Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 24 (Sách Cùng học để phát triển năng lực)

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 24 (Sách Cùng học để phát triển năng lực)

III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG:

- Hoa do HS tự cắt

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của tuần mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục HS thấy được ý nghĩa của ngày 8/3 và sự vất vả của bà, mẹ người thân của mình từ đó HS có việc cũng như hành động cụ thể để tỏ lòng biết ơn và quan tâm đến mọi người.

+ Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

- Nhà trường tổ chức múa, hát, đọc thơ ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 theo kế hoạch.

- Đại diện các lớp biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.

- HS theo dõi chương trình hội diễn.)

 

docx 4 trang hoaithuqn72 8991
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 24 (Sách Cùng học để phát triển năng lực)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24:SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- HS tham gia các tiết mục văn nghệ trong ngày hội diễn một cách vui vẻ, tự giác.
 II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM:
- Ghế kê thành dãy, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG:
- Hoa do HS tự cắt
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của tuần mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục HS thấy được ý nghĩa của ngày 8/3 và sự vất vả của bà, mẹ người thân của mình từ đó HS có việc cũng như hành động cụ thể để tỏ lòng biết ơn và quan tâm đến mọi người.
+ Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
- Nhà trường tổ chức múa, hát, đọc thơ ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 theo kế hoạch. 
- Đại diện các lớp biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
- HS theo dõi chương trình hội diễn.)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
MỘT NGÀY CỦA MẸ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Biết công việc hoạt động hằng ngày của mẹ và người thân.
- Hiểu được nguyên nhân của sự căng thẳng, bực bội đôi khi có ở mẹ và người thân để thông cảm và có trách nhiệm chia sẻ việc nhà.
 II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM:
- Bàn ghế kê thành dãy
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG:
- Bóng gai, quả chuông, phần thưởng, vòng tay nhắc việc, trái tim bằng bìa màu đủ cho mỗi HS (một bìa A4 cắt 4 trái tim màu) thẻ từ: NỔ TUNG; ĐỒNG CẢM
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định:
- Hát bài hát: Bàn tay mẹ
GV cho HS hát nếu HS biết hát nếu không cho nghe qua băng đĩa
2. Khám phá chủ đề. (25 phút)
Bản chất: quả bóng bơm đầy hơi căng sẽ nổ tung là hình ảnh tượng trưng cho công việc hàng ngày của mẹ
Thảo luận: Quả bóng đầy hơi những việc làm hằng ngày của mẹ
- Trong bài hát nhạc sĩ Bùi Đình Thảo nhắc đến công việc nào của mẹ làm hàng ngày?
- Ngoài những việc nhạc sĩ nói đến em thấy mẹ còn làm những việc gì trong một ngày? 
- GV đề nghị HS tưởng tượng” công việc mẹ làm hằng ngày giống như lượng hơi mà các em liên tục thổi vào quả bóng 
 Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu ta liên tục bơm hơi và quả bóng?
- Quả bóng nổ tung còn con người thì điều gì sẽ sảy ra?
Đó chính là mẹ nổ tung
- Để quả bó không căng, mẹ không nổi nóng ta cần làm gì?
- Những công việc nào mọi người có thể giúp đỡ cho mẹ bớt căng thẳng?
Tung bóng gai về phía HS
Mỗi thành viên mỗi việc không để áp lực công việc cho một người
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề(4 phút)
Chia sẻ câu chuyện giũa mẹ và em
Bản chất: HS trả nghiệm thực tế, cùng phân tích dựa trên câu chuyện về quả bóng đầy hơi
Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
- Ai nghĩ rằng đã từng bị mẹ mắng oan?
Chuyện sảy ra khi nào? Lúc ấy em em cảm thấy như thế nào? Mẹ đã làm gì? Em đã làm gì? Sau bao lâu thì em vui vẻ trở lại? Em có giận mẹ không? Nhớ lại câu chuyện quả bóng đầy hơi em giải thích tại sao mẹ lại như vậy? 
- Lần sau bị mẹ mắng oan em chúng ta nên làm gì? 
GV giơ thẻ ghi ĐỒNG CẢM
4. Cam kết hành động( 1-2 phút)
- Đề nghị các thành viên trong gia đình chia công việc cho mọi người
- Ghi nhớ công việc của từng người và thực hiện.
- cả lớp hát 
- HS lắng nghe và thảo luận.
- HS nêu
- HS thảo luận cặp đôi- HS nêu
- HS nhắm mắt tưởng tượng
- HS nêu
- HS nêu và giải thích
VD: Con người mệt mỏi dễ sinh nổi nóng, dễ quát to
- Tìm cách giảm bớt công việc cho mẹ
- HS nhận bóng gai trả lòi câu hỏi
- HS kể về câu chuyện của mình
- HS thảo luận cặp đôi – đóng vai mẹ, con để làm lành với nhau và nói( hiểu , đồng cảm, giúp đỡ, nói con yêu mẹ) 
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Thấy được những việc đã làm được, việc chưa làm được và cần phải làm trong tuần.
- Chia sẻ và tự hào về những việc mà mình đã làm ở nhà sau khi hoạt động theo chủ đề Một ngày của mẹ
- Ý thức được đó là nhiệm vụ của mình vì mình là thành viên trong gia đình chứ không phải đang giúp người khác
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM:
 	Trong lớp học
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG:
	- Bóng gai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động tổng kết tuần 24
a. Nhận xét trong tuần 
- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:
+Đi học chuyên cần:
+ Tác phong , đồng phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh. 
 + GV nhận xét qua 1 tuần học:
* Tuyên dương:
 - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
* Nhắc nhở: 
- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
b.Phương hướng tuần 25
- Thực hiện dạy- học tuần 25, 
- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 
2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước
 GV tung quả bóng gai
3. Hoạt động nhóm: 
Trò chơi: Nhìn động tác đoán việc làm
Bản chất: Tạo động lục làm việc nhà của các thành viên trong lớp
Dẫn dắt và tổ chức hoạt động 
GV nêu yêu cầu
Kết luận: Làm việc nhà cũng bình thường đó là nhiệm vụ của mỗi người.
4. Tổng kết và vĩ thanh
- Đề nghị HS vào bếp và quan sát những đồ vật có trong nhà bếp
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.
+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi 
+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi 
+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi 
+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi 
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Mỗi HS nêu 1 việc mình đã làm
- HS hoạt động nhóm làm động tác thể hiện công việc mình đã làm, các thành viên khác theo dõi, đoán tên hoạt động

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_24_sach_cung_hoc_de.docx