mục b).
 - GV viết mẫu, hướng dẫn: đom (viết chữ đ cao 4 li, tiếp đến vần om); / đóm có dấu sắc trên o; / họp (viết chữ h cao 5 li, p 4 li, dấu nặng đặt dưới o).
 - GV y/cầu HS viết: đom đóm, họp (tổ).
- HS hát
- HS đọc bài “Gà nhí nằm mơ” và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS đọc
- Phân tích, đánh vần o - mờ - om / om.
- HS nói: đom đóm. 
- Phân tích, đánh vần: đờ - om - đom / đom.
-Cả lớp đánh vần, đọc trơn: o - mờ - om / đờ - om - đom / đờ - om - đom - sắc - đóm / đom đóm.
- Phân tích, đánh vần o - pờ - op / op. 
- Các bạn đang họp tổ
- Đánh vần họp: hờ - op - hop - nặng - họp / họp/ họp tổ.
- Đánh vần, đọc trơn
-HS nói: om, op, đom, họp
- HS thực hiện
- Cả lớp đọc: Tiếng cọp có vần op. Tiếng khóm có vần om,...
- HS đọc bài vừa học
- HS nói thêm 3- 4 tiếng ngoài bài có vần om (bom, còm, hòm, tóm,...); có vần op (bóp, chóp, ngóp, tóp,...)
- HS đọc vần om, op, nói cách viết, độ cao các con chữ.
- HS viết ở bảng con
- HS quan sát
- HS viết ở bảng con
Tiết 2
 ** Tập đọc (BT 3)
 - GV chỉ hình, giới thiệu truyện Lừa và ngựa. Câu chuyện nói về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc sống.
 - GV đọc mẫu.
 + Luyện đọc từ ngữ: 
 - GV giải nghĩa từ: thở hí hóp (thở mệt nhọc, yếu ớt, như sắp hết hơi).
 + Luyện đọc câu
 - GV: Bài có 6 câu. GV chỉ từng câu. 
 + Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
 - Cho HS thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 2 câu); thi đọc cả bài.
 + Tìm hiểu bài đọc
 - GV nêu y/cầu; chỉ từng ý a, b (chưa hoàn chỉnh) cho 1 HS đọc.
 - Cho HS đọc hoàn thành 2 câu văn, làm bài trong VBT.
 - Một vài HS nói kết quả. GV khuyến khích cách nói sáng tạo:
 + Ý a: Lừa nhờ ngựa chở đỡ đồ, ngựa chả thèm nghe lừa / (hoặc) ngựa mặc kệ, không chịu giúp lừa / ngựa phớt lờ, chẳng chịu giúp bạn /...
 + Ý b: Lừa ngã, thở hí hóp, thế là bà chủ xếp hết đồ từ lừa qua ngựa. / (hoặc) bà chủ xếp tất cả đồ đạc nặng trịch từ lưng lừa sang lưng ngựa /...
 - GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? 
 - GV: Ngựa phải chịu hậu quả từ việc không giúp đỡ lừa. Nếu ngựa chịu giúp lừa một chút thì lừa đã không ngã ra bờ cỏ, thở hí hóp và ngựa đã không phải chở tất cả đồ của lừa. Cho nên, giúp đỡ người khác nhiều khi cũng là giúp mình. Chắc là chú ngựa trong câu chuyện này đã hiểu ra điều đó.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - GV dặn HS về nhà kể cho người thân nghe điều em đã hiểu ra từ câu chuyện “Lừa và ngựa”
 - Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc: còm nhom, lắm đồ, chả nghe, thở hí hóp, xếp đồ.
- HS đọc, cả lớp đọc.
- HS thi đọc
- HS đọc 
- HS làm vào vở BT
- Ngựa không giúp lừa./ Ngựa không thương bạn./ Ngựa không giúp lừa nên khi lừa ngã, ngựa phải chở cả đồ của lừ a./ Vì không chở giúp lừa một ít đồ nên ngựa đã phải chở tất cả đồ đạc của lừa. /...).
- HS lắng nghe
Môn: Tự nhiên và xã hội
Tiết 3 – Tiết CT 17
Bài: Ôn tập và dánh giá chủ đè Trường học
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS đạt được:
 * Về kiến thức khoa học:
 Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học; lớp học cà hoạt động diễn ra trong lớp học; trường học và hoạt động diễn ra trong trường.
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
 Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, trình bày bảo vệ ý kiến của mình
 * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
 Thực hành sử dụng đồ dùng của lớp học, trường học.
II. CHUẨN BỊ:
 - Các hình ở Bài Ôn tập và dánh giá chủ đề Trường học trong SGK.
 - VBT Tự nhiên và xã hội lớp 1.
 - Phiếu dánh giá, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1 (Tiết CT 17)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV y/cầu HS kể về trường học của mình và các thành viên trong trường.
 - Yêu cầu HS nêu một số hoạt động chính ở trường.
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài
a) Em đã học được gì về chủ đề trường học?
Hoạt động 1: Giới thiệu về trường học của mình.
 * Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc nhóm 4.
Phương án 1:
 - Cho HS làm câu 1 của Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học (VBT), GV hổ trợ các nhóm.
Phương án 1:
 - Cho HS thảo luận về trường học của em theo gợi ý ở trang 40 (SGK).
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - GV y/cầu mỗi nhóm cử đại diện lên giới thiệu về trường học trước lớp
 - Cho HS khác nhận xét và bình chọn những bạn giới thiệu ấn tượng về trường học của mình.
 - GV gợi ý tiêu chí nhận xét: chia sẻ nhiều thông tin về trường học, nói rõ rang, lưu loát và truyền cảm 
- HS hát
- HS kể về trường học của mình.
- HS nêu một số hoạt động chính ở trường.
- HS lắng nghe
- HS làm câu 1 của Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học (VBT)
- HS thảo luận về trường học của em theo gợi ý ở trang 40 (SGK).
- HS đại diện nhóm trình bày
- HS khác nhận xét và bình chọn những bạn giới thiệu ấn tượng
Tiết 2 (Tiết CT 18)
(Dạy ngày thứ năm)
2. Sử dụng đồ dung của lớp học, trường học.
Hoạt động 2: Thực hành sử dụng một số đồ dung ở trường
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc cả lớp
 - GV h/dẫn HS sử dụng cẩn thận và đúng cách một số đồ dung. VD: bàn ghế, quạt trần, vòi nước 
Bước 2: Làm việc theo nhóm
 - GV chia nhóm HS thực hành sử dụng đồ dung.
 - GV chia thành 3 nhóm và cho HS thực hành sử dụng 3 đồ dung, nêu rõ cách sử dụng 3 đồ dùng như ở trang 41 (SGK)
Bước 3: Làm việc cả lớp
 - GV gọi đại diện một số nhóm thực hành sử dụng các đồ dùng.
 - GV cùng HS nhận xét.
 - GV y/cầu HS làm câu 2 của Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học.
c) Đánh giá
 - Cho HS tự đánh giá việc học tập và vận dụng chủ đề Trường học.
Phương án 1: 
 - Cho HS làm 3 câu của Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học (VBT).
Phương án 2:
 - Mỗi HS được phát một phiếu tự đánh giá (Phụ lục)
 - GV y/câu HS báo cáo kết quả của mình trong nhóm và các bạn trong nhóm đánh giá lẫn nhau.
 - GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV y/cầu HS nêu lại cách sử dụng đồ dùng ở trường học. 
 - Dặn HS luôn thực hiện tốt cách sử dụng các đồ dùng trong trường học.
 - Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe GV h/dẫn
- HS các nhóm lần lượt thực hành sử dụng các đồ dùng (nhóm 1: sử dụng bàn ghế; nhóm 2: sử dụng quạt trần; Nhóm 3: sử dụng vòi nước )
- HS đại diện một số nhóm thực hành sử dụng các đồ dùng.
- HS thực hành
- HS tự đánh giá vào phiếu (Phụ lục)
- HS đánh giá lẫn nhau
- cầu HS nêu lại cách sử dụng đồ dùng ở trường học.
Môn: Tiếng Việt (Tập viết)
Tiết 4 – Tiết CT 101
Bài: Tập viết (sau bài 46, 47)
I. MỤC TIÊU:
 - Viết đúng iêm, yêm, iêp, om, op, diêm, yếm, tấm thiếp, đom đóm, họp tổ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. CHUẨN BỊ: 
 Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV y/cầu HS viết lại các vần, các từ: êm - đêm; êp - bếp; im, ip - bìm bịp
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục tiêu của bài học.
b) Luyện tập
 - Cho cả lớp đọc: iêm, diêm, yêm, yếm, iêp, tấm thiếp, om, đom đóm, op, họp tổ.
 + Tập viết: iêm, diêm, yêm, yếm, iêp, tấm thiếp.
 - GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý cách nối nét, khoảng cách, vị trí dấu thanh ở các chữ yếm, tẩm thiếp.
- GV y/cầu HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một.
 + Tập viết: om, đom đóm, op, họp tổ (như mục b).
- GV nhận xét, chữa bài cho HS, khen ngợi những HS viết đúng, viết nhanh.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV khen ngợi những HS viết đúng, viết nhanh, đẹp
 - Nhắc HS chưa viết xong về nhà tiếp tục luyện viết.
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS viết lại các vần, các từ: êm - đêm; êp - bếp; im, ip - bìm bịp
- HS đọc
- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ.
- HS theo dõi, quan sát.
- HS thực hành viết bài
Ngày dạy: Sáng Thứ tư, ngày 04/ 11/ 2020
Môn: Tiếng Việt
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 102 + 103
Bài 48: ôm ôp
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các vần ôm, ôp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôm, ôp.
 - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ôm, vần ôp.
 - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chậm... như thỏ.
 - Viết đúng các vần ôm, ôp và các tiếng tôm, hộp (sữa) (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh minh họa cho các từ ngữ
 - Bảng phụ viết nội dung BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi vài HS đọc bài Tập đọc “Lừa và ngựa” (bài 47); 1 HS nói lời khuyên của câu chuyện.
 - GV nhận xét.
3. bài mới:
 * Giới thiệu bài: vần ôm, vần ôp.
 ** Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
 + Dạy vần ôm
 - Cho HS đọc từng chữ ô - mờ - ôm. / Phân tích vần ôm. / Đánh vần: ô - mờ - ôm / ôm.
 - Cho HS nhìn tranh, hỏi: Tranh vẽ con gì?
 - Phân tích tiếng tôm. / Đánh vần: tờ - ôm - tôm / tôm. Đánh vần, đọc trơn lại: ô - mờ - ôm / tờ - ôm - tôm / tôm.
 + Dạy vần ôp (như vần ôm)
 - Phân tích vần ôp. / Đánh vần: ô - pờ - ôp. / Đánh vần: hờ - ôp - hôp - nặng - hộp.
 - Cho HS nhìn sách, hỏi: Đây là cái gì?
 - Đánh vần, đọc trơn: ô - pờ - ôp / hờ - ôp - hôp - nặng - hộp / hộp sữa.
* Củng cố: 
 - Cho HS nói 2 vần mới học: ôm, ôp, 2 tiếng mới học: tôm, hộp.
 ** Luyện tập
 * Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ôm? Tiếng nào có vần ôp?)
 - Cho HS nhìn hình, đọc: lốp xe, cốm, đốm lửa,... 
 - GV giải nghĩa: cốm (thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, màu xanh, hương vị thơm ngon), đồ gốm (sản phẩm làm từ đất sét, đưa vào lò nung).
 - Cho HS tìm tiếng có vần ôm, vần ôp; làm bài trong VBT. / 2 HS nói kết quả.
 - GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng lốp (xe) có vần ôp. Tiếng cốm có vần ôm,...
 ** Tập viết (bảng con - BT 4)
 - GV cho HS nhìn bảng đọc các vần, tiếng: ôm, ôp, tôm, hộp sữa.
 + Viết vần ôm, ôp: 
 - GV viết mẫu, hướng dần: viết ô trước, m sau; các con chữ ô, m đều cao 2 li; lưu ý viết ô và m không gần hay xa quá. / Làm tương tự với vần ôp.
 - Cho HS viết bảng con: ôm, ôp (2 lần).
 + Viết tiếng: tôm, hộp sữa (như mục b) 
 - GV viết tôm: viết t trước (cao 3 li), vần ôm sau.
 - GV viết hộp: viết h cao 5 li, p cao 4 li, dấu nặng đặt dưới chữ ô.
 - Cho HS viết bảng: tôm, hộp (sữa). 
 - GV cùng HS nhận xét.
- HS hát
- HS đọc bài Tập đọc “Lừa và ngựa” (bài 47); 1 HS nói lời khuyên của câu chuyện.
- HS đọc, phân tích, đánh vần: ô - mờ - ôm / ôm.
- HS nói con tôm
-HS nói, phân tích, đánh vần, đọc trơn: tờ - ôm – tôm/ tôm.
- HS đọc, phân tích, đánh vần: ô - pờ - ôp.
- HS nói hộp sữa
Đánh vần, đọc trơn: ô - pờ - ôp / hờ - ôp - hôp - nặng - hộp / hộp sữa.
- HS nói: ôm, ôp, tôm, hộp
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS làm vào VBT
- Cả lớp nói
- HS đọc
1 HS nói cách viết vần ôm. 
- HS lắng nghe
- HS viết ở bảng con
- HS lắng nghe
- HS viết ở bảng con: HS viết bảng: tôm, hộp (sữa). 
Tiết 2
 ** Tập đọc (BT 3)
 - GV đưa bài đọc lên bảng lớp, giới thiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_9_na.doc