Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2020-2021

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2020-2021

b/Giáo viên:

 -TPT: thành lập đội nghi lễ, đội trống.

 -GV âm nhạc: văn nghệ.

 -Gv mỹ thuật: trang trí.

 -GVCN: sắp xếp, giữ trật tự trong buổi lễ.

 c/Học sinh:

 -Đồng phục, cầm cờ và diễu hành.

III.Tổ chức hoạt động:

 a/Hoạt động 1:Chào đón HS lớp 1:

Sau khi MC giớ thiệu thì HS lớp 1 tay cầm cờ và hoa diễu hành dưới sự hướng dẫn của GVCN trong sự chào đón của Gv, HS bằng các tràng pháo tay và nhạc đệm.Sau đó về về vị trí để chuẩn bị làm lễ.

 b/Hoạt động 2: Phần lễ

 -Chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu Đội.

 -Tuyên bố lý do – Giới thiệu đại biểu.

 -Đọc thư của Lãnh đạo gửi GV và HS nhân ngày khai giảng năm học mới.

 -Hiệu trưởng tuyên bố khai giảng và đánh trống trường.

 -Đại diện GV và HS hưởng ứng thi đua năm học mới.

 -Đại diện HS lớp 1 chia sẻ cảm xúc và quyết tâm.

 

doc 8 trang thuong95 5451
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn: 30/8/2020
Ngày dạy: 07/9/2020
CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI
LỄ KHAI GIẢNG – CHIA SẺ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH LỚP 1
I.Mục tiêu:
Hs có khả năng:
-Nhận biết ngày khai giảng là ngày đầu tiên của năm học.
-Tự tin khi tham gia lễ khai giảng, cảm thấy vui và hạnh phúc khi được các bạn và thầy cô chào đón.
-Biết yêu trường lớp.
-Rèn luyện sự tự tin, kỷ luật, tự chủ, kỹ năng hợp tác trong các hoạt động, 
II.Chuẩn bị:
	a/ Nhà trường:
	-Âm thanh phục vụ.
	-Quốc kì, hoa, cờ, 	
	-Thành lập Ban tổ chức buổi lễ.
	-Phân công các thành viên.
	-Kịch bản chương trình.
	b/Giáo viên:
	-TPT: thành lập đội nghi lễ, đội trống.
	-GV âm nhạc: văn nghệ.
	-Gv mỹ thuật: trang trí.
	-GVCN: sắp xếp, giữ trật tự trong buổi lễ.
	c/Học sinh:
	-Đồng phục, cầm cờ và diễu hành.
III.Tổ chức hoạt động:
	a/Hoạt động 1:Chào đón HS lớp 1: 
Sau khi MC giớ thiệu thì HS lớp 1 tay cầm cờ và hoa diễu hành dưới sự hướng dẫn của GVCN trong sự chào đón của Gv, HS bằng các tràng pháo tay và nhạc đệm.Sau đó về về vị trí để chuẩn bị làm lễ.
	b/Hoạt động 2: Phần lễ
	-Chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu Đội.
	-Tuyên bố lý do – Giới thiệu đại biểu.
	-Đọc thư của Lãnh đạo gửi GV và HS nhân ngày khai giảng năm học mới.
	-Hiệu trưởng tuyên bố khai giảng và đánh trống trường.
	-Đại diện GV và HS hưởng ứng thi đua năm học mới.
	-Đại diện HS lớp 1 chia sẻ cảm xúc và quyết tâm.
	c/ Hoạt động 3:Phần hội
	-Văn nghệ chào mừng.
	-Tổ chức trò chơi dân gian.
IV.Bế giảng:
	-Đại diện BGH nói lời cảm ơn và tuyên bố bế mạc.
	-Gv và Hs bắt đầu buổi học đầu tiên.
Tuần 2
Ngày soạn: 06/9/2020
Ngày dạy: 14/9/2020
CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI
TÌM HIỂU NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG
I.Mục tiêu:
Hs có khả năng:
-Biết được những yêu cầu cơ bản trong quy định của nội quy nhà trường.
-Có ý thức kỷ luật, thực hiện tốt nội quy.
-Cam kết thực hiện nội quy.
-Rèn kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe và tự giác tham gia các hoạt động.
II.Chuẩn bị:
	a/Giáo viên:
-Âm thanh phục vụ.
	-Bài hát về thầy cô, nhà trường ( Em yêu trường em, Mái trường em yêu, )
	b/Học sinh:
	-Hs lớp 1 tìm hiểu trước nội quy.
	-Hs trong đội văn nghệ tập luyện chuẩn bị biễu diễn.
III.Tổ chức hoạt động:
	1/Hoạt động 1: Chào cờ
-HS điều khiển chào cờ.
	-GV hoặc HS nhận xét thi đua trong tuần.
	-TPT, BGH bổ sung và triển khai công tác tuần tới.
	2/Hoạt động 2: Tìm hiểu nội quy nhà trường.
a/Khởi động:
-HS toàn trường hát hoặc GV mở nhạc bài Em yêu trường em-ST: Hoàng Vân.
-GV dẫn dắt vào hoạt động.
Bước 1: Thực hiện nội quy nhà trường.
-GV đưa tình huống hoặc hướng dẫn HS trình diễn tiểu phẩm.
-HS lắng nghe hoặc xem tiểu phẩm và đưa ra nhận xét dưới sự hướng dẫn hoặc câu hỏi của GV.
Bước 2: Phổ biến và cam kết thực hiện nội quy nhà trường.
-Đại diện BGH phổ biến nội quy của nhà trường đến tất cả học sinh toàn trường
( nhấn mạnh những thay đổi, quan trọng,những bổ sung nếu có trong nội quy).
	-HS toàn trường lắng nghe và cam kết thực hiện tốt nội quy.
	Bước 3: Văn nghệ, tiểu phẩm ( nếu có)
	-Đội văn nghệ biểu diễn.
	-HS vỗ tay, cổ vũ.
	b/Đánh giá:
-GV nhận xét tinh thần chuẩn bị, tham gia hoạt động của các lớp.
2.Hoạt động nối tiếp:
-HS thảo luận các biện pháp để thực hiện tốt nội quy nhà trường.
Tuần 3
Ngày soạn: 13/9/2020
Ngày dạy: 21/9/2020
CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI
NÓI LỜI HAY – LÀM VIỆC TỐT
I.Mục tiêu:
Hs có khả năng:
-Hiểu được ý nghĩa và yêu cầu của “ Nói lời hay – Làm việc tốt”.
-Đưa ra được cách ứng xử hợp lý và đẹp trong một số tình huống.
-Kể được một số việc làm tốt giúp đỡ mọi người xung quanh.
-Thực hiện” Nói lời hay – Làm việc tốt”.
II.Chuẩn bị:
	a/Giáo viên:
	-Hệ thống âm thanh.
	-Kịch bản chương trình.
	b/Học sinh:
-Chuẩn bị những câu trả lời về “ Nói lời hay – Làm việc tốt” những tình huống trong cuộc sống.
III.Tổ chức hoạt động:
1/Hoạt động 1: Chào cờ
-HS điều khiển chào cờ.
	-GV hoặc HS nhận xét thi đua trong tuần.
	-TPT, BGH bổ sung và triển khai công tác tuần tới.
	2.Hoạt động 2: Hỏi nhanh – Đáp gọn
	-MC chương trình hướng dẫn kết nối “ Chúng ta đã biết giữ vẻ bên ngoài sạch đẹp, nếu chúng ta biết nói lời hay, làm việc tốt nữa thì chúng ta sẽ có vẻ đẹp toàn diện cả bên ngoài và bên trong tâm hồn”.
	-Đưa ra câu hỏi, tình huống để HS trả lời.Nếu đúng có thể tặng quà.
	*Một số câu hỏi gợi ý:
	-Khi vào trường gặp thầy, cô, bác bảo vệ, em sẽ nói gì?
	-Khi biết bạn bị đau bụng, em sẽ làm gì?
	-Giờ ra chơi, các bạn khác trêu em, em sẽ nói gì?
	-Cô giáo khen em học có tiến bộ, em sẽ nói gì với cô?
	-Nhìn thấy bạn vứt rác bừa bãi, em sẽ làm gì?
	-Thấy đồ bạn để quên trong lớp, em sẽ làm gì?
	-Thấy ba, mẹ đi làm về, em sẽ nói gì với ba, mẹ?
	 .
	-TPT nhận xét, tổng kết, tuyên dương những ý kiến hay.
	3.Hoạt động 3:Đánh giá
	-GV yêu cầu HS chia sẻ những kiến thức đã thu được qua hoạt động và chia sẻ cảm xúc của mình.
	-GV nhận xét và kết luận: “ Làm việc tốt hằng ngày là các em đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy”.
	-Có thể yêu cầu một vài HS nêu lại Năm điều Bác Hồ dạy.
	4.Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
	-Dặn dò HS thực hiện việc làm tốt hàng ngày ở trường và ở nhà.
	-HS khối 1 kết hợp với những việc làm tốt trong giờ học, giờ chơi để thực hiện.
Tuần 4
Ngày soạn: 20/9/2020
Ngày dạy: 28/9/2020
CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI
VUI TRUNG THU
I.Mục tiêu:
Hs có khả năng:
-Được trải nghiệm vui Tết trung thu và qua đó thêm yêu ngày Tết trung thu.
-Thể hiện sự khéo léo trong làm một số đò chơi trung thu.
-Hình thành lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, kỹ luật.
-Rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm, hình thành năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng điều chỉnh bản thân, lập kế hoạch và điều chỉnh hoạt động, kỹ năng đánh giá hoạt động.
II.Chuẩn bị:
	a/Nhà trường:
	-Trang trí phông màn với nội dung Tết trung thu.
	-Hệ thống âm thanh.
	-Phòng để các em thi làm đèn lồng.
	-Quà tặng, mâm cỗ, đội văn nghệ, múa lân ( nếu có).
	b/Giáo viên:
	-Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ hay tiểu phẩm nói về tết trung thu: Chiếc đèn ông sao; Rước đèn tháng Tám; Thằng Cuội; 
	-Danh sách HS khó khăn được nhận quà.
	-Thành lập BGK Hội thi.
	c/Học sinh:
	-Chuẩn bị tập văn nghệ, đồ dùng và ý tưởng để làm đèn lồng.
III.Tổ chức hoạt động:
	1/Hoạt động 1: Rước đèn
	-Gv mở nhạc và yêu cầu HS rước đèn từ lớp ra sân trường ( trật tự, có hàng lối, ).
2/Hoạt động 2: Chào cờ -Tuyên bố lý do
-HS điều khiển chào cờ.
	-GV hoặc HS nhận xét thi đua trong tuần.
	-TPT, BGH bổ sung và triển khai công tác tuần tới.
	-Tuyên bố lý do- giới thiệu đại biểu ( nếu hoạt động trùng với ngày trung thu)
	-Hát hoặc nghe bài hát về Tết trung thu.
	2/Hoạt động 2:Tổ chức thi làm Đèn lồng
	Bước 1: khai mạc Hội thi
Bước 2: thông qua thể lệ , quyết định thành lập BGK, 
Bước 3: tiến hành hội thi.
3/Hoạt động 3: Văn nghệ và tặng quà
Bước 1: văn nghệ
Bước 2: tặng quà
Bước 3: múa Lân ( nếu có ).
4/Hoạt động 4: đánh giá
-Nhận xét phần rước đèn.
-Đại diện BGK rút ra kinh nghiệm về Hội thi, văn nghệ và công bố kết quả Hội thi.
5.Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
-Gv kết hợp Ban ĐDCMHS, mạnh thường quân tổ chức trung thu tại trường, lớp.
-Gv có thể hướng dẫn HS về làm đèn lồng, trưng bày mâm cỗ, 
-GV có thể trang trí phòng học tăng thêm không khí vui tươi.
Có thể xây dựng Tiểu phẩm “ Chị Hằng đi đâu” dựa vào phụ lục trang 35, SGV.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc