Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 16: Gh - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Vóc

Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 16: Gh - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Vóc

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng: :

- Nhận biết các âm và chữ cái gh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có gh.

- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm g, âm gh, tìm được chữ g, chữ gh trong bộ chữ.

- Viết đúng chữ cái gh và tiếng ghế gỗ.

- Đọc đúng, to, rõ ràng các âm, tiếng trong bài.

- Viết đúng, đều các chữ, tiếng có trong bài.

3. Năng lực, phẩm chất :

- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Máy tính có cài phần mềm Zoom meeting,Bài giảng điện tử

2. HS: Máy tính, điện thoại, Ipad có cài phần mềm Zoom meeting

 

docx 3 trang Kiều Đức Anh 14430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 16: Gh - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Vóc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2021
Tiết 1+2: Học vần 
 BÀI 16: gh
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng: :
- Nhận biết các âm và chữ cái gh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có gh.
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm g, âm gh, tìm được chữ g, chữ gh trong bộ chữ.
- Viết đúng chữ cái gh và tiếng ghế gỗ.
- Đọc đúng, to, rõ ràng các âm, tiếng trong bài.
- Viết đúng, đều các chữ, tiếng có trong bài.
3. Năng lực, phẩm chất :
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Máy tính có cài phần mềm Zoom meeting,Bài giảng điện tử
2. HS: Máy tính, điện thoại, Ipad có cài phần mềm Zoom meeting
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1.Hoạt động mở đầu
- Khởi động: Trò chơi: Hái dừa.
- Cách chơi: Trên cây có 4 trái dừa, chọn trái nào thì đọc từ hoặc câu ở trái đó.
- GV nhận xét
Giới thiệu bài: gh, g.
2.Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Dạy âm gh
- GV chỉ chữ gh, phát âm: gờ
- GV lưu ý: Ở đây, âm gờ được ghi bằng chữ gờ kép.
BT 1: Làm quen
- GV chỉ hình ghế gỗ, hỏi: Đây là cái gì? (Ghế gỗ).
- GV: Trong từ ghế gỗ, tiếng nào có chữ gờ kép (Tiếng ghế).
- GV chỉ: ghế.
- HS phân tích: Tiếng ghế có âm gờ đứng trước, âm ê đứng sau, dấu sắc đặt trên ê. Âm gờ viết bằng chữ gờ kép. 
- Gọi 1 số HS nhắc lại.
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần và đọc tiếng: gờ - ê - ghê - sắc - ghế / ghế; // gờ - ô - gô - ngã - gỗ / gỗ. HS gắn lên bảng cài chữ gh mới học.
3. Hoạt động thực hành - Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có chữ g? Tiếng nào có chữ gh?)
- GV chỉ từng chữ dưới hình. 
- GV giải nghĩa từ: gà gô (loại chim rừng, cùng họ gà nhưng nhỏ hơn, đuôi ngắn, sống ở đồi cỏ gần rừng); ghẹ (gần giống cua biển, mai màu sáng, có vân hoa, càng dài).
- GV chỉ từng chữ, cả lớp nói: Tiếng gà có “g đơn”... Tiếng ghi có “gh kép”...
3.2. Quy tắc chính tả (BT 3: Ghi nhớ)
- GV giới thiệu quy tắc chính tả g / gh, giải thích: Cả 2 chữ g (gờ đơn) và gh (gờ kép) đều ghi âm gờ. Bảng này cho các em biết khi nào âm gờ viết là gờ đơn (g); khi nào âm gờ viết là gờ kép (gh).
- GV chỉ sơ đồ 1: Khi đứng trước các chữ e, ê, i, âm gờ viết là gh kép. 
- GV chỉ sơ đồ 2: Khi đứng trước các chữ khác (a, o, ô, ơ,...), âm gờ viết là g đơn. 
Tiết 2
3.3.Tập đọc (BT 4)
a) GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc có Hà, ba Hà, bà Hà và bé Lê (em trai Hà). Mồi người trong nhà Hà ngồi một loại ghế khác nhau.
Cho lớp đọc thầm 
b) GV đọc mẫu; kết hợp chỉ từng hình giới thiệu các loại ghế: ghế gỗ (của Hà), ghế da (của ba Hà), ghế đá (ở bờ hồ).
c) Luyện đọc từ ngữ: ghế gỗ, ghế da, ghế đá, bờ hồ.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 4 tranh và 4 câu bên tranh.
- (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ chậm từng tiếng trong câu 1. 
GVNX, uốn nắn.
Tiếp tục với câu 2, 3, 4
- Cho HS thi đọc 
e) Tìm hiểu bài đọc 
- Hà có ghế gì? 
- Ba Hà có ghế gì? 
- Bờ hồ có ghế gì? 
- Bà bế bé Lê ngồi ghế nào? 
3.4.Tập viết (bảng con)
a) Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: gh, ghế gỗ; 6, 7.
b) GV vừa chiếu vi deo vừa hướng dẫn
- Chữ gh: là chữ ghép từ hai chữ cái g và h. Viết chữ g trước (1 nét cong kín, 1 nét khuyết ngược), chữ h sau (1 nét khuyết xuôi, 1 nét móc hai đầu).
- Tiếng ghế: viết gh trước, ê sau, dấu sắc đặt trên ê, chú ý nối nét giữa gh và ê.
- Tiếng gỗ: viết chữ g trước, chữ ô sau, dấu ngã đặt trên ô.
HD viết bảng con: gh, ghế gỗ
NX, uốn nắn
HD viết số: 6, 7
- Số 6: cao 4 li. Là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và cong kín.
- Số 7: cao 4 li. Gồm 3 nét: nét 1 thẳng ngang, nét 2 thẳng xiên, nét 3 thẳng ngang (ngắn) cắt giữa nét thẳng xiên.
- Yêu cầu HS viết.
- GV cùng Hs nhận xét
4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: 
- Thi tìm tiếng, từ có chứa âm mới
- Luyện đọc sách, báo, truyện
5.Củng cố- Định hướng học tập
- GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả g / gh. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS chơi trò chơi.
- HS theo dõi lắng nghe.
- HS đọc lại tên bài
- HS (cá nhân, cả lớp): gờ.
- Hs trả lời 
- Hs trả lời 
- HS làm bài trong VBT. 
- HS 2 nói các tiếng có gh (gờ kép): ghi, ghẹ.
- HS (cá nhân, cả lớp)
- HS (cá nhân, cả lớp)
Cả lớp nói theo HD
- Cả lớp nhìn sơ đồ, nhắc lại quy tắc trên: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
- Cả lớp đọc thầm
 Cả lớp đọc. 
Đọc câu 1: 2 HS
Tiếp tục với câu 2, 3, 4.
- (Đọc tiếp nối từng câu) HS (cá nhân, từng cặp) luyện đọc tiếp nối từng câu.
- Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn 
- Các cặp, tố thi đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Trả lời
HS viết: gh (2 - 3 lần).
 Sau đó viết: ghế gỗ (2 lần)
 HS viết: 6, 7 (2 lần).
Lắng nghe.
Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_van_lop_1_sach_canh_dieu_bai_16_gh_nam_hoc_2021.docx